1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khởi nghĩa mai hắc đế

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cùng chí hướng với chồng, bà Đinh Thị Ngọc Tô đã thay Mai Thúc Loan nuôi dạy con cái, chăm lo việc nông trang, tích trữ sẵn lương thảo để chồng rộng đường đi tìm người đồng chí hướng.II.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 2

KHỞI NGHĨA MAI HẮC ĐẾ

Trang 3

I.Giới thiệu về Mai Thúc Loan

vào đầu thế kỷ VIII, một vị anh hùng trẻ tuổi, xuất thân nghèo khó nhưng chí hướng lớn đã lãnh đạo nhân dân cả nước cùng với liên hợp của nhiều quốc gia lân bang chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đó là Mai Thúc Loan - Mai Hắc Đế

Mai Thúc Loan sinh năm 670 mất năm 723, Cha là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị nguyên gốc là người làng Mai Phụ, huyện Thiên Lộc bây giờ thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh Mai Thúc Loan Sinh ra và lớn lên ở động Cồn Chèn (thôn Ngọc Trừng, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Tương truyền, Mai Thúc Loan là một cậu bé hiếu động, nhanh nhẹn, có sức khỏe hơn người Từ nhỏ, Mai Thúc Loan đã phải lam lũ kiếm sống bằng nhiều cách như kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng, làm thuê cho bọn hào phú Nỗi nhọc nhằn ấy hằn sâu trong tâm trí ông, giúp ông thấu hiểu nỗi cực nhọc của người dân lao động Nhờ sự cưu mang của cư dân trong vùng mà gia đình Mai Thúc Loan đã vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn tại nơi ở mới Cha mất sớm, Mai Thúc Loan được mẹ nuôi dưỡng chăm sóc, số phận nghiệt ngã đã làm đảo lộn cuộc

Trang 4

sống của ông khi chưa đến tuổi trưởng thành mẹ của ông qua đời, để lại một mình giữa bão tố cuộc đời Ông được một người bạn của cha là Đinh Thế đưa về làm con nuôi, cưu mang giúp đỡ, yêu thương như con đẻ, giúp ông vượt qua những năm tuổi thơ khốn khó.

Vào tuổi trưởng thành, Mai Thúc Loan đã tham gia vào phường săn với một ý chí nung nấu là tìm diệt hổ giữ trả thù cho mẹ Đây cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe, luyện tập võ nghệ, đồng thời tìm cơ hội kết giao với những "trang hiệp khách" mưu chuyện đại sự về sau.

Cuộc sống nghèo khổ đã không thể có cơ hội cho Mai Thúc Loan được đi học Nhờ ở cạnh gia đình viên thổ hào giàu có nuôi thầy đồ dạy học trong nhà, cùng với sự kiên trì, hiếu học, tự học, qua nghe lén những bài giảng của thầy mà Mai Thúc Loan đã biết đến sách vở thánh hiền Thầy đồ vừa là người thường xuyên bảo ban, động viên giúp cậu bé mồ côi học chữ, đồng thời là người khai sáng cho ông về lịch sử đất nước.

Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước đang bị ngoại bang đô hộ, sống giữa cộng đồng người nông dân lam lũ bị áp bức, bóc lột đến cùng cực, Mai Thúc Loan đã sớm có ý thức đứng lên chống lại chính quyền đô hộ, cứu nước, cứu dân, giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc Cùng chí hướng với chồng, bà Đinh Thị Ngọc Tô đã thay Mai Thúc Loan nuôi dạy con cái, chăm lo việc nông trang, tích trữ sẵn lương thảo để chồng rộng đường đi tìm người đồng chí hướng.

II.Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai HắcĐế

1.Bối cảnh

Năm 605, tướng nhà Tuỳ là Lưu Phương đánh bại các cuộc chống đối của

người Việt, thiết lập sự đô hộ của nhà Tuỳ Năm 618, Nhà Tùy mất, nhà Đường lên thay, đặt nước Việt là An Nam Đô hộ phủ, đóng ở Giao Châu.

2.Nguyên nhân

Thời bấy giờ chính sách bóc lột hà khắc của chính quyền đô hồ nhà Đường cùng với sự tham nhũng vô độ của các viên quan cai trị tại Giao Châu nói chung và tại Hoan Châu nói riêng đã khiến cho cuộc sống của người dân ở đây càng trở nên cùng cực và túng quẫn, ngoài việc phải đi phu, cống tiền thóc và nhiều sản vật quý hiếm, hàng năm người dân ở đây còn phải cống nộp vải.

Trang 5

Năm 712, thấy Mai Thúc Loan là người khỏe mạnh, lại có uy tín với dân trong vùng nên ông được phụ giúp việc chỉ huy đội dân phu gánh vải sang cống nộp triều đình Tràng An Trên đường cống nạp, bọn lính đánh đập dân phu dã man, ông đã kêu gọi mọi người cùng chống lại bọn quan quân nhà Đường

Sau khi giết hết bọn áp tải, ông đã liên lạc cho những người anh em thân tín tập kết tại thung lũng Sơn Nam để bàn kế hoạch tổ chức lực lượng sang sửa vũ khí, đồng thời phái người đi khắp các vùng kêu gọi nhân dân tham gia Họ đều cảm phục trước tinh thần nghĩa khí trong con người của Mai Thúc Loan.

Sau một thời gian tập hợp lực lượng chuẩn bị cho khởi nghĩa, chỉ tính riêng số quân thường xuyên túc trực tại gia đình Mai Thúc Loan dưới danh nghĩa là "thực khách" đã lên tới vài nghìn người Sau khi tập hợp lực lượng tại quê hương, Mai Thúc Loan hết lòng khoản đãi những người cùng chí hướng Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, được sự hưởng ứng tích cực của dân chúng quanh vùng, lực lượng quân số đã tăng nhanh một cách đáng kể "trong một tuần, xa gần hưởng ứng, có quân hơn mười vạn" Ngoài ra không thể biết hết được toàn bộ số quân được dự trữ, cất dấu tại Hoan Châu, Ái Châu, Diễn Châu - đất bản độ của Mai Thúc Loan

Trang 6

cùng các địa phương khác nhưng vùng biển Hải Phòng, vùng châu thổ sông Hồng -nơi có các chiến hữu của Thúc Loan đang hoạt động.

Mai Thúc Loan cùng các bạn hữu tìm kiếm, xây dựng căn cứ quân sự ngay tại nơi "chôn rau cắt rốn", gắn bó với bao kỷ niệm ấu thơ của mình Mai Thúc Loan đã chú trọng đầu tư, thiết lập hệ thống căn cứ để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa gồm có: thành Vạn An, Vệ Sơn, Hùng Sơn, Ngọc Đái Sơn Đặc điểm nổi bật của các căn cứ khởi nghĩa ngày là có một hệ thống sông nước tự nhiên bao quanh tạo thành một con hào chiến lược bảo vệ, gồm có: Sông Lam chảy quanh phía nam và đông Nam, hồ Nón (bàu Nón) bao quanh phía đông và đông bắc, bàu Sen và bàu Lầm (thuộc địa phận xã Vân Diên) chảy ở phía tây.

Với địa hình tự nhiên khá thuận lợn, bao bọc bởi những nhánh của sông Lam, thành Vạn An trở thành một hòn đảo nổi lên trên một vùng sông, hồ mênh mông Thành Vạn An lại được dãy núi Thiên Nhẫn, sông Lam và Cồn Vệ bao che phía nam, núi Đụn Sơn án ngữ phía tây nam, dãy núi Đại Huệ, bàu Nón….tạo thành một vòng cung bảo vệ phía bắc - tây bắc và phía đông.

3.Thời điểm

Các bộ chính sử của Trung Quốc và Việt Nam đều chép thống nhất về Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào khoảng thời gian nửa đầu niên hiệu Khai Nguyên, đời vua Đường Huyền Tông, và bị dập tắt vào năm Bính Tuất (722) Cựu Đường thư ghi một câu vào năm Khai Nguyên thứ 10:

Ngày Bính Tuất tháng 8, mùa thu Lĩnh Nam án sát sứ là Bùi Trụ Tiên báo lên cấp trên (rằng) tướng giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan vây đánh các châu huyện, (hoàng đế) sai Phiêu kỵ tướng quân kiêm Nội thị Dương Tư Húc đánh dẹp.

— Cựu Đường thư, Bản kỷ: Huyền Tông Thượng, Quyển 8 Tân Đường Thư biên soạn sau đó 100 năm, đã đính chính lại tháng nhưng năm thì vẫn là Khai Nguyên thứ 10:

Tháng 7, ngày Bính Tuất người An Nam là bọn Mai Thúc Loan phản loạn, giết chết.

Trang 7

— Tân Đường thư, Bản kỷ: Duệ Tông - Huyền Tông, Quyển 5

4.Diễn biến

Sau nhiều năm chuẩn bị kỹ càng về lực lượng quân số cùng với hệ thống đồn lũy tại quê nhà, Mai Thúc Loan cùng các tướng lĩnh và quân khởi nghĩa phác thảo một kế hoạch tấn công cụ thể vào trụ sở của chính quyền đô hộ nhà Đường đặt tại Hoan Châu Trước hết, Mai Thúc Loan bố trí lực lượng và hình thành một bộ chỉ huy quân sự chiến trường Ông cử các nghĩa sĩ có năng lực và tài năng đảm nhiệm các chức vụ trọng yếu như Quân sư, Thái úy, Tham mưu, Thảo lỗ tướng quân, Lang tướng,… Sau đó, chia quân lính làm bốn đạo, mỗi đạo lại chia làm ba quân, mỗi quân có 1000 người do một viên Trung úy suất lĩnh để nghe hiệu lệnh Mai Thúc Loan đã ban ra Hịch nêu lên tội ác cùng sự bóc lột dã man của chính quyền đô hộ triều Đường tại An Nam, đồng thời nêu rõ lý do khởi nghĩa kêu gọi nhân dân các vùng Diễn Châu, Ái Châu tham gia.

Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế Theo Việt điện u linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình Một số nguồn cũng cho hay, ông lấy hiệu là Mai Hắc Đế vì ông có màu da đen Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn hiện nay), tích cực rèn tập tướng sỹ Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có cả sự liên kết với Lâm Ấp và Chân Lạp.

Theo sách An Nam chí lược: Sơ niên hiệu Khai Nguyên (713-714), của Huyền Tông, Soái trưởng Giao Châu là Mai Thúc Loan làm phản, hiệu xưng là Hắc Đế, ngoài thì kết giao với quân của Lâm Ấp và Chân Lạp, tập họp được 30 vạn quân sĩ, chiếm cứ nước An-nam Vua Huyền Tông ra lời chiếu sai quan Tả Giam Môn Vệ tướng quân là Dương Tư Miễn và quan đô hộ là Nguyên sở

Trang 8

Khách qua đánh, cứ noi theo con đường cũ của Mã-Viện đi tới phá quân của Loan, thâu những xác chết đắp thành gò lớn, rồi kéo về.

Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) Thái thú nhà Đường là Quang Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân.

Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Tư Húc và Quang Sở Khách sang đàn áp Quân quan nhà Đườ tiến theo đường bờ biển Đông Bắcng và tấn công thành Tống Bình Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hôồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ Không đương nổi đội quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rôì mất.

Trang 9

Theo sách Việt sử tiêu án Thời nhà Đường có Tống Chi Đễ bị tội đầy ra, quận Chu Diên, gặp lúc Loan vây hãm châu Hoan, vua Đường bèn trao cho Đễ chức Tổng quản để đánh ông Loan Đễ mộ được 8 người tráng sĩ mặc áo giáp dày, kéo đến tận chân thành mà hô to rằng: "Hễ bọn người Lèo hành động tức thì giết chết"; 700 quân đều phục xuống không dám đứng dậy, mới bình được

Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay Sau khi Mai Hắc Đế từ trần, triều thần cùng binh sĩ nhất tôn phò Hoàng tử út Mai Thúc Huy lên ngôi tại căn cứ Hùng Sơn (tức Mai Thiếu Đế)

Cứ điểm phòng ngự cuối cùng của quân đội Mai triều là Hùng Sơn, cuối cùng cũng bị quân Đường tấn công mãnh liệt Với lợi thế về trang thiết bị vũ khí cùng kinh nghiệm chiến trận, đạo quân của Dương Tư Húc và Quang Sở Khách đã phá vỡ cứ điểm phòng ngự Hùng Sơn Cứ điểm bị thất thủ, chủ tướng Mai Thúc Huy hy sinh.

Đến lúc này Mai triều bị tổn thất nặng nề, về cơ bản cuộc khởi nghĩa Hoan Châu đã thất bại Tuy nhiên âm vang của cuộc khởi nghĩa cùng những tấm gương tiết liệt của Mai Hắc Đế và thân quyến với những quan quân dũng cảm vẫn mãi lắng đọng trong tâm khảm của nhiều thế hệ người dân Việt Nam Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu cùng Mai triều do Mai Thúc Loan kiến lập và lãnh đạo từ năm 713 đến năm 722, vẫn luôn là một trang sử vàng chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc chúng ta.

5 Kết quả, ý nghĩa

*Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận

*Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

6 Nhận định

Đương thời nội thuộc, Mai Hắc Đế không chịu bọn ngược lại kiềm thức, cũng là người xuất chúng trong đám thổ hào Việc thành thì làm nên Lý

Trang 10

Bí hay Triệu Quang Phục, không thành thì làm Phùng Hưng, Mai Thúc Loan Cho nên nêu rõ ra, viết hai chữ to "châu dân" là khen việc làm ấy đó.

— Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sỹ

III.Tuởng nhớ

Đời sau nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn Ngày nay tại địa phận thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn có khu di tích tưởng niệm ông Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong Tiên chân báo huấn tân kinh để ở đền thờ, ca tụng công đức ông như sau (bản dịch):

Hùng cứ châu Hoan đất một vùng, Vạn An thành lũy khói hương xông, Bốn phương Mai Đế lừng uy đức, Trăm trận Lý Đường phục võ công Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn, Hùng Sơn gió lặng, khói lang không Đường đi cống vải từ đây dứt, Dân nước đời đời hưởng phúc chung

Ở vùng Nam Đàn, còn lưu truyền lại một bài hát chầu văn nói

Trang 11

xảy ra với khoảng cách địa lý hơn 2000 km từ Nghệ An đến kinh đô Trường An trong khi Nghệ An không hề có giống vải ngon

Nhớ khi nội thuộc Đường triều, Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai Sâu quả vải vì ai vạch lá,

Ngựa hồng trần kể đã héo hon

1.Lễ hội

Lễ hội chính của đền, miếu vua Mai (tại thị trấn Nam Đàn và thung lũng Đụn Sơn) được tổ chức long trọng vào Rằm tháng Giêng, thời Nguyễn từng được coi là Quốc lễ Người dân Nam Đàn và nhiều nơi trong cả nước cũng lập đền thờ, tổ chức cúng giỗ vợ và con, cùng các tướng tài của Mai Hắc Đế.

Đặc biệt ở thị trấn Nam Đàn, ngày Rằm tháng Bảy còn được nhân dân địa phương ghi nhớ là ngày giỗ các nghĩa sỹ của khởi nghĩa Hoan Châu đã tử trận vì nước, tục gọi là “ngày giỗ trận vong tướng sỹ” Tại chợ Sa Nam trung tâm thị trấn Nam Đàn, người dân nghỉ chợ trước một ngày để chuẩn bị Những người buôn bán trong chợ cùng góp tiền mua sắm đồ lễ để cúng tế các liệt sỹ Đúng ngày Rằm tháng Bảy, hàng chục bao tải ngô, nếp rang nổ, hàng chục nồi cháo được nấu Người dân bày hàng trăm chiếc lá đa lên các bàn trong chợ Sa Nam, rồi múc cháo lên đó, gọi là cháo búp (cháo đặc, múc đổ lên lá đa thì có ngọn) Các loại hoa quả

Trang 12

như thị, nhãn, vải cũng được bày ra, và không thể thiếu các đồ vàng mã như áo quần, dày dép Giữa chợ, người ta dựng một ông Võ Tướng bằng nan, phết giấy rất đẹp Các bàn lễ được bày cúng xung quanh ông Võ Tướng, cúng xong thì hóa, các lễ vật được phát cho ăn mày và những nhà nghèo Phong tục này được duy trì nhiều đời

Tuy tranh luận còn chưa ngã ngũ về thời điểm khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra, năm 2013, tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1300 năm khởi nghĩa Hoan Châu (713 - 2013)

2 Trường học

Trước 1975, kho Mai Hắc Đế trên đường Yersin thị xã Ban Mê Thuột là kho vũ khí đạn dược lớn nhất ở Tây Nguyên của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, nơi diễn ra hai trận đánh lớn của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, trong sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 và chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 Sau 1975, đường Yersin được đổi mang tên ông.

IV.Truyện Mai Thúc Loan

Trang 13

Năm Nhâm Tuất (722) (Đường Huyền Tông, năm Khai Nguyên thứ 10) Tháng 7, mùa thu Ở Hoan Châu Mai Thúc Loan giữ lấy châu, tự xưng đế Nhà Đường, sai bọn nội thị Dương Tự Húc sang đánh, phá được.

Theo Đường thư, khoảng năm Khai Nguyên (713-741), An Nam có Mai Thúc Loan làm phản, tự xưng là Hắc đế, chiêu tập quân 32 châu, ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân, giữ vùng biển nam, quân số có đến 40 vạn Tư Húc xin đi đánh, chiêu mộ 10 vạn quân, cùng với Quang Sở Khách tiến quân theo đường cũ của Mã Viện, nhân lúc bất ý, sập đến đánh Thúc Loan hoang mang nao núng, không kịp mưu tính cách đối phó, bị thua to Tư Húc mới chôn những xác chết chung vào một nơi, đắp thành cái gò cao (Kình quán), để ghi chiến công của mình, rồi rút quân về.

Lời cẩn án - Khoảng năm Khai Nguyên (713-741) nhà Đường, An Nam đô hộ phủ vẫn còn ở Giao Châu, thống trị 12 châu, 59 huyện, đều đặt các quan thú, tể để quản trị ( ) lúc Mai Thúc Loan khởi lên, thì phủ đô hộ với các châu Phong, Ái, Lục, Diễn chưa nghe thấy có đâu là thuộc về Mai Thúc Loan đóng giữ, như vậy Mai Thúc Loan làm thế nào mà chiêu tập được người 32 châu, có số quân đến 40 vạn? Trộm nghĩ Thúc Loan chẳng qua giữ được một châu, thế lực cũng nhỏ Bấy giờ Đường Huyền Tông thích lập công ở biên giới, bọn Tư Húc và Sở Khách thì lợi dụng xứ này ở nơi hiểm trở xa xôi, nên mới thổi phồng thanh thế bên địch để cầu lấy công cán và phong thưởng đó thôi Nếu không phải thế thì sau giáp binh và đất đai như thế, mà quân nhà Đường mới thoạt kéo đến đã vội kinh hãi tan rã nay Lời chua - Dương Tư Húc: Theo truyện Dương Tư Húc trong Đường thư, Tư Húc là hoạn quan người Thạch Thành thuộc La Châu, gốc tích là họ Tô.

Quang Sở Khách (Sử cũ chép Nguyên Sở Khách là lầm): Người Giang Lăng, hồi đầu niên hiệu Khai Nguyên, sang làm An Nam đô hộ.

Trích: Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục Tiền Biên, Quyển IV

Câu 1: Tại sao Mai Thúc Loan lại kêu gọi mọi người đứng lên tham gia khởi

Trả lời:

Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã làm cho nhân dân ta căm phẫn, mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Đường ngày càng sâu sắc =>> Nhân

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:55

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w