1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐỊNH TÍNH HÓA HỌC HỮU CƠ BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 DẪN XUẤT HALOGEN – ALCOHOL – PHENOL – ETHE

18 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐỊNH TÍNH HÓA HỌC HỮU CƠ BÀI THỰC HÀNH SỐ 3

DẪN XUẤT HALOGEN – ALCOHOL – PHENOL – ETHE NHÓM 1

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Tô Kim Thi

Đồng Tháp, 2023

Trang 2

3 Hiện tượng và phương trình 3

4 Trả lời các câu hỏi: 6

Thí nghiệm 2: Nhận biết nước có lẫn trong alcohol 7

1 Chuẩn bị 7

2 Cách tiến hành 7

3 Hiện tượng và phương trình 7

4 Trả lời các câu hỏi: 8

Thí nghiệm 3 Tính chất của ethanol 8

1 Chuẩn bị 8

2 Cách tiến hành 9

3 Hiện tượng và phương trình 9

4 Trả lời câu hỏi: 10

Thí nghiệm 4 Phản ứng của etylen glycol, glycerol với đồng (II) hydroxide 11

1 Chuẩn bị 11

2 Cách tiến hành: 12

3 Trả lời câu hỏi: 15

TÍNH TOÁN VÀ PHA HÓA CHẤT 16

1 Pha 100ml H2SO4 1M từ H2SO4 đặc 96% 16

2 Pha dung dịch fucsinsulfuro 16

3 Pha 20ml CuSO4 2% từ CuSO4.5H2O: 16

4 Pha 50ml dung dịch NaOH 10% từ NaOH rắn (D = 1,09g/ml) 17

5 Pha 20ml dung dịch HCl 10% có (d = 1,047 g/ml) từ HCl đặc 36% có (d = 1,18 g/ml) 17

Trang 3

a) Điều chế iodofom từ ethanol

- Dùng pipet lấy 0,5ml ethanol cho vào ống nghiệm sạch đã chuẩn bị sẳn, sau đó dung pipet lấy 1,5ml KI bão hoà I2 đã chuẩn bị nhỏ vào ống nghiệm đựng ethanol vừa lấy, và tiếp tục lấy 1,5ml dung dịch NaOH 2M cho tiếp vào ống nghiệm Sau đó lắc nhẹ rồi đem đi đun trên ngọn lửa đèn cồn (làm nóng đều ống trước mới đun tập trung và không được đun quá sôi) đến khi thấy dung dịch xuất hiện kết tủa vẫn đục Đem bỏ vào chậu nước lạnh đã chuẩn bị trước Và quan sát

b) Điều chế iodofom từ aceton

Dùng pipet lấy 2ml KI bão hoà I2 đã chuẩn bị nhỏ vào ống nghiệm sạch, và tiếp tục lấy 2ml dung dịch NaOH 2M cho tiếp vào ống nghiệm.Cuối cùng dùng pipet lấy 0,5ml aceton cho vào hỗn hợp vừa lấy Sau đó lắc nhẹ Và quan sát màu của chất kết tủa

3 Hiện tượng và phương trình

a) Khi cho 3 hoá chất vào ta thấy dung dịch của ống ngiệm có màu vàng nhạt và chưa xuất hiện kết tủa

Trang 4

- Sau khi đem đi đun ta thấy xuất hiện kết tủa vẩn đục

- Làm lạnh ta thấy dung dịch nhạt màu và xuất hiện kết tủa vàng rất dễ nhìn thấy

- Cuối cùng :

Trang 5

- Phương trình:

I2 + 2NaOH  NaOI + H2O

CH3CH2OH + NaOI  CH3CHO + NaI + H2O CH3CHO + 3I2  CI3CHO + 3HI

CI3CHO + NaOH  CHI3 + HCOONa b) Khi cho 3 hoá chất vào và lắc nhẹ ta thấy

Phương trình:

CH3COCH3 + 3I2  CI3COCH3 + 3HI

Trang 6

CI3COCH3 + NaOH  CHI3 + CH3COONa

4 Trả lời các câu hỏi:

1 Hãy cho biết CT của iodofom?

2 Viết phương trình phản ứng điều chế iodofom từ ethanol và axeton?

+ Từ ethanol:

I2 + 2NaOH  NaOI + H2O

CH3CH2OH + NaOI  CH3CHO + NaI + H2O CH3CHO + 3I2  CI3CHO + 3HI

CI3CHO + NaOH  CHI3 + HCOONa + Từ aceton:

CH3COCH3 + 3I2  CI3COCH3 + 3HI

CI3COCH3 + NaOH  CHI3 + CH3COONa

3 Hãy cho biết những hợp chất có đặc điểm cấu tạo thế nào có khả năng phản ứng với I2 để tạo ra iodofom?

Hợp chất có đặc điểm để tạo thành iodoform có công thức chung là H3C-CO-X và CH3CHOH-X

4 I2 có tan tốt trong nước không?

I2 không tan trong nước nhưng lại tan trong ethanol

5 Tại sao lại cho KI vào phản ứng?

Trang 7

Người ta thêm KI vào phản ứng vì I2 ít tan trong nước nên thêm KI vào đẩy nhanh quá trình chuyển hóa I2 thành I3

6 Hãy cho biết đặc điểm của iodofom?

Một chất màu vàng nhạt, tinh thể, dễ bay hơi, nó có mùi thâm nhập và đặc biệt (trong

vẫn được sử dụng phổ biến) và, tương tự như chloroform, vị ngọt.

7 Từ thí nghiệm trên em hãy cho biết mục đích của thí nghiệm?

Để dựa vào màu vàng của iodoform ta có thể nhận biết sự có mặt của các nhóm chức CH3CO-, CH3CHO, CH3CHOH.

Thí nghiệm 2: Nhận biết nước có lẫn trong alcohol

- Bước 1: Cân 1g CuSO4.5H2O cho vào chén sứ Sau đó đun chén sứ chứa

CuSO4.5H2O cho đến khi mất hoàn toàn màu xanh thu được CuSO4 khan có màu trắng Tắt đèn cồn và để nguội

- Bước 2: Cho CuSO4 khan vừa thu được vào ống nghiệm khô, cho tiếp 3ml ethanol 96o vào Lắc đều hỗn hợp trên vào đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn Sau đó để lắng

- Bước 3: Quan sát hiện tượng

3 Hiện tượng và phương trình

- CuSO4 ban đầu có màu xanh là do ngậm nước (CuSO4.5H2O), sau khi đun thì nước bay hơi nên CuSO4 có màu trắng (CuSO4 khan)

Trang 8

Phương trình: CuSO 5H O4 2 to CuSO4H O2 

- Khi cho CuSO4 khan và ethanol vào ống nghiệm và đun nóng ta thấy CuSO4 từ màu trắng chuyển sang màu xanh (ngậm nước)

CuSO +5C HOHCuSO 5H O+5C H

4 Trả lời các câu hỏi:

- CuSO4 khan là Đồng (II) sulfat là chất bột màu trắng, hút mạnh hơi ẩm trong không khí để tạo thành CuSO4.5H2O có màu xanh lam

- Đồng sulfat trong phòng thí nghiệm thường ở dạng ngâm nước CuSO4.5H2O có

- Ethanol tuyệt đối - Natri kim loại

Trang 9

2 Cách tiến hành

a) Phản ứng của ethanol với natri

- Bước 1: Dùng pipet hút 2 ml ethanol khan cho vào ống nghiệm khô Sau đó cho một mẩu natri (bằng hạt đậu xanh nhỏ) đã được cạo sạch vào ống nghiệm Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái Khi phản ứng kết thúc, đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và bỏ ngón tay bịt ống nghiệm ra

- Bước 2: Dùng pipet hút 1 ml nước cất cho vào ống nghiệm để hòa tan kết tủa trắng còn lại trong ống nghiệm Sau đó nhỏ vào ống nghiệm vài giọt phenolphthalein - Bước 3: Quan sát hiện tượng

c) Phản ứng oxi hóa ethanol bằng KMnO4

- Bước 1: Dùng pipet hút 1ml ethanol, 1ml dung dịch KMnO4 0,1M và 1ml dd H2SO4 1M vào ống nghiệm khô Đun nhẹ ống nghiệm chứa hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn - Bước 2: Sau khi đun nếu dung dịch vẫn còn màu tím hồng thì thêm vào đó vài tinh thể NaHSO3 Sau khi hỗn hợp đã mất màu thì nhỏ vài giọt acid fucsinsulfuro vào ống nghiệm

- Bước 3: Quan sát hiện tượng

3 Hiện tượng và phương trình

a)

- Khi cho Na vào ethanol, mẩu Na tan dần, có bọt khí thoát ra (sinh ra khí không màu H2)

2C2H5OH + 2Na ⟶ 2C2H5ONa + H2↑

- Khi phản ứng kết thúc, đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn bỏ ngón tay bịt ống nghiệm ra nghe thấy có tiếng nổ nhỏ, có hơi nước bám trên miệng ống nghiệm

2H2 + O2 → 2H2O to

- Hòa tan kết tủa trắng còn lại trong ống nghiệm bằng 1ml nước cất Khi nhỏ vào ống nghiệm vài giọt phenolphthalein, dung dịch chuyển sang màu hồng

c)

Trang 10

- Khi cho ethanol, KMnO4, H2SO4 vào ống nghiệm, dung dịch trong ống nghiệm màu tím hồng Đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, dung dịch mất màu

5C2H5OH + 4KMnO4 + 6H2SO4 t

→ 5CH3COOH + 4MnSO4 + 2K2SO4 + 11H2O - Sau khi hỗn hợp đã mất màu thì nhỏ vài giọt acid fucsinsulfuro, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt

4 Trả lời câu hỏi:

- Hãy cho biết tính chất hóa học của ethanol

Mang tính chất của một rượu đơn chức

* Phản ứng thế H của nhóm –OH

Tác dụng với kim loại

2C2H5OH + 2Na ⟶ 2C2H5ONa + H2

* Phản ứng thế nhóm –OH

Phản ứng với acid vô cơ

C2H5OH + HBr ⟶ C2H5Br + H2O Phản ứng với acid hữu cơ (phản ứng ester hóa)

C2H5OH + CH3COOH ⟶ CH3COOC2H5 + H2O Phản ứng với alcohol (điều kiện phản ứng H2SO4 đậm đặc, 1400oC)

C2H5OH + HOC2H5 ⟶ C2H5OC2H5 + H2O

* Phản ứng tách nhóm –OH (phản ứng tách H2O) (điều kiện phản ứng H2SO4 đậm đặc, 1700oC)

CH3CH2OH ⟶ CH2=CH2 + H2O

* Phản ứng oxi hóa

Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (phản ứng cháy) + Đối với alcohol no, đơn chức mạch hở

Trang 11

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (oxi hóa hữu hạn)

C2H5OH + CuO ⟶ CH3CHO + H2O + Cu

- Thí nghiệm a) tác dụng với natri yêu cầu ancol khan  nếu ancol không cần khan có được không? Trong thí nghiệm có cho phenolphthalein vào, mục đích của việc đó là gì?

Nếu ancol không khan thì Na sẽ tác dụng với nước trước khi tác dụng với ancol Trong thí nghiệm có cho phenolphthalein vào, mục đích của việc cho phenolphthalein vào để thấy được tính base của C2H5ONa ⟶ C2H5ONa có tính base, cho phenolphthalein vào sẽ chuyển sang màu hồng nhạt

- Thí nghiệm c) sau khi phản ứng xong người ta cho dung dịch acid fucsinsunfuro vào, mục đích để làm gì? Dự đoán hiện tượng phản ứng

Sau khi phản ứng xong người ta cho dung dịch acid fucsinsunfuro vào, mục đích để nhận biết sự tạo thành CH3COOH từ C2H5OH Khi cho acid fucsinsufuro vào dung dịch sau phản ứng thì dung dịch chuyển sang màu vàng do dung dịch có tính acid

- Viết phương trình phản ứng minh họa cho thí nghiệm a,c

5C2H5OH + 4KMnO4 + 6H2SO4 → 5CH3COOH + 4MnSO4 + 2K2SO4 + 11H2O to

Thí nghiệm 4 Phản ứng của etylen glycol, glycerol với đồng (II) hydroxide

Trang 12

- Chuẩn bị 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống, 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 ml dung dịch NaOH 10% sau đó lắc nhẹ thì 3 ống nghiệm xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam nhạt

Phương trình phản ứng xảy ra:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓(xanh) + Na2SO4

Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 2 – 3 giọt ethylenglicol, ống thứ hai 2 – 3 giọt glycerol, ống thứ ba 2 – 3 giọt ethanol Lắc nhẹ cả 3 ống nghiệm thì:

Trang 13

+ Ống thứ nhất Cu(OH)2 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh lam đặc trưng

Phương trình phản ứng xảy ra:

+ Ống thứ hai kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam của muối đồng (II) glixerat

Phương trình phản ứng xảy ra:

Trang 14

+ Ống thứ ba không có hiện tượng Kết tủa không tan

Không có phản ứng xảy ra:

Bước 2:

- Sau đó thêm vào 3 ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl Sau đó quan sát thì ta quan sát thấy hiện tượng là:

+ Ống thứ nhất: màu xanh lam nhạt dần đi, tạo phức đồng màu xanh lá Phương trình phản ứng xảy ra:

Trang 15

+ Ống thứ hai: màu xanh lam nhạt dần đi, tạo phức đồng màu xanh lá Phương trình phản ứng xảy ra:

+ Ống thứ ba khi cho HCL vào không có phản ứng xảy ra

3 Trả lời câu hỏi:

- Thí nghiệm này muốn chứng minh tính chất gì?

Thí nghiệm này muốn chứng minh tính chất đặc trưng của polyalcohol:

Các polyalcohol có các nhóm –OH liền kề như ethylene glycol, glycerol, … có thể tạo phức chất với Cu(OH)2, sản phẩm có màu xanh đặc trưng

Trang 16

TÍNH TOÁN VÀ PHA HÓA CHẤT1 Pha 100ml H2SO4 1M từ H2SO4 đặc 96%

+ Chuẩn bị hóa chất H2SO4 đặc 96% 1M, bình định mức 100ml, nước cất, bình tia nước cất, pipet

+ Dùng pipet lấy 5,577 ml H2SO4 đặc 96% 1M, cho vào bình định mức 100ml, tiếp tục cho nước cất vào sử dụng bình tia nước cất cho đến khi dung dịch vừa đúng mức của bình định mức

+ Ta thu được 100 ml H2SO4 1M từ H2SO4 đặc 96%

2 Pha dung dịch fucsinsulfuro

+ 0,2 gam fucsin + 200ml nước cất + (2 gam NaHSO3 + 2 ml HCl)

+ Đợi từ 15 – 20 phút ( nếu dung dịch không mất màu thì cho thêm một ít than hoạt tính, lắc đều cho đến khi mất màu, lọc)

3 Pha 20ml CuSO4 2% từ CuSO4.5H2O:

Trang 17

- Cách pha:

Lấy vừa đủ 0,0376g CuSO4.5H2O cho vào cốc có chứa khoảng 10ml nước cất Sau đó khuấy đều đến khi dung dịch tan hết thì cho phần dung dịch vào bình định mức 20ml Tiếp đến cho thêm nước cất vào bình định mức cho đến khi chỏm dung dịch gần chạm vạch định mức còn khoảng vài giọt, thì ta lấy bình tia hoặc ống nhỏ giọt thêm vào vài giọt cho đến khi chỏm dung dịch chạm vạch định mức Sau đó đậy nấp lại và lắc đều đến khi dung dịch hòa tan hết

4 Pha 50ml dung dịch NaOH 10% từ NaOH rắn (D = 1,09g/ml)

Lấy vừa đủ 5,45g NaOH rắn cho vào cốc có chứa khoảng 25ml nước cất Sau đó khuấy đều đến khi dung dịch tan hết thì cho phần dung dịch vào bình định mức 50ml Tiếp đến cho thêm nước cất vào bình định mức cho đến khi chỏm dung dịch gần chạm vạch định mức còn khoảng vài giọt, thì ta lấy bình tia hoặc ống nhỏ giọt thêm vào vài giọt cho đến khi chỏm dung dịch chạm vạch định mức Sau đó đậy nấp lại và lắc đều đến khi dung dịch hòa tan hết

Trang 18

Dùng pipet hút 4,9ml HCl đặc cho từ từ cho vào cốc có chứa khoảng 10ml nước cất Sau đó khuấy đều đến khi dung dịch tan hết thì cho phần dung dịch vào bình định mức 20ml Tiếp đến cho thêm nước cất vào bình định mức cho đến khi chỏm dung dịch gần chạm vạch định mức còn khoảng vài giọt, thì ta lấy bình tia hoặc ống nhỏ giọt thêm vào vài giọt cho đến khi chỏm dung dịch chạm vạch định mức Sau đó đậy nấp lại và lắc đều đến khi dung dịch hòa tan hết Ta thu được dung dịch HCl 10% (ghi nhãn lên bình)

Ngày đăng: 09/04/2024, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w