1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề 3 phân tích lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi nước việtnam phải làm gì để tận hưởng được lợi ích đó

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM 5

Chủ đề 3: Phân tích lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi nước ViệtNam phải làm gì để tận hưởng được lợi ích đó?

Giảng viên: GS.TS Đỗ Đức Bình

Lớp: Hội nhập kinh tế quốc tế (121)_02

Tên thành viên: 1 Đặng Thị Hoài Anh (11196511)

Trang 2

MỤC LỤC

I Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế2

II/ Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia3

2 Mở rộng thị trường, thúc đẩy Thương mại & Đầu tư và các quan hệKTQT khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

43 Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,nguồn tín dụng & đối tác quốc tế

54 Hội nhập tạo cơ hội cho các cá nhân thụ hưởng sản phẩm, hàng hóa, dịchvụ

65 Giúp bổ sung giá trị và tiến bộ văn hóa, văn minh thế giới, làm giàu vănhóa dân tộc và tiến bộ xã hội

66 Giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực quốc tế để tập trung cho pháttriển kinh tế; tăng khả năng phối hợp nguồn lực các nước vào giải quyết cácvấn đề chung của khu vực và toàn cầu

77 Giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực quốc tế để tập trung cho pháttriển kinh tế; tăng khả năng phối hợp nguồn lực các nước vào giải quyết cácvấn đề chung của khu vực và toàn cầu

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nèn kinh tế thống nhất Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA,…và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hóa đem lại.

Theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam đã và đang cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Với những lợi ích to lớn mà hội nhập mang lại như vậy, Việt Nam cần có những chính sách hiệu quả để có thể tận dụng tốt nhất thời cơ này.

Bài viết dưới đây với chủ đề: “Phân tích lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi nước Việt Nam phải làm gì để tận hưởng được lợi ích đó?” sẽ gồm 3 phần chính:

1 Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế

2 Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia

3 Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng các lợi ích hội nhập kinh tế quốc tế?

Trang 4

NỘI DUNG I Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế1 Khái niệm

Hội nhập kinh tế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong từng thời kỳ và theo từng nền kinh tế Theo Maksimova, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển mối quan hệ phân chia lao động sâu sắc và ổn định giữa các nền kinh tế quốc gia Còn Marer và Montias đã chỉ ra rằng hội nhập kinh tế được đánh đồng với sự phân công lao động ở các khu vực địa lý.

Wilfred J Ethier (1995) định nghĩa hội nhập kinh tế quốc tế “là việc cắt giảm các rào cản đối với các giao dịch kinh tế của các công dân ở các quốc gia khác nhau” Theo businessdictionary.com, hội nhập kinh tế quốc tế là “việc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan với các luồng di chuyển hàng hóa, dịch vụ và yếu tố sản xuất giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực khác nhau của một quốc gia”.

Balassa (1961) đề xuất một khái niệm và được chấp nhận rộng rãi trong giới học thuật Theo quan điểm của ông, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu với tư cách là quá trình và một trạng thái Với tư cách là quá trình, hội nhập kinh tế quốc tế hướng tới các biện pháp được tạo ra nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau Với tư cách là một trạng thái, hội nhập kinh tế quốc tế được coi là sự biến mất của các hình thức khác nhau của việc phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế quốc gia.

Dựa vào thực tế nói trên, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau Tuy nhiên có thể tóm gọn lại hội nhập kinh tế gồm một số nội dung điển hình:

- Là quá trình loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với các luồng di chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực khác nhau của một quốc gia.

- Là việc loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác

Trang 5

2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế

Bất kì một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các tổ chức đó nói riêng và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung:

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:

- Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia, tiếp cận thị trường các nước

- Cạnh tranh công bằng, áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết - Dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển

- Đối với từng tổ chức có nguyên tắc cụ thể riêng biệt

2.2 Nội dung của hội nhập

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư:

- Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như QUOTA, giấy phép xuất khẩu,… biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận.

- Về thương mại dịch vụ: các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện.

- Về thị trường đầu tư: không áp dụng với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hoá, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá đầu tư.

II/ Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia1 Tạo điều kiện cải cách trong nước

Tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi các quốc gia phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện; thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu Hiện nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC… Chính vì thế Việt Nam có thể cải cách

Trang 6

chính sách luật pháp, theo thông lệ quốc tế và tạo điều kiện để đổi mới cải cách ngành công nghiệp, nông nghiệp.

2 Mở rộng thị trường, thúc đẩy Thương mại & Đầu tư và các quan hệ KTQTkhác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Xét về mở rộng thị trường, thúc đẩy Thương mại & Đầu tư và các quan hệ KTQT khác

Nội dung của hội nhập là mở rộng thị trường cho nhau, vì vậy việc gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng, từ đó đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa Ngoài ra, mở rộng thị trường còn giúp doanh nghiệp các nước cọ xát hơn nữa với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế.

Vì vậy, mở rộng, phát triển thị trường nước ngoài là tất yếu khách quan, cần thiết trong bối cảnh hiện nay và tương lai, đặc biệt khi Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào khu vực và toàn cầu cũng như nỗ lực hạn chế sự phụ thuộc về xuất nhập khẩu vào một số quốc gia nhất định.

+) Nhờ Hội nhập từ năm 1986 đến nay chúng ta đã quan hệ ngoại giao với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ

+) Về mặt thương mại, chúng ta đã tham gia buôn bán với trên 230 và vùng lãnh thổ Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới Chỉ tính trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên tăng đáng kể Kim ngạch xuất nhập khẩu VN-ASEAN tăng trung bình 15,3% hàng năm Khi xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động.

+) Về đầu tư, trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

Viện trợ phát triển (ODA): Tiến hành bình thường hóa các quan hệ tài chính của Việt Nam, các nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát

Trang 7

triển hệ thống cơ sở hạ tầng…ODA vào Việt Nam đứng số một là Nhật Bản, tiếp đến là EU (Đan Mạch,…), Hàn Quốc, Trung Quốc,… là những nước rất nổi tiếng về ODA - Xét về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế các quốc gia.

Trước năm 1986, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên về đất đai, khí hậu,…nhưng có rất nhiều người dân Việt Nam còn rất đói, không đủ ăn do hậu quả chiến tranh đưa lại, chưa có cách mạng khoa học công nghệ tốt vào lĩnh vực đồng ruộng nên năng suất lao động trong nông nghiệp rất thấp nên chúng ta vẫn nhập khẩu lương thực của nước ngoài.

Từ khi đổi mới năm 1986, nhờ khoa học công nghệ của nước ngoài, đưa công nghiệp tác động vào nông nghiệp làm cho tăng trưởng tăng lên và đầu năm 1987 chúng ta đã xuất khẩu gạo, lương thực Và đến nay có những năm chúng ta xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo.

Cùng với đó, công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, riêng năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD.

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Không có hội nhập, không có khoa học công nghệ trên thế giới thì ko có tăng trưởng phát triển kinh tế.

3 Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,nguồn tín dụng & đối tác quốc tế

Việc hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua các hiệp định tự do song phương và đa phương Khi có nhiều nước bên ngoài đến đầu tư sẽ giúp các doanh nghiệp nội địa tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn cũng như công nghệ hiện đại, từ đó tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các nước mở rộng và hấp dẫn các nhà đầu tư Họ sẽ mang vốn và công nghệ cũng sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước nội địa ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

Trang 8

Đơn cử khi nói đến Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã đi đàm phán, tham gia vào tất cả các định chế kinh tế quốc tế, các hiệp định Cho tới nay, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 hiệp định đã được ký kết, 14/15 hiệp định này đã có hiệu lực Bên cạnh đó, có những hiệp định Việt Nam tự đàm phán và ký như Hiệp định giữa Việt Nam - Chile, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam -Trung Quốc,… Nhờ việc ký kết các hiệp định này, Việt Nam và đặc biệt các doanh nghiệp trong nước có cơ hội để tiếp cận thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, tiếp cận nguồn tài chính tiền tệ, tín dụng và lao động quốc tế ngày càng đa dạng và chất lượng Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH.

4 Hội nhập tạo cơ hội cho các cá nhân thụ hưởng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa, dịch vụ Các quốc gia dần mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thâm nhập Điều này tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh Các quốc gia ngày càng quan tâm hơn đến nguồn gốc, quy tắc xuất sứ, vệ sinh dịch tễ, … đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường

Khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được giảm giá như: ô tô, thịt bò, bơ, sữa…Theo hiệp định, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi có hiệu lực với 48.5% số dòng thuế, tương đương 64.5% kim ngạch xuất khẩu từ EU Và sau 10 năm là khoảng 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU Như vậy, có thể thấy các sản phẩm châu Âu sẽ xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam với giá cả giảm đáng kể Đây là tin vui cho người tiêu dùng trong nước.

5 Giúp bổ sung giá trị và tiến bộ văn hóa, văn minh thế giới, làm giàu văn hóadân tộc và tiến bộ xã hội

Các nước đã thúc đẩy và tạo ra những tiền đề vô cùng mạnh và rộng để văn hóa các nước hội nhập với khu vực và thế giới:

Những thay đổi mạnh mẽ về tư duy Một số nước trước đây vẫn còn tư duy lạc

hậu thì giờ đây đã thay đổi về nhận thức xã hội, các quan niệm, khái niệm về tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, phát triển con người, phát triển bền vững, tự do văn hóa, báo chí, sáng tác… Điều này không chỉ có tác dụng đánh thức tư duy, nhận thức mới

Trang 9

về sứ mệnh của văn hóa mà còn khắc phục được sự phiến diện, thiên lệch hoặc tầm nhìn hạn hẹp khi xác định vai trò của văn hóa trong phát triển.

Hội nhập ở Việt Nam đã thúc đẩy và tạo ra những tiền đề vô cùng mạnh và rộng để văn hóa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.

Người dân tự do về tôn giáo, nhân quyền dân chủ, suy nghĩ thoáng và thoải mái hơn nhiều so với thời kì phong kiến trước đây là gò bó, có suy nghĩ tư duy cổ hủ lạc hậu.

Những động lực mới để văn hóa phát triển đa dạng :

Xuất hiện nhiều loại hình, trong đó có cả những thiết chế văn hóa mới Các sản phẩm văn hóa không chỉ góp phần quan trọng tạo không khí dân chủ, cởi mở hơn, dân trí được nâng cao, tính năng động sáng tạo, tự chủ mà còn phát huy tính tích cực xã hội của con người, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người.

Đạt được Thành tựu trong đối ngoại văn hóa: Các nước có thể dễ dàng quảng bá

văn hóa nước mình thông qua thu hút khách du lịch quốc tế.

Có thể thấy rằng kết quả đem lại là hàng loạt các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam đã đề n được với bạn bè quốc tế, đem lại sự ngạc nhiên thán phục của thế giới về tính độc đáo, đặc trưng của văn hóa Việt Nam Hàng loạt các di sản văn hóa Việt Nam đã được ghi danh, xếp hạng là di sản văn hóa của nhân loại như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Quan họ (Bắc Ninh), Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế… và gần đây nhất là “thực hành tín ngưỡng Tam phủ”…

6 Giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực quốc tế để tập trung cho phát triểnkinh tế; tăng khả năng phối hợp nguồn lực các nước vào giải quyết các vấn đềchung của khu vực và toàn cầu

Hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực bao gồm chính trị, an ninh, quốc phòng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng đã đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên 3 khía cạnh:

Một là, tăng cường tin cậy chính trị và đan xen lợi ích giữa các nước với nhau,đặc biệt

là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện trong khu vực và toàn cầu.

Ví dụ: Việt Nam đã chủ động tích cực, tham gia có trách nhiệm, cũng như phối hợp với các đối tác trong nhiều vấn đề trọng yếu và trên các diễn đàn ở các cấp độ khu vực, liên khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Liên hợp quốc để cùng phát huy sức mạnh chung, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Trang 10

Hai là, các quốc gia đã chủ động đảm đương và tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn

định, phát triển ở khu vực và toàn cầu.

Có thể thấy rằng, điểm rất mới trong thời gian qua là những đóng góp của Việt Nam cho Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Từ tham gia, cử đơn lẻ từng sỹ quan, chúng ta đã điều động cả đơn vị Bệnh viện dã chiến cấp hai với 63 người Từ đó, ta đã khẳng định được vai trò rất quan trọng của đối ngoại quốc phòng, an ninh của Việt Nam và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời góp phần tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Ba là, các nước tăng khả năng phối hợp các nguồn lực vào giải quyết các vấn đề chung

của khu vực và toàn cầu.

Đơn cử như trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc giải quyết vụ tranh chấp này không chỉ có mỗi Việt Nam tham gia vào mà còn có 1 số nước khác trên thế giới cùng tham gia như Mỹ, Philippin để duy trì hòa bình trên biển Đông.

7.Một số lợi ích khác

Bên cạnh các lợi ích kể trên, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng khác như:

+ Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và DN; làm tăng khả năng thu hút

+Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình 1 vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hòa bình ổn định và phát triển.

III/ Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng các lợi ích hội nhập kinh tế quốctế?

1 Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửađến nay

Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w