NGUYÊN TẮC - Định tính strychnin và brucin bằng sắc ký lớp mỏng, phát hiện vết bằng thuốc thử dragendorff.. trên những tấm kính hay kim loại, pha động là dung môi hay hệ dung môi thích h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
-…
BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH
ĐỘC CHẤT ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG STRYCHNIN VÀ BRUCIN TRONG MẪU BỘT HẠT MÃ TIỀN
Giảng viên: Ths Huỳnh Như Tuấn
Lớp:PH23BA – Nhóm 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Đinh Ngọc Hiếu Trương Thị Thanh Hiền
Bùi Thị Huệ
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023.
Trang 2MỤC LỤC
A MỤC TIÊU 3
B NỘI DUNG BÁO CÁO 3
I NGUYÊN TẮC 3
II XỬ LÝ MẪU 3
III ĐỊNH LƯỢNG 5
3.1 Tiến hành 5
3.2 Nhận xét: 7
3.3 Kết luận: 7
IV ĐỊNH TÍNH 7
4.1 Thuốc thử acid nitric đặc để định tính Brucin 7
4.1.1 Tiến hành 7
4.1.2 Nhận xét: 7
4.1.3 Kết luận 8
4.2 Sắc ký lớp mỏng để định tính Strychnin 8
4.2.1 Nguyên tắc: 8
4.2.2 Các bước tiến hành 9
4.2.3 Nhận xét 10
4.2.4 Kết luận: 11
2
Trang 3A MỤC TIÊU
1 Định tính được strychnin và brucin trong mẫu dược liệu.
2 Định lượng được strychnin bằng phương pháp đo quang ở 2 bước sóng.
B NỘI DUNG BÁO CÁO
I NGUYÊN TẮC
- Định tính strychnin và brucin bằng sắc ký lớp mỏng, phát hiện vết bằng thuốc thử dragendorff Định tính brucin bằng thuốc thử HNO3
- Định lượng strychnin bằng phương pháp đo quang ở 2 bước sóng 262 nm
và 300 nm trong dung môi H2SO4.
II XỬ LÝ MẪU
2.1 Cân chính xác khoảng 0,4000g bột hạt Mã tiền
Trang 42.2 Sau đó cho vào bình nón nút mài 100ml, tiếp tục thêm chính xác 20,00ml cloroform và 0,3ml amoniac đậm đặc
2.3 Đậy kín bình, để trong bể siêu âm 45 phút
2.4
lọc nhanh vào bình nón Dịch lọc này dùng để định tính và định lượng
4
Trang 5III ĐỊNH LƯỢNG
3.1 Tiến hành
3.1.1 Lấy chính xác 10,00 ml dịch lọc ở phần 2.4 cho vào bình gạn 50 ml 3.1.2 Chiết 4 lần mỗi lần 10 ml dung dịch H2SO4 0,5 M
3.1.3 Lọc dịch acid qua giấy lọc đã thấm ướt trước bằng dung dịch
H2SO4 0,5 M vào bình định mức 50 ml
Trang 63.1.4 Rửa giấy lọc bằng một lượng nhỏ dung dịch H2SO4 0,5 M, gộp dịch rửa vào bình định mức và thêm H2SO4 0,5M cho tới vạch, lắc kỹ
3.1.5 Hút chính xác 10,00 ml dung dịch này cho vào bình định mức 50 ml pha loãng vừa đủ bằng dung dịch H2SO4 0,5 M, lắc đều
3.1.6 Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 262 nm và 300 nm bằng máy UV-Vis UH3500 Cuvet dày 1 cm, với mẫu trắng là dung dịch H2SO4 0,5 M
6
Trang 7Hàm lượng Strychnin được tính như sau:
%Strychnin = m(100 %−độ ẩm mẫuthử ) 5(0,321a−0,467 b) = 5(0,321∗0,49−0,467∗0,129)0,4005(100 %−9,70 %) = 1,33 (%)
Trong đó:
a: là độ hấp thụ ở 262 nm
b: là độ hấp thụ ở 300 nm
m: là khối lượng mẫu thử cân ở phần 2.1 (g)
3.2 Nhận xét:
Từ kết quả trên cho ta thấy Hàm lượng Strychnin trong bột hạt Mã Tiền có trong mẫu thử là 1,33%
Trang 83.3 Kết luận:
Trong mẫu thử bột hạt Mã Tiền có Strychnin
IV ĐỊNH TÍNH
4.1 Thuốc thử acid nitric đặc để định tính Brucin
4.1.1 Tiến hành
- Lấy 1 ml dịch lọc ở phần 2.4 cho vào ống nghiệm, cho 2-3 giọt acid nitric đặc
4.1.2 Nhận xét:
- Trong ống nghiệm xuất hiện màu đỏ thẫm (brucin) chuyển dần sang da cam rồi vàng
4.1.3 Kết luận
Trong mẫu thử có chứa Brucin
4.2 Sắc ký lớp mỏng để định tính Strychnin.
4.2.1 Nguyên tắc:
- Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật phân tích sắc ký hai pha lỏng rắn, trong đó pha tĩnh là lớp chất hấp thụ (pha rắn) được trải thành những lớp mỏn
8
Trang 9trên những tấm kính hay kim loại, pha động là dung môi hay hệ dung môi thích hợp (pha lỏng)
- Các chất cần phân tích ở dưới dạng dung dịch được đưa lên bảng mỏng và đặt bảng mỏng trong bình triển khai sắc ký với hệ dung môi thích hợp, các chất cần phân tích sẽ chuyển động theo chiều chuyển động của dung môi Do khả năng hấp phụ khác nhau giữa các chất, do ái lực giữa hai pha của các chất khác nhau mà sự di chuyển của chúng khác nhau Từ đó có thể xác định giá trị Rf của các chất cần phân tích và chất chuẩn cần tiến hành song song trên cùng một bản mỏng, trong cùng một điều kiện
Giá trị Rf được tính theo công thức: Rf = a b
Phương phán này dùng nồng độ chất chuẩn là 80% và 100%
Trong đó:
a: Khoảng cách từ tâm của vết chấm đến tâm của vết sắc đó
b: Khoảng cách từ tâm của vết chấm đến điểm kết thúc dung môi
4.2.2 Các bước tiến hành
4.2.2.1 Chuẩn bị mẫu thử:
- Sấy hoạt hóa bản mỏng (Silica gel GF254) 15 phút ở nhiệt độ 100-105°C
- Tiến hành pha dung môi với tỷ lệ: Toluen:Aceton:Ethanol:NH3 đậm đặc = 8:10:1,2:0,8
- Dung dịch thử: là dịch lọc ở phần 2.4
- Dung dịch đối chiếu: Dung dịch Strychnin chuẩn 2mg/ml trong CHCl3 và dịch chiết Mã tiền chuẩn
4.2.2.2 Chấm sắc ký:
Lấy bút chì kẻ 1 đường thẳng cách mép dưới của bản sắc ký 1,5cm, chia đường thẳng thành 5 đoạn bằng nhau sau đó kẻ thêm 1 đường thẳng cách mép trên của bản sắc ký 1cm Dùng ống mao quản (2 μl) hút dung dịch chuẩn vàl) hút dung dịch chuẩn và dung dịch thử rồi chấm lên đường thẳng đã được kẻ trước ở trên với khoảng cách đều nhau Chấm lên bản mỏng 10 μl) hút dung dịch chuẩn vàl (mỗi vết chấm 5 lần) các dung dịch thử và chuẩn Dùng đèn UV 254nm để kiểm tra sự tương đồng của các vết Tất
cả các vết chấm phải có hình tròn đều nhau
Trang 104.2.2.3 Chạy sắc ký:
Dùng pipet hút chính xác dung môi Cho bản mỏng vào bình khai triển chứa dung môi Toluen:Aceton:Ethanol:NH3 đậm đặc (8:10:1,2:0,8) cho vào bình triển khai sắc ký, đậy nắp, lắc đều Cắt mẫu giấy lọc để dựa vào thành bình để dung môi bảo hòa (khoảng 15 phút) Cẩn thận đặt bảng sắc ký đã được chấm dung dịch chuẩn và dung dịch thử vào trong bình sắc ký Đóng kín bình sắc ký, chờ cho đến khi dung môi chạy đến đường kẻ trên của bản sắc ký (khoảng 15-20 phút) thì chuyển bản sắc ký ra ngoài, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng
4.2.3 Nhận xét
- Soi bản mỏng dưới đèn UV 254 nm: Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phù hợp với vết chính trên trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí màu sắc và kích thước
- Các vết của chất chuẩn và chất thử có hình dạng kích thước, màu sắc, cường độ màu và có giá trị Rf tương đương nhau
- Trên sắc đồ không có vết lạ
Hình A Mẫu thử và mẫu chuẩn trước khi khai triển ngâm trong dung dịch
Toluen:Aceton:Ethanol:NH3 đậm đặc = 8:10:1,2:0,8
Hình B Mẫu thử và mẫu chuẩn sau khi khai triển ngâm trong dung dịch
Toluen:Aceton:Ethanol:NH3 đậm đặc = 8:10:1,2:0,8
Hình C, D Kết quả đo được của mẫu thử và mẫu chuẩn sau khi khai triển ngâm trong dung dịch Toluen:Aceton:Ethanol:NH3 đậm đặc = 8:10:1,2:0,8
10
Trang 11* Tính giá trị Rf của mẫu chuẩn và mẫu thử
- Mẫu thử:
Vệt 1: Rf1 = a1
b1 = 18 = 0,125 Vệt 2: Rf2 = a2
b2 = 2,28 = 0,275
- Mẫu chuẩn:
Vệt 1: Rf2 = a1
b1 = 18 = 0,125 Vệt 2: Rf2 = a2
b2 = 2,158 = 0,269
Bảng so sánh kết quả soi bảng mỏng sắc ký
4.2.4 Kết luận:
Từ bảng trên ta nhận thấy:
- Mẫu thử và mẫu chuẩn tương đương nhau
- Mẫu thử tinh khiết
- Có Strychnin trong mẫu thử.