Áp dụng giáo dục steam trong tổ chức hoạt Động giáo dục Âm nhạc cho trẻ

13 30 0
Áp dụng giáo dục steam trong tổ chức hoạt Động giáo dục Âm nhạc cho trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chỉ thị số 16 của Thủ tướng mới đây có nêu rõ: Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEAM trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tăng cường khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều đó cho thấy, giáo dục STEAM ở mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng này. Vì vậy tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM là một hướng đi giúp trang bị cho con em chúng ta hành trang tốt nhất để thích ứng và phát triển trong kỉ nguyên công nghệ 4.0 này. Giáo dục STEAM là sự tích hợp của 5 yếu tố: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật), Maths (Toán học). Với mục tiêu hướng tới giúp trẻ được trải nghiệm, thực hành những kiến thức kỹ năng thực tiễn và đặc biệt trẻ được chơi thông minh và học vui vẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình GDMN đã chỉ rõ: “Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” (Bộ GD-ĐT, 2021).

Trang 1

ÁP DỤNG GIÁO DỤC STEAM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ

Áp dụng giáo dục steam trong tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ

I LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP 1 Cơ sở lý luận

Tiến sĩ Thomas Verny khẳng định rằng: “Cho thai nhi nghe nhạc đóng vai trò to lớn trong việc phát triển trí thông minh của trẻ, giúp trẻ tập trung chú ý hơn về sau, phát triển tốt về học tập, ngôn ngữ và trí nhớ, đồng thời kích thích khả năng âm nhạc tiềm ẩn sau này”.

Trẻ em được thai giáo ngay từ trong bụng mẹ sẽ rất thông minh, lanh lợi và khỏe mạnh, có thể nói đây chính là sự kết hợp giữa nghệ thuật, công nghệ và khoa học.

Trang 2

Nói đến đây chắc các thầy cô đều liên tưởng tới một phương pháp tiếp cận tiên tiến trong giáo dục Đây chính là cách tiếp cận giáo dục nhiều môn học vào trong một hoạt động để từ đó trẻ có thể cùng một lúc lĩnh hội được nhiều kiến thức, nhiều kỹ

năng một cách tự nhiên nhất Đó chính là mô hình giáo dục STEAM là một trong

những mô hình giáo dục tiên tiến đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng hiệu quả.

Chỉ thị số 16 của Thủ tướng mới đây có nêu rõ: Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc

đẩy triển khai giáo dục STEAM trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tăng cường khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Điều đó cho thấy, giáo dục STEAM ở mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong

cuộc cách mạng này Vì vậy tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM là một hướng đi giúp trang bị cho con em chúng ta hành trang tốt nhất để thích ứng và phát triển trong kỉ nguyên công nghệ 4.0 này.

Giáo dục STEAM là sự tích hợp của 5 yếu tố: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật), Maths (Toán học) Với mục tiêu hướng tới giúp trẻ được trải nghiệm, thực hành những kiến thức kỹ năng thực tiễn và đặc biệt trẻ được chơi thông minh và học vui vẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình GDMN đã chỉ rõ: “Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi,khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhucầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” (Bộ

GD-ĐT, 2021).

Để triển khai có hiệu quả chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 – 2025 của Phòng Giáo dục và Đào tạo tạo triển khai Căn cứ Công văn số 136/PGD&ĐT-MN ngày 19 tháng 9 năm 2022, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp mầm non.

Trang 3

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? và làm như thế nào? để trẻ được thụ hưởng một cách tốt nhất về phương pháp đổi mới tiên tiến trong giáo dục Có rất nhiều phương pháp giáo dục mới tiên tiến trên thế giới nhưng tôi vẫn tâm đắc nhất đó chính là Mô hình giáo dục Steam Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp: “Áp dụng giáo dục steam trong tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầm non”.

2.Cơ sở thực tiễn

2.1 Đặc điểm khái quát

Trường mầm non nơi em công tác là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, là trường điểm về việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm của thị xã Trường luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua, đổi mới sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập.

Trường Mầm non đã cập nhật, nắm bắt xu hướng giáo dục STEAM, đang từng bước làm quen, khuyến khích giáo viên vận dụng STEAM vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Trang trí các góc STEAM với nhiều hình thức đa dạng, sinh động, thu hút trẻ.

Tuy nhiên giáo dục STEAM vẫn còn tương đối mới đối với cả giáo viên và trẻ Trong năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 tuổi A3 với tổng số 25 trẻ Qua thực tế giảng dạy, quan sát trẻ tôi thấy trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin tham gia giao tiếp, trình bày, hợp tác, làm việc nhóm trong các hoạt động, cũng như khả năng tư duy sáng tạo của trẻ còn hạn chế.

2.2 Thực trạng có liên quan

a.Thuận lợi:

Phòng giáo dục và Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi được tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến.

Bản thân tôi đã được tham gia tập huấn về giáo dục STEAM Là một giáo viên trẻ

tôi luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thức, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo

Trang 4

trong mọi hoạt động Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ Có phòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn.

* b Khó khăn

Hầu hết giáo viên chưa được bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu về giáo dục STEAM, chưa có kỹ năng thiết kế, tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động STEAM.

Đặc điểm nhận thức của trẻ tại lớp tôi chưa đồng đều đa số phụ huynh làm công nhân nên không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con Giáo dục STEAM vẫn còn tương đối mới đối với cả giáo viên và trẻ Qua khảo sát thực trạng áp dụng giáo dục STEAM trong tổ chức âm nhạc đầu năm cho thấy kết quả như sau:

Từ thực trạng khảo sát trên tôi thấy rằng rất cần thiết phải đưa ra những giải pháp để áp dụng có hiệu quả giáo dục STEAM trong hoạt động âm nhạc cho trẻ tại lớp 5 tuổi A3, trường mầm non

3 Tính mới của biện pháp

Biện pháp tôi đưa ra hoàn toàn mới: Vì trong phạm vi trường Mầm non , biện pháp tôi đưa ra chưa có ai nghiên cứu.

II NỘI DUNG BIỆN PHÁP

1 Giải pháp 1: Giáo viên cần chủ động tiếp cận mô hình giáo dục STEAM bằng

nhiều kênh thông tin khác nhau

Giáo viên đóng vai trò là biểu tượng là thang đỡ cho trẻ phát triển một cách năng động và linh hoạt Để xây dựng được kế hoạch, nội dung và tiến hành thực hiện được các hoạt động theo định hướng giáo dục STEAM linh hoạt, sáng tạo, phù hợp

Trang 5

với trẻ Trước hết người giáo viên cần phải chủ động tiếp cận, bồi dưỡng kiến thức về giáo dục STEAM dưới nhiều hình thức khác nhau như: Học tập qua các lớp học chuyên sâu, học qua internet, học qua bạn bè đồng nghiệp tạo môi trường học tập lẫn nhau, trao đổi thông tin và chuyên môn trong dạy và học thông qua các kênh phương tiện truyền thông đại chúng có tính nhân rộng: Facebook, zalo, Google meet…để “mỗi cô giáo là một hạt nhân STEAM”.

Bản thân tôi đã được tham gia các lớp tập huấn, buổi hội thảo chuyên đề do Sở Giáo Dục và Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục STEAM, tôi học hỏi trên sách báo và tham gia vào một số lớp học STEAM online qua mạng Internet có cấp giấy chứng nhận.

Hình ảnh:Lớp tập huấn về giáo dục STEAM Hình ảnh: Lớp học STEAM onlice

Giải pháp 2: Xây dựng các dự án STEAM vào hoạt động âm nhạc phù hợp với trẻ

5 tuổi, điều kiện xã hội, văn hóa địa phương.

Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục mầm non trong nhà trường theo định hướng STEAM phù hợp với trẻ, điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Sau khi đã hiểu rõ hơn về giáo dục STEAM tôi đã bắt tay ngay vào việc nghiên

cứu và lựa chọn một số số nội dung, bài hát điển hình nhất có áp dụng giáo dục STEAM trong các chủ đề.

Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện tại địa phương nơi tôi công tác, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động giáo dục âm nhạc tôi đã đưa vào kế hoạch năm học, được triển khai thông qua việc áp dụng phương pháp giáo dục steam.

STT Tên chủ đề Nội dung áp dụng giáo dục STEAM trong tổchức hoạt động âm nhạc

1 Trường Mầm non Dạy hát: Trường chúng cháu là trường mầm non

2 Bản thân Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát: Mời bạn ăn

4 Nghề nghiệp Trò chơi âm nhạc: Vòng tròn tiết tấu

Trang 6

5 Thế giới động vật Vận động bộ gõ cơ thể bài hát: Old macdonald had a farm

6 Tết và mùa xuân Hát vận động bài hát: Tết đến rồi

9 Nước và hiện tượng tự nhiên Hát, vỗ tay tiết tấu nhanh bài hát: “Bin bum” 10 Quê hương, đất nước, Bác Hồ

Trường tiểu học Hát, vận động bài hát: Yêu Hà Nội

Giải pháp 3: Thiết kế môi trường hoạt động STEAM đa dạng Xây dựng môi

trường hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng Môi trường chính là người thầy thứ ba của trẻ, là yếu tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Nguyên tắc xây dựng môi trường là đảm bảo an toàn cho trẻ về mặt thể chất và tinh thần Tôi đã xây dựng góc âm nhạc ở vị trí trung tâm của lớp Có diện tích khoảng 5m2, các góc chơi luôn hấp dẫn thu hút trẻ, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.

Góc âm nhạc tôi thiết kế gồm 3 khu vực, khu vực làm sân khấu để trẻ biểu diễn,

khu vực để dụng cụ âm nhạc, có khu vực để trẻ được hợp tác, tương tác, được thỏa thuận với nhau, được lựa chọn các đồ dùng dụng cụ âm nhạc khác nhau Góc chơi tôi luôn trang trí theo hướng mở thuận tiện trong quá trình thay đổi nội dung, chủ đề phù hợp với các dự án STEAM.

Trang 7

Hình ảnh: Xây dựng góc âm nhạc áp dụng giáo dục steam

Về nguyên vật liệu sử dụng ở góc tôi đã phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu thật, nguyên vật liệu tự nhiên đã qua sử dụng nhưng phải đảm bảo được an toàn cho trẻ khi trẻ sử dụng như: Lá chuối cuốn thành chiếc kèn thổi, vỏ lon bia làm sắc xô, bìa cát tông làm đàn, loa… Qua đó tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động kích thích khả năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, kỹ năng trả lời câu hỏi.

Trang 8

Hình ảnh minh họa nguồn Internet: Dự án làm kèn từ lá chuối

Giải pháp 4: Áp dụng steam trong tổ chức hoạt động âm nhạc

a Quy trình tổ chức hoạt động âm nhạc theo phương pháp steam

Quy trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi theo phương pháp truyền thống

Quy trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi theo phương pháp steam

Bước 1 : Tạo hứng thú, giới thiệu Bước 2: Hướng dẫn quan sát – Cô làm mẫu

Bước 1 : Gắn kết Bước 2: Khám phá

Trang 9

Bước 3 : Hướng dẫn thực hành – Cô phân

b Áp dụng STEAM trong tổ chức hoạt động âm nhạc

Trẻ mầm non “Học thông qua vui chơi, trải nghiệm”, giáo viên là người định hướng, gợi mở tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, tự học thông qua các hoạt động khám phá, trải nghiệm thực tế… với nhóm và cá nhân trẻ, giáo viên là người cùng học, cùng trải nghiệm, cùng sai và sửa sai cùng học sinh.

Đối với trẻ lớp tôi, tôi đã mang đến cho các con rất nhiều các nội dung giáo dục âm nhạc như: Dạy hát, vận động, trò chơi âm nhạc, bộ gõ cơ thể…và các thể loại mới lạ mà trẻ ít hoặc chưa có cơ hội được tiếp xúc như hát rock, hợp xướng, Acmoca,

+ Khoa học: Trẻ hiểu biết được bộ gõ cơ thể là một bộ môn nghệ thuật tạo ra âm

thanh từ sự tương tác giữa các bộ phận trên cơ thể con người Trẻ nhớ tên bài hát.

+ Công nghệ: Trẻ biết cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc khác nhau để gõ đệm

cho bài hát, biết sử dụng các bộ phận trên cơ thể để tạo ra âm thanh gõ đệm cho bài hát.

+ Toán học: Trẻ biết ghi chép các chuỗi lệnh tương ứng với các câu hát dưới dạng

các ký tự đã được học hàng ngày Trẻ học cao- thấp, lớn- bé của âm thanh Đếm số nhịp phách.

Trang 10

+ Nghệ thuật: Trẻ hát, gõ đệm đúng nhịp của bài hát Và cảm nhận giai điệu

nhanh, chậm.

+ Kỹ thuật: Trẻ biết sử sụng bộ gõ cơ thể là tay, chân thực hiện các chuỗi lệnh 1

cách nhịp nhàng và uyển chuyển

+ Kỹ năng khác: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, kỹ năng trả

lời câu hỏi.

– Chuẩn bị môi trường: Xây dựng sân khấu, dụng cụ âm nhạc, giai điệu bài hát để

trẻ gõ đệm – Tiến hành:

+ Bước 1: Gắn kết

Gây hứng thú cho trẻ, giới thiệu và tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật: Bộ gõ cơ thể “Body percussion” áp dụng vào các bài hát mà trẻ yêu thích.

+ Bước 2: Khám phá

Cho trẻ trải nghiệm và chia sẻ các động tác bộ gõ cơ thể gõ đệm cho bài hát trẻ yêu thích, lựa chọn các động tác phù hợp với nhịp điệu của bài hát

+ Bước 3: Chia sẻ

Cho trẻ thảo luận và ghi chép các chuỗi lệnh gõ đệm cho bài hát dưới dạng các ký hiệu đã được học, chia sẻ về cách thực hiện của mình.

+ Bước 4: Luyện tập, áp dụng

Trẻ trình bày ý tưởng của nhóm rồi áp dụng, luyện tập, thực hiện các chuỗi lệnh gõ đệm của tổ mình,

+ Bước 5: Đánh giá

Cô quan sát và đánh giá trẻ xem đã nhớ được nội dung bài hát chưa? Kỹ năng thực hiện của trẻ ra sao?

Hình ảnh: Tiết học – Vận động bộ gõ cơ thể áp dụng steam bài hát Old Macdonald had a farm

Trang 11

* Giải pháp 5: Gắn kết chặt chẽ Gia đình – Nhà trường – Cộng đồng Thông qua

các hoạt động truyền thông về các nội dung giáo dục theo định hướng STEAM đến cha mẹ trẻ nhằm tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực

hiện Mỗi một dự án, hoạt động, bài học STEAM đều có sự hỗ trợ đến từ cả Gia đình – Nhà trường – Địa phương và trẻ.

Hình ảnh: Phụ huynh chuẩn bị nguyên vật liệu tại nhà ủng hộ cho dự án STEAM của trẻ tại lớp

Thông qua góc tuyên truyền, giờ đón trả trẻ, zalo, facebook … giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh về các hoạt động của trẻ khi thực hiện dự án STEAM để phụ huynh nắm bắt và ủng hộ các nguyên vật liệu sẵn có như: Vỏ chai nhựa, que tre, bìa cáttong…qua đó phụ huynh thấy được lợi ích của các dự án STEAM đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hình ảnh: tuyên truyền phụ huynh qua nhóm zalo của lớp, qua giờ đón và trả trẻ Từ đó phối hợp với giáo viên cho trẻ tự thiết kế đồ dùng, đồ chơi mầm non theo định hướng giáo dục STEAM tại nhà như: Làm sắc xô, làm kèn, làm đàn, làm trống…Với những hoạt động thiết thực này sẽ góp phần lan toả ích lợi của STEAM với trẻ mầm non đến với cộng đồng.

Hình ảnh: phụ huynh cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo tại nhà III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau khi thực hiện biện pháp “Áp dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạtđộng âm nhạc cho trẻ tại lớp 5 tuổi A3 trường mầm non” Tôi đã thu được kết

quả sau:

1 Hiệu quả của biện pháp.

Giáo dục STEAM đã giúp trẻ hình thành kiến thức mới, tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá khoa học và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, hình thành những KN mới.

Ngoài ra, STEAM còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi tự mình làm ra một sản phẩm nào đó Chính các hoạt động thực tế này giúp trẻ nhớ

Trang 12

kiến thức lâu hơn, sâu hơn và hình thành, phát triển những năng lực, phẩm chất quan trọng thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.

a Đối với trẻ:

Sau khi nghiên cứu và triển khai áp dụng “Áp dụng giáo dục steam trong tổ chứchoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầmnon” tôi đã thu được một số kết quả khả quan trong quá trình cho trẻ hoạt động ở

lớp mình như sau:

Bảng kết quả so sánh sau khi áp dụng biện pháp

Kết quả cho thấy đã có dấu hiệu tích cực, số trẻ đạt được 4 mục tiêu tăng lên rõ rệt Trẻ hiểu và áp dụng rất nhiều kiến thức khác nhau (toán, ngôn ngữ, khoa học …) trong quá trình thực hiện các dự án STEAM.

 Trẻ hoàn thành sản phẩm/ dự án chung  Trẻ có kỹ năng tư duy, sáng tạo tăng 36%

 Trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm tăng 45%

 Trẻ có kỹ năng giao tiếp / trình bày/ sản phẩm STEAM tăng 42% Trẻ mạnh dạn tự tin tăng 44%

b Đối với giáo viên:

Giáo viên đã nắm vững kiến thức, biết xây dựng kế hoạch, thiết kế các dự án STEAM, lồng ghép các hoạt động phù hợp, nắm được các bước thực hiện hoạt động STEAM cho trẻ Biết xây dựng môi trường giáo dục STEAM hiệu quả Được phụ huynh tín nhiệm.

c Đối với đồng nghiệp:

Qua biện pháp tôi đưa ra, đồng nghiệp trong trường được tham khảo, nhận xét, rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng xây dựng, thiết kế, tổ chức các dự án STEAM cho trẻ.

b Đối với nhà trường:

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày được nâng cao 2 Khả năng áp dụng của giải pháp.

Trang 13

Giải pháp trên có thể áp dụng và nhân rộng trong các lớp của nhà trường và các đơn vị trong

Trong năm học 2022-2023 tôi tiếp tục áp dụng vào các lớp đang giảng dạy để trẻ được tiếp cận với phương pháp tiên tiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

IV KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Như vậy qua nghiên cứu và áp dụng các giải pháp đã trình bày ở trên cho thấy nội dung nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Áp dụng giáo dục steam trong tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường Mầm non ” là nội dung có tính khả thi cao.

Khả năng áp dụng và nhân rộng biện pháp đã được các bạn đồng nghiệp trong trường tham khảo và áp dụng Tham mưu với ban giám hiệu triển khai các lớp học bồi dưỡng STEAM đến các giáo viên, học sinh, phụ huynh Thông qua đề tài này em muốn chuyển tải đến các thầy cô giáo cũng như các đồng nghiệp Hãy sử dụng STEAM để tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ được chơi thông minh và học vui vẻ

2 Kiến nghị

Bản thân tôi có một số kiến nghị như sau:

* Đối với nhà trường

– Tiếp tục trang bị thêm sách, học liệu về giáo dục STEAM cho giáo viên – Tổ chức các hoạt động STEAM mẫu cho giáo viên

– Tổ chức thi thiết kế môi trường giáo dục STEAM

* Đối với phòng giáo dục

– Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường mầm non trong thị xã nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp về giáo dục STEAM

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan