1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn cnxhkh tìm hiểu về điểm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nhà thờ lớn hoàn kiếm

12 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc phương Tây lớn nhất tại Hà Nội.Nhà thờ Lớn Hà Nội tọa lạc tại số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, ngay ở điểm giao nhau của 3 con phố lớ

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN CNXHKH

TÌM HIỂU VỀ ĐIỂM SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO NHÀ THỜ LỚN- HOÀN KIẾM

Họ và tên: Nguyễn Hương Giang (VHPT K42) Ngày sinh: 17/09/2004

Mã sinh viên: 2255350012Lớp tín chỉ:CN01002_K42.2

Trang 2

1 Đôi nét về Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành năm 1887 Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc phương Tây lớn nhất tại Hà Nội.

Nhà thờ Lớn Hà Nội tọa lạc tại số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, ngay ở điểm giao nhau của 3 con phố lớn là Nhà Thờ, Lý Quốc Sư và Nhà Chung, hiện nay Nhà thờ Lớn nằm trong không gian Phố đi bộ Hoàn Kiếm Nhà thờ Lớn có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là nhà thờ Thiên Chúa Giáo có lịch sử lâu đời nhất ở Hà Nội Từ lâu, Nhà thờ Lớn đã là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận Ngày nay, với lối kiến trúc phương tây độc đáo và bề dày lịch sử, nơi đây đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn nhất trong hành trình khám phá du lịch Hà Nội không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng dành cho Giáo dân, Nhà thờ Lớn Hà Nội còn là điểm tham quan, du lịch, check – in cực hot cho du khách trong và ngoài nước.

Trang 3

2 Nguồn gốc lịch sử nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội do thực dân Pháp xây dựng trên đất cũ của chùa Báo Thiên – ngôi chùa dưới thời vua Lý Thánh Tông Vào thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá vỡ trở thành địa phận họp chợ của dân Đại Việt Sau đó, giáo hội Công giáo được chính quyền giao lệnh xây nhà thờ Ban đầu chỉ làm tạm bằng gỗ Đến cuối thế kỷ XIX (năm 1884), nhà thờ được thi công khang trang hơn bằng gạch nung, do Giám mục Puginier thiết kế làm nên Đến năm 1887 nhà thờ hoàn thành và lễ khánh thành được tổ chức vào đúng dịp Giáng sinh năm đó Theo nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, chính quyền Pháp đã phá dỡ chùa cổ Báo Thiên có tuổi thọ hơn 800 năm tuổi để xây dựng nhà thờ lớn trên chính khu đất cũ của ngôi chùa cổ Tương truyền kể rằng, Báo Thiên Tự là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt những triều đại từ Lý – Trần – Lê – Nguyễn Mặc dù cái tên “khai sinh” của nhà thờ là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse nhưng người dân Hà Nội quen gọi với cái tên thân thương hơn là Nhà thờ lớn Hà Nội Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhìn thấy nhiều biến cố của thời gian, công trình nhà thờ lớn đã lặng lẽ nhìn thấy sự “thay da đổi thịt” của thu đô suốt 3 thế kỷ qua.

Ngay giữa đất thủ đô hoa lệ, nhiều công trình kiến trúc độc đáo đang mọc lên nhưng nhà thờ lớn vẫn là một điểm nhấn đặc thù, một nốt trầm xao xuyến trong bản hòa ca kiến trúc của cả thành phố Hà Nội, khiến nơi đây trở thành một địa điểm quyến rũ khiến chúng ta không thể bỏ qua.

Trang 4

3 Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội mang phong cách cách tân Gothic của thế kỷ 19 với các tháp và trục đối xứng điển hình ở Châu Âu Công trình kiến trúc đặc biệt này có chiều dài 64,5m với tháp chuông cao đến 31.5 m và được cố định bằng những trụ đá lớn Từ Hồ Gươm đi theo hướng Tây, du khách có thể dễ dàng nhận ra nhà thờ lớn Hà Nội từ xa bởi gam màu trầm trầm của thời gian đã in lên màu những mảng tường xám đen nham nhở, nổi bật giữa nền trời trong xanh của Hà Nội.

Khách du lịch chỉ có thể vào tham quan nhà thờ lớn Hà Nội qua cổng bên Nhìn từ bên ngoài, nhà thờ lớn Hà Nội có vẻ mang nét cổ kính, nét trầm mặc nhuốm màu thời gian bởi những lớp vôi vữa đã chuyển màu, mái ngói đã phủ đầy các lớp rêu phong Ấy thế mà, khi bước vào bên trong, sự lộng lẫy và hoành tráng của công trình nhà thờ lớn Hà Nội khiến không ít du khách phải thốt lên đầy bất ngờ.

Trang 5

Bên trong nhà thờ, những hàng cửa kính màu và nhiều bức tranh treo tường với chủ đề tôn giáo càng nhấn mạnh và làm nổi bật phong cách kiến trúc Châu Âu Bên cạnh đó, nhiều chi tiết trang trí mang phong cách truyền thống của Việt Nam được decor dọc lối đi, trên tường, trên bệ thờ tạo nên những nét điểm xuyết ấn tượng cho toàn bộ không gian.

Trang 6

Đặc biệt, điểm thu hút nhiều du khách nữa ở bên trong nhà thờ chính là Cung thánh Cung thánh được trang trí theo lối truyền thống dân gian, tuy đơn giản nhưng ấn tượng và bắt mắt, giữa Cung thánh là tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu, 2 bên Cung thánh có bàn thờ Đức mẹ và nhiều bức tượng thánh khác.

Phía bên dưới Thánh đường là những băng ghế đỏ kéo dài, có bàn quỳ để giáo dân làm lễ trong thánh đường Nhà thờ lớn Hà Nội có sức chứa lên đến hàng nghìn người Vào các dịp lễ lớn như Giáng sinh, nhà thờ lớn Hà Nội là nơi thu hút đông đảo du khách khắp

Trang 7

nơi và các giáo dân về đây tham quan và hành lễ Sau nhiều năm tạm ngưng, các buổi thánh lễ tại nhà thờ lớn Hà Nội được bắt đầu tổ chức lại từ năm 1990 đã thu hút đông đảo giáo dân đến tham gia Kể từ đó, các buổi lễ thánh ở nhà thờ lớn Hà Nội luôn thu hút đông đảo người dân trong tất cả các ngày trong tuần.

4.Các hoạt động tại Nhà thờ

Nhà thờ thường có 2 thánh lễ vào ngày thường và 7 thánh lễ vào chủ nhật Ngày 19 tháng 3 hằng năm, nơi đây sẽ tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội Những hôm hành lễ, người dân thường nghe tiếng nhạc vang lên cùng những bài cầu kinh trong Nhà thờ lớn Đây cũng là nơi diễn ra các buổi xá tội dành cho giáo đoàn Như những nhà thờ khác, lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh là 2 lễ lớn nhất ở nhà thờ, thường tổ chức những buổi hành lễ linh đình, tấp nập người công giáo đến cử hành buổi lễ.

Trang 8

Không chỉ là địa điểm tôn giáo nổi tiếng của thủ đô, Nhà thờ lớn Hà Nội còn là điểm đến thu hút rất đông các bạn trẻ và du khách tới tham quan, chụp ảnh ở không gian ngoài trời Đặc biệt vào dịp Noel là lúc Nhà thờ lớn được trang hoàng lộng lẫy nhất với những cây thông được trang trí cầu kì và ánh đèn lung linh đamàu sắc.

Trang 9

5 Chính sách của địa phương

Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, là trung tâm hành chính- chính trị, kinh tế, văn hóa, nơi đã và đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể, với 190 di tích, trong đó nổi bật là di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt: Nhà Thờ Lớn, Đền Ngọc Sơn và Khu vực hồ Hoàn Kiếm, 50 đình thờ Tổ nghề, cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như ẩm thực, các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống đền Bạch Mã, đình Yên Thái, Lễ hội Trung thu… đã góp phần tạo nên dấu ấn Thăng Long- Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như: công thác thông tin tuyên truyền, quản lý nhà nước về văn hóa, quảng cáo, di tích, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, quận đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy thông qua việc thực hiện các Đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 2021-2025.

Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của Chương trình, Ban Thường vụ quận ủy đã chỉ đạo xây dựng triển khai 06 đề án, trong đó có 03 đề án thuộc lĩnh vực văn hóa, gồm: Đề án “Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, mở rộng hợp tác quốc tế giai đoạn 2020- 2025”; Đề án “Tiếp tục xây dựng, phát triển môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện” đồng thời tiếp tục triển khai, nâng cao chất lượng một số đề án của nhiệm kỳ trước như Đề án về xây dựng “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ” và Đề án “Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”.

Về công tác quản lý di tích, UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất Sở Văn hóa và Thể thao quan tâm báo cáo, đề xuất UBND Thành phố giải quyết những vướng mắc trong hồ sơ điều chỉnh khoanh vùng di tích trên địa bàn Đề nghị thành phố tổ chức quảng bá các giá trị văn hóa tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội.

Trang 10

Về xây dựng thiết chế văn hóa, ưu tiên quy hoạch quỹ đất dành cho quận Hoàn Kiếm để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao tiêu biểu quốc gia Đề xuất UBND Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao sớm xem xét, cho phép UBND quận cấp giấy phép trở lại đối với loại hình hoạt động kinh doanh…

Đánh giá cao kết quả của quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội mong muốn trong giai đoạn tới, quận sẽ phát huy giá trị của “Quận di sản” Chủ động phát huy những kết quả đã làm được theo cách làm mới Phát huy nguồn lực từ các không gian đặc trưng của quận như: Không gian hồ Gươm và phố cổ, không gian phố cũ và không gian ven sông Hồng Quan tâm tới kiến trúc đô thị và kiến tạo để tạo ra các không gian văn hóa nghệ thuật Chú trọng phát triển đô thị xanh, đô thị âm thanh, ánh sáng Phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, ẩm thực, thời trang… thành sản phẩm sáng tạo thông qua dịch vụ của công nghệ Phát triển nguồn nhân lực, tạo dựng nếp sống văn hóa gắn với cốt cách của người Hà Nội xưa, thu hút nguồn nhân tài để tiếp cận với công nghiệp văn hóa và sản phẩm sáng tạo Bên cạnh đó, quận cũng định hướng quy hoạch phát triển trong 10 năm mới, xác định rõ các danh mục về văn hóa và thể thao để thực hiện.

Bên cạnh đó, phải kể đến sự quan tâm của chính quyền địa phương về các chính sách tôn giáo, chính sách đại đoàn kết dân tộc, nâng cao trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cuộc sống “Tốt đời đẹp đạo”, “Kính Chúa yêu nước”, “Nước vinh đạo

Trang 11

sáng”, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo từng bước được nâng cao Đồng bào Công giáo quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã góp phần không nhỏ vun đắp truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc Bên cạnh đó, Tôn giáo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã thực hiện nhiều phong trào, hoạt động góp phần vào xây dựng thủ đô giàu đẹp, hòa bình và ổn định, như: phong trào xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến; phong trào xây dựng làng văn hóa và gia đình văn hóa Có được những thành tích này là do triển khai tốt công tác quản lý nhà nước về đạo Công giáo trên địa bàn TP Hà Nội, qua đó, rút ra một số nét cơ bản sau:

Thứ nhất,việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc đạo Công giáo thực hiện tương đối thuận lợi Ban Tôn giáo TP Hà Nội đã tham mưu với UBND thành phố chấp thuận việc đăng ký, phong phẩm của các tổ chức Công giáo trên địa bàn, tham gia thành viên Ban Đại diện, Ban Trị sự Họ đạo cơ sở…

Thứ hai, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với chức sắc, tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm Hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tín ngưỡng, tôn giáo đối với chức sắc, tín đồ đạo Công giáo gắn với việc phát động các phong trào cụ thể, thiết thực.

Một nội dung quan trọng của phong trào xây dựng xứ họ đạo tiên tiến là vận động bà con theo đạo Công giáo chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Trong 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo quận Hoàn Kiếm được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận Trong đó, đồng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động ở địa phương và làm tròn trách nhiệm công dân Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Công giáo ngày càng được nâng lên Hiểu và làm theo lời Kinh thánh “vâng phục quyền binh trần thế”, hầu hết bà con theo đạo Công giáo đều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Người Công giáo tích cực đi bầu cử, chấp hành nghĩa vụ quân sự.

Trong giai đoạn 2022-2027, Ban Đoàn kết Công giáo quận Hoàn Kiếm tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào Công giáo chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Tín ngưỡng - Tôn giáo Đồng thời, đẩy mạnh

Trang 12

các phong trào thi đua yêu nước gắn với xây dựng “Xứ, họ đạo tiên tiến”, phong trào “Mỗi người Công giáo Thủ đô là một công dân tốt”; tích cực xây dựng đô thị văn minh.

Kết luận: Hà Nội là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, các tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng trên địa bàn luôn gắn bó, đồng hành với sự phát triển của dân tộc Chính vì vậy, việc các ban hành chính sách và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý về di sản văn hóa liên quan đến Tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội hiện nay là một việc làm quan trọng, thường xuyên, góp phần đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân và từng bước ổn định xã hội trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN