Các kiểu nhà nước trong lịch sử

32 1 0
Các kiểu nhà nước trong lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhà nước đó đã trải qua nhiều những thay đổi về kinh tế, xã hội, giai cấp,...Vì vậy biểu hiện chung cho những sự thay đổi đó là kiểu nhà nước.Quan điểm Mác – Lênin về nhà nước và pháp lu

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

LỚP THỨ 4 TIẾT 7-8

Tên đề tài: CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia - Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Minh SĐT: 0866817860

Nhận xét của giáo viên:

………

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Phương pháp nghiên cứu: 2

4 Kết cấu nội dung: 2

CHƯƠNG 1: CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3

1.2.3 Chức năng của nhà nước chủ nô 5

1.2.4 Bộ máy nhà nước chủ nô 5

1.2.5 Hình thức nhà nước chủ nô 6

1.2.6 Chế độ chính trị 6

1.2.7 Ưu và nhược điểm của nhà nước chủ nô 7

1.3 NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN 7

1.3.1 Hoàn cảnh ra đời 7

1.3.2 Bản chất 8

1.3.3 Cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến 8

1.3.4 Bản chất của nhà nước phong kiến được quyết đinh bởi yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội 8

Trang 4

1.3.5 Chức năng của nhà nước phong kiến 8

1.3.6 Bộ máy nhà nước 10

1.3.7 Hình thức nhà nước phong kiến 10

1.3.8 Ưu và nhược điểm 11

1.4 NHÀ NƯỚC TƯ SẢN 11

1.4.1 Khái niệm và sự ra đời của nhà nước tư sản: 11

1.4.2 Các cơ sở cấu thành nhà nước tư sản: 12

1.4.3 Chức năng của nhà nước tư sản: 13

1.4.4 Bộ máy nhà nước tư sản: 15

1.4.5 Hình thức nhà nước: 15

1.4.6 Chế độ chính trị: 17

1.4.7 Ưu và nhược điểm: 17

1.5 NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 17

1.5.1 Khái niệm và sự ra đời 17

1.5.2 Các cơ sở cấu thành 18

1.5.3 Hình thức của nhà nước XHCN 19

1.5.4 Bản chất của nhà nước XHCN 20

1.5.5 Chức năng của nhà nước XHCN 22

CHƯƠNG 2: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 24

2.1 Quá trình hình thành và xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam 24

2.2 Công cuộc bảo vệ và xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam 25

KẾT LUẬN 27

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình hình thành của mỗi quốc gia thì Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn vong, phát triển hay tụt hậu của chính quốc gia đó Nhà nước đó đã trải qua nhiều những thay đổi về kinh tế, xã hội, giai cấp, Vì vậy biểu hiện chung cho những sự thay đổi đó là kiểu nhà nước.

Quan điểm Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm của kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu, đặc điểm cơ bản và đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác –Lênin về các hình thái kinh tế xã hội.

Việc phân chia kiểu nhà nước theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận quá trình vận động, phát triến của nhà nước mà qua đó còn có thế nhận thức được điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định Trên cơ sở đó, có thể nhận thức và giải thích đúng đắn bản chất, chức năng, bộ máy cũng như hình thức nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó Việc thay thế một loại nhà nước này bằng một loại nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái xã hội Con đường đi đến sự thay thế đó thường là cách mạng hay biến động xã hội nhằm lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị cũ và thành lập chính quyền của giai cấp thống trị mới Trong quá trình đó, xung đột giữa các giai cấp ngày càng mờ nhạt, tính xã hội được thể hiện rõ nét hơn, tính tư hữu cũng giảm đi Việc thay thế các loại hình nhà nước là biểu hiện của sự tiến bộ xã hội, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn và công bằng hơn.

Từ những nghiên cứu, phân tích và so sánh các kiểu nhà nước, chúng ta sẽ xét những ưu điểm và hạn chế của mỗi loại Mỗi kiểu nhà nước đều có những mặt hạn chế, và từ những mặt hạn chế, nhược điểm thì một kiểu nhà nước mới đươc hình thành Vậy thì đối với nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của chúng ta thì nhà nước xã hội chủ nghĩa có tồn tại hoàn toàn mãi mãi không? Từ đó ta có biện pháp để xây dựng, bảo vệ

Trang 6

và phát triển để khắc phục những mặt hạn chế Đó là trách hiệm của tuổi trẻ đối với nhà nước Vì vậy nhóm chúng em thống nhất đề tài của bài tiểu luận là: “Những kiểu nhà nước trong lịch sử”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Về kiến thức: Sinh viên hiểu rõ và nắm bắt được bản chất của các kiểu nhà nước trong lịch sử và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về kỹ năng: Thông qua quá trình tích luỹ kiến thức, sinh viên có thể vận dụng những gì đã học vào việc xây dựng và củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Về tư tưởng: Sinh viên khẳng định được bản chất của các kiểu nhà nước, qua đó có tư tưởng và thái độ chuẩn mực đối với các quan điểm về nhà nước nói chung và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng.

3 Phương pháp nghiên cứu:

Tra cứu, tham khảo giáo trình, tài liệu, phân tích thông tin và chọn lọc để tổng hợp và đưa ra hệ thống luận điểm, nguyên lý và các lý luận chặt chẽ.

Thu thập, học hỏi từ các bài nghiên cứu sẵn có để làm nền tảng từ đó vận dụng được quan điểm toàn diện kết hợp khái quát trong việc mô tả và phân tích để làm rõ vấn đề 4 Kết cấu nội dung:

Chương 1: Các kiểu nhà nước trong lịch sử Chương 2: Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1: CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1 Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, là một chính trị xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình cũng như phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.

Nhà nước là một hiện tượng xã hội ra đời rất đa dạng và phức tạp, các nhà tư tưởng đã quan tâm và giải thích ở những khái niệm khác nhau về nhà nước Qua nhiều thời địa khác nhau, các quan điểm về vấn đề ngày ngày càng thêm phong phú và đa dạng Tuy nhiên, do lĩnh vực nghiên cứu, quan điểm chính trị và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau và quan điểm chính trị, vì vậy nó có nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về nhà nước.

1.1.2 Kiểu nhà nước

“Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ các nhà nước có chung những nhận dạng dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế - xã hội của sự tồn tại của nhà nước.1

Khái niệm kiểu nhà nước có vai trò cơ sở quan trọng trong lý luận về nhà nước và pháp luật Thông qua khái niệm của kiểu nhà nước giúp chúng ta có thể nhận biết được bản chất và ý nghĩa một cách cụ thể về bản chất và ý nghĩa của các kiểu nhà nước Lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đề cập khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử rằng Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Cơ sở để xác định là học thuyết Dựa vào học thuyết Mác- Lênin về các hình thành kinh tế xã hội Mỗi kiểu nhà nước sẽ có một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp Đặc điểm chung của 1thuvienphapluat.vn, luật sư Lê Minh Trường:”Kiểu nhà nước là gì? Bộ máy nhà nước qua các kiểu nhà nước

Trang 8

mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng Và dựa vào đó nhà nước sẽ có bốn kiểu nhà nước tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội, bao gồm: kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản và kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Quá trình từ một kiểu nhà nước sang một kiểu nhà nước mới, tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn là một quy luật tất yếu Quy luật về sự thay thế này mục đích nhằm đảm bảo được nó sẽ phù hợp với sự phát triển và thay thế hình thái, kinh tế - xã hội.

1.2 NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ

1.2.1 Khái niệm

Nhà nước chủ nô hay nhà nước chiếm hữu nô lệ là nhà nước đầu tiên trong lịch sử, dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người.

1.2.2 Bản chất

Nhà nước chủ nô là bước tiến lớn trong lịch sử loài người

Nhà nước chủ nô là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô; đồng thời trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do.

(https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/iframe/1D851-hd-kieu-nha-nuoc-chu-no-la-gi.html)

Chủ nô sở hữu toàn bộ tài sản, trong khi giai cấp nô lệ chiếm phần lớn trong xã hội, là lực lượng tạo ra phần lớn của cải vật chất nhưng không có tư liệu sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô và họ được coi là tư liệu sản xuất của giai cấp chủ nô Các nhà nước chủ nô biểu hiện cả tính giai cấp và tính xã hội.

Tính giai cấp: Hai giai cấp chính của kiểu nhà nước này là chủ nô và nô lệ Ở các nhà nước phương Tây, tính chất giai cấp được thể hiện rất rõ nét và mâu thuẫn giữa hai giai cấp rất sâu sắc Bởi vì nô lệ có địa vị xã hội vô cùng tồi tệ Trong khi đó, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ của họ, chẳng hạn như bóc lột sức lao động của họ, bán họ, hoặc thậm chí giết họ.

Trang 9

Ở Nhà nước phương Đông, nô lệ chủ yếu làm công việc gia đình trong gia đình chủ nô Họ vẫn được lập gia đình, thậm chí được coi như một thành viên trong gia đình Do đó, mâu thuẫn giữa giai cấp sở hữu nô lệ và giai cấp chủ nô vì thế không sâu sắc như ở phương Tây (https://accgroup.vn/nha-nuoc-chu-no-la-gi)

Tính xã hội: Nhà nước chủ nô ra đời để thay thế chế độ công xã nguyên thủy quản lí xã hội

Nhà nước phương Đông thể hiện tính xã hội rõ nét hơn phương Tây

1.2.3 Chức năng của nhà nước chủ nô Chức năng đối nội:

Chức năng tăng cường và bảo vệ chế độ tư hữu

Chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của các tầng lớp lao động Chức năng đàn áp tư tưởng

Chức năng đối ngoại: Chức năng xâm lược Chức năng quốc phòng.

1.2.4 Bộ máy nhà nước chủ nô

Khi mới ra đời, bộ máy nhà nước còn mang đậm dấu ấn của xã hội thị tộc: bộ lạc, việc thực hiện bộ máy nhà nước còn mang tính tự phát, mọi công việc đều do người trong

Quân đội được giai cấp chủ nô chú ý nhiều nhất Bên cạnh đó, thời kỳ này người ta đã bắt đầu nghiên cứu và khái quát kinh nghiệm chiến đấu để bước đầu hình thành tư

Trang 10

tưởng quân sự của thời kỳ cổ đại, điển hình là Tôn Tử, Ngô Khởi (Trung Quốc), Xenophon (Hy Lạp), Phơrôntin (La Mã)

Tiếp theo là cảnh sát

Hệ thống tư pháp cũng được chú trọng Ở phương Đông, quyền xét xử tối cao nằm trong tay vua, các quan lại là bề tôi và giúp việc cho vua Trong khi đó, nhà nước phương Tây thiết lập hệ thống quyền lực tư pháp và hành chính, hoặc hệ thống chuyên xét xử bởi các thẩm phán được bầu chọn định kì

1.2.5 Hình thức nhà nước chủ nô

Hình thức chính thể

Chính thể quân chủ: là nhà nước phổ biến ở các quốc gia phương Đông cổ đại Quyền lực tập trung vào vua, người đứng đầu nhà nước và theo nguyên tắc cha truyền con nối Các quan lại có dòng họ và thân cận với vua là bề tôi và giúp việc cho vua Vua có quyền lực vô hạn và quyết định mọi việc

Chính thể cộng hoà gồm hai loại: chính thể cộng hoà dân chủ và chính thể cộng hoà quý tộc.

Chính thể cộng hòa dân chủ: Chính thể cộng hòa quý tộc: Hình thức cấu trúc

Hầu hết các quốc gia nô lệ có cấu trúc nhất thể Trong giai đoạn đầu, việc tổ chức và triển khai bộ máy nhà nước còn mang tính tự phát, giữa các cơ quan chưa có sự phân định rõ về chức năng Càng về sau, bộ máy nhà nước chủ nô càng trở nên cồng kềnh hơn do sự phát triển đa dạng của các chức năng nhà nước.

1.2.6 Chế độ chính trị

Các nhà nước chủ nô chủ yếu sử dụng phương pháp phản dân chủ để thực hiện quyền lực của mình

Nhà nước chủ nô ở phương Đông chủ yếu là chế độ độc tài chuyên chế Ở các nước phương Tây, chế độ chính trị mang tính dân chủ chủ nô.

Trang 11

1.2.7 Ưu và nhược điểm của nhà nước chủ nô

Ưu điểm: Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước chủ nô đánh dấu cột mốc phát triển lớn trong lịch sử loài người.

Có sự phân chia giai cấp Kết cấu đơn giản nên dễ quản lí

Xây dựng nền móng cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của các xã hội sau này, đúng như Ph Ăngghen đã chỉ rõ:

“Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có Đế chế La Mã Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận ”(https://luatminhkhue.vn/kieu-nha-nuoc-chu-no-la-gi.aspx)

Nhược điểm: Cơ cấu quản lí nhà nước yếu kém, lỏng lẻo.

Nô lệ bị chủ nô bóc lột, đàn áp nặng nề dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa nô lộ và chủ nô.

1.3 NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN 1.3.1 Hoàn cảnh ra đời

Khi nhà nước chủ nô và chế độ công xã nguyên thuỷ bị suy vong, sự mâu thuẫn giữa giai cấp chủ-nô trở nên gay gắt hơn Tạo ra cuộc nổi dậy, bạo loạn của nô lệ làm lung lay chế độ chiếm hữu nô lệ, mở ra thời kì mới với nhà nước phong kiến và chế độ phong kiến thay thế.

1.3.2 Bản chất

Trang 12

Bản chất thể hiện ở việc xây đựng bộ máy nhà nước gồm có vua chúa và địa chủ - là có quyền lực nhất cũng như giàu có nhất trong xã hội Khi đó để duy trì và phát triển nền kinh tế nước nhà thì cần có lực lượng sản xuất gồm người nông dân, thợ thủ công Điều đó cho thấy rằng so với nô lệ ở nhà nước chủ nô, người dân trong xã hội phong kiến địa vị đã có phần tốt hơn và tự có thể có được kinh tế riêng cho bản thân và gia đình.

1.3.3 Cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến

Địa chủ và nông dân chính là hai giai cấp cơ bản của chế độ này dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến Chính là sự chiếm hữu tuyệt đối đất đai của địa chủ đi kèm với sự bóc lột sức lao động của nông dân Họ sẽ được nhận đất từ địa chủ để trồng trọt và phải nộp lại sản phẩm cho chủ Ngoài hai giai cấp cơ bản nói trên sẽ có thêm giai cấp thợ thủ công và người dân bình thường.

Ở Phương Tây, đất ruộng chủ yếu thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, người dân ban đầu cũng có đất những theo thời gian mất hết ruộng đất và phải sống một cuộc sống phụ thuộc vào địa chủ Trong khi đó ở Phương Đông, nhà nước dùng ruộng đất coi như là bổng lộc đem ban cho quan lại và người dân để trồng trọt, canh tác do đó chủ sở hữu ruông đất là nhà Vua, đồng thời tư nhân cũng có quyền nắm quản.

1.3.4 Bản chất của nhà nước phong kiến được quyết đinh bởi yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội

Để có thể bào vệ được lợi ích kinh tế và quyền lực thống trị của chính mình, nhà nước phong kiến cần có công cụ để quản lí kiểm soát quyền hành để từ đó bóc lột người dân Bộ máy nhà nước phong kiến đã ra đời Với mục đích như đã nêu trên, ngoài ra bộ máy nhà nước ra đời còn giúp đỡ cuộc sống người dân được cải thiện và tiến bộ hơn trước kia.

1.3.5 Chức năng của nhà nước phong kiến Chức năng đối nội:

Giữ gìn, củng cố và phát triển trong phương thức sản xuất phong kiến

Trang 13

Ở giai đoạn xã hội phong kiến, nông nghiệp là 1 phần yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển tiềm lực kinh tế nước nhà và giữ gìn đời sống của mọi người Thông qua bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị chiếm hữu ruộng đất làm của riêng và ép buộc người dân trở thành lực lượng lao động sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp cho họ Người nông dân nghèo bị ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật mà nhà nước đặt ra Đàn áp nông dân và những người lao động bqng những phương tiện tàn bạo Trong xã hội có đôi phần loạn lạc lúc đó, người dân phải sống trong hoàn cảnh khốn khó dẫn đến nhiều lời lầm than và những hành động chống đối chính quyền cai trị Để thể hiện quyền lực của mình, chính quyền phong kiến ra sức đàn áp những cuộc bạo loạn nổi dậy của người dân và trực tiếp ra lệnh xử lí để có thể bành trướng quyền hành cho người dân thấy và biết.

Nô dịch về tư tưởng

Bạo lực về thể xác và về tư tưởng sẽ là hai thứ luôn đi liền với nhau Chính quyền áp dụng những biện pháp tư tưởng vào toàn xã hội, đặc biệt là tôn giáo Khi nhắc tới tôn giáo đã có đôi phần nhạy cảm thế nhưng ở Châu Âu Phương Tây tôn giáo đã chi phối vào đời sống thâm chí là chính trị Lợi dụng sự lòng tin vào tín ngưỡng mà chính quyền đã dùng tôn giáo như một cách để áp chế người dân Hay ở nền văn hoá Trung Quốc hoặc Việt Nam, tôn giáo phần nào cũng đã phần nào ảnh hưởng tới lối suy nghĩ cách sống của người dân nơi dây Nô dịch về tư tưởng được coi là một biện pháp khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các khu vực khác nhau

Chức năng đối ngoại: Chiến tranh xâm lược

Để thể hiện vị trí, mở rộng phạm vi lãnh thổ hay để xử lí mâu thuẫn họ dùng biện pháp chiến tranh được coi như là biện pháp phổ biến nhất.

Họ có lực lượng quân đội riêng được đào tạo và rèn luyện phục vụ khi có chiến tranh nổ ra và sẽ có thể tuyên chiến với bất kì ai nếu đụng chạm vào lợi ích của nhau (ngoại trừ đối với vua hay người đứng đầu của chính quốc gia đó)

Phòng thủ đất nước

Khi có chiến tranh tức phòng thủ là điều tất yếu trong thời đại phong kiến để có thể bảo vệ quốc gia như việc: xây dựng thành luỹ, lực lượng thiện chiến, quân đội thường

Trang 14

trực,…Không chỉ có thế, để có thể duy trì được quốc gia ổn định thì việc ngoại giao với các nước láng giềng là không thể thiếu – giao thương, những chính sách thương mại hay hợp tác cùng hoà bình.

1.3.6 Bộ máy nhà nước

Ở những vùng đất khác nhau, thời gian hình thành và phát triển cũng khác nhau, dẫn tới sự không đồng nhất ở bộ máy nhà nước Chẳng hạn giữa Phương Đông và Phương Tây.

Bộ máy nhà nước ở Phương Đông

Đa phần khu vực Phương Đông sẽ xây dựng bộ máy nhà nước theo hình thức "quân chủ chuyên chế" Có nghĩa là người đứng đầu trong tầng lớp thống trị sẽ gọi là Vua - người có tất cả quyền hành quyết định mọi vận mệnh của toàn quốc gia, người có quyền sắp xếp bộ máy nhà nước, chủ quan đưa ra các luật lệ, đặc biệt quyền sống hay chết của bất kì các nhân nào trong xã hội lúc ấy đều sẽ dựa vào một câu nói của Vua Bộ máy nhà nước ở Phương Tây

Trái ngược hoàn toàn với Phương Đông, ở Phương Tây, chế độ "phân quyền cát cứ" được coi là hình thức chủ yếu Với kiểu hình thức này quyền hành của vị Vua đứng đầu sẽ không còn có thể chuyên quyền như Phương Đông mà quyền lực sẽ được phân bổ cho nhiều tầng lớp khác nhau Vua hay Quốc Vương sẽ như là đại diện đứng đầu của một quốc gia nhưng không có quyền quyết định hoàn toàn trong công cuộc quản lí nhà nước Điển hình như ở Đức – “chư hầu” (lãnh chúa lớn) có thể lực vô cùng mạnh mẽ Họ có Hoàng đế riêng của đất nước thế nhưng Hoàng đế có âm mưu tăng cường quyền lực của chính mình thì sẽ lập tức bị lật đổ và thay thế bằng một “Hoàng đế bù nhìn” khác.

1.3.7 Hình thức nhà nước phong kiến Về hình thức chính thể

Các nhà nước ở Phương Đông chủ yếu đều có hình thức là chính thể chuyên chế Tức vua sẽ là người nắm giữ mọi quyền lực, mọi điều mà vua ban hành ra đều đúng và việc của quan lại hay người dân trong xã hội là phải tuân theo mệnh vua Như vậy quyền hành sẽ không có sự phân chia, phối hợp trong việc kiểm soát và điều hành nhà nước Về hình thức cấu trúc

Trang 15

Các quốc gia ở xã hội phong kiến hay chủ nô đều là hình thức nhà nước đơn chủ, thực hiện quản lí dưới một chế độ duy nhất Ở Phương Đông, chủ yếu xuất hiện là kiểu hình thức trung ương tập quyền với sự chấp hành hoàn toàn của chính quyền địa phương Chính quyền trung ương quản lí, giám sát những hoạt động chính Khi đó địa phương sẽ tuân theo và hoàn thành theo chỉ định Ngược lại ở Phương Tây, qua quá trình hình thành và phát triển hình thức nhà nước đã có những thay đổi nhất định, từ phân quyền cát cứ đến trung ương tập quyền.

Về hình thức chính trị

Phương pháp bạo lực được coi là phổ biến nhất mà các nhà nước phong kiến sử dụng khi thể hiện quyền lực của mình Khi đó sức mạnh của giai cấp thông trị được coi là tuyệt đối thâu tóm mọi quyền hành và tài sản Tuy nhiên, ở những nơi đã giành được quyền tự trị đã đưa ra những biện pháp dân chủ những vẫn còn vài điều hạn chế: về tài chính kinh tế, sự can thiệp của giai cấp trung ương,…

1.3.8 Ưu và nhược điểm

Ưu điểm: So với nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến đã dần hoàn thiện và phát triển hơn, đã có sự xác lập chủ quyền của một quốc gia Người dân ở xã hội phong kiến đã có quyền quyết định số phận và cuộc đời của mình, tuy không nhiều nhưng đã có đôi phần tự do hơn nhà nước chủ nô.

Nhược điểm: Quyền lực trong xã hội lúc này chỉ tập trung vào một người duy nhất Người dân bị phụ thuộc, đàn áp, bóc lột bởi giai cấp thống trị và không có quyền chống đối Nhà nước phong kiến sử dụng thần quyền và cường quyền để áp chế người dân từ đó dễ bề cai trị nhưng điều đó lại khiến cho người dân sống trong một cuộc sống cực khổ dù đã có nhiều chính sách về kinh tế Đặc biệt ở xã hội đương thời sự bất bình đẳng về giới tính cực kì nghiêm trọng.

1.4 NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

1.4.1 Khái niệm và sự ra đời của nhà nước tư sản:

Chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng từ thế kỷ XV - XVII, ở phương Tây Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển, dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới, Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản

Trang 16

Nhà nước tư sản ra đời qua ba hình thức sau:

Nhà nước Tư sản được tạo ra bởi những cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản Tuy nhiên, lực lượng chủ yếu của cách mạng tư sản là các giai cấp công nhân, nông dân và người lao động trong xã hội Cách mạng tư sản đã xóa bỏ khá triệt để chế độ và trực tự phong kiến bằng con đường bạo lực, thiết lập nền dân chủ tư sản, điển hình đặc biệt là cách mạng tư sản Pháp.

Qua cải cách xã hội, nhà nước tư sản dần dần hình thành, trên cơ sở thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên và giai cấp quý tộc phong kiến cũ, nhưng không từ bỏ hoàn toàn địa vị của mình trong lĩnh vực chính trị Nhưng dưới áp lực của phong trào quần chúng cách mạng, giai cấp tư sản dần nắm quyền Các nước tư sản ra đời theo con đường này là Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản,

Vào thế kỷ XVIII – XIX, các nhà nước tư sản ở những vùng đất mới như Hoa Kỳ, Canada được hình thành Ở những miền đất này, giai cấp tư sản hình thành từ những người châu Âu di cư đã dùng vũ lực, cơ chế nhà nước tư sản để lấn áp và tiêu diệt các thổ dân với chế độ thị tộc của họ và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

1.4.2 Các cơ sở cấu thành nhà nước tư sản: Cơ sở kinh tế

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập dựa trên chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư Đặc trưng của phương thức này là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sản xuất bằng máy móc – công nghệ, nền kinh tế thị thường, và tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều các phương thức sản xuất trước đây.

Cơ sở xã hội

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, thương mại và công nghiệp dẫn đến việc xã hội tư bản hình thành nên giai cấp tư sản, vô sản, giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp thương nhân cùng với các nhà khoa học, và các nhà doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực.

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan