Bài Tập Lớn Xây Dựng Quy Trình May Áo Sơ Mi Mã 03.Pdf

22 2 0
Bài Tập Lớn Xây Dựng Quy Trình May Áo Sơ Mi Mã 03.Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘITRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

BÀI TẬP LỚNXÂY DỰNG QUY TRÌNH MAY

ÁO SƠ MI MÃ 03

HỌC PHẦN: THỰC HÀNH KĨ THUẬT MAY 1Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Minh HuyềnSinh viên thực hiện: Lã Thị Thủy

Nguyễn Thị Hoài Nguyễn Thị ThúyLớp: TTKTM1.5_LT.1_TH

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………

I NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU KÝ THUẬT………

1 Mô tả, phân tích kết cấu sản phẩm………

2 Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình gia công sản phẩm …………

II XÂY DỰNG QUY TRÌNH MAY………

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH MAY ÁO SƠ MI MÃ 03……….

BẢNG QUY TRÌNH MAY SẢN PHẨM ÁO SƠ MI MÃ 03………

III SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP MAY CƠ BẢN ÁO SƠ MI NAM VỚI DOANH NGHIỆP ………

IV KIÊM TRA CHÁT LƯỢNG SẢN PHẢM………

1 Kiểm tra chuyền………

2 Kiểm tra đơn chiếc……….

3 So sánh kiểm tra chuyền và kiểm tra đơn chiếc………

V CÁC LỖI SAI HÔNG THƯỜNG GẶP………

VI KẾT LUẬN……….………

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

ông với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ ngày một phát triển, trong đó ngành công nghiệp Dệt May cũng được đẩy mạnh, phát triển và giữ được vai trò quan trọng của nền kinh tế trong nước cũng như ngoài nước Ngoài việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ quản lí, nâng cao tay nghề công nhân thì các doanh nghiệp cần chủ động nguyên liệu, tiến hành các công việc chuẩn bị sản xuất một cách tốt nhất, giúp đơn hàng triển khai theo đúng kế hoạch và đảm bảo theo đúng yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm Để công việc thực hiện được một cách hiệu quả nhất đòi hỏi chúng ta phải cần có kinh nghiệm trong sản xuất kiến thức chuyên môn vững vàng.

Để hoàn thiện bải tập lớn "Xây dựng quy trình may áo sơ mi mã 03" một cách tốt nhất chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn qua các học phần: Vật liệu dệt may, vẽ kĩ thuật ngành may, thiết bị may và an toàn lao động, kĩ thuật may 1, thiết kể trang phục may 1 và thực tập kĩ thuật may 1 giúp chúng em nắm vững được quy trình sản xuất sản phẩm may theo dây chuyền, nâng cao tay nghề và lảm quen dần với môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Thông qua bài tập lớn này, đã giúp chúng em tích lũy thêm một số kiến thức mới làm nền tảng cho đợt thực tập sản xuất sắp tới cũng như cho công việc tương lai Nhưng do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi nhiều sai sót, chúng em mong các thầy cô đóng góp thêm nhiều ý kiến để bài tập này của chúng em được hoàn thiện hơn.

Trang 4

I NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU KỸ THUẬT1 Mô tả, phân tích kết cấu sản phẩm

* Đặc điểm hình dáng - Áo sơ mi nam dài tay - Nẹp trái rời, nẹp phải liền

- Thân trước bên trái áo khi mặc có một túi ngực đáy vát góc, miệng túi cài bút

- Thân sau không ly - Cầu vai hai lớp - Gấu đuôi tôm

Trang 5

2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gia công sản phẩm• Nguyên vật liệu

- Vải chính: 75% vái modal, 25% cotton

Modal là một chất liệu vải tự nhiên cao cấp làm từ gỗ sồi được hãng Everon ứng dụngsản xuất chăn ga gối đệm từ năm 2017.

Modal là vật liệu vải sinh học được làm từ cellulose tải chế từ cây sồi Vải Modal thườngđược dệt kết hợp với sợi cotton với tỷ lệ 70%-75% Gỗ sồi và 25%-30% sợi cotton để tăngthêm độ bền cho vải.

- Ưu điểm: Mềm mại, mịn màng và thoáng mát Kết cầu của nó tương tự như cotton hoặc

tơ tằm Chất liệu này mang đến cảm giác mát lạnh khi chạm vào và thấm hút mồ hôi rấttốt Giống như Cotton, chất liệu này rất dễ nhuộm màu, có một số đặc tính nổi trội hơn sovới vài Cotton là khả năng chống co rút, chống nhăn tốt và không bị dính vào người khima sát (không bị tích điện) Ngoài ra, còn có ưu điểm là giữ được sự mềm mại và khôngbị co giãn trong thời gian dài, không hấp thụ nước gây cũ vải.

- Nhược điểm: Giặt lâu khô, màu sắc không được sặc sỡ như Cotton Không nên dùng

dung dịch có tính tẩy rửa mạnh, không nên sử dụng nhiệt độ cao sẽ khiến sợi vải bị co lại.

• Mẫu

Trong ngành may có 4 loại mẫu: Mẫu mỏng, mẫu cứng (BTP), mẫu thành phẩm (mẫuthiết kế) và mẫu phụ trợ Trong xây dựng quy trình may, ta cần quan tâm đến việc kiểmtra loại mẫu phụ trợ được sử dụng trong quá trình sản xuất Mẫu phụ trợ bao gồm: mẫucắt gọt, mẫu may, mẫu là, mẫu sang dấu, mẫu kiểm tra, mẫu phụ dành cho hàng kẻ Côngviệc kiểm tra mẫu giúp biết được mẫu đã đúng với yêu cầu kỳ thuật và đúng với thông sốhay chưa Ngoài ra, phải nghiên cứu tính chất của từng loại mex dựng (cổ, măng séc, nẹpáo, thép tay trong tài liệu kỹ thuật) tương ứng với nguyên liệu Các bước kiểm tra mẫu:+ Kiểm tra mẫu về số lượng chi tiết.

+ Kiểm tra mẫu về hình dạng và kích thước.+ Kiểm tra dẩy đủ thông tin cần thiết trên mẫu.

Sau công việc kiểm tra mẫu ta nên tiến hành khớp mẫu (cổ áo, đường sườn, bụng tay, )tránh xảy ra sai hỏng trong quá trình may.

Khi làm dầu sử dụng phấn trắng, nét mảnh, dễ làm sạch Làm dấu đúng theo mẫu đã kiểmtra và đảm bảo được thông số kỹ thuật.

Trang 6

* Là, ép mex> Là

- Là trong quá trình gia công là bước không thể thiểu trong cả quá trình may hoàn thiện,giúp sản phẩm sạch vết phần may, êm phẳng và tăng tính thầm mỹ Là giãn đường mayđể đường may không bị cầm nhăn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho mã hàng.

- Bàn là hơi dùng để là chi tiết và hoàn thiện sản phẩm Sử dụng bàn là cần kiểm tra nhiệtđộ trước khi là, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nguyên liệu Khi là chọn nhiệt độ thíchhợp từ 100 - 150°C với thời gian không quá 15s.

> Ép mex

Mex dùng để định vị và giữ dáng của các sản phẩm may mặc được đẹp hơn.

Tùy vào vị trí cần sử dụng và ý đồ của người thiết kế mà mex sẽ được sử dụng linh hoạttrên sản phẩm Trước khi vào tiến hành sản xuất một sản phẩm ta cần phải xác định sửdụng loại mex nào cũng như yêu cầu tiến hành đối với loại mex đó (nhiệt độ của bàn làhay thời gian đảm bảo để làm tan chảy lớp nhiệt dẻo phủ trên bề mặt mex).

Ở sản phẩm áo Sơ mi mã 3, em sử dụng mex vải dính cho bản cổ, chân cổ, bác tay vàmex mỏng dựng có nhựa 3015 cho nẹp khuyết, thép tay to Ép mặt trái các chi tiết ở nhiệtđộ 100-150° C để mex bám được vào vải thời gian ép từ 8-10s, áp lực từ 2,5-3kg/cm2*Chú ý Khi là mex không được di bàn là và bẩm hơi:

* Thiết bị

- Sử dụng chủ yếu là máy 1 kim, máy may công nghiệp điện tử hãng Juki 8700.- Máy thùa khuy đính cúc sử dụng để đính cúc ở nẹp áo, đầu chân cổ, măng séc và théptay.

- Chân vịt mí: Sử dụng may các đường may mí ở chân cổ, mí 2 cạnh nẹp phải, mí cầu vai,mí vai con, túi, măng séc và thép tay to nhỏ.

- Kim máy may nên sử dụng kim 11 đề dễ dàng thực hiện thao tác và tránh đề lộ lỗ chânkim trên vải.

* Mối quan hệ giữa vải – chỉ - thiết bị

Việc lựa chọn được đúng kim và chỉ phù hợp với vật liệu là vô cùng quan trọng Vải, chỉ,thiết bị có mối liến kết chặt chẽ với nhau để tạo ra đường may êm phẳng, quyết định trựctiếp đến chất lượng hàng Kim và chỉ phù hợp với thiết bị sẽ không gây hiện tượng gãykim, bỏ mũi, đứt chỉ,

Trang 7

II XÂY DỰNG QUY TRÌNH MAY

Sau quá trình nghiên cứu, công việc cần thiết phải làm đó là xây dựng quy trình may cho sản phẩm Xây dựng quy trình may có nhiều dạng: Xây dựng sơ đồ dạng khối, dạng cây, dạng hình, dạng bảng Sơ đồ quy trình giúp đưa ra các bước may từ cơ bản đến chi tiết khi gia công một sản phẩm.

Trang 9

Gia công thân trước

Trang 10

a: Thân trước phảib: Thân trước trái

trái 1 1kimMáy 14Diễu nẹp trái2Máy

Trang 13

Tra măng séc với tay áo

Trang 14

III SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP MAY CƠ BẢN ÁO SƠ MI NAM VỚI DOANH NGHIỆP

* Giống nhau:

- Đều có các bước kiểm tra bán thành phẩm, làm dấu, khớp mẫu (trong doanh nghiệp là người kỹ thuật làm còn trong quá trình học thì bản thân sinh viên tự làm).

- Phương pháp may áo sơ mi doanh nghiệp đều may theo quy trình giống với phương pháp may cơ bản.

Chú ý: Chất lượng sản phẩm, kiểm tra công đoạn sau và trước khi may công đoạn tiếp theo.

- Đều có sự giám sát ở từng công đoạn trong quá trình may Ở doanh nghiệp là cán bộ, tổ trưởng còn ở trưởng là các thầy cô chịu trách nhiệm hướng

diễu May bằng cữ, gá kê mí trực tiếp cho đường may thẳng đều đẹp

4 Quay lộn Sang dấu rồi - Dùng máy lập trình

Trang 15

→ Ta có thể thấy hai phương pháp may sản phẩm có nhiều điểm khác nhau Phương pháp may sản phẩm ở doanh nghiệp, Internet so với phương pháp may cơ bản có nhiều đồi mới hơn Ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại thiết bị chuyên dụng như: các loại chân vịt, cữ, dưỡng để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, hạn chế tối thiểu những lỗi sai hỏng Tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng chúng lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện hơn Mọi cải tiến đều dựa trên nền tảng của cơ bản, nắm bắt được phương pháp cơ bản giúp tiếp cận được những cải tiến, những trang bị mới dễ dàng và hiệu quả hơn.

IV KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Trang 16

Kiềm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, đánh giá của một hay nhiều đặc tính của sản phẩm so sánh kết quả với yêu cầu kỹ thuật Việc kiểm tra sản phẩm có vai trò rất quan trọng vì nó đánh giá được khả năng sản xuất, trình độ tay nghề của người làm, đánh giá chất lượng sản phẩm giúp sớm phát hiện ra những lỗi, sớm khắc phục trước khi hoàn thành và đóng gói sản phẩm, giúp ngăn chặn việc sản xuất hàng lỗi, đảm bảo chất lượng sản phẩm Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành xuyên suốt trong quá trình từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện sản phẩm:

+ Kiểm tra nguyên phụ liệu + Kiểm tra mẫu

+ Kiểm tra từng công đoạn + Kiểm tra hoàn thiện sản phẩm + Kiểm tra chuyền

1 Kiểm tra chuyền

- Là kiểm tra theo công đoạn trong quá trình gia công sản phẩm Việc kiểm tra đảm bảo sản xuất đúng ngay từ những sản phẩm đầu tiên và các công đoạn được thực hiện một cách hiệu quả.

- Phương pháp kiểm tra: Ở mỗi công đoạn, người này sẽ kiểm tra kỹ công đoạn của mình và người làm công đoạn sau sẽ kiểm tra lại trước khi tiến hành công việc của mình Kiểm tra để không di chuyển sản phẩm lỗi, nếu phát hiện sản phẩm lỗi không chuyền cho công đoạn sau và cũng không may đổi với sản phẩm lỗi mà chuyền xuống từ công đoạn trước Đặc biệt, chú ý kiểm tra hàng đầu chuyền (nếu sản phẩm đầu chuyền chưa đạt yêu cầu) để điều chỉnh lại thông số phương pháp may:

Ngoài ra kiểm tra chuyền còn có người kiểm soát, kiểm tra sản phẩm trên chuyền, tiến hành kiểm tra thường xuyên, không để lọt lỗi, phát hiện lỗi trả về cho công đoạn đó.

- Điều kiện: Đảm bảo tất cả người sản xuất hiểu rõ ràng, chính xác những yêu cầu chất lượng công đoạn của bản thân và của công đoạn trước để kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.

Trang 17

2 Kiểm tra đơn chiếc

- Là quá trình tự kiểm tra đi liền với sản xuất.

- Phương pháp kiểm tra: May đến đâu tiến hành kiểm tra đến đấy trước khi bắt đầu may bước tiếp theo Tự người may sẽ hoàn thiện sản phẩm may đồng thời kiểm soát sai hỏng của mình Khi phát hiện lỗi tự mình sửa chữa và hoàn thiện lại.

- Điều kiện: Người sản xuất phải nắm được yêu cầu kỹ thuật của toàn bộ sản phẩm may.

-> Như vậy ta có thể thấy rõ được sự khác nhau giữa kiểm tra chuyền và kiểm tra theo từng công đoạn Việc kiểm tra chuyền sẽ đễ phát hiện ra những sai hỏng hơn kiểm tra đơn chiếc, đồng thời với sự kiểm tra của nhiều người sẽ bù đắp những thiếu sốt của từng công đoạn Tuy nhiên, kiểm tra chuyền vì số lượng nhiều nên khó kiểm soát Còn kiểm tra đơn chiếc sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm của mình làm ra nên việc kiểm tra sẽ kỹ lưỡng hơn

3 So sánh kiểm tra chuyền và kiểm tra đơn chiếc

* Giống nhau:

- Chất lượng của sản phẩm luôn được coi trọng hàng đầu - Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật để kiềm tra.

- Đều phải kiểm tra sản phẩm theo từng công đoạn, từng bộ phận, công nhân đều phải trực tiếp tham gia vào

* Khác nhau:

-Người may công đoạn sau sẽ kiểm tra được cho công đoạn trước Sản phẩm được kiểm tra kĩ càng hơn Không để ý sẽ dẫn đến sai chi tiết hàng loạt.

- Ưu điểm: Chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo, tốn ít thời gian.

-Người may tự kiểm tra công đoạn của mình Nếu sai hỏng tiến hành sửa luôn tránh sai hàng loạt - Ưu điểm: Người công nhân kiểm soát được toàn bộ quá trình gia công sản

phẩm

Trang 18

- Nhược điểm: Người công nhân chỉ kiểm tra được công đoạn liên quan trực tiếp đến công đoạn của họ.

- Nhược điểm: Thời gian kiểm tra lâu.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề công nhân.

V CÁC LỖI SAI HỎNG THƯỜNG GẶP:

STTTên lỗiNguyên nhânBiện pháp phòng tránh

1 Nẹp dài

ngắn -Không kiểm tra BTP trước khi may -không sang dấu dài nẹp

-kiểm tra BTP trước khi may

-sang dấu dài nẹp 2 bên trước khi may - Khi lộn bản cổ kéo dây lộn theo chiều dọc vải.

5 Thép tay sai

bên May viền nhỏ vào mangto, viền to vào mang nhỏ

May viền to vào mang to, viền nhỏ vào mang nhỏ 6 Tra tay cầm

nhăn - Không kiểm tra thông số vòng nách với vòng tay trước khi tra - Cầm, bai không đúng điểm

Kiểm tra thông số vòng nách với vòng tay trước

Trang 19

9 Gấu bị vặn - May không đúng thao

tác -Khi may hơi bai thân và gấp gấu đều

VI KẾT LUẬN:

Thời gian học môn thực hành kĩ thuật may 1 không phải quá dài nhưng đã giúp chúng em tổng hợp và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn, giúp chúng em hiểu thêm nhiều điều, học thêm được nhiều kiến thức mới, tích lũy được những kinh nghiệm cần

thiết cho bản thân Tuy nhiên, do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu còn hạn chế và chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình:

* Thuận lợi:

- Hiều hơn về phương pháp đọc tài liệu, đọc hình cắt, mặt cắt (học phần vẽ kĩ thuật ngành may).

- Vận dụng thuần thục hơn học phần tin học để làm bài word và powerpoint - Sử dụng kĩ năng mềm: Kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm và đưa ra quy tình may hợp lí cho một sản phẩm may.

- Bài tập lớn được cắt sẵn, mẫu mã được phục vụ đầy đủ - Sau chuỗi các kiến thức liên môn vào một bài làm hoàn chỉnh

- Tạo nền tảng cơ bản, rút ra những bài học cần thiết trong những yêu cầu cần thiết để sau khi ra trường có thể áp dụng một số bải học đã rút ra để vận dụng vào thực tế.

* Khó khăn:

Trang 20

- Quá trình vẽ, chèn hình gặp khó khăn nên chất lượng hình minh họa chưa được đẹp và chính xác.

- Tài liệu về sản phẩm rất ít và khó tìm kiếm.

* Đề xuất:

- Đổi với nhà trường:

+ Chúng em mong nhà trường sẽ tiếp tục phát triển mở rộng quy mô tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế tại các công ty, doanh nghiệp may để có cái nhìn thực tế.

+ Tiến độ môn học thực tập tách rơi với thời gian học lý thuyết để giảm căng thẳng mệt mỏi cho sinh viên.

+ Các trang thiết bị máy móc cần phải bảo dưỡng, đảm bảo máy móc tốt nhất để sử dụng.

- Đổi với trung tâm thực hành may: Chúng em mong rằng trang thiết bị được bảo trì thường xuyên trang bị đầy đủ để phục vụ tốt cho quá trình học tập Thường xuyên bổ sung thêm các mã hàng thời trang bên cạnh mã hàng truyền thống đề hoàn thiện hơn kĩ năng may cũng như hiểu biết đa đạng hơn Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Minh Huyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bài tập lớn "Xây dựng quy trình may áo sơ mi mã 03".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Th, Dương Thị Tâm (2019), Giáo trình Công nghệ may áo sơ mi, NXB Giáo dục Việt Nam.

2 Trần Thuỳ Bình (2006), Giáo trình công nghệ may, NXB Giáo dục.

Trang 21

3 Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội, giáo trình vẽ kĩ thuật 4 Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội, giảo trình vật liệu may 5 Trường Đại học Công Nghiệp Đệt May Hà Nội, giáo trình quản lý chất lượng may công nghiệp.

- Áo sơ mi nam dài tay, nẹp dời, gấu đuôi tôm Thân trước bên trái khi mặc có 1 túi ngực đáy vát góc, cầu vai 2 lớp

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan