1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận triết học vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vấn đề này vào

21 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vấn đề này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Tác giả Mai Thị Huỳnh Như, Đỗ Phương Thùy, Nguyễn Ngọc Đông Phương, Nguyễn Quỳnh Hương Quyên, Dương Hoàng Nhất Tâm
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Ngọc Võ Khoa
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Triết học Mác – Lê-nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứuVới đề tài này, nhóm em sẽ tìm hiểu về những kiến thức cơ bản về quan điểm của của triết học Mác – Lênin đối với vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử, từ đó giúp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ VÀ SỰ VẬN DỤNG VẤN ĐỀ NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Võ Khoa SVTH:

1 Mai Thị Huỳnh Như 22162032

2 Đỗ Phương Thùy 22162045

3 Nguyễn Ngọc Đông Phương 22162033

4 Nguyễn Quỳnh Hương Quyên 22162036

5 Dương Hoàng Nhất Tâm 22126124

Mã lớp học: LLCT130105_22_1_40

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

Phần 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN 2

1 Quan điểm của triết học Mác – Lê-nin về quần chúng nhân dân 2

2 Vai trò quần chúng nhân dân 3

2.1 Khái niệm quần chúng nhân dân 3

2.2 Các quan điểm về quần chúng nhân dân 4

2.3 Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử 4

3 Vai trò của cá nhân 8

3.1 Khái niệm cá nhân 8

3.2 Quan điểm giữa cá nhân và xã hội 8

3.3 Vai trò của cá nhân trong lịch sử 9

4 Vận dụng vai trò của quần chúng nhân dân vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 10

4.1 Quần chúng nhân dân là động lực mọi cuộc cách mạng xã hội 11

4.2 Quần chúng nhân dân tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần 12 5 Ý nghĩa phương pháp luận 14

Phần 3: KẾT LUẬN 14

Phần 4: KIẾN THỨC VẬN DỤNG 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

Phần 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Trong lịch sử nhân loại, vai trò của con người trong tiến trình lịch sử đãđược đề cập theo các lập trường tư tưởng khác nhau Các tôn giáo đều cho rằnglịch sử vận động của xã hội là do Thượng đế, Chúa trời sắp đặt, các cá nhânbuộc phải tuân thủ ý chí tối cao Số phận con người, sự hoạt động của họ là docác thần linh, Thượng đế, Đấng Tối cao quyết định Các trào lưu duy tâm chorằng lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các vĩ nhân, những người đặc biệt cótài cao, sức lớn điều khiển, còn quần chúng nhân dân không chỉ là phương tiện,

“con rối”, mà còn bị xem là những đám ô hợp, chịu sự điều khiển của các bậcvua chúa, các vĩ nhân, của những người đặc biệt đó Các nhà duy vật trước C.Mác thường phủ nhận vai trò của Thượng đế, thần linh, Đấng Tối cao và khẳngđịnh rằng sự biến đổi của xã hội là do một nhân tố xã hội xác định nào đó quyếtđịnh như đạo đức, tình yêu thương, những người có đầu óc phê phán hoặc sớmnhận thức được chân lý Nhưng sau cùng họ vẫn rơi vào duy tâm khi tuyệt đốihóa vai trò của các nhân tố đó Còn theo quan điểm của triết học Mác – Lênin,

xã hội biến đổi nhờ hoạt động của toàn thể quần chúng nhân dân dưới sự lãnhđạo của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm thực hiện một mục đích nào đó Vì vậy,nhóm chúng em quyết định tìm hiểu đề tài tiểu luận về “Vai trò của quần chúngnhân dân trong lịch sử” là như thế nào và cách Nhà nước vận dụng vấn đề nàyvào công cuộc đổi mới nước ta

2 Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài này, nhóm em sẽ tìm hiểu về những kiến thức cơ bản về quanđiểm của của triết học Mác – Lênin đối với vai trò quần chúng nhân dân tronglịch sử, từ đó giúp mọi người hiểu được:

1 Quan điểm của triết học về quần chúng nhân dân

2 Vai trò của quần chúng nhân dân

3 Vai trò cá nhân

Trang 4

4 Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm triết học

Qua đó, ta sẽ nhận biết được vai trò của quần chúng nhân dân ở nhữnglĩnh vực trong đời sống và áp dụng vào công cuộc đổi mới nước ta, nêu đượcnhững thành tựu sẽ và có thể đạt được

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ranhững lời nhận xét, đánh giá

Phần 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Quan điểm của triết học Mác – Lê-nin về quần chúng nhân dân

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, ngay từ khi xây dựng học thuyếtcách mạng, đã đặt trọng tâm vào công tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển lýluận về quần chúng nhân dân Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Mácxít luôntrung thành và lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận vềquần chúng nhân dân Những quan điểm của triết học Mác – Lênin về quầnchúng nhân dân là:

- Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính, là động

lực phát triển của lịch sử Lịch sử cho thấy, quần chúng nhân dân là yếu tố cănbản và quyết định của lực lượng sản xuất Đó là yếu tố động lực nhất, cáchmạng nhất trong lực lượng sản xuất, làm cho phương thức sản xuất vận động vàphát triển, thúc đẩy xã hội phát triển Đó là lực lượng cơ bản của xã hội sản xuất

ra toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và pháttriển của mọi xã hội, trong mọi thời kỳ lịch sử Các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác đã khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chínhquần chúng là người làm nên lịch sử

Trang 5

- Thứ hai: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Bắt đầu từ

sự phát triển của các lực lượng sản xuất, đến một giai đoạn phát triển nhất định

nó mâu thuẫn với các quan hệ sản xuất, làm xuất hiện các cuộc cách mạng xãhội Như vậy, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng bắt đầu từ hoạt động sảnxuất vật chất của quần chúng nhân dân Họ thực sự là chủ thể, lực lượng cănbản và chủ chốt, là động lực cơ bản của mọi quá trình kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, khoa học và công nghệ, và của mọi cuộc cách mạng xã hội.Trong điều kiện hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng không ít những khó khăn, thách thức,bên cạnh việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đòi hỏi chúng ta phải trở vềvới những quan điểm gốc của chủ nghĩa Mác- Lênin, để từ đó vận dụng và pháttriển sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội,phát huy mạnh mẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa 1

2 Vai trò quần chúng nhân dân

2.1 Khái niệm quần chúng nhân dân

Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con ngườihoạt động trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thànhphần, tầng lớp xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một xã hội nhất định Đó

có thể là toàn bộ quần chúng nhân dân của một quốc gia, một khu vực lãnh thổxác định Họ có chung lợi ích cơ bản liên hiệp với nhau, chịu sự lãnh đạo củamột tổ chức, một đảng phái, cá nhân xác định để thực hiện những mục tiêu kinh

tế, chính trị, văn hóa hay xã hội xác định của một thời kì lịch sử nhất định Nộihàm của khái niệm quần chúng nhân dân bao gồm: những người lao động sảnxuất ra của cải vật chất và tinh thần là lực lượng căn bản, chủ chốt; toàn thể dân

cư đang chống lại kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân; nhữngngười đang có hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc giántiếp góp phần vào sự biến đổi của xã hội Với nội dung đó quần chúng nhân

Trang 6

dân là một phạm trù lịch sử thay đổi tùy thuộc vào điều kiện lịch sử xã hội cụthể của các quốc gia, khu vực.

2.2 Các quan điểm về quần chúng nhân dân

2.2.1 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thểsáng tạo chân chính ra lịch sử Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giảiphóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động củaquần chúng nhân dân Hơn nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội màphải thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhândân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực trong đời sống xã hội

Các trào lưu duy tâm cho rằng lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các vĩnhân, những người đặc biệt có tài cao, sức lớn điều khiển, còn quần chúng nhândân chỉ là những đám đông ô hợp, chịu sự điều khiển của các vĩ nhân, củanhững người đặc biệt nào đó

Xem quần chúng nhân dân là lực lượng thực hành thực hiện Nên khôngthể là lực lượng quyết định sự vận động và phát triển của xã hội Lực lượngquyết định theo phải là những cá nhân ưu tú như vua chúa, học giả tương soái,hay những nhà tư tưởng vĩ đại Theo quan điểm này, lịch sử diễn biến phức tạp

mà quần chúng chỉ là đám người hời hợt, họ chỉ có thể hiểu được những điềuhiển nhiên (quần chúng không có năng lực) Quần chúng chỉ là công cụ, phươngtiện, con rối trong tay vua chúa, những người tài cao,

2.2.2 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử Mọi lý tưởng giảiphóng xã hội giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu

và hoạt động của quần chúng nhân dân Hơn nữa, tư tưởng đó không thể làmbiến đổi xã hội mà phải thông qua biến đổi cách mạng, thông qua hoạt độngthực tiễn của quần chúng nhân dân để biến tư tưởng lý tưởng ước mơ hoài bãotrở thành hiện thực trong đời sống xã hội

Trang 7

2.3 Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

Các trường phái triết học trước Mác đều chưa nhận thức được vai trò củaquần chúng nhân dân Họ phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của quần chúng nhândân hoặc cho rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người là do lực lượng siêunhiên quyết định: tôn giáo cho rằng mọi sự thay đổi trong lịch sử là do ý chí củađấng tối cao, do mệnh trời tạo nên và trao quyền cho các cá nhân thực hiện Chủnghĩa duy tâm trong triết học đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của các cá nhân, lãnh

tụ, còn quần chúng nhân dân chỉ là công cụ, là phương tiện để sai khiến Chủnghĩa duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về xã hội khicho rằng: nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là tư tưởng, đạo đức củacác vĩ nhân, và chỉ có họ mới sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu, dẫn dắtquần chúng Có nhà tư tưởng lại đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, phủnhận vai trò của các vĩ nhân, hoặc không lý giải một cách khoa học vai trò củaquần chúng nhân dân

Đối lập với quan điểm trên, triết học Mác – Lênin khẳng định, quầnchúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, giữ vai trò quyết địnhđối với tiến trình lịch sử Bởi vì: một lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng conngười chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúngnhân dân Hơn nữa tư tưởng, tự bản thân nó không làm biến đổi xã hội mà phảithông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân,

để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thức trong đời sống xã hội 2

- Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là yếu tố căn bản của lực lượng sảnxuất, cơ bản của xã hội trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của sự tồntại và phát triển của xã hội Chúng ta thấy rằng con người muốn tồn tại thì phải

có những điều kiện vật chất tối thiểu là ăn, mặc, ở, đi lại và một số thứ khác,muốn thỏa mãn những nhu cầu vật chất ấy người ta cần phải sản xuất ra nó, lựclượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân, lao động bao gồm: laođộng chân tay và lao động trí óc, điều đó khẳng định rằng hoạt động sản xuất

Trang 8

của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Ví dụ: Họ là người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu

thiết yếu của xã hội như : lương thực, quần áo, xây dựng nhà cửa, cơ sở hạtầng, Ngoài những giá trị vật chất ra thì họ cũng là người tạo ra các giá trị tinhthần phục vụ đời sống văn hóa tín ngưỡng Có thể nhìn thấy ví dụ điển hình đó

là các bài dân ca quan họ Bắc Ninh, cải lương ở miền Tây Nam Bộ, các ca từđều xoay quanh cuộc sống của quần chúng nhân dân, người lao động Từ đó cóthể thấy những giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra chủ yếu bởi quần chúngnhân dân

- Thứ hai: Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của một cuộc cách

mạng xã hội Lịch sử đã chứng minh rằng không có một cuộc chuyển biến cáchmạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân, họ là lựclượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định của mọi cuộc cách mạngtrong lịch sử, trong các cuộc cách mạng chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hộinày sang hình thái kinh tế xã hội khác nhân dân, quần chúng nhân dân lao động

là lực lượng tham gia đông đảo nhất Cuộc cách mạng ấy do quần chúng nhândân, động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân Suy đến cùng ta thấy cuộc cáchmạng xã hội là bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâuthuẫn với quan hệ sản xuất nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất củaquần chúng nhân dân, do đó nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình pháttriển kinh tế - chính trị - xã hội và họ đóng vai trò là động lực cơ bản của mọicuộc cách mạng xã hội Trong các cuộc cách mạng xã hội, lợi ích của quầnchúng nhân dân là động lực của mọi hoạt động cách mạng; lợi ích của quầnchúng nhân dân vừa là điểm khởi đầu, vừa là mục tiêu cuối cùng của các hoạtđộng cách mạng Trong thực tiễn, ngọn cờ cách mạng nào thực sự vì dân, chodân thì cuộc cách mạng ấy được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và tìmthấy sức mạnh to lớn, quyết định thắng lợi của Cách mạng

Trang 9

Ví dụ: Việt Nam ta có được độc lập tự do như hôm nay là nhờ vào sự hisinh xương máu của đồng bào ta Qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân, đếquốc, vai trò của quần chúng nhân dân được nêu cao hơn cả Họ là tiền tuyến, làhậu phương, là lực lượng chủ chốt giúp ta giành được độc lập Không chỉ ở ViệtNam, mà các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc khắp thế giới không thể nàothắng lợi nếu không có sức mạnh của quần chúng nhân dân Quần chúng nhândân là lực lượng nòng cốt giúp ta đẩy lùi bước chân quân thù cũng là bức tườngvững chãi giữ vững nền độc lập dân tộc.

- Thứ ba: Quần chúng nhân dân là những người sáng tạo ra giá trị văn

hóa tinh thần, quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển khoahọc – nghệ thuật, văn học đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào thực tiễnsản xuất và đời sống xã hội, những sáng tạo về khoa học – nghệ thuật của nhândân vừa là cội nguồn vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóatinh thần trong mọi thời đại, hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thựctiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống, xã hội.Mặt khác các giá trị văn hóa tinh thần chỉ tồn tại khi được quần chúng nhân dânchấp nhận và truyền bá rộng rãi từ đó trở thành những giá trị phổ biến

Ví dụ: Chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt về cách người Việt

Nam chúng ta chi tiêu ngày nay so với khoảng 30 - 40 năm về trước 30 - 40năm về trước, khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì người dân chủ yếu muasắm lương thực, các vật dụng thiết yếu, họ không chi tiêu nhiều vào các nhu cầugiải trí như ngày nay Nhờ vào các hoạt động sản xuất tích cực của quần chúngnhân dân mà nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, người dânkhông còn lo lắng về thiếu thốn lương thực hay các nhu cầu thiết yếu, họ dần tậptrung vào phát triển đời sống tinh thần nhiều hơn, từ đó có thêm nhiềugameshow, rạp chiếu phim, công viên giải trí, ra đời Đây là minh chứng chothấy sự tác động của những tầng lớp xã hội lên các lĩnh vực của đời sống

Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổitheo sự phát triển của lịch sử xã hội

Trang 10

Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt độngtinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử Tuynhiên, tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dâncũng biểu hiện khác nhau Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dânmới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và chí tuệ sáng tạo của mình.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quầnchúng nhân dân, như Nguyễn Trãi đã nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyềncũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết” Đảng Cộng sảnViệt Nam cũng khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vàquan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sángtạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam

Chống quan điểm sai lầm: quan điểm của giai cấp phong kiến, giai cấp tưsản xem thường giá trị của quần chúng nhân dân Chính vì tư tưởng đề cao bậcvua chúa, quý tộc, xem nhẹ, coi thường vai trò của quần chúng nhân dân củagiai cấp phong kiến; luôn đề cao lợi ích của giai cấp tư sản lên trên lợi ích củanhân dân, bóc lột, đàn áp quần chúng nhân dân thế nên các giai cấp đó đã bị sụp

đổ Một chính quyền, một triều đại hình thành cốt từ nhân dân, để chính quyền,giai cấp đó tồn tại vững mạnh, lâu dài thì phải biết lấy dân làm trọng, đặt lợi íchcủa quần chúng nhân dân lên trên

3 Vai trò của cá nhân

3.1 Khái niệm cá nhân

Chính là con người cụ thể đang hoạt động trong một xã hội xác định thểhiện tính đơn nhất với tính cách là cá thể về phương diện sinh học, với tính cách

về phương diện xã hội Cá nhân còn là một chỉnh thể vừa mang tính đơn nhất, cábiệt, riêng biệt lại vừa có tính phổ biến, có đời sống riêng, có nguyện vọng, nhucầu và lợi ích riêng Trong con người, luôn có những cái chung nhân loại, nhưcác giá trị chung, nhu cầu chung, Cá nhân cũng là đại biểu của một xã hội cụthể, một thời kì lịch sử xác định, có tính đặc thù với các quan hệ xã hội xác định

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w