Chính vì thế, trong xã hội nguyên thủy còn được gọi là thời kì đồ đá, khi có những người chưa tạo ra được những thiết bị, dụng cụ, sản phẩm để có thể sống, tồn tại, thì cũng có tồn tại m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN C MÁC VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: 231LLCT130105
NHÓM THỰC HIỆN: 01 Thứ 7 - tiết: 10-12
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Văn Thiên
Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN C.MÁC VỀ GIAI CẤP 5
1.1 Định nghĩa về giai cấp 5
1.2 Nguồn gốc giai cấp 6
1.3 Kết cấu xã hội – giai cấp 7
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN C.MÁC VỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP 9
2.1 Định nghĩa về đấu tranh giai cấp 9
2.2 Nguồn gốc đấu tranh giai cấp 9
2.3 Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp 10
2.4 Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp 11 CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 13
3.1 Nhận thức đúng đắn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ 13
3.2 Tích cực trong học tập, rèn luyện thân thể 14
3.3 Toàn dân đoàn kết, tích cực xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc 14 3.4 Bảo vệ an ninh, tuyên truyền chống tệ nạn xã hội 14
3.5 Cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ 16
PHẦN 3: KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2023 – 2024
Nhóm 01 Thứ 7 tiết 10-12 Tên đề tài: Lý luận C.Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp Liên hệ trách nhiệm
của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN SINH VIÊN MÃ SỐ
TỈ LỆ % HOÀN
Ghi chú:
- Tỉ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm: Trần Ngọc Bảo Châu
Nhận xét của giáo viên
Ngày tháng năm
Trang 4Giáo viên chấm điểm
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội luôn tồn tại các tầng lớp, giai cấp khác nhau, khác biệt về chức năng xã hội và mức sống, từ đó dẫn đến sự xung đột, đối lập và mâu thuẫn giữa các giai cấp với nhau Sự xung đột giữa các giai cấp sẽ dẫn đến việc đấu tranh giai cấp trong xã hội Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đấu tranh giữa các giai cấp, đầu tiên
và không thể không đề cập đến nguồn gốc của đấu tranh giai cấp Đấu tranh giai cấp xuất phát từ nghiên cứu của Mác- Lênin khi nghiên cứu về xã hội là “con người hiện thực”, tức là không chung chung, không trừu tượng mà đó là người đang sống trong một đất nước, một dân tộc, một thời đại nhất định nào đó Những thuộc tính, tính chất
cơ bản của một cơ thể sống là muốn sống được, tồn tại được thì phải có thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở… Đây là những nhu cầu đầu tiên và tối thiểu đối với một con người để họ có thể sống, tồn tại và muốn có những thứ mà bắt buộc con người phải lao động mới có được Chính vì thế, trong xã hội nguyên thủy (còn được gọi là thời
kì đồ đá), khi có những người chưa tạo ra được những thiết bị, dụng cụ, sản phẩm để
có thể sống, tồn tại, thì cũng có tồn tại một số những con người có thể làm ra nhiều dụng cụ, thiết bị, sản phẩm hơn vì có những thiết bị, dụng cụ hiện đại hơn như những vật dụng làm từ sắt hay công cụ lao động mới, vì thế nên mới có hiện tượng phân chia về giai cấp Xã hội khi đó được chia thành hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ Tiếp theo đó là tính tất yếu của đấu tranh giai cấp Theo C Mác, trong xã hội
có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp, tầng lớp bị trị Đặc biệt giai cấp và tầng lớp bị trị luôn bị áp bức, bóc lột rất nhiều Giai cấp thống trị bao giờ cũng dùng mọi cách để bảo vệ địa vị, vị thế của họ Chính vì thế mới phát sinh ra tính khách quan đó là lợi ích giai cấp không phải do ý thức của giai cấp quy định mà là do địa vị kinh tế - xã hội quyết định Để từ đó, giai cấp thống trị luôn duy trì và củng cố chế độ kinh tế - xã hội bằng cách bóc lột sức lao động của các giai cấp, tầng lớp bị trị Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đấu tranh giữa các giai cấp Đồng thời, khi nhìn sâu hơn nữa, ta có thể nhận thấy những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đấu tranh giữa các giai cấp Theo C Mác, đấu tranh giai cấp là các mâu
Trang 5thuẫn giữa trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất giữa các tầng lớp, giai cấp khác nhau Nếu đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao nhất của nó chỉ là cách mạng xã hội chỉ có thể nổ ra trên cơ sở là lực lượng sản xuất phát triển đến mức không thể giải quyết với quan hệ sản xuất đã lỗi thời.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thể hiện rõ được quan điểm của Mác – Lênin về vấn đề đấu tranh giai cấp và làm rõ vấn đề về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay cùng với phương hướng giải quyết đấu tranh giữa các giai cấp Thêm vào đó, thời gian gần đây có những hiện tượng xuyên tạc về vấn đề giai cấp và đấu tranh giữa các giai cấp giữa các nước khác trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Khi nói đến Việt Nam, có nhiều ý kiến cho rằng đấu tranh giai cấp của Việt Nam là lạc hậu, không phù hợp, đi ngược lại xu thế của thời đại Do vậy, có thể nói việc nâng cao nhận thức khoa học của người dân về đấu tranh giai cấp là rất quan trọng, góp phần chống lại những thế lực thù địch, quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nền tư tưởng là việc làm rất thiết thực và cần phải có trong xã hội hiện nay Đặc biệt là đối với thế hệ sinh viên trên mảnh đất Việt Nam tươi đẹp.
3 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu và trình bày chủ đề này, chúng em đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để nâng cao hiệu quả như quan sát thực tiễn, tổng hợp và phân tích dữ liệu, chọn lọc thông tin để có thể đưa ra một cái nhìn chính xác, một nhận xét, đánh giá hợp lý Kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu từ những nguồn tài liệu chính thống
để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, đồng thời nêu được trách nhiệm của sinh viên ngày nay trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Trang 6PHẦN 2 NỘI DUNG :
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN C.MÁC VỀ GIAI CẤP
1.1 Định nghĩa về giai cấp
Trong lịch sử giai cấp đã xuất hiện từ lâu trong quá trình hình thành và phát triển của con người Song, dù nhận được sự tồn tại của giai cấp nhưng do hạn chế về nhiều khía cạnh đặc biệt là về mặt nhận thức của con người nên họ đã không thể nào
lý giải về “hiện tượng phức tạp này trước đây” Những thứ mà họ dựng lên được gọi
là định nghĩa cho “giai cấp” về thức chất nó chỉ là cái cớ để họ tránh đụng đến các vấn đề như về sở hữu tư liệu sản xuất, âm mưu xóa mờ sự khác biệt giữa giai cấp và đối kháng giai cấp bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
Các Mác nghiên cứu về giai cấp và tiếp cận đến nó một cách khoa học khi ông lấy hình thái kinh tế - xã hội làm cơ sở và nhận ra rằng nó là tất yếu trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế- xã hội Kế thừa và phát triển ý tưởng của C.Mác và Ph.Angghen, V.I.Lenin đã chỉ ra đặc trưng cơ bản của giai cấp :
Giai cấp được V.I.Lenin định nghĩa cơ bản như sau: “Giai cấp là những
tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội nhất định trong lịch sử.” 1
Và trong tập đoàn người ấy, mỗi cá nhân nắm giữ một địa vị kinh tế khác nhau
và được quy định kể từ khi sinh ra Địa vị kinh tế trong xã hội quy định mỗi cá nhân thuộc giai cấp thống trị hay bị thống trị Trong hệ thống sản xuất trong xã hội thường tồn tại phương thức sản xuất thống trị, phương thức sản xuất tàn dư và phương thức sản xuất mầm mống.
“ Thực chất của quan hệ giai cấp là tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác do đối lập về địa vị trong chế độ kinh tế - xã hội ”2 Trong xã hội, quan hệ sở hữu thường được nhà nước thể chế hóa thành luật pháp, được bảo vệ bằng một hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp lý Giai cấp thống trị nắm quyền kinh tế lẫn các lĩnh khác trong xã hội Từ những bất công ấy hình thành nên các mâu thuẫn giai cấp gay gắt trải dài theo bề dày của lịch sử Sự
1 Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), trang 332
2 Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), trang 335
Trang 7mâu thuẫn giữa các giai cấp đã vì sự khác biệt về lợi ích đã hình thành và gắn liền với
xã hội loài người từ khi loài người hình thành và bắt đầu có nhận thức.
Định nghĩa giai cấp của Lenin cho thấy, giai cấp là một phạm trù kinh tế- xã hội có tính lịch sử, sự tồn tại của nó gắn liền với hệ thống sản xuất xã hội dựa trên cơ
sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.3
Định nghĩa giai cấp của Lenin mang bản chất cách mạng, khoa học, có giá trị
to lớn về lý luận thực tiễn, góp phần giải phóng cho giai cấp vô sản mang đến những
lý luận khoa học, đầy tính thuyết phục cho giai cấp vô sản, giúp cho giai cấp bị thống trị thoát khỏi sự nô dịch từ giai cấp thống trị trong xã hội cũ.
1.2 Nguồn gốc giai cấp
Trong những thời kì đầu và thời kì giữa của xã hội nguyên thủy, sản xuất chưa phát triển, các tộc người còn làm chung và hưởng chung, và lúc bấy giờ vẫn chưa xuất hiện sự phân chia giai cấp nhưng đến cuối thời kì nguyên thủy, con người biết sản xuất và sử dụng công cụ bằng kim loại để tạo ra của cải và hình thành của dư Sự xuất hiện “của dư” là nguyên nhân chính dẫn đến phân công lao động xã hội phát triển Bấy giờ sản xuất theo công động không còn phù hợp và đổi thành sản xuất theo
hộ gia đình Các gia đình có tài sản riêng ngày một nhiều Lúc bấy giờ các người có chức, có quyền trong bộ lạc lợi dụng chiếm đoạt của cải của công xã làm của riêng.
Xã hội lúc bấy giờ đã từng bước đi sang thời kì mới, xã hội từng bước phân hóa thành các tập đoàn người có sự đối lập về địa vị kinh tế- xã hội
Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là: sự phát triển của lực
lượng sản xuất làm cho năng xuất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng khách quan, tiền để cho tập đoàn của người này chiếm đoạt thành quả lao động của người khác.4
Nguyên nhân trực tiếp: do sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn
đến sự tồn tại của giai cấp Giai cấp chỉ mất khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất bị xoá bỏ hoàn toàn.
3 Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), trang 336
4 Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), trang 339
Trang 8+ Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở trực tiếp của sự hình thành các giai cấp Và chừng nào, ở đâu còn tồn tại chế độ tự hữu về tư liệu sản xuất thì ở đó còn
có sự tồn tại của các giai cấp và đấu tranh giai cấp.
+ Giai cấp bị mất đi khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hoàn toàn bị xoá bỏ Theo các nhà kinh điển mácxit, con đường hình thành giai cấp rất phức tạp: Những người có chức, có quyền lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt tài sản công làm của riêng; tù binh bắt được trong chiến tranh được sử dụng làm nô lệ để sản xuất; các tầng lớp xã hội tự do trao đổi, bị phân hoá thành các giai cấp khác nhau Từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ là cả một bước quá độ lâu dài từ chế độ công hữu sang chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; từ chưa có giai cấp sang có giai cấp Điều kiện góp phần đẩy nhanh quá trình phân hoá giai cấp là các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội Xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã, xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử ra đời, xuất hiện khoảng 3 - 5 nghìn năm trước.
1.3 Kết cấu xã hội – giai cấp
Kết cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định Kết cấu xã hội - giai cấp trước hết
do trình độ phát triển của phương thức sản xuất xã hội quy định.5
Kết cấu xã hội – giai cấp gồm hai giai cấp cơ bản và những giai cấp không cơ bản, bên cạnh đó còn các tầng lớp xã hội trung gian
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp cơ bản là giai cấp chủ nô và nô lệ, trong xã hội phong kiến là địa chủ và nông dân, giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội
tư bản chủ nghĩa Đó là những giai cấp cơ bản gắn liền với phương thức sản xuất thống trị, đồng thời là những sản phẩm của phương thức sản xuất thống trị Những giai cấp không cơ bản gắn liền với phương thức sản xuất tàn dư hoặc mầm mống trong xã hội
Trong quá trình phát triển của lịch sử, các giai cấp cơ bản và không cơ bản có thể chuyển hoá và thay thế nhau Kết cấu xã hội – giai cấp luôn vận động và phát triển không ngừng, sự phát triển của nó có ý nghĩa cực kì quan trọng trong lý luận và thực tiễn đối với điều kiện như hiện nay Giúp xác dịnh đúng mâu thuẫn cơ bản chủ
5 Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), trang 340
Trang 9yếu của xã hội, nhận thức đúng địa vị cũng như là vai trò của các cơ sở chính đảng.
Từ đó xác định đúng đối tượng, lực lượng cũng như là nhiệm vụ và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Trang 10CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN C.MÁC VỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP 2.1 Định nghĩa về đấu tranh giai cấp
Đấu tranh giai cấp là một khái niệm trong lý thuyết Marx về xã hội, phản ánh mối quan hệ đối lập giữa hai giai cấp chính trong xã hội loài người: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Theo Karl Marx, mỗi một giai cấp đều có quyền lợi và mục đích riêng biệt, do đó mối quan hệ giữa chúng tạo ra sự mâu thuẫn căn bản trong xã hội.
Giai cấp tư sản (Bourgeoisie): Là những người sử dụng các phương tiện sản xuất như nhà máy, công xưởng, đất đai và vốn Giai cấp tư bản hướng đến mục đích gia tăng lợi nhuận và củng cố địa vị của họ trong xã hội.
Giai cấp công nhân (Proletariat): Là những người lao động trong các nhà máy, phân xưởng, và cung ứng lao động Giai cấp này phải bán lao động của mình mới có thu nhập và tồn tại.
Đấu tranh giai cấp là sự mâu thuẫn giữa quyền lợi và mục tiêu của hai giai cấp này Theo Marx, giai cấp công nhân bị áp bức bởi giai cấp tư sản trong một loạt các phương thức sản xuất không công bằng Đấu tranh giai cấp không chỉ diễn ra ở mức cá nhân giữa giai cấp tư sản và công nhân, mà còn ở mức xã hội với mục tiêu biến đổi xã hội từ chế độ nô lệ sang xã hội chủ nghĩa Trong quá trình đấu tranh, Marx tin rằng giai cấp công nhân sẽ nhận thức được tình trạng của mình và cuối cùng
sẽ tự giải phóng, tạo ra một xã hội không còn sự phân biệt giai cấp Điều này thường được kỳ vọng xảy ra thông qua một cuộc cách mạng xã hội.
2.2 Nguồn gốc đấu tranh giai cấp
Nguồn gốc của đấu tranh giai cấp xuất phát từ triết học chính trị và kinh tế của Karl Marx và Friedrich Engels, những nhà triết học và nhà khoa học xã hội người Đức Ông Marx và Engels đã phát triển học thuyết về đấu tranh giai cấp vào khoảng cuối thế kỷ 19, chủ yếu thông qua các tác phẩm như "Chủ nghĩa Cộng sản" (The Communist Manifesto) và "Ma-nơ-can thần duyên" (Das Kapital).
Ở thời kì này, thế kỷ 19, xã hội Châu Âu đang trải qua các biến động lớn dẫn đến sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp sang nền công nghiệp, tạo ra sự phân hoá của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Marx và Engels nghiên cứu sâu
Trang 11sắc về sự biến động xã hội đã rút ra kết luận rằng lịch sử xã hội là lịch sử của sự đấu tranh.
Theo quan điểm của họ, đấu tranh giai cấp không chỉ là một hiện tượng tạm thời mà là một lực động lịch sử ảnh hưởng đến sự thay đổi của xã hội Họ nhấn mạnh mối quan hệ giữa quyền sở hữu phương tiện sản xuất, và đảm bảo rằng đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân sẽ đưa đến sự thay đổi căn bản của xã hội Đấu tranh giai cấp được xem là một phần quan trọng của lịch sử xã hội và là một trong những nền tảng quan trọng của lý thuyết Marx Ý tưởng về đấu tranh giai cấp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phong trào xã hội và chính trị trên toàn thế giới, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp và phong trào xã hội chủ nghĩa
2.3 Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hoà được giữa các giai cấp 6
Từ trước đến nay, khi bắt đầu tồn tại hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ đến khi xuất những hình thái kinh tế xã hội hiện đại hơn như hình thái kinh tế xã hội
tư bản chủ nghĩa, giai cấp lao động là tầng lớp luôn chịu thiệt thòi và bị kìm hãm về mọi mặt Do đó, đấu tranh cũng như là xung đột về lợi ích giữa hai giai cấp là không thể nào tránh khỏi.
Tính tất yếu của giai cấp xuất hiện từ sự đối kháng về lợi ích cơ bản của những
kẻ áp bức và những người bị áp bức Giai cấp thống trị chiếm thiểu số nhưng lại nắm trong tay nhiều quyền lực, nhiều tư liệu sản xuất của xã hội Ngược lại, giai cấp bị trị tuy nhiều và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, song lại không có quyền nắm trong tay tư liệu sản xuất Cả hai giai cấp ấy luôn đối kháng nhau tạo nên một mẫu thuẫn tồn tại sâu sắc trong xã hội lúc bấy giờ
Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị
áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.7
Giai cấp thống trị nắm trong tay nhiều cơ sở hạ tầng, chi phối được quan hệ thống trị lẫn quan hệ sở hữu, không chỉ vậy mà họ còn dùng những đặc quyền chính trị của mình để đàn áp hoạt động, tinh thần của giai cấp bị trị Từ đó dẫn đến việc
6 Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), trang 343
7 Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), trang 344