Nhóm chúng em quyết định làm bài tiểu luận về đề tài “ Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó trong sự phát triển con người toàn diện trong gia
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC-LÊNINTIỂU LUẬN
NGUYÊN LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN TRONG PHÉP BIỆNCHỨNG DUY VẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁTTRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TOÀN DIỆN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
GVHD: Nguyễn Ngọc Võ KhoaSVTH:
1 Nguyễn Văn An – 221620022 Lê Quang Trọng Nghĩa-221620293 Nguyễn Thị Thu Trâm- 221261394 Trần Thế Trung -221620515 Phan Thị Cẩm Tú – 22126144Mã lớp học: LLCT130105
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
Trang 31 Lý luận chung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1
1.1 Các khái niệm về liên hệ, mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến … 1
1.1.1 Liên hệ … 1
1.1.2 Mối liên hệ …2
1.1.3 Mối liên hệ phổ biến 3
1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến 4
1.2.1 Tính khách quan 4
1.2.2 Tính Phổ biến 5
1.2.3 Tính đa dạng phong phú 5
2 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến 5
2.1 Quan điểm toàn diện 6
2.2 Quan điểm lịch sử - cụ thể 9
2.2.1 Quan điểm lịch sử cụ thể là gì ? … 9
2.2.2 Nội dung của quan hệ lịch sử cụ thể: 9
2.2.3 Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể 10
2.2.4 Lấy ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể 11
3 Ý nghĩa của nguyên lý phổ biến về phát triển con người Việt Nam toàn diện 13
3.1 Quan điểm phát triển con người Việt Nam toàn diện 13
3.2 Giải pháp về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện trong giai đoạn hiện
Trang 4KẾT LUẬN 19TƯ LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin với nguyên lý về sự phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý lớn nhất và là cơ sở cho việc xây dựng các nguyên lý, quy luật khác trong phép biện chứng duy vật Nó là nguyên lý cơ bản về phép biện chứng duy vật, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật.Mối liên hệ được chủ yếu sử dụng theo ý nghĩa là sự ràng buộc lân nhau của các sựvật hiện tượng Trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mac-Leenin thì thuật ngữ mối liên hệ được sử dụng mang ý nghĩa biện chứng, tức là nó được dùng để chỉ: Sự ràng buộc lẫn nhau không thể tách rời giữa các sự vật, hiện tượng Đồng thời nó còn là sự tác động làm và biến đổi lẫn nhau của các sự vật hiện tượng.Nó mang lại nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển con người Việt Nam toàn diện trong giai đoạn hiện nay Nhóm chúng em quyết định làm bài tiểu luận về đề tài “ Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó trong sự phát triển con người toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
2.1 Nêu ra được lý luận chung của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật.
2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
2.3 Nói lên ý nghĩa của nó đối với sự phát triển con người Việt Nam toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
3.Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.
NỘI DUNG
1 LÝ LUẬN CHUNG CỦA NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN1.1 Các khái niệm về liên hệ, mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
1.1.1 Liên hệ
Trang 6Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là đối tượng thực tồn Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các thuộc tính của nó thay đổi và trong một số trường hợp có thể còn làm nó biến mất, chuyển hóa thành đối tượng khác Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ rằng đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác.
Theo quan điểm biện chứng, khái niệm “liên hệ” là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm thay đổi đối tượng kia Liên hệ phản ánh sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau và quy định lẫn nhau của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới “Liên hệ” còn phản ánh sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Giữa các quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau Ví dụ: Quá trình phát triển của con người theo tuổi tác, theo từng thời kỳ phát triển cũng có sự liên hệ
1.1.2 Mối liên hệ
Theo từ điển Tiếng Việt, thì "mối" là “đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ dùng để buộc thắt lại với nhau; chỗ nối, chỗ thắt, chỗ từ đó có thể quan hệ với một tổ chức, cơ sở liên lạc” Còn “liên hệ” là “chỉ sự vật, sự việc có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên những mối quan hệ nhất định" Như vậy, mối liên hệ có thể được hiểu theo cách là sự quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy theo một cách thức, con đường của nó.
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lần nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau Chẳng hạn, mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người hay con người với xã hội; mỗi người có những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay mối quan hệ với gia đình.
Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng đến đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
Trang 7Điều này không có nghĩa là một số đối tượng luôn liên hệ, còn những đối tượng khác lại chỉ cô lập Trong các trường hợp liên hệ thì vẫn có sự cô lập, cũng như các trường hợp cô lập thì vẫn có mối liên hệ qua lại Mọi đối tượng đều ở trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau Chúng có thể liên hệ với nhau ở một số khía cạnh và cũng có thể cô lập với nhau ở một số khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượng khác thay đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng khác thay đổi.
Ví dụ điển hình và dễ nhận thấy nhất là quan hệ giữa con người và môi trường Con người gắn bó với môi trường nhưng vẫn có tính độc lập nhất định Một số thay đổi của môi trường làm ảnh hưởng đến con người, nhưng cũng có một số thay đổi khác không gây ảnh hưởng đến con người Chỉ những biến đổi môi trường gắn liền với hoạt động sống của cơ thể thì mới làm ảnh hưởng đến cơ thể; còn thay đổi nào không gắn với hoạt động sống thì không làm thay đổi Như vậy, liên hệ và cô lập luôn cùng tồn tại với nhau, là những mặt tất yếu của mọi quan hệ cụ thể giữa các đối tượng 1.1.3 Mối liên hệ phổ biến
Trước đây, các nhà duy tâm rút ra mối liên hệ giữa các sự vật ra từ ý thức, tinh thần (Hegel cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng cho các mối liên hệ; còn Berkeley trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng, cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng) Các sự vật liên hệ với nhau không phải do bản thân nó mà là do ý niệm tuyệt đối Ý niệm tuyệt đối hoạt động thông qua các phạm trù, đến đỉnh cao thì tha hóa thành thế giới vật chất, thành các sự vật hiện tượng Như vậy, mối liện hệ giữa các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối.
Quan điểm siêu hình về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới thường phủ định mối liên hệ tất yếu giữa các đối tượng, được phổ biến rộng rãi trong khoa học tự nhiên và truyền sáng triết học Khi khoa học tự nhiên còn nhiều hạn chế, khi chỉ mới dừng ở việc sưu tập tài liệu và nghiên cứu thế giới trong sự tách rời riêng lẻ của từng bộ phận Điều này đã làm nảy sinh quan điểm siêu hình, coi các sự vật hiện tượng là tách rời nhau, không có mối liên hệ ràng buộc và chuyển hóa lẫn nhau, nếu có thì đó chỉ là mối liên hệ hời hợt bên ngoài Quan điểm này dẫn đến thế giới quan triết học sai lầm là dựng nên một ranh giới giả tạo giữa các sự vật hiện tượng, đặt đối lập các nghiên cứu khoa học chuyên ngành với nhau Do đó nên quan điểm siêu hình
Trang 8không thể phát hiện ra những quy luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới.
Từ chỗ cho rằng mọi tồn tại trong thế giới đều là những mắt khâu của một thực thể vật chất duy nhất, là những trạng thái và hình thức tồn tại khác nhau của nó, phép biện chứng duy vật thừa nhận có mối liên hệ phổ biến giữa các đối tượng Và khi quan niệm về sự liên hệ được mở rộng đến các đối tượng tinh thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối tượng khách quan thì sẽ có quan niệm về mối liên hệ phổ biến Liên hệ chung nhất, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, loại liên hệ được gọi là liên hệ phổ biến Trong loại quan hệ này thì thế giới là một hệ thống các liên hệ đối tượng, chính tính thống nhất của thế giới là cơ sở cho mọi liên hệ Nhờ sự thống nhất đó mà các đối tượng khong thể tồn tại cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau
Quan điểm của phép biện chứng duy vật trái ngược với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng duy vật cho rằng mọi sự vật hiện tượng trên thế giới này đều có liên hệ với nhau, quy định, chuyển hóa lẫn nhau và không tách biệt Chính tính thống nhất của của thế giới là cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ Theo đó, các sự vật hiện tượng phong phú trên thế giới này chỉ là những dạng tồn tại khách quan của một thế giới vật chất duy nhất.
1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến
1.2.1 Tính khách quan
Phép duy vật biện chứng cho rằng, các sự vật hiện tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, tác động trong thế giới Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật hiện tượng vật chất với nhau, có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần Có mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức)… Các mối liên hệ, tác động đó- suy đến cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng.
Trang 9Mối liên hệ của sự vật là khách quan vốn có của mọi sự vật hiện tượng Kể cả những sự vật vô tri vô giác cũng chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác Con người cũng chịu những sự tác động của các sự vật hiện tượng khác và các yếu tố bên trong bản thân, con người chỉ có thể nhận thức và vận những mối liên hệ ấy vào hoạt động thực tiễn của mình.
Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là một yếu tố khách quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan.
Một ví dụ cho tính chất này là con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và xã hội dù họ có ý thức được hay không Đó là điều khách quan và không thể thay đổi bởi ý chí con người.
1.2.2 Tính phổ biến
Bất kì nơi đâu trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đề có vô vàn mối liên hệ đa dạng với những vai trò khác nhau, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật hiện tượng Những liên hệ này không chỉ diễn ra giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên,xã hội, tư duy mà còn giữa mà còn giữa các mặt, yếu tố và quá trình của các sự vật hiện tượng Tức là chúng có thể tìm thấy được các mối liên hệ ở bất kì nơi nào, giữa bất kì sự vật hiện tượng nào ta có thể biết đến.
Ví dụ: Mỗi người đều có mối liên hệ với môi trường, với những người xung quanh, không loại trừ ai; bên trong con người cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau 1.2.3 Tính đa dạng phong phú
Quan điểm biện chứng duy vật không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến mà còn khẳng định tính đa dạng phong phú của mối liên hệ phổ biến Tính chất này được thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng khác nhau đều có những mối liên hệ khác nhau, có những vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó Hoặc là cùng một mối liên hệ nhưng với các điều kiện khác nhau, các giai đoạn vận động phát triển khác nhau của sự vật, hiện tượng cũng sẽ có tính chất và vai trò khác nhau.
Chẳng hạn, mỗi người khác nhau thì có mối liên hệ với cha, mẹ, anh em, bạn bè khác nhau Hoặc cùng là mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau có tính chất và biểu hiện khác nhau.
2 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến.
Trang 10Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực
2.1.Quan điểm toàn diện
Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.
Khái niệm:
Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận triết học Khi các nhìn nhận phải được thể hiện một cách toàn diện Quan điểm này mang đến tính đúng đắn trong hoạt động xem xét hay đánh giá một đối tượng nhất định Các nhà nghiên cứu chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng Từ đó mà các đánh giá mới mang đến tính chất khách quan, hiệu quả Trên thực tế, quan điểm này giữ nguyên giá trị của nó Khi mà những cần thiết trong đánh giá hay phán xét đối tượng.
Quan điểm này thể hiện vai trò của người thực hiện các phân tích trên đối tượng Khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc Chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật Tức là tất cả những tác động có thể lên chủ thể đang quan tâm Không chỉ nhìn nhận với tính chất tiêu cực hay tích cực theo cả xúc Mà phải là những tiến hành trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đáng giá chuyên môn Như vậy các hướng tác động mới nếu có mới mang đến hiệu quả.
Nguồn gốc quan điểm:
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết quả khác nhau Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố Có khả năng tồn tại cô lập, độc lập với các sự vật khác Tính chất trong những ảnh hưởng từ chủ quan và khách quan là
Trang 11rất đa dạng Nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng, nếu muốn đánh giá chủ thể một cách hiệu quả nhất, cần nhìn nhận vào toàn diện và bày tỏ quan điểm Ví dụ về quan điểm toàn diện:
Quan điểm này thể hiện trong tất cả các hoạt động có tác động của phản ánh quan điểm Như những ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người họ Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá tính cách hay thái độ, năng lực của họ Cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để phán xét con người và cách sống của họ.
Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan sát tổng thể Từ những phản ánh trong bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác Cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại Những nhìn nhận và đánh giá trên từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm toàn diện Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng Nó không phải là những phù phiếm của nhận định Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét.
Nội dung :
Khi chúng ta phân tích bất cứ một đối tượng nào, việc thực hiện xác định tiêu chí là cần thiết Trong xác định những mục tiêu cần xác định trên đối tượng Mục tiêu đặt ra càng nhiều thì các tính chất cần đánh giá càng lớn Từ đó mà người tiến hành có những hiểu biết đối với bản chất của đối tượng Khi nhìn nhận trên khía cạnh nào, họ cũng có thể cho ra những đánh giá Tính chất toàn diện được phản ánh.
Chúng ta cần vận dụng lý thuyết một cách hệ thống, khi thực hiện trên các đối tượng khác nhau Tùy thuộc vào đối tượng và tính chất của nó mà cách tiếp cận trên những phương diện cụ thể Cũng như sự áp dụng linh hoạt, sáng tạo và không dập khuôn Phải biết điều chỉnh các mức độ và yếu tố tác động hợp lý để tìm kiếm hiệu quả tốt nhất Tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, những bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác ra sao Thực hiện các phân tích để hiểu rõ về cơ chế hay những mối liên hệ giữa những kết quả phản ánh Từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố.