1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật này vào việc giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình học tậ

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Đặc biệt trong đó phải kể đến sự tìm hiểu và vận dụng lý thuyết về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy luật mâu thuẫn -hạt nhân của phép biện chứng duy vật với tư cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNINTIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUY LUẬT VỀ SỰ THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶTĐỐI LẬP VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO VIỆC GIẢI QUYẾTCÁC MÂU THUẪN NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, THỰC

TIỄN CUỘC SỐNG CỦA BẢN THÂN

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.1.2 Mâu thuẫn biện chứng 3

1.1.3 Phân loại mâu thuẫn 4

1.2 Vai trò của quy luật thống nhất 6

1.3 Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 7

1.3.1 Nội dung 7

1.3.2 Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 7

1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận 9

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, THỰC TIỄN CUỘC SỐNG CỦA BẢN THÂN 10

2.1 Vận dụng quy luật vào quá trình học tập của bản thân 10

2.2 Vận dụng quy luật vào thực tiễn cuộc sống của bản thân 12

KẾT LUẬN 14

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Nhà triết học Hêghen đã khẳng định: cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn Thực tiễn phát triển của đất nước ta hiện nay một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của luận điểm đó Thật vậy, có thể nói, những ai quan tâm đến triết học đều có thể nhận thấy sự phát triển của nước ta trong lịch sử vừa qua không hề tách rời với quá trình nghiên cứu và vận dung phép biện chứng duy vật-cái cốt lõi tạo ra linh hồn sống của chủ nghĩa Mác-Lênin

Đặc biệt trong đó phải kể đến sự tìm hiểu và vận dụng lý thuyết về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) -hạt nhân của phép biện chứng duy vật với tư cách là “khoa học về sự phát triển”.

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống vì ở bất cứ đâu cũng đều có mâu thuẫn Như đã nói ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực cho sự phát triển và cuộc sống là một chuỗi sự vật, hiện tượng phát triển không ngừng theo thời gian Vì vậy, em cảm thấy cuộc sống của bản thân cũng chịu sự tác động rất lớn từ quy luật này.

Chính bởi thế, em nghĩ mình cần phải biết áp dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào mọi thực tiễn đời sống để có thể ngày càng hoàn thiện mình hơn, thúc đẩy sự phát triển của bản thân Do đó em đã chọn đề tài “Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật này vào việc giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình học tập, thực tiễn cuộc sống của bản thân” để làm bài nghiên cứu lần này, nhưng vì kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu còn nhiều sai sót mong thầy cô xem và góp ý thêm để bài của em được hoàn thiện hơn.

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

Để làm rõ vấn đề quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập sau đó vận dụng quy luật này vào việc giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình học tập, thực tiễn cuộc sống của bản thân.

3 Phương pháp nghiên cứu

Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên phương pháp nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là:

 Vận dụng kiến thức từ môn học: triết học Mác-Lênin, lịch sử Đảng… và nguồn tài liệu chủ yếu là các tạp chí, sách, báo…………  Các giải pháp đưa ra mang tính cá nhân là chủ yếu

4 Bố cục nghiên cứu

Ngoài mở đầu và kết luận thì bài tiểu luận gồm có 2 nội dung chính như sau:

Chương 1 Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Chương 2 Vận dụng quy luật này vào việc giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình học tập, thực tiễn cuộc sống của bản thân

Trang 7

CHƯƠNG 1 QUY LUẬT THỐNG NHÂT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁCMẶT ĐỐI LẬP

1.1 Một số khái niệm

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động và phát triển.

1.1.1 Mặt đối lập

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy

Ví dụ: Trong cơ thể người có hoạt động tự nhiên ăn và bài tiết cùng tồn tại khách quan, trong thực vật có hai quá trình quang hợp và hô hấp,

1.1.2 Mâu thuẫn biện chứng

Triết học Mácxít đã chỉ ra rằng vận động với tính cách là “mọi sự biến đổi nói chung” (Ăngghen) - là phương thức tồn tại và thuộc tính cố hữu của mọi vật chất Nói cách khác, sự vận động của vật chất là có tính liên tục và tính tuyệt đối Tuy nhiên, trong sự vận động liên tục và tuyệt đối đó, chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó sự đứng im tương đối với tư cách là “sự vận động trong cân bằng” và “sự cân bằng trong vận động” (Mác) Rõ ràng, ở đây quan điểm về sự vận động tuyệt đối và sự đứng im tương đối nhằm phản ánh hai tính chất và hai trạng thái trong quá trình vận động: tính liên tục và tính đứt đoạn, trạng thái vận động không cân bằng và trạng thái vận động cân bằng.

Hêghen viết: “mân thuẫn, thực tế là cái thúc đẩy thế giới, là cội nguồn cũa tất cả vận động và sự sống” C.Mác và Ph.Ăngghen và L.I.lenin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật C.Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng chính là sự cùng nhau

Trang 8

tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới”.Nhấn mạnh thêm tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữ các mặt đối lập”.

Sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động lẫn nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao gồm cả sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Sự thống nhất là tạm thời, có điều kiện vì sự vật chỉ tồn tại trong một thời gian Khi mâu thuẫn của sự vật được giải quyết thì sự thống nhất bị phá vỡ làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện (điều này biểu hiện sự đứng im tương đối) Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì sự đấu tranh diễn ra rừ đầu đến cuối, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật Chính đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự thống nhất của các mặt đối lập bị phá vỡ làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện, mang lại sự đấu tranh của các mặt đối lập mới (điều này thể hiện sự vận động tuyệt đối).

Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi đến đối lập Hai mặt đối xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

1.1.3 Phân loại mâu thuẫn

Mâu thuẫn tồn tai trong tất cả các sự vật, hiện tượng nên mâu thuẫn hết sức đa dạng và phong phú

Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra

Trang 9

trong mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật Mâu thuẫn bên ngoài chỉ phát huy tác dụng khi thông qua mâu thuẫn bên trong Phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài mag tính tương đối, vì tùy thuộc việc xác định phạm vi cần xem xét.

Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật mà mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

Mâu thuẫn cơ bản là mậu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật, và nó chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng điều có mâu thuẫn cơ bản Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì chất sự vật thay đổi cho nên xác định mâu thuẫn cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định mà mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật,nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn lịch sử đó.Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển của sự vật nhưng nó chỉ ảnh hưởng đến sự vật trong một giai đoạn nhất định,nó chịu sự chi phối của mâu thuẫn thứ yếu.Phân biệt mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ mang tính tương đối;tìm được mâu thuẫn chủ yếu giúp ta xác định được nhiệm vụ trước mắt

Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Trang 10

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời Trong xã hội có giai cấp luôn có cả hai loại mâu thuẫn này; tuy nhiên, chúng khác nhau về tính chất và xu hướng Mâu thuẫn đối kháng phát triển ngày càng gâp gắt, do vậy để giải quyết loại mâu thuẫn này phải dùng phương pháp cứng rắn và dứt khoát Mâu thuẫn không đối kháng phát triển ngày càng dịu đi, do vậy phương pháp giải quyết chủ yếu là thuyết phục, nhẹ nhàng, mềm hóa.

1.2 Vai trò của quy luật thống nhất

Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo thành với các mặt, các khuynh hướng các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau chúng tạo thành những mâu thuẫn tồn tại trong sự vật hiện tượng Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính thay đổi và ổn định của sự vật Do vậy mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

Mặt khác không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa các mặt đó Do vậy cũng không có mâu thuẫn nói chung Hơn nữa, sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi Sự ổn định là điều kiện cho sự phân hoá, cho sự thay dổi và phát triển.

Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến nó tồn tại ở trong tất cả các sự vật hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng Nhưng ở các sự vật hiện tượng khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau của một sự vật, ở mỗi lĩnh vực, mỗi yếu tố cấu thành một sự vật sẽ có những mâu thuẫn khác nhau.

Trang 11

1.3 Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

1.3.1 Nội dung

Quy luật của mâu thuẫn là quy luật cơ bản nhất trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng bởi vì nó vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển.

Sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện:

Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im sự ổn định tạm thời của sự vật còn sự đấu tanh của các mặt đối lập quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.

Mâu thuẫn là động lực của sự vận động Bởi vì mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập các khuynh hướng đối lập Sự tác động qua lại sự đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu những thay đổi các mặt khác, tác động qua lại cũng như sự vận động nói chung nó là nguồn gốc động lực phát triển.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình, quá trình đó qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng Lúc đầu hai mặt đối lập chưa có xung đột với nhau ngày càng gay gắt hơn khi có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau mâu thuẫn được giải quyết sự vật đó mất đi sự vật mới tiến bộ hơn ra đời thay thế Sự vật mới có mâu thuẫn mới mâu thuẫn này lại triển khai phát triển và lại được giải quyết cứ như thế làm thành con đường phát triển không ngừng của mọi sự vật hiện tượng Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển.

1.3.2 Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Trong phép biện chứng duy vật khái niệm mặt đối lập là sự khái quát của các thuộc tính, khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau tồn tại trong cùng

Trang 12

một sự vật, hiện tượng và tạo nên sự vật hiện tượng đó Do đó cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau là điều kiện tồn tại của nhau, nếu thiếu một trong hai mặt chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào.

Tồn tại trong một thể thống nhất hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau đấu tranh với nhau Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giưã các mặt đó.

Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giưã chúng Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất như một chỉnh thê toàn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Khi bàn về mối quan hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lênin khẳng định rằng “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính lẽ nó nhờ có sự thống nhất giữa các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan” Song bản thân của sự thống nhất chỉ tương đối tạm thời Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đói cũng như sự phát triển sự vận động là tuyệt đối.

Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới Mâu thuẫn này được giải quyết sự vật cũ mất đi sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới Các mặt này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo

Trang 13

thành sự vật mới hơn Cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc là động lực của mọi sự phát triển.

1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển nên cần phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng

Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó

Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w