Các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản sự rò rỉ dầu từ các dàn khoan,…, giao thông vận tải biển tràn dầu do đắm tàu,… hoặc do các nguồn ô nhiễm p
Trang 1NHÓM 5
Phạm Nguyễn Hoàng Mộng Thi (NT) Soạn nội dung, thuyết trình phần
nguyên nhân, word
Lê Hoàng Tiểu Ngọc Soạn nội dung, thuyết trình phần hậu
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG
I KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN.
1 Khái niệm:
- Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, ô nhiễm môi trường biển làviệc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu, năng lượng vào môi trường biển bao gồm các cửa sông Việc đó gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển Việc đánh bắt hải sản, khai thác
sử dụng tài nguyên biển một cách bất hợp pháp đã làm biến đổi chất lượng nướcbiển và làm giảm các giá trị mỹ cảnh của biển
- Ô nhiễm biển là hiện tượng làm biến đổi xáo trộn các thành phần hóa học của nước biển Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông, suối Các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản (sự rò rỉ dầu từ các dàn khoan,…), giao thông vận tải biển (tràn dầu do đắm tàu,…) hoặc do các nguồn ô nhiễm phát sinh từ đất liền (các chất thải độc hại chưa qua xử lí đã đổ trực tiếp ra biển,…) Gây ảnh hưởng đến các sinh vật dưới biển và tác động xấu đến cuộc sống con người, đặc biệt là các
hộ dân ven biển
2 Biểu hiện của ô nhiễm môi trường biển:
Trang 2- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong biển như dầu, kim loại nặng,… Nồng
độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích ven bờ tăng nhanh
- Suy thoái hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn,… Suy giảm trữ lượng và tính đa dạng sinh học biển
- Xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ
Tóm lại : Khi nói về ô nhiễm môi trường biển, người ta chia làm 2 khía cạnh là
ô nhiễm ven bờ biển và ô nhiễm mặt nước biển
II THỰC TRẠNG Ô NHIÊM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG
1 Thực trạng môi trường Biển Đông:
Ô nhiễm môi trường biển hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới Biển chiếm khoảng ¾ bề mặt đất, biển và đại dương có tầm quan trọng cực kì to lớn đến sự tồn vong của loài người Ô nhiễm môi trường biển không chỉ gắn với tác động của tự nhiên mà còn đi đôi với hoạt động của con người Con người có thể trực tiếp làm ô nhiễm môi trường biển hoặc cũng có thể gián tiếp gây ra như phá rừng phòng hộ ven biển, sử dụng mìn khai thác quá mức, Biển Đông cũng không tránh khỏi vấn đề này
- Biển Đông nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền ẤĐD - TBD, Châu
Á - Châu Âu, Trung Á - Châu Á Là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ
2 thế giới, gần 50% số lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông Có nhiều eo biển quan trọng, đặc biệt là eo Malacca nhộn nhịp thứ 2 thế giới (sau eo biển
Hormuz) Hệ quả của việc đó là các sự cố tràn dầu do (các vụ đắm tàu, dầu tràn
ra trong quá trình vận chuyển, ) trên Biển Đông ngày càng tăng Nó chính là 1 trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên Biển Đông
- Biển Đông còn được bao quanh bởi các nước đang trong quá trình CNH Vì thế hàng năm Biển Đông phải tiếp nhận 1 số lượng khổng lồ các chất thải chưa qua xử lí đã đổ ra biển Điều đó khiến nó đang trở thành 1 vùng biển bị ô nhiễm nghiêm trọng
Tại Việt Nam:
Trang 3- Vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải đồng bộ nên hầu hết nước thải được xả thẳng ra các sông hồ rồi đổ ra biển mà không qua xử lí Các nguồn ô nhiễm theosông ngòi mang ra biển như dầu, nước thải, chất phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác.
- Hệ thống sông ngòi mỗi năm đổ ra biển hàng tỷ mét khối nước với các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt hoặc các hóa chất độc hại trong quá trình khai thác khoáng sản cũng đã góp phần làm gia tăng sự ô nhiễm
- Các khu dân cư sống ven biển đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng
về môi trường Nước giếng khu vực này bị nhiễm mặn và có độ cứng lớn do thiếu oxy hòa tan Tình trạng nuôi hải sản bừa bãi với các lồng nuôi tôm sú, tômhùm, cá đã gây ô nhiễm cho biển và sinh vật dưới biển(cá bị bệnh loét da rồi chết),…
Trang 4Cá chết hàng loạt do nước biển bị ô nhiễm ở các vùng biển Việt Nam.
2 Biểu hiện cụ thể:
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề nghiêm trọng đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, vấn đề ô nhiễm Biển Đông cũng không nằm ngoài tình trạng đó Các biểu hiện ô nhiễm môi trường biển được chia thành: ô nhiễm ven bờ và ô nhiễm mặt nước biển
Trên Biển Đông:
- Ô nhiễm ven bờ:
+ Theo kết quả đánh giá thu được từ nguồn báo cáo hằng năm về môi trường cho thấy, hiện ước tính tổng tải lượng chất thải sinh hoạt hằng năm phát sinh ở khu vực Biển Đông đã lên đến hơn 13 nghìn tấn, trong đó phần lớn từ chất hữu
cơ khoảng 9 nghìn tấn và khoảng 4 nghìn tấn chất thải hữu cơ trong nước có thể
bị phân hủy bằng các vi sinh vật, Trung tâm phát sinh chất thải lớn nhất là Trung Quốc (6,2 nghìn tấn/năm), Việt Nam (khoảng 3,4 nghìn tấn/năm) Các nước còn lại như Singgapore, Philippin, Thái Lan,…có lượng chất thải đổ ra biển hằng năm nhỏ hơn
Trang 5Chất thải sinh hoạt ven các bờ biển Việt Nam.
+ Ngành có lượng chất thải gây ô nhiễm lớn nhất là công nghiệp Ngành này chiếm tới 70% lượng chất thải đổ ra biển hằng năm Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp của các vùng ven biển rất đáng lo ngại khi lượng chất thải phát sinh khá lớn
Các nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đã đổ thẳng ra biển
+ Ngành nông nghiệp, dịch vụ ít gây ô nhiễm hơn Tuy nhiên, trong những năm ngành đây ngành du lịch biển phát triển đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm trên Biển Đông
Trang 6Rác trên bãi biên Kuta ở Bali.
- Ô nhiễm mặt nước biển:
+ Một trong những mối đe dọa ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với các vùng biển là sự cố tràn dầu do các hoạt động khai thác dầu khí và giao thông trên biển Ô nhiễm biển do tràn dầu đã để lại hậu quả nặng nề, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với hệ sinh thái biển
+ Biển Đông đã trở thành một trong các địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất Các vùng hoạt động dầu khí là vùng biển Việt Nam, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan,… Hàng năm có hàng triệu tấn dầu được vận chuyển quacác vùng hoạt động dầu khí này
+ Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu đã gây ra tình trạng ô nhiễm biển nghiêm trọng Bởi trong quá trình vận chuyển các tàu đã làm tràn dầu ra biển Nguyên nhân là do tình trạng thiếu sự kiểm soát lưu thông trên biển, các tàu không thực hiện đúng các biện pháp an toàn khi chở dầu,…
+ Trong những năm gần đây, không ít các sự cố tràn dầu do va, đắm tàu đã xảy
ra để lại hậu quả nghiêm trọng môi trường Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế
mà còn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với hệ sinh thái biển
Trang 7Các vệt dầu loang trên biển.
+ Các chất thải rắn (đất, cát, kim loại nặng,…), chất thải nhựa, chất thải y tế thải ra biển 1 phần sẽ được giữ tại vùng biển ven bờ gây ô nhiễm, phần còn lại
sẽ hòa tan với nước biển Đây là nguy cơ tiềm tàng đe dọa hệ sinh thái biển và ven các bờ biển
Các chất thải nhựa ven các bờ biển.
Biển Đông Việt Nam:
- Ô nhiễm ven bờ:
+ Các vùng ven biển Việt Nam đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng Điển hình là vịnh Vũng Rô (Phú Yên), nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm ở vùng vịnh này là người dân vứt rác thải sinh hoạt xuống vịnh Đồng thời đây còn là 1 nơi thu hút nhiều khách du lịch, điều đó đã khiến tình trạng ô nhiễm ven vịnh ngày càng tăng
Trang 8Rác thải nhựa như túi nilong, chai nhựa, phao xốp nằm dày đặc trên bờ biển vịnh Vũng Rô.
+ Tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát tại các vùng ven biển, đã tác động tiêu cực môi trường ven bờ và khu vực biển ở đó Chẳn hạn như bãi biển Bình Lập (Nha Trang) từng là 1 trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam Tuy nhiên, hiệnbãi biển này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Do người dân đưa lồng nuôi tôm hùm lên bờ để vệ sinh Hàng trăm tấn rác từ việc vệ sinh lồng nuôi tôm tích tụ nhiều năm, bốc mùi hôi thối ở bờ biển Bình Lập và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu vực này
Hàng trăm lồng bè nuôi tôm hùm tập kết trên bãi biển Bình Lập để làm vệ sinh.
+ Đa dạng sinh học biển Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho đất nước: nguồn lợi thủy sản, du lịch biển, rừng ngập mặn chòn xói mòn, sạt lở, Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học biển Việt Nam đang đối mặt với các mối đe dọa như gia tăng dân số, khai thác, phát triển kinh tế biển 1 cách bất hợp lí (các hoạt động đánh bắt cá bằng xung kích điện, chặt phá rừng ngập mặn 1 cách bất hợp
Trang 9pháp,…) và ý thức kém của người dân đã làm suy giảm tính đa dạng sinh học biển
Thực trạng rừng ngập mặn ở Cà Mau hiện nay.
- Ô nhiễm mặt nước biển:
+ Các sự cố tràn dầu ở bờ biển Việt Nam xảy ra thường xuyên do có nhiều tàu
bè qua lại, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển Như hồi 14/01/2021,
vụ tàu dầu ĐNa 0607 của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) bị sự cố dẫn đến chìm tàu, trên tàu lúc này có khoảng 4m khối dầu DO Lượng dầu thoát ra ngoài loang trên bề mặt khoảng 20m2
Trang 10Lực lượng chức năng đang xử lí các vết dầu loang do sự cố tràn dầu ở TP Đà Nẵng 2021.
+ Đa số các vụ tràn dầu là do tai nạn tàu, các vụ tai nạn đó đã đổ ra biển hàng trăm tấn dầu đã tác động lớn đến kinh tế và môi trường biển
+ Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí với thiết bị máy móc lạc hậu cũng làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm
III NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG.
1 Nguyên nhân gây ô nhiễm trên Biển Đông.
Ô nhiễm do các hoạt động kinh tế trên biển:
- Các hoạt động khai thác, vận chuyển dầu khí và sự lưu thông của các tàu trên Biển Đông là 1 trong những nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường biển nghiêm trọng nhất Các sự cố ttràn dầu trên biển chứ yếu là do các cuộc va đắm tàu, rò
rỉ dầu từ các dàn khoan trên biển,
Như vụ chìm tàu Princess Empress vận chuyển 800.000 lít dầu tại Philipin vào tháng 2/2023 để lại vệt dầu loang dài khoảng 120 km ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường mặt nước biển và sự đa dạng sinh học tại hơn 20 khu bảo tồn biển trong khu vực biển của quốc gia này
Trang 11Những vết dầu loang sau vụ chìm tàu chở dầu ở Philippin.
- Các hoạt động khai thác quá mức các nguồn lợi thủy hải sản trên Biển Đông Khai thác hải sản mang tính hủy diệt của con người trên Biển Đông đã đe dọa đến hệ sinh thái biển và nguy cơ tuyệt chủng đối với 1 số loài sinh vật biển quý hiếm: rùa biển, trai tai tượng,… Như việc, Trung Quốc đã tiến hành khai thác trai tai tượng ở Philippin 1 cách tàn bạo, làm cho loài này có nguy cơ bị tuyệt chủng,
Tàu khai thác trai tai tượng của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough - Ảnh: CSIS
Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền:
- Các chất thải chưa qua xử lí được đổ thẳng ra Biển Đông
+ Biển Đông được bao quanh bởi các quốc gia có nền công nghiệp đang pháttriển cùng với sự đô thị hóa n hanh chóng nên lượng chất thải công nghiệp, sinhhoạt mà Biển Đông phải tiếp nhận hàng năm là 1 con số khổng lồ
Trang 12Hàng năm, lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố vàthị trấn của Trung Quốc lên đến hàng tỷ mét khối Các loại nước thải chưa qua
xử lý vẫn được thải vào các sông Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngàycàng trở nên ô nhiễm
Nước sông đỏ ngầu tại Wenzhou, Chiết Giang.
+ Đặc trưng của các chất thải công nghiệp là chứa các kim loại nặng ( chì, Hg, ) và nhiều độc tố, chúng là mối đe dọa đối với hệ sinh thái biển và môi trường ven bờ Các kim loại nặng như thủy ngân sản sinh ra trong các nhà máy nhiệt điện, các lò đốt than,…chúng được thải ra biển cùng với chất thải công nghiệp, Hg sẽ hòa tan vào nước biển gây ảnh hưởng đến sinh vật dưới biển
- Lượng các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, đô thị, y tế,… được các quốc giatrong khu vực thải ra Biển Đông tăng với tốc độ chóng mặt
Rác thải dày đặc trên sông Citarum ( Indonesia).
+ Thái Lan được coi là 1 trong các quốc gia có lượng rác thải nhựa thải ra biển nhiều nhất trong khu vực Do đại dịch covid 19, khi dịch bùng lên người dân thường sử dụng các dịch vụ giao hàng hóa, thực phẩm tận nhà và đa số chúng sẽ
Trang 13được đựng trong các bao nhựa, nilon Chúng khiến cho lượng rác thải nhựa ở đôthị tăng nhanh chóng, trong tổng số lượng rác thải vứt ra ở Bangkok thì rác thải nhựa đã chiếm 80%.
Người phụ nữ làm việc trong một nhà máy tái chế trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn
ra tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 11/5/2020 Ảnh: Reuters
- Ngành du lịch biển ngày càng phát triển, nó mang lại nguồn lợi kinh tế lớn chocác quốc gia nói chung và các quốc gia bao quanh Biển Đông nói riêng Đi đôi với nguồn lợi kinh tế mà nó mang lại chính là tác động tiêu cực của nó đến môi trường, đặc biệt là môi trường ven các bãi biển và chất nước biển trong khu vực
Các nhân viên vệ sinh đang dọn rác tại Bali (Indonesia)
2 Nguyên nhân gây ô nhiễm trên Biển Đông Việt Nam.
Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền:
Môi trường biển Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các tác động từ đấtliền
Trang 14- Quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam gắn liền với ô nhiễm môi trường Đa sốcác ngành công nghiệp của nước ta hiện nay đều đổ nước thải chưa xử lí ra biển.Đặc trưng của loại chất thải này là chứa các kim loại nặng và nhiều độc tố, chúng là mối đe dọa đối với hệ sinh thái biển.
+ Các kim loại nặng theo nước thải công nghiệp ra biển, một phần sẽ lắng đọnglại ven bờ gây ô nhiễm vùng ven biển, phần còn lại sẽ hòa tan vào nước biển gây ảnh hưởng đến sinh vật biển
+ Ô nhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một mối đe doạnghiêm trọng đối với con người nhất là các hộ dân sống gần đó và sự an toàn của hệ sinh thái
+ Việc quản lý lượng nước thải chưa qua xử lí đã đổ ra Biển Đông của các khu công nghiệp, khu chế xuất ven biển đang bộc lộ sự yếu kém
Như vụ xả thải ra biển vào 4/2016 của công ty Fomosa ở Hà Tĩnh đã gây hậu quả nghiêm trọng: khiến cá chết hàng loạt trên 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh và làm suy thoái gần 50% diện tích rạn san hô do xianua
Thảm họa cá chết ở miền Trung.
- Các nguồn ô nhiễm từ đất liền theo sông ngòi mang ra biển như: dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu,…Tình trạng chất thải chưa qua xử lí
mà đã đổ xuống sông ngòi Việt Nam ngày càng tăng
+ Con người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức Loại hoá chất bền vững như thuốc trừ sâu DDT có mặt
ở khắp các đại dương (khoảng 1 triệu tấn hiện đang tồn tại trong nước biển)
Trang 15Thuốc trừ sâu sau khi sử dụng được vứt ngay tại chỗ.
- Công cuộc đô thị hóa nhanh chóng nhưng hệ thống xử lí nước thải lại yếu kém Phần lớn các chất thải đô thị được thải xuống rãnh, cống lộ thiên từ đó sẽchảy vào các sông rồi đổ ra biển
Nước cống chưa được xử lí đã được thải ra sông ngòi
Trang 16Rác thải sinh hoạt đô thị ở các kênh, rạch
- Tổng sản lượng chất thải rắn sinh hoạt, y tế vùng ven biển không ngừng gia tăng qua các năm Vấn đề xử lý, thu gom chất thải đã được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng chưa đầu tư đúng mức
- Hoạt động du lịch cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển
Minh chứng là Vườn quốc gia Cát Bà, từ một hòn đảo trong lành Hiện nay môi trường ở đó đã bị biến đổi kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản, mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác đổ trực tiếp ra biển
Ô nhiễm có nguồn gốc từ hoạt động kinh tế trên biển:
- Do hoạt động khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển:
+ Tràn dầu trên biển do khai thác dầu khí đã tác động rất lớn đến môi trường biển Việt Nam Rò rỉ dầu từ các giàn khoan, phương tiện vận chuyển, các sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng dầu khai thác được