Bảng số liệu của quá trình thí nghiệm đo thời gian đông kết của hồ thạch cao theo phương pháp dùng dao .... Cuối cùng là các phương pháp để hoàn thiện hơn về mặt ứng dụng của thạch cao q
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
BỘ MÔN VẬT LIỆU SILICAT
BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ SILICAT
Học kỳ: 231 Danh sách SV:
1 Lê Nguyễn Gia Hiếu (2110167)
2 Nguyễn Kim Hằng (2113307)
3 Lê Gia Huy (2113483)
4 Hồ Thái Khôi (2113792)
5 Tăng Mai Phúc Thịnh (2112372) Ngày nộp: 5/12/2023
Giảng viên hướng dẫn: TS Huỳnh Ngọc Minh
ThS Nguyễn Vũ Uyên Nhi
TS Nguyễn Ngọc Trí Huỳnh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2023
Trang 2KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
BỘ MÔN VẬT LIỆU SILICAT
BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ SILICAT
NHÓM 06-LỚP L02
Tỉ lệ đóng góp
Điểm Ký
tên
1 2110167 Lê Nguyễn Gia Hiếu
Báo cáo Bài 4, nhận xét DSC
và XRD
100%
2 2113307 Nguyễn Kim Hằng
Xử lý phổ, nhận xét DSC
và XRD, làm PPT
100%
Báo cáo Bải 1,
xử lý DSC, nhận xét DSC
100%
Báo cáo bài 2, tổng hợp Word, nhận xét XRD
100%
5 2112372 Tăng Mai Phúc Thịnh
Báo cáo bài 3,
xử lý hình ảnh, làm PPT
100%
Trang 31.1 Giới thiệu tổng quan 10
1.2 Vật liệu và quy trình thí nghiệm 10
1.2.1 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 10
1.2.2 Quy trình thí nghiệm 1: Xác định tỷ lệ qua sàng của bột thạch cao 13
1.2.3 Quy trình thí nghiệm 2: Xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ N/B = 0,65) bằng côn 14
1.2.4 Quy trình thí nghiệm 3: Xác định thời gian đông kết của hồ thạch cao bằng phương pháp dao bản 16
1.2.5 Quy trình thí nghiệm 4: Xác định cường độ chịu uốn của mẫu thạch cao 17
1.3 Kết quả và thảo luận 19
1.3.1 Kết quả xác định tỷ lệ sót sàng của hỗn hợp bột thạch cao 90µm và 180µm 19
1.3.2 Kết quả xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ N/B 0,65) 20
1.3.3 Kết quả xác định thời gian đông kết theo phương pháp dùng dao 21
1.3.4 Kết quả xác định cường độ chịu uốn của thanh thạch cao 23
1.4 Kết luận 26
BÀI 2: KẾT TINH TỪ PHA THỦY TINH 27
2.1 Giới thiệu tổng quan 27
2.2 Vật liệu và quy trình thí nghiệm 29
2.2.1 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 29
2.2.2 Dữ liệu đầu vào 31
2.2.3 Quy trình thí nghiệm: Kết tinh pha thủy tinh 32
2.2.4 Xác định sự thay đổi khối lượng của mẫu sau sấy và sau xử lý nhiệt 33
2.3 Phân tích bột vật liệu bằng phương pháp XRD 35
2.3.1 Chuẩn bị mẫu vật liệu bột phân tích pha bằng phương pháp XRD 35
2.3.2 Kết quả phân tích XRD của các mẫu thủy tinh FP 940 37
2.3.3 Kết quả phân tích XRD của mẫu thủy tinh FV 090/540 45
2.4 Kết luận 52
BÀI 3: TÍNH LƯU BIẾN CỦA HUYỀN PHÙ ĐẤT SÉT-NƯỚC 53
3.1 Giới thiệu tổng quan 53
Trang 43.2.2 Quy trình thí nghiệm xác định thông số hồ đất sét – nước ban đầu 59
3.2.3 Quy trình thí nghiệm ảnh hưởng của chất làm bền huyền phù đến tính chất của hồ đất sét – nước 63
3.3 Kết quả và thảo luận 67
3.3.1 Kết quả đo tỷ trọng 74
3.3.2 Kết quả đo độ nhớt và độ sánh 76
3.3.3 Kết quả đo độ ẩm 78
3.4 Kết luận 78
BÀI 4: MEN GỐM SỨ 80
4.1 Giới thiệu tổng quan 80
4.2 Vật liệu và quy trình thí nghiệm 84
4.2.1 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 84
4.2.2 Quy trình thí nghiệm 1: Chuẩn bị phối liệu men 85
4.2.3 Quy trình thực hiện thí nghiệm 2: Chuẩn bị mộc thử men 87
4.2.4 Quy trình thực hiện thí nghiệm 3: Phủ men lên mộc 88
4.3 Kết quả và thảo luận: 89
4.4 Kết luận 98
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU Bài 1: Chất kết dính thạch cao
Bảng 1 1 Các dụng thí nghiệm xác định lượng sót sàng 11
Bảng 1 2 Các dụng cụ thí nghiệm xác định tỷ lệ nước/bột theo phương pháp chảy xòe 11
Bảng 1 3 Các dụng cụ thí nghiệm xác định thời gian đông kết bằng phương pháp dao 13
Bảng 1 4 Các dụng cụ thí nghiệm xác định cường độ uốn 13
Bảng 1 5 Đo lượng sót sàng 90µm 19
Bảng 1 6 Đo lượng sót sàng 180µm 20
Bảng 1 7 Bảng số liệu của thí nghiệm xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ N/B 0,65) 21
Bảng 1 8 Bảng số liệu của quá trình thí nghiệm đo thời gian đông kết của hồ thạch cao theo phương pháp dùng dao 23
Bảng 1 9 Bảng số liệu của quá trình thí nghiệm xác định cường độ chịu uốn 25
Bài 2: Kết tinh từ pha thủy tinh Bảng 2 1 Thành phần hóa của mẫu thủy tinh 1: FP 940 31
Bảng 2 2 Thành phần hóa của mẫu thủy tinh 2: FV 090/540 31
Bảng 2 3 Số liệu thay đổi khối lượng Thủy tinh 1 (FP 940) 34
Bảng 2 4 Số liệu sự thay đổi khối lượng của Thủy tinh 2 (FV 090/540) 35
Bảng 2 5 Tính toán các thông số mẫu FP 940 ở 850oC 43
Bảng 2 6 Tính toán các thông số mẫu FP 940 ở 900oC 43
Bảng 2 7 Tính toán các thông số mẫu FP 940 ở 950oC 43
Bảng 2 8 Tính toán các thông số mẫu FV 090/540 ở 900oC 51
Bảng 2 9 Tính toán các thông số mẫu FV 090/540 ở 950oC 51
Bài 3: Tính lưu biến của huyền phù đất sét – nước Bảng 3 1 Thông số “hồ đất sét – nước” ban đầu 67
Bảng 3 2 Độ ẩm “hồ đất sét – nước” 68
Bảng 3 3 Ảnh hưởng của chất làm bền huyền phù đến tính chất của hồ đất sét – nước 68
Bảng 3 4 Khảo sát thời gian chảy của hệ hồ đất sét-nước khi thêm điện giải 70
Bảng 3 5 Độ ẩm “hồ đất sét-nước-chất điện giải” 71
Bảng 3 6 Thông số “hồ đất sét-nước-chất điện giải” sau khi pha (tỷ trọng, độ nhớt, độ sánh) 72
Bảng 3 7 Thông số “hồ đất sét-nước” sau 07 ngày bảo quản (tỷ trọng, độ nhớt, độ sánh) 73
Bảng 3 8 Thông số “hồ đất sét-nước-chất điện giải” sau 07 ngày bảo quản (tỷ trọng, độ nhớt, độ sánh) 73
Trang 6Bảng 3 9 Thể hiện kết quả đo tỷ trọng của các mẫu hồ 74
Bảng 3 10 Thể hiện kết quả đo độ nhớt của các mẫu hồ 76
Bảng 3 11 Thể hiện kết quả đo độ sánh của các mẫu hồ 77
Bảng 3 12 Thể hiện kết quả đo độ ẩm của các mẫu hồ 78
Bài 4: Men gốm sứ Bảng 4 1 Tỷ lệ thành phần của phối liệu 85
Bảng 4 2 Thời gian đo độ nhớt của men 86
Bảng 4 3 Đo tỉ trọng hồ men 86
Bảng 4 4 Khối lượng phối liệu mộc 87
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Nước và bột thạch cao 11
Hình 1 2 Các dụng cụ trong thí nghiệm 12
Hình 1 3 Cân khối lượng của sàng 14
Hình 1 4 Các quá trình trộn hồ trong 3 phút 15
Hình 1 5 Hình ảnh khi xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ N/B 0,65) 20
Hình 1 6 Các vết cắt nhằm xác định thời gian đông kết của hồ thạch cao 22
Hình 1 7 Các sản phẩm của quá trình đổ khuôn 24
Hình 1 8 Các mẫu lăng trụ để thí nghiệm xác định cường độ chịu uốn 24
Hình 2 1 Minh họa sự kết tinh bề mặt và kết tinh thể tích của thủy tinh 27
Hình 2 2 Sự phụ thuộc tốc độ tạo mầm kết tinh I (số mầm n/cm3) và tốc độ phát triển tinh thể υ (μm/s) khí quá lạnh 28
Hình 2 3 Mẫu thủy tinh sử dụng trong bài thí nghiệm 29
Hình 2 4 Chén nung thủy thủy tinh, chày và cối nghiền 30
Hình 2 5 Đường cong nung 2 mẫu thủy tinh FP 940 và FV 090/540 33
Hình 2 6 Thủy tinh 1 và thủy tinh 2 trước khi nung 33
Hình 2 7 Thủy tinh 1 và thủy tinh 2 sau khi nung 34
Hình 2 8 Túi zip của thủy tinh 1 và thủy tinh 2 sau khi nghiền mịn qua sàng 65𝜇m 36 Hình 2 9 Phổ nhiễu xạ tia X (XRD) của mẫu thủy tinh FP 940 ban đầu 37
Hình 2 10 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FP 940 ở 850oC 38
Hình 2 11 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FP 940 ở 900oC 39
Hình 2 12 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FP 940 ở 950oC 40
Hình 2 13 Phổ XRD của mẫu thủy tinh FP 940 ở 4 trạng thái: trạng thái thủy tinh (frit), trạng thái sau khi xử lý nhiệt ở 850oC, trạng thái sau khi xử lý nhiệt ở 900oC, trạng thái sau khi xử lý nhiệt ở 950oC 41
Hình 2 14 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FV 090/540 chưa xử lý nhiệt 45
Hình 2 15 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FV 090/540 ở 850oC 46
Hình 2 16 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FV 090/540 ở 900oC 47
Hình 2 17 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FV 090/540 ở 950oC 48
Hình 2 18 Phổ XRD của mẫu thủy tinh FV 090/540 ở 4 trạng thái: trạng thái thủy tinh (Frit), trạng thái sau khi xử lý nhiệt ở 850oC, trạng thái sau khi xử lý nhiệt ở 900oC, trạng thái sau khi xử lý nhiệt ở 950oC 49
Hình 3 1 Sơ đồ biểu diễn các lớp cấu trúc của các khoáng sét 54
Hình 3 2 Nguyên liệu đất sét và nước cất 56
Hình 3 3 Chất điện giải thuỷ tinh lỏng và phối liệu xương gạch 56
Hình 3 4 Bộ chày cối sứ và ống đong 250 ml 57
Trang 8Hình 3 5 Hũ nhựa đong mẫu và rây hồ 57
Hình 3 6 Muỗng nhựa và thau nhựa 58
Hình 3 7.Cốc đo độ nhớt Engler 58
Hình 3 8 Cốc đo tỉ trọng Tara 200 gam có nắp (100ml) 58
Hình 3 9 Cân kỹ thuật độ chính xác 0,1 gam và tủ sấy 59
Hình 3 10 Bịt hồ ổn định trong cốc Engler theo thời gian quy định 60
Hình 3 11 Hồ bắt đầu chảy ra khỏi đáy cốc Engler 61
Hình 3 12 Cốc đo tỉ trọng Tara 200 gam có nắp (100ml) 61
Hình 3 13 Dùng chày sứ tán và trộn hệ huyền phù đất sét – nước cho đồng nhất 64
Hình 3 14 Hồ đất sét – nước – chất điện giải sau khi dùng chày trộn kĩ 64
Hình 3 15 Dùng cốc Ford đo thời gian chảy của hệ hồ đất sét – nước – chất điện giải 65
Hình 3 16 Bảo quản hồ đất sét – nước – chất điện giải trong cốc đậy kín 66
Hình 3 17 Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của chất điện giải đến thời gian chảy của hệ huyền phù đất sét - nước - chất điện giải 69
Hình 3 18 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ của một số loại chất chống kết tụ với thời gian chảy của hệ huyền phù đất sét - nước 70
Hình 4 1 Các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm 84
Hình 4 2 Đo khối lượng của các phối liệu mộc 87
Hình 4 3 Bề mặt của mộc sau khi ép 88
Hình 4 4 Khối lượng ba mẫu mộc sau khi sấy 88
Hình 4 5 Bề mặt mộc sau ép đã bẻ đôi 90
Hình 4 6 Bề mặt men sau khi nung 90
Hình 4 7 Bề mặt men qua kính hiển vi quang học 91
Hình 4 8 Thân mộc bị cong sau nung 91
Hình 4 9 Kết quả xử lý đường DSC và TG trên mẫu men chuẩn M1 trên quá trình nâng nhiệt 93
Hình 4 10 Đường DTG của mẫu men M1 quá trình nâng nhiệt 95
Hình 4 11 Đường DSC và TG của mẫu men M1 quá trình hạ nhiệt 96
Hình 4 12 Đường DTG của mẫu men M1 quá trình hạ nhiệt 98
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những thành phần chính của vỏ Trái Đất là silicate, chiếm đến 70% khối lượng Do đó, việc nghiên cứu và sản xuất các vật liệu silicate có ý nghĩa quan trọng trong khoa học và công nghệ
Các sản phẩm gốm sứ, thạch cao, thủy tinh silicate, vật liệu chịu lửa, là những ứng dụng phổ biến của công nghệ vật liệu silicate truyền thống Các sản phẩm này đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân
“Thực hành hóa học và hóa lý Silicát” là môn học cơ bản của ngành sản xuất vật liệu silicate Môn học này giúp sinh viên hiểu và thực hiện các thí nghiệm minh họa những quá trình hóa học và hóa lý trong nghiên cứu vật liệu silicate, giúp cho sinh viên có khả năng chọn lựa những phương pháp phân tích và xử lý các kết quả trong từng ứng dụng cụ thể
Ngoài ra, nhờ có sự giảng dạy và hướng dẫn của TS Huỳnh Ngọc Minh, ThS Nguyễn Vũ Uyên Nhi và TS Nguyễn Ngọc Trí Huỳnh, cùng với việc thực hành trực tiếp tại phòng thí nghiệm, nhóm đã có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế
về các bài thí nghiệm an toàn và chính xác Trong quá trình hoàn thành báo cáo, nhóm không thể tránh khỏi những sai sót do còn hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn, mong quý thầy, cô thông cảm bỏ qua
Bài báo cáo của nhóm bao gồm 5 bài với các nội dung sau:
Bài 1: Chất kết dính thạch cao
Bài 2: Kết tinh từ pha thủy tinh
Bài 3: Tính lưu biến của huyền phù đất sét - nước
Bài 4: Men và màu gốm sứ
Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Huỳnh Ngọc Minh, ThS Nguyễn
Vũ Uyên Nhi và TS Nguyễn Ngọc Trí Huỳnh đã giảng dạy và hỗ trợ nhóm hoàn thành bài báo cáo này
Trang 10BÀI 1: CHẤT KẾT DÍNH THẠCH CAO
Mục đích thí nghiệm
Mục đích của bài thí nghiệm là khảo sát thời gian ninh kết hồ thạch cao trước
và sau khi trộn phụ gia sợi với tỉ lệ N/B là 0,65 Tiếp theo đó là ảnh hưởng phụ gia sợi đến sự phát triển cường độ mẫu thanh thạch cao sau 7 ngày Từ đó có cái nhìn rõ hơn
về sự ảnh hưởng của phụ gia sợi đến tính chất của hồ thạch cao Cuối cùng là các phương pháp để hoàn thiện hơn về mặt ứng dụng của thạch cao qua các quá trình nghiên cứu thực nghiệm
1.1 Giới thiệu tổng quan
Chất kết dính thạch cao với thành phần chính là Calcium Sulphate Hemihydrate (CaSO4.0,5H2O) được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực: xây dựng, y nha khoa, khuôn tạo hình (kim loại, Ceramic), mỹ thuật… Bột thạch cao được trộn với nước tạo thành bùn sệt, đóng rắn dần và có cường độ cơ học, độ xốp nhất định Thành phần, độ mịn bột thạch cao, điều kiện bảo quản, tỉ lệ nước/bột (N/B), phụ gia ảnh hưởng đến các tính chất của thạch cao như thời gian đóng rắn, biến đổi thể tích khi đóng rắn, cường
độ nén, uốn, độ cứng, khả năng bám dính, tính cách âm, cách nhiệt…
Khi bột thạch cao CaSO4.0,5H2O được trộn với nước:
CaSO4.0,5H2O + H2O → CaSO4.2H2O + CaSO4.0,5H2O không phản ứng + tỏa nhiệt
Về mặt lý thuyết, cần 18,6% nước (so với khối lượng thạch cao) để thủy hóa hoàn toàn thạch cao Tuy nhiên, trong thực tế, để hồ thạch cao có độ linh động nhất định, cần tới 35-45%, và còn có thể tới 50-70% nước Lượng nước dư không thủy hóa
sẽ bay hơi, để lại lỗ xốp trong khối thạch cao đã đóng rắn (có khả năng hút nước mạnh, ứng dụng làm khuôn thạch cao tạo hình các sản phẩm Ceramic), làm giảm cường độ của sản phẩm thạch cao
1.2 Vật liệu và quy trình thí nghiệm
1.2.1 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
Bột thạch cao và nước:
Trang 11Bột thạch cao thành phần chính là CaSO4.1/2H2O hay còn biết đến với tên là chất kết dính thạch cao, đây là nguyên liệu chính trong các quá trình thí nghiệm Bột thạch cao cùng với nước sẽ tạo ra hỗn hợp hồ thạch cao có độ ninh kết khá mạnh
Hình 1.1 Nước và bột thạch caoCác dụng cụ, thiết bị thí nghiệm:
3 Côn + tấm thủy tinh + tấm giấy có các đường đồng tâm ghi kích thước 1
Trang 12Hình 1.2 Các dụng cụ trong thí nghiệm
Trang 13Bảng 1.3 Các dụng cụ thí nghiệm xác định thời gian đông kết bằng phương pháp dao
Bảng 1.4 Các dụng cụ thí nghiệm xác định cường độ uốn
5 Bay trộn bằng gỗ hoặc nhựa + cối trộn 1
1.2.2 Quy trình thí nghiệm 1: Xác định tỷ lệ qua sàng của bột thạch cao
Thí nghiệm dùng để xác định độ mịn của bột thạch cao (CaSO4.1/2H2O) qua sàng 90µm và 180µm
Quá trình thí nghiệm:
a Chuẩn bị nguyên liệu
Lấy xấp xỉ 200 g bột thạch cao khan (CaSO4.1/2H2O) từ mẫu được bảo quản kín và đem đi sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC 2± oC trong 30 phút
Trang 14b Xác định lượng sót sàng
Bước 1: Dùng cân kỹ thuật cân chính xác đến 2 chữ số cân khối lượng của sàng
90 µm và 180 µm Ghi nhận khối lượng m0.
Hình 1.3 Cân khối lượng của sàng Bước 2: Cân chính xác 50g bột thạch cao đã sấy cho vào sàng
Bước 3: Sàng với tốc độ 60 vòng/phút trong 3 phút
Bước 4: Sau 3 phút, dùng cọ quét sạch phần thạch cao dính ở mặt dưới sàng, sau
đó cân lượng bột thạch cao còn sót trên mặt sàng Tiếp tục sàng trong 1 phút và xem
sự thay đổi lượng bột thạch cao sót sàng Nếu lượng sót sàng thay đổi lớn hơn 0,2 g thì lặp lại các bước cho tới khi khối lượng thạch cao lọt qua sàng giữa 2 lần sàng liên tiếp không quá 0,2 g
Lưu ý: Bột thạch cao trong quá trình sàng hút ẩm từ không khí gây ra hiện tượng
vón cục ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm
1.2.3 Quy trình thí nghiệm 2: Xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ N/B = 0,65) bằng côn
Phương pháp này được áp dụng cho các loại chất kết dính và hồ thạch cao ở dạng chảy lỏng bằng cách đo độ chảy của hỗn hợp khi nhấc côn ra
Trang 15Quá trình thí nghiệm:
a Hồ thạch cao không có phụ gia
Bước 1: Cân 250g bột thạch cao và nước theo tỉ lệ (N/B) 0,65
Bước 2: Thêm dần 250g bột thạch cao vào nước
Bước 3: Tiến hành quá trình phối trộn hồ thạch cao theo các bước sau:
- Rắc trong khoảng thời gian 30 giây
- Để hỗn hợp yên tĩnh trong 60 giây
- Khuấy bằng cán bột 30 lần trong 30 giây
- Để hỗn hợp yên tĩnh trong 30 giây
- Khuấy bằng cán bột 30 lần trong 30 giây
Hình 1 4 Các quá trình trộn hồ trong 3 phút
Trong khi chờ các quá trình tạo hồ đó được thực hiện hoàn tất (trong khoảng 3 phút) thì nhanh chóng chuẩn bị côn được phủ bằng dầu bôi khuôn để chống dính, và được đặt ngay tâm của tấm kính và tờ giấy đo đường kính
Bước 4: Rót hỗn hợp hồ thạch cao đã trộn nước (trong khoảng 3 phút 15 giây, tính cả quá trình tạo hồ) vào côn đặt trên tấm kính, gạt bằng miệng côn Nhấc côn
Trang 16thẳng đứng để hỗn hợp chảy tự nhiên trên tấm phẳng Sau đó đo đường kính của khối hồ thạch cao Ghi nhận đường kính theo 2 phương và lấy trung bình
Thực hiện 2 lần các bước trên
b Hồ thạch cao có phụ gia sợi
Bước 1: Cân 250g bột thạch cao và nước theo tỉ lệ (N/B) 0,65
Bước 2: Thêm dần 250g bột thạch cao vào nước
Bước 3: Tiến hành quá trình phối trộn hồ thạch cao theo các bước sau:
- Rắc trong khoảng thời gian 30 giây
- Để hỗn hợp yên tĩnh trong 60 giây
- Khuấy bằng cán bột 30 lần trong 30 giây
- Để hỗn hợp yên tĩnh trong 30 giây
- Khuấy bằng cán bột 30 lần trong 30 giây
Trong khi chờ các quá trình tạo hồ đó được thực hiện hoàn tất (trong khoảng 3 phút) thì nhanh chóng chuẩn bị côn được phủ bằng dầu bôi khuôn để chống dính, và được đặt ngay tâm của tấm kính và tờ giấy đo đường kính
Bước 4: Trộn phụ gia sợi vào hỗn hợp hồ thạch cao và khuấy đều
Bước 5: Rót hỗn hợp hồ thạch cao đã trộn nước và phụ gia (trong khoảng 3 phút
15 giây, tính cả quá trình tạo hồ) vào côn đặt trên tấm kính, gạt bằng miệng côn Nhấc côn thẳng đứng để hỗn hợp chảy tự nhiên trên tấm phẳng Sau đó đo đường kính của khối hồ thạch cao Ghi nhận đường kính theo 2 phương và lấy trung bình
1.2.4 Quy trình thí nghiệm 3: Xác định thời gian đông kết của hồ thạch cao bằng phương pháp dao bản
Hồ thạch cao không phụ gia:
Thời gian đông kết là thời gian tính từ lúc thạch cao trộn với nước đến khi các cạnh của một vết cắt được tạo ra bằng dao vào hồ thạch cao ngừng chảy vào nhau Quá trình thí nghiệm:
Bước 1: Cân 250g bột thạch cao với nước theo tỉ lệ (N/B) 0,65
Bước 2: Thêm dần thạch cao vào nước và phối trộn hỗn hợp
Trang 17Bước 3: Rót hỗn hợp hồ thạch cao thành 3 khối trên bề mặt tấm mica với đường kính từ 100-120mm và có chiều dày khoảng 5mm
Bước 4: Tạo vết cắt trên 2 khối thạch cao Dao cắt sẽ được làm sạch và lau khô sau mỗi lần cắt Cắt thử vào khối thạch cao đến khi cạnh của vết cắt trong khối thạch cao không còn chảy vào nhau nhằm xác định thời gian đông kết sơ bộ
Bước 5: Sau khi xác định thời gian đông kết sơ bộ Tiến hành cắt thật khối thạch cao còn lại Ghi nhận thời gian đông kết t1.
Thực hiện lại 2 lần các bước trên
Lưu ý: Khi phối trộn cần lưu ý thêm từ từ thạch cao vào nước vì nếu làm ngược
lại nước sẽ không kịp thấm đều vào bột thạch cao Những vị trí bị thấm nước trước sẽ đông cứng trước làm cho cái hỗn hợp thạch cao và nước không đồng nhất
Hồ thạch cao có phụ gia:
Bước 1: Cân 250g bột thạch cao với nước theo tỉ lệ (N/B) 0,65
Bước 2: Thêm dần thạch cao vào nước và phối trộn
Bước 3: Bổ sung thêm phụ gia sợi vào hỗn hợp hồ thạch cao sau khi phối trộn Bước 4: Rót hỗn hợp hồ thạch cao thành 3 khối trên bề mặt tấm mica với đường kính từ 100-120mm và có chiều dày khoảng 5mm
Bước 5: Tạo vết cắt trên 2 khối thạch cao Dao cắt sẽ được làm sạch và lau khô sau mỗi lần cắt Cắt thử vào khối thạch cao đến khi cạnh của vết cắt trong khối thạch cao không còn chảy vào nhau nhằm xác định thời gian đông kết sơ bộ
Bước 6: Sau khi xác định thời gian đông kết sơ bộ Tiến hành cắt thật khối thạch cao còn lại Ghi nhận thời gian đông kết t1.
1.2.5 Quy trình thí nghiệm 4: Xác định cường độ chịu uốn của mẫu thạch cao Quá trình thí nghiệm:
a Chuẩn bị mẫu thanh thạch cao
Thanh thạch cao không phụ gia
Bước 1: Trộn thạch cao và nước theo tỉ lệ nước/bột thạch cao là 0.6
Trang 18Bước 2: Sử dụng bay trộn để ấn hồ thạch cao vào các cạnh và các góc của khuôn Đưa khuôn lên cao 10mm tại một đầu so với mặt khuôn, thả rơi nhằm giảm bớt bọt khí trong hồ thạch cao Lặp lại thao tác này 5 lần ở mỗi đầu khuôn
Bước 3: Lau sạch hồ bám bên ngoài khuôn, định hình sản phẩm và để nghỉ trong
10 phút thì tháo khuôn
Thực hiện tương tự tạo hình 3 mẫu lăng trụ theo các bước nêu trên
Bước 4: Ghi kí hiệu và tháo mẫu khỏi khuôn sau khi đạt được mức cường độ cần thiết Tiến hành đo chiều dài, rộng của các mẫu thanh thạch cao
Bước 5: Lưu mẫu 7 ngày trong không khí ở điều kiện chuẩn để chuẩn bị tiến hành đo độ bền uốn bằng máy đo độ bền uốn - CERAMIC INSTRUMENTS
Thanh thạch cao có phụ gia sợ là nước/bột thạch cao theo tỉ lệ 0,6
Bước 1: Trộn thạch cao và nước theo tỉ lệ nước/bột thạch cao là 0.6
Bước 2: Sử dụng bay trộn để ấn hồ thạch cao vào các cạnh và các góc của khuôn Đưa khuôn lên cao 10mm tại một đầu so với mặt khuôn, thả rơi nhằm giảm bớt bọt khí trong hồ thạch cao Lặp lại thao tác này 5 lần ở mỗi đầu khuôn
Bước 3: Trộn phụ gia sợi thủy tinh vào mẫu trong khuôn và khuấy trộn
Bước 4: Lau sạch hồ bám bên ngoài khuôn, định hình sản phẩm và để nghỉ trong
10 phút thì tháo khuôn
Thực hiện tương tự tạo hình 3 mẫu lăng trụ theo các bước nêu trên
Bước 5: Ghi kí hiệu và tháo mẫu khỏi khuôn sau khi đạt được mức cường độ cần thiết Tiến hành đo chiều dài, rộng của các mẫu thanh thạch cao
Bước 6 : Lưu mẫu 7 ngày trong không khí ở điều kiện chuẩn để chuẩn bị tiến hành đo độ bền uốn bằng máy đo độ bền uốn- CERAMIC INSTRUMENTS
b Xác định cường độ chịu uốn của mẫu thạch cao
Bước 1: Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 gối đỡ cách nhau 8cm
Bước 2: Khởi động máy, điều chỉnh búa lên vị trí cao nhất
Trang 19Bước 3: Đặt mẫu thử lăng trụ vào thiết bị đo cường độ uốn với một bên (tiếp xúc với thành khuôn) tựa trên con lăn gối nhựa và trục dọc của mẫu thử vuông góc với các gối tựa
Bước 4: Đặt tải trọng theo chiều thẳng đứng bằng con lăn tải trọng vào mặt đối diện của lăng trụ và tăng tải trọng từ từ với vận tốc (50 ± 10) N/s cho đến khi mẫu gãy đôi
Bước 5: Ngay thời điểm mẫu bị đánh gãy, dùng nút Emergency cho máy đứng lại Bước 6: Lấy mẫu đã bị đánh gãy ra khỏi gối đỡ
Bước 7: Mở máy cho con lăn chạy hết hành trình
Bước 8: Ghi nhận kết quả tải trọng lúc mẫu bị đánh gãy trên màn hình
Bước 9: Xác định cường độ chịu uốn theo công thức:
Rb = ! # $% # & ' # ( # )!Trong đó:
- Fb: là tải trọng đặt lên giữa lăng trụ lúc gãy, tính bằng Newton (N);
- L: là khoảng cách giữa hai gối dưới, tính bằng milimét (mm);
- w: là chiều rộng mẫu thử, tính bằng milimét (mm);
- h: là chiều cao mẫu thử, tính bằng milimét (mm)
1.3 Kết quả và thảo luận
1.3.1 Kết quả xác định tỷ lệ sót sàng của hỗn hợp bột thạch cao 90µm và 180µm
Bảng 1.5 Đo lượng sót sàng 90µm
Lần đo Lượng bột thạch
cao đem sàng
Khối lượng của sàng sạch
Lượng bột sót sàng %sót sàng
% sai số sót sàng
Trung bình 68,39
Trang 20Bảng 1.6 Đo lượng sót sàng 180µm
Lần đo
Lượng bột thạch cao đem sàng
Khối lượng của sàng sạch
Lượng bột sót sàng %sót sàng
% sai số sót sàng
Trung bình 3,32
Thảo luận:
Khảo sát mức độ sót sàng 90 cho kết quả lượng sót sàng là: 68,39%
Khảo sát mức sót sàng 180 cho kết quả lượng sót sàng là: 3,32%
1.3.2 Kết quả xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ N/B 0,65)
Hình 1.5 Hình ảnh khi xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ N/B 0,65)
Trang 21Bảng 1.7 Bảng số liệu của thí nghiệm xác định độ chảy xòe của hồ thạch cao (tỉ lệ
Lượng bột(g) m2
N/B = mn/m2
Đường kính khối hồ (mm) d1
Đường kính khối hồ(mm) d2
Độ chảy xòe (mm) (d1+d2)/2
1.3.3 Kết quả xác định thời gian đông kết theo phương pháp dùng dao
Kết quả của quá trình thí nghiệm đo thời gian kết đông của hồ thạch cao theo phương pháp dao bản
Trang 22Hình 1.6 Các vết cắt nhằm xác định thời gian đông kết của hồ thạch cao
Trang 23Bảng 1.8 Bảng số liệu của quá trình thí nghiệm đo thời gian đông kết của hồ thạch cao
theo phương pháp dùng dao
Tên phụ
gia – hàm
lượng %
Tỷ lệ nước/bột N/B
Thời điểm bắt đầu cho thạch cao vào nước t 0 ( giây)
Thời điểm khi rảnh của vết cắt tạo ra bởi dao vào hồ, ngừng chảy vào nhau
t 1 ( giây)
Thời gian bắt đầu đông kết (giây) Ti=t1-t0
1.3.4 Kết quả xác định cường độ chịu uốn của thanh thạch cao
Trang 24Hình 1.7 Các sản phẩm của quá trình đổ khuôn
Hình 1.8 Các mẫu lăng trụ để thí nghiệm xác định cường độ chịu uốn
Trang 25Bảng 1.9 Bảng số liệu của quá trình thí nghiệm xác định cường độ chịu uốn
w
Chiều cao mẫu thử (mm)
h
Tải trọng đặt lên giữa lăng trụ lúc gãy (N) Fb
% (dưới ± 15%)
So sánh cường độ chịu uốn trung bình của thanh thạch cao trước và sau khi cho phụ gia vào lần lượt là 0,1406 MPa và 0,1523 MPa Sau khi thêm phụ gia sợi thủy tinh vào thanh thạch cao thì cường độ chịu uốn của thanh đã tăng 8,32% so với thanh thạch cao chưa thêm phụ gia Hiệu quả sử dụng phụ gia thông qua kết quả thí nghiệm chưa đáp ứng như mong đợi Điều này có thể được dự đoán là do quá trình khuấy trộn không tốt hoặc phương pháp trộn chưa hợp lý dẫn đến có thể đã xuất hiện nhiều bọt khí và chính những bọt khí này tạo thành lỗ xốp sau khi thạch cao đóng rắn Như vậy,
Trang 26nhiều khả năng đó là nguyên nhân làm cho độ chịu nén của thanh thạch cao sau khi thêm phụ gia sợi thủy tinh không cao Tuy nhiên để có căn cứ khẳng định cần tiến hành thực nghiệm với quy mô mẫu lớn hơn cả về số lượng lẫn kích thước
1.4 Kết luận
Qua các quá trình thí nghiệm đối với bột thạch cao, ta thấy sau khi bổ sung phụ gia sợi vào hồ thạch cao thì thời gian đông kết và khả năng chịu uốn của hồ thạch cao
đã tăng Vì vậy khi thi công, chúng ta cần cân nhắc đến việc hòa trộn thêm phụ gia sợi
để thay đổi một số tính chất của hồ thạch cao như thời gian đông kết, khả năng chịu uốn để tạo ra được sản phẩm như mong muốn Tuy nhiên việc hòa trộn thêm phụ gia sợi gây ra khó khăn trong quá trình tạo mẫu do sợi làm giảm tính linh động của hồ thạch cao Ngoài ra nếu phương pháp khuấy trộn hỗn hợp hồ và phụ gia sợi không hợp
lý sẽ ảnh hưởng đến cơ tính của sản phẩm tạo thành Tóm lại, bột thạch cao là chất kết dính được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, không chỉ bởi vì giá thành rẻ mà còn ở những đặc tính nổi bật mà nó mang lại (khả năng đông kết độ uốn, nén,…)
Trang 27BÀI 2: KẾT TINH TỪ PHA THỦY TINH
Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự kết tinh từ pha thủy tinh bằng phương pháp xử lý nhiệt Nhằm hiểu rõ quá trình kết tinh của thủy tinh qua phương pháp phân tích XRD
2.1 Giới thiệu tổng quan
Thủy tinh vô cơ có thể được định nghĩa là chất rắn vô định hình, nhận được bằng cách làm quá lạnh hỗn hợp vô cơ nóng chảy đến trạng thái rắn mà không kết tinh Đồng thời, các phần tử cấu tạo liên kết tạo mạng lưới không gian nhưng không có tính đối xứng, tuần hoàn như mạng lưới tinh thể tương ứng Cấu trúc thủy tinh có ba thuyết: thuyết cấu trúc vi tinh, thuyết cấu trúc polymer, thuyết cấu trúc liên tục, vô định hình của Zachariasen Thủy tinh có thể kết tinh theo hai cơ chế là kết tinh bề mặt
và kết tinh từ bên trong khối thủy tinh Độ nhớt của thủy tinh của thủy tinh là 1040
Pa.s
Hình 2.1 Minh họa sự kết tinh bề mặt và kết tinh thể tích của thủy tinh
Frit hình thành từ thủy tinh nóng chảy được làm lạnh nhanh quá trình này được gọi là frit hóa Trong kỹ thuật Ceramic hiện đại frit dùng để làm men trong gạch ốp lát, gốm sứ dân dụng, tráng lên bề mặt
Do dự trữ năng lượng của vật chất ở trạng thái thủy tinh cao hơn trạng thái tinh thể nên thủy tinh không bền nhiệt động Trong điều kiện thuận lợi, vật chất thủy tinh
có khuynh hướng kết tinh để chuyển về trạng thái tinh thể
Quá trình kết tinh gồm hai giai đoạn: giai đoạn tạo mầm (tích tụ và sắp xếp có trật tự các vùng có kích thước r) và giai đoạn phát triển tinh thể: r > r* (r*: kích thước
Trang 28tối thiểu có khả năng phát triển thành tinh thể) Quá trình tạo mầm là quá trình hình thành các phôi mầm trong các vật liệu ở trạng thái nóng chảy hay trạng thái quá lạnh (thủy tinh) Các nguyên tử hay phân tử trong chất lỏng hoặc pha thủy tinh cần vượt một hàng rào năng lượng để tích tụ và sắp xếp theo trật tự mới có khả năng phát triển thành tinh thể thực thụ (không phân rã) Quá trình tạo mầm có thể diễn ra tự phát, thành phần của mầm tinh thể hoàn toàn giống với pha tinh thể chính (mầm đồng thể) hay có tác nhân là các thành phần tạo bề mặt phân giới hoặc các phần tử ngoại lai nằm trong cấu trúc (mầm dị thể) Quá trình kết tinh và phát triển tinh thể trong trường hợp
có mầm dị thể sẽ thuận lợi hơn nhiều
Hình 2 2 Sự phụ thuộc tốc độ tạo mầm kết tinh I (số mầm n/cm3) và tốc độ phát triển
tinh thể υ (μm/s) khí quá lạnh
Tác nhân tạo mầm dị thể có thể là các kim loại màu, hoặc các oxit của chúng (Pt,
Au, Ag, CuO…) Khi nấu, những tác nhân này tan vào khối thủy tinh Khi gia công nhiệt các sản phẩm thủy tinh thu được (tại nhiệt độ gia công bậc một TN), các tác nhân
sẽ tách ra thành mầm kết tinh rất nhỏ, kích thước dưới 100 Å Nhiều trường hợp chỉ cần chiếu vào các loại thủy tinh trên các tia bức xạ thích hợp (tử ngoại, tia X) các mầm kết tinh cũng được hình thành do tác dụng cảm quang của tác nhân Tác nhân tạo mầm cũng có thể là các oxit hoặc các muối kim loại khác (titanium dioxide, zirconium oxide, cerium oxide, photphate, fluoride, sulfide ) Các tác nhân này có khả năng phân tách thủy tinh thành hai pha có thành phần khác nhau, tạo thành sự phân lớp tế
vi, trong đó một pha chứa những tác nhân đó ở dạng giọt, kích thước không vượt quá
100 Å Sự phân lớp tế vi này làm cho bề mặt phân chia pha tăng lên rất nhiều, do đó
Trang 29năng lượng tạo mầm tinh thể giảm đi và các trung tâm kết tinh đó sẽ phát triển đồng đều trong toàn khối thủy tinh
Thí nghiệm nhằm mục đích hiểu rõ các đặc tính của thủy tinh kết tinh bằng quá trình xử lý nhiệt độ ở các chế độ khác nhau đồng thời phân tích các vật liệu sau khi xử
lý nhiệt bằng cách đánh giá qua phân tích XRD về sự kết tinh của nó
2.2 Vật liệu và quy trình thí nghiệm
2.2.1 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
Trong báo cáo này sử dụng 2 loại nguyên liệu là thủy tinh FP 940 và FV 090/540
Hình 2.3 Mẫu thủy tinh sử dụng trong bài thí nghiệm
Trang 30
Dụng cụ thí nghiệm cần thiết: chày sứ, cối sứ, cân thí nghiệm,sàng, túi zip đựng mẫu, chén nung
Để đánh giá tính chất vật liệu trước và sau quá trình nung thủy tinh sẽ sử dụng phương pháp phân tích vật liệu XRD Sử dụng phần mềm X’pert Highscore để đọc file
có đuôi “.raw” các kết quả XRD (lấy số liệu trục hoành 2 theta và trục tung cường độ)
và sử dụng phần mềm Origin: để vẽ các phổ riêng lẻ và vẽ chồng các phổ so sánh
Hình 2.4 Chén nung thủy thủy tinh, chày và cối nghiền
Trang 312.2.2 Dữ liệu đầu vào
Thủy tinh 1: FP 940
Thủy tinh 2: FV 090/540
Thành phần hóa của mẫu thủy tinh 1 (phân tích bằng phương pháp XRF) (%KL):
Bảng 2.1 Thành phần hóa của mẫu thủy tinh 1: FP 940
SiO 2 CaO ZnO Al 2 O 3 K 2 O BaO ZrO 2 MgO Na 2 O SrO PbO Fe 2 O 3
Thành phần hóa của mẫu thủy tinh 2 (phân tích bằng phương pháp XRF) (%KL):
Bảng 2.2 Thành phần hóa của mẫu thủy tinh 2: FV 090/540
SiO 2 CaO TiO 2 Al 2 O 3 K 2 O Na 2 O ZrO 2 MgO ZnO Rb 2 O SrO Fe 2 O 3
Nhận xét tính chất dựa trên thành phần hóa hai loại thủy tinh:
Dựa trên bảng thành phần hóa học các chất trên, có thể thấy thủy sự khác biệt về
thành phần hóa của hai loại thủy tinh:
Trang 32Về phần ngoại quan, do sự xuất hiện của oxide TiO2 (11,8%) ở thành phần của thủy tinh 2: FV 090/540, nên màu sắc của Thủy tinh 2 có màu sắc tựa như vàng ánh kim Còn đối với thủy tinh 1: FP 940, trong thành phần hóa có sự xuất hiện của oxide PbO (0.308%), nên làm cho độ trong suốt thủy tinh được thể hiện rõ hơn
Thủy tinh FP 940 là một loại thủy tinh có hàm lượng silic cao, được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu khả năng chịu nhiệt độ cao và độ bền cơ học tốt Thủy tinh
FP 940 có độ trong suốt cao, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân hóa học và không bị biến dạng khi nung
Thủy tinh FV 090/540 là một loại thủy tinh có hàm lượng bor cao, được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu khả năng chịu nhiệt độ thấp và độ bền nhiệt tốt Thủy tinh
FV 090/540 có độ trong suốt thấp, dễ bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa học và dễ bị biến dạng khi nung
So sánh tính chất của hai loại thủy tinh trên, ta có thể thấy rằng FP 940 phù hợp với các ứng dụng cần độ bền cao, khả năng chịu nhiệt độ cao và độ trong suốt cao, trong khi FV 090/540 phù hợp với các ứng dụng cần độ bền nhiệt tốt, khả năng chịu nhiệt độ thấp và độ trong suốt thấp
2.2.3 Quy trình thí nghiệm: Kết tinh pha thủy tinh
Bước 1: Chuẩn bị 5 g mỗi loại của 2 loại thủy tinh: thủy tinh 1 (FP 940 ) và thủy tinh 2 (FV 090/540) Cân các chén nung chứa từng loại thủy tinh này và ghi chép lại số liệu
Bước 2: Bỏ hai loại thủy tinh và chén vào lò sấy, sấy đến khối lượng của chén và thủy tinh bên trong không đổi
Bước 3: Cân lại khối lượng của thủy tinh và của chén nung sau khi sấy và ghi chép lại số liệu
Bước 4: Đem 2 mẫu vừa rồi xử lý nhiệt với chế độ xử lý nhiệt: nâng nhiệt với tộc
độ 50C/ phút đến 9000C, lưu trong 60 phút Sau đó để nguội
Trang 33Hình 2.5 Đường cong nung 2 mẫu thủy tinh FP 940 và FV 090/540
Bước 5: Cân lại các mẫu thủy tinh và chén nung sau khi xử lý nhiệt và ghi chép lại số liệu
Bước 6: Nghiền mịn và rây qua sàng các mẫu trước và sau khi xử lý nhiệt, sau đó mang đi phân tích XRD
2.2.4 Xác định sự thay đổi khối lượng của mẫu sau sấy và sau xử lý nhiệt
Hình ảnh của hai loại thủy tinh trước và sau khi nung
Hình 2.6 Thủy tinh 1 và thủy tinh 2 trước khi nung
65 mµ
Trang 34Hình 2.7 Thủy tinh 1 và thủy tinh 2 sau khi nung
Nhận xét sự thay đổi của thủy tinh sau khi nung:
Sự thay đổi chung dễ thấy nhất của hai loại thủy tinh trước và sau khi nung chính
là màu sắc và tính chất:
Đối với thủy tinh 1, màu trong của thủy tinh ban đầu được thay đổi thành màu trắng đục sau khi nung, bên cạnh đó các hạt thủy tinh nhỏ ban đầu đã lại liên kết lại với nhau tạo những hạt to hơn, bề mặt có xu hướng mang hình cầu Các hạt này có độ cứng cao hơn thủy tinh trước khi nung Sản phẩm sau nung không dính vào thành chén nung, có thể tách khỏi chén nung
Đối với thủy tinh 2, màu sắc vàng cam trong suốt ban đầu được chuyển thành màu trắng đục, các hạt thủy tinh ban đầu liên kết lại với nhau thành các khối lớn hơn Thủy tinh sau nung có độ cứng cao hơn thủy tinh trước nung Sản phẩm sau nung dính chặt vào thành chén nung, phải đập chén để lấy mẫu
Bảng 2.3 Số liệu thay đổi khối lượng thủy tinh 1 (FP 940)
Kí hiệu
chén
KL chén ban đầu
m 0C
KL thủy tinh ban đầu m 0
KL chén sau sấy
m 1C
KL thủy tinh sau sấy m 1
KL chén sau XLN
m 2C
KL thủy tinh sau XLN m 2
Trang 35Bảng 2.4 Số liệu sự thay đổi khối lượng của thủy tinh 2 (FV 090/540)
Kí hiệu
chén
KL chén ban đầu
m 0C
KL thủy tinh ban đầu m 0
KL chén sau sấy
m 1C
KL thủy tinh sau sấy m 1
KL chén sau XLN
m 2C
KL thủy tinh sau XLN m 2
Nhận xét về sự thay đổi của thủy tinh sau khi sấy và nung:
Dựa vào 2 thông số và , sự thay đổi khối lượng của thủy tinh sau khi sấy
và sau khi nung gần như bằng không
2.3 Phân tích bột vật liệu bằng phương pháp XRD
2.3.1 Chuẩn bị mẫu vật liệu bột phân tích pha bằng phương pháp XRD
Nghiền thủy tinh 1 (FP 940) và thủy tinh 2 (FV 090/540) trước khi xử lý nhiệt.Phương pháp nghiền:
Bước 1: Tách thủy tinh 1 (thủy tinh 2) đã nung được làm nguội từ chén nung Bước 2: Dùng chày và cối sứ nghiền lần lượt các phần của thủy tinh 1 (thủy tinh 2) cho đến khi đạt độ mịn như mong muốn
Bước 3: Sàng nguyên liệu đã nghiền qua sàng 65µm
Bước 4: Lặp lại các bước trên cho đến khi hết mẫu thủy tinh 1 (thủy tinh 2) đã mang nghiền, lưu ý dùng cọ quét sạch phần sót sàng
Bước 5: Cho nguyên liệu đã nghiền vào túi zip, ký hiệu tên mẫu
Lưu ý: Phải nghiền hết các thủy tinh đã tách để đảm bảo kết quả phân tích chính
Trang 36Hình 2.8 Túi zip của thủy tinh 1 và thủy tinh 2 sau khi nghiền mịn qua sàng 65µm
Trang 372.3.2 Kết quả phân tích XRD của các mẫu thủy tinh FP 940
Các phổ nhiễu xạ tia X được xử lý bằng phần mềm OriginPro 2024:
Hình 2.9 Phổ nhiễu xạ tia X (XRD) của mẫu thủy tinh FP 940 ban đầu
Trang 38Hình 2.10 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FP 940 ở 8500C
Trang 39Hình 2.11 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FP 940 ở 9000C
Trang 40Hình 2.12 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu thủy tinh FP 940 ở 9500C