5 PHẦN II: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách Tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp và gia tăng tổng cầu .... Chính phủ đã đưa ra các chính sách tài khoá mở rộng li
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM -
BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI:
TRƯỚC TÌNH TRẠNG KHỦNG HOẢNG CỦA NỀN KINH TẾ DO ĐẠI DỊCH COVID 19
KÉO DÀI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TIỀN
TỆ NÀO ĐỂ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIA TĂNG TỔNG CẦU?
Giảng viên hướng dẫn: TH.S Lê Văn Phong Thành viên nhóm: Trần Võ Quỳnh Anh
Đinh Thị Thuỳ Giang Lại Thanh Ngân Nguyễn Vũ Thiên Trúc Phạm Ngọc Trí
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: Lý thuyết: 3
1 Chính sách tài khóa: 3
1.1 Khái niệm, mục tiêu, công cụ: 3
1.2 Phân loại: 3
2 Chính sách tiền tệ: 4
2.1 Khái niệm: 4
2.2 Phân loại: 5
PHẦN II: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách Tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp và gia tăng tổng cầu 6
1 Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổng cầu: 6 2 Chính sách tài khoá trong bối cảnh dịch Covid-19: 7
2.1 Chính phủ đã đưa ra các chính sách tài khoá mở rộng linh hoạt để hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng từ đại dịch: 7
2.2 Hiệu quả chính sách: 8
2.3 Ảnh hưởng của chính sách tài khoá mở rộng trên mô hình AS-AD: 9
3 Các chính sách tiền tệ trong bối cảnh đại dịch Covid-19: 9
3.1 Các chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ: 9
3.2 Hiệu quả của chính sách: 10
3.3 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng lên mô hình AS-AD: 11
PHẦN III: Kết luận: 11
Trang 3PHẦN I: Lý thuyết:
1 Chính sách tài khóa:
1.1 Khái niệm, mục tiêu, công cụ:
- Khái niệm: Chính sách tài khóa là những quyết định của chính phủ đối với việc chi tiêu G và thuế ròng T để điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định nền kinh tế
- Mục tiêu: Nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu là YP
- Công cụ: Chi tiêu của chính phủ (G) và thuế ròng (T)
1.2 Phân loại:
- Có 2 quan điểm: Chính sách tài khóa chủ quan và Chính sách tài khóa tự động
1.2.1 Chính sách tài khóa chủ quan (chủ động)
- Là việc Chính phủ chủ động thay đổi thu chi ngân sách, tác động vào nền kinh tế để đạt mục tiêu cho trước
● Chính sách tài khoá mở rộng:
Khi nền kinh tế suy thoái Chính phủ cần thực hiện Chính sách tài khoá mở rộng:
- Để tăng Y chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng: Gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động
G tăng, T = const
T giảm, G = const → AD tăng Y tăng
G tăng, T giảm
Hình 1: Chính sách tài khoá mở rộng
● Chính sách tài khóa thu hẹp
Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát Chính phủ cần thực hiện Chính sách tài khóa thu hẹp:
Trang 4- Để giảm Y chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp: Chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao
G giảm, T = const
T tăng, G = const → AD giảm Y giảm
G giảm, T tăng
Hình 2: Chính sách tài khóa thu hẹp
1.2.2 Chính sách tài khóa tự động:
- Chính phủ chỉ cần sử dụng những nhân tố ổn định tự động:
+ Thuế thu nhập lũy tiến
+ Trợ cấp thất nghiệp
- Khi nền kinh tế suy thoái, Y giảm, U tăng:
+ Y giảm → Tx giảm (Thuế thu nhập)
+ U tăng → Tr tăng (Trợ cấp thất nghiệp)
- Khi nền kinh tế có lạm phát cao, Y tăng, U giảm:
+ Y tăng → Tx tăng (Thuế thu nhập)
+ U giảm → Tr giảm (Trợ cấp thất nghiệp)
2 Chính sách tiền tệ:
2.1 Khái niệm:
- Khái niệm: Là việc Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ tác động vào thị trường tiền tệ qua đó tác động tổng cầu và sản lượng
- Mục tiêu:
+ Tăng trưởng kinh tế
+ Kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp
+ Ổn định giá cả trên thị trường
+ Ổn định lãi suất
+ Ổn định thị trường ngoại hối và tài chính
Trang 52.2 Phân loại:
● Chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng):
- Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách mà NHTW sử dụng các công cụ nhằm tăng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường cho nền kinh tế, làm lãi suất giảm, qua đó tăng tổng cầu, tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Từ đó khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm
Hình 3: Chính sách tiền tệ mở rộng
- Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Bởi vậy cho nên chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái
● Chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp):
- Là chính sách mà NHTW sử dụng các công cụ nhằm giảm bớt mức cung tiền (MS) trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống
Hình 4: Chính sách tiền tệ thắt chặt
- Chính sách tiền tệ thắt chặt áp dụng khi nền kinh tế của quốc gia có sự phát triển thái quá, lạm phát gia tăng Chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát
Trang 6PHẦN II: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách Tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp và gia tăng tổng cầu
1 Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổng cầu:
● Tình trạng của các doanh nghiệp:
(Đơn vị: nghìn)
Doanh nghiệp đang hoạt động 654,6 714,7 758,6 710
Doanh nghiệp thành lập mới 126,8 131,2 138,1 134,9
Doanh nghiệp hoạt động trở lại 264,8 34 39,4 44,1
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số lượng công ty đang hoạt động năm 2020 giảm 6,4% so với năm 2019 Năm 2020, cả nước có 101.700 công ty tạm thời đóng cửa, chờ đóng cửa, giải thể và hoàn thiện các thủ tục tăng 13,9% so với năm 2019 Trong đó: tạm thời có 46.600 công ty ngừng hoạt động kinh doanh, tăng 62%; gần 37.700 công ty chờ giải thể, giảm 13,8%; gần 17.400 công ty đã hoàn thành thủ tục giải thể, tăng 3,7%
Hình 5: Các khó khăn doanh nghiệp gặp phải do ảnh hưởng của dịch bệnh
Mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế không thể thông suốt và hiệu quả, do đó kinh
tế, thương mại quốc tế không thể hoạt động bình thường như những năm trước, thậm chí còn rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ và các công ty quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời chuyển cơ sở sản xuất đi nơi khác Doanh nghiệp giảm hoạt động
↓ 6,4%
↑ 12%
↓ 2,3%
↑ 62%
↑ 3,7%
Trang 7sản xuất, điều hành do lo ngại diễn biến phức tạp của dịch ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế
và mức độ đầu tư kinh tế thương mại hợp tác giữa các đối tác trên thế giới, trong đó có Việt Nam và các nước
● Tình trạng tổng cầu nước ta:
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%)
- Năm 2020 ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay
=> Do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm,
từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất
Tiêu dùng (C) ↓ 0.8 %
2 Chính sách tài khoá trong bối cảnh dịch Covid-19:
- Chính sách tài khóa đã được điều hành theo hướng chủ động, tích cực ứng phó với đại dịch
Covid-19, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các chính sách khác để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, thúc đẩy tăng trưởng, qua đó, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đã đề ra
2.1 Chính phủ đã đưa ra các chính sách tài khoá mở rộng linh hoạt để hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng từ đại dịch:
Để hỗ trợ cho các DN vẫn có thể duy trì, tiếp túc, thậm chí là tăng cường tổ chức các hoạt động sản xuất,
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Quốc hội khẩn trương ban hành nhiều chính sách miễn, giảm một số khoản thuế, phí, lệ phí và giãn thời hạn nộp thuế và các khoản thu ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân và gia tăng tổng cầu Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã có tác động tích cực và góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và duy trì tăng trưởng kinh tế Cụ thể là:
- Các giải pháp hỗ trợ về thuế được Chính phủ ban hành như:
+ Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 7/2/2020 của Bộ Tài chính: miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19
+ Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất phát sinh trong năm 2020 với thời gian gia hạn 5 tháng cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19
Trang 8+ Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng
+ Nghị định số 109/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ: Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp tập trong nước
+ Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 08/4/2020: Tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong và tiền thuê đất trong năm 2021 (từ 3 đến 6 tháng)
+ Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH ngày 19/10/2021: Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021
- Các hỗ trợ về mức thu lệ phí gồm có:
+ Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước: Để thực hiện giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định trước
đó, áp dụng từ ngày 29/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020
+ Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021: Giảm mức thu của 30 khoản phí, lệ phí từ 50% đến 90% (áp dụng từ tháng 7/2021 đến hết tháng 12/2021)
+ Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với 1 số doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình,cá nhân phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
+ Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020: Giảm mức thu 29 khoản phí , lệ phí từ 50-100% từ tháng 1/2021 đến hết tháng 6/2021
2.2 Hiệu quả chính sách:
- Các chính sách tài khóa mà Bộ Tài chính đã đề xuất và triển khai thực hiện trong thời gian qua
đã phát huy tác dụng hết sức tích cực:
+ Năm 2020, với hơn 111 nghìn tỷ đồng đã thực hiện miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, đã có 128,6 nghìn doanh nghiệp và 56,3 nghìn hộ kinh doanh được hưởng lợi từ chính sách + Trong năm 2020 Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế trên thế giới đạt được mức tăng trưởng dương; lạm phát được giữ vững dưới 4%; các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ Chính phủ,
nợ nước ngoài giai đoạn 2016-2020 đều trong phạm vi Quốc hội quyết định (không quá 3,9% GDP, 65% GDP, 54% GDP, 50% GDP)
+ Trong 5 tháng đầu năm 2021, đã thực hiện gia hạn thuế trên 24 nghìn tỷ đồng, qua đó giúp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh không những đủ sức cầm cự qua thời kỳ khó khăn, mà còn chủ động phát triển sản xuất, thích ứng với tình hình mới
Trang 92.3 Ảnh hưởng của chính sách tài khoá mở rộng trên mô hình AS-AD:
Hình 6: Chính sách tài khoá mở rộng trên mô hình AS-AD
3 Các chính sách tiền tệ trong bối cảnh đại dịch Covid-19:
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tiền tệ triển khai nhanh các biện pháp ứng phó với tác động của dịch; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn do covid-19 để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu
3.1 Các chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ:
Để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã nhanh chóng ban hành 2 văn bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp mà vẫn tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng
- Về điều hành tỷ giá:
+ NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT
+ Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới
- Về điều hành lãi suất:
+ Trong năm 2020, NHNN đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành (là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi
Trang 10suất điều hành lớn nhất trong khu vực); giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên
+ Trong năm 2021 lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp Giữa tháng 7 vừa qua, 16 ngân hàng
đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19
- Về điều hành tín dụng:
+ NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ tại thời điểm trước dịch,
+ Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng vay vốn tiếp tục được vay mới để khôi phục sản xuất, kinh doanh
+ Triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội
để trả lương ngừng việc cho người lao động theo Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ
+ Hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng như khách hàng có thể tự giao dịch, thanh toán các khoản tiền điện, nước, qua điện thoại di động, đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp và cải cách thủ tục hành chính
3.2 Hiệu quả của chính sách:
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt hoạt động
Cụ thể: Trong năm 2021:
- Tăng trưởng GDP 6 tháng năm 2021 đạt 5,64%, lạm phát được kiểm soát mức bình quân 7 tháng tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây
- Thị trường tiền tệ và ngoại hối duy trì ổn định, thanh khoản của các tổ chức tín dụng đảm bảo, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm
- Tính đến ngày 31/08/2021, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến tháng 9/2021 đạt 4,46 triệu tỷ đồng cho 628.662 khách hàng Tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỷ đồng
- Về cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được 382 tỷ đồng cho 730 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 109.373 lượt người lao động tại 63 tỉnh, thành phố