Tiểu luận triết học vai trò của triết học trong hoạt động nhận thứ

17 1 0
Tiểu luận triết học vai trò của triết học trong hoạt động nhận thứ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhà Triết học là nhà thông thái, có khả năng nhận thức được chân lí, làm sáng tỏ được bản chất của sự việc.Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, triết học là hệ thống quan điểm lý luận

Trang 1

Đại học sư phạm kỹ thuật thành phốHồ Chí Minh

Tiểu Luận Triết Học

Giảng viên: Đỗ Thị Thùy Trang

Trang 2

I Khái quát sự ra đời và phát triển của triết

1 Khái niệm về triết học

2 Khái lược về triết học

3 Các vấn đề của triết học

II Vai trò của triết học 9

1 Vai trò của triết học trong hoạt động nhận thức 9

2 Vai trò của triết học trong hoạt động thực tiễn 10

KẾT LUẬN 12

Tài liệu tham khảo 13 LỜI MỞ ĐẦU

Không phải ngẫu nhiên mà con người coi Triết học như là khoa học của mọi khoa học Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử, các nhà Triết học được gọi là nhà thông thái, nhà hiền triết, người nắm được bí mật của sự vật, thậm chí trong lịch sử nhân loại, có thời kỳ mà xã hội đã đặt các nhà Triết học vào vị trí cao nhất trong xã hội Tất cả những điều ấy khiến Triết học trở thành một bộ môn thú vị, mang một cái gì đó huyền bí làm con người dù là ở thời đại nào cũng đam mê và ham muốn để hiểu sâu hơn và mong muốn góp sức mình vào cái gọi là lâu đài kì bí và hoa lệ đó Kể từ khi ra đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển đạt được nhiều thành tựu rực rỡ thì triết học luôn phản ánh sự phát triển trí tuệ loài người và thúc đẩy tư duy loài người, đôi khi còn trở

Trang 3

thành vũ khí sắc bén nhất cho những gì tiến bộ của sự phát triển đó Ngày nay, Triết học đã thực sự trở thành khoa học, mặc cho sự phát triển như vũ báo của khoa học kỹ thuật, sự phát triển về mặt chất của đời sống xã hội cũng không hề làm giảm đi tính chất kì bí và vai trò đối với thực tiễn của Triết học.

NỘI DUNG

I Khái quát sự ra đời và phát triển của triết học 1 Khái niệm về triết học

- Theo tiếng Hán: "Triết" là trí (trí tuệ), là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến đạo lý sự vật.

- Theo Ấn Độ, "Triết" được gọi là “darshana” có nghĩa là sự chiêm nghiệm Được hiểu là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.

- Theo tiếng Hy Lạp cổ: "Triết " được gọi là Phylosophia - nghĩa là yêu mến sự thông thái Nhà Triết học là nhà thông thái, có khả năng nhận thức được chân lí, làm sáng tỏ được bản chất của sự việc.

Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

2 Khái lược về triết học 2.1 Nguồn gốc của triết học

Triết học đã ra đời tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại vào khoảng thế kỉ

Trang 4

VIII đến thế kỉ VI TCN Lúc bấy giờ, ở Trung Quốc, triết học được hiểu là sự truy tìm bản chất, căn nguyên của vạn vật trong thế giới và định hướng nhân sinh cho con người; ở Ấn Độ, triết học được hiểu là con đường suy ngẫm dẫn dắt con người đến với lẽ phải, đến với chân lí siêu nhiên; còn ở Hy Lạp là, triết học được hiểu là yêu mến sự thông thái, là khát vọng hướng đến chân lí, giúp con người giải thích vạn vật trong thế giới và định hướng nhận thức và hành vi trong thế giới Triết học được sử dụng các công cụ lý tính, logic,…để diễn tả thế giới một cách trừu tượng và khái quát dưới Nguồn gốc nhận thức

Đứng trước thế giới rộng lớn bao la, các sự vật, hiện tượng phong phú đa dạng, muôn hình muôn vẻ, con người có nhu cầu phải nhận thức thế giới ấy, phải giải đáp các vấn đề thế giới ấy từ đâu mà ra, nó tồn tại và phát triển như thế nào, các sự vật ra đời Tồn tại và mất đi có tuân theo quy luật nào không? Trả lời các câu hỏi ấy chính là Triết học.

Mặt khác, Triết học là một hình thái ý thức xã hội có tính chất khái quát và tính trừu tượng cao Do đó, Triết học chỉ xuất hiện khi con người đã có trình độ tư duy trừu tượng phát triển ở mức độ nhất định.

Nguồn gốc xã hội

Triết học ra đời gắn liền với xã hội có giai cấp xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có triết học.

Sự phát triển của sản xuất, sự phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, sự phân chia lao động trí óc và lao động chân tay là điều kiện vật chất cho sự ra đời của Triết học.

Giai cấp thống trị có điều kiện về kinh tế cũng có điều kiện nghiên cứu Triết học Do

Trang 5

đó, Triết học bao giờ cũng là thế giới quan của một giai cấp nhất định, giai cấp nào thống trị về kinh tế cũng thống trị về tinh thần tư tưởng trong xã hội.

Khái niệm về thế giới quan: Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới Thế giới quan là sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin: Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan; niềm tin định hướng cho hoạt động của con người, từ đó tri thức trở thành niềm tin, niềm tin phải trên cơ sở tri thức.

Các loại thế giới quan (phân chia theo sự phát triển):

+Thế giới quan huyền thoại: Là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thuỷ, có đặc điểm là các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người hoà quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới.

+ Thế giới quan tôn giáo: Niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu, tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thật, cái thần trội hơn cái người.

+ Thế giới quan triết học diễn tả quan niệm dưới dạng hệ thống các phạm trù, qui luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức Như vậy, Triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành phát triển của thế giới quan Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, đóng vai trò định hướng, củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.

2.2 Đối tượng của Triết học

Quá trình xác định đối tượng của triết học sẽ tùy vào thời kỳ trong lịch sử: Thời cổ đại (Thế kỷ V TCN - IV): triết học cổ đại được xem là đỉnh cao của nền văn

Trang 6

minh Hy Lạp, được xem là “khoa học của các khoa học” Các triết gia cổ đại quan tâm đến 2 vấn đề chính: mối liên hệ giữa nguyên nhân - hệ quả và bản chất, khởi thủy của thế giới tồn tại Triết học cổ đại cũng quan tâm đến con người.

Thời Trung cổ (Thế kỷ V - XV): đời sống tinh thần của con người chịu sự thống trị của thần học Kitô giáo, nên triết học bị ảnh hưởng nặng nề Một trong những mâu thuẫn đáng chú ý của triết học trong thời kỳ này chính là giữa đức tin và lý trí Thời phục hưng (Thế kỷ XIV -XVI): đối tượng của triết học không còn chỉ là tự nhiên mà đã được mở rộng ra thêm con người và xã hội.

Thời cận đại (Thế kỷ XVII - XVIII): đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật, mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc Trí thức của con người ngày càng phát triển, các ngành khoa học khác dần dần độc lập tách ra khỏi triết học Các quy luật tự nhiên, tư duy, xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học Triết học cổ điển Đức: đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học”

Triết học Mác: Trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

2.3 Triết học - Hạt nhân lý luận của thế giới quan Thế giới quan

Nhu cầu tự nhiên của con người về mặt nhận thức là muốn hiểu biết đến tận cùng, sâu sắc và toàn diện về mọi hiện tượng, sự vật, quá trình Nhưng tri thức của loài người ở thời nào thì cũng có hạn là phần quá nhỏ bé so với thế giới cần nhận thức bên trong và bên ngoài Bằng trí tuệ duy lí, kinh nghiệm và sự mẫn cảm, con người buộc phải xác định những quan điểm về toàn bộ thế giới làm cơ sở để định hướng cho nhận thức

Trang 7

và hành động của mình Đó chính là thế giới quan.

Khái niệm về thế giới quan: Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới Thế giới quan là sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin: Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan; niềm tin định hướng cho hoạt động của con người, từ đó tri thức trở thành niềm tin, niềm tin phải trên cơ sở tri thức.

Các loại thế giới quan (phân chia theo sự phát triển):

+Thế giới quan huyền thoại: Là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thuỷ, có đặc điểm là các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người hoà quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới.

+ Thế giới quan tôn giáo: Niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu, tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thật, cái thần trội hơn cái người.

+ Thế giới quan triết học diễn tả quan niệm dưới dạng hệ thống các phạm trù, qui luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức Như vậy, Triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành phát triển của thế giới quan Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, đóng vai trò định hướng, củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.

Hạt nhân lý luận của thế giới quan

Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, bởi thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan Thứ hai, trong các thế giới quan khác nhau như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại triết học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi Thứ ba, với các loại thế giới

Trang 8

quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông thường, triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng chi phối, dù có thể không tự giác Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế Như vậy, triết học với tính cách là hạt nhân lí luận, trên thực tế, chi phối mọi thế giới quan, dù người ta có chú ý và thừa nhận hay không.

Ngày nay, dù có nhiều quan niệm khác niệm khác nhau về triết học nhưng quan niệm chung cho rằng, triết học là một hình thức nhận biết đặc thù, là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt Triết học phản ánh, giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng , quá trình xảy ra trong thế giới (gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người; gồm cả giới tự nhiên, xã hội và tư duy tinh thần) trong đó tính hệ thống chỉnh thể vốn có của nó bằng tư duy lý luận, với mục đích tìm ra những thuộc tính, quy luật phổ biến nhất chi phối sự vận động của vạn vật trong thế giới; từ đó xây dựng những yêu cầu nền tảng điều phối hành vi con người trong thế giới xung quanh.

Như vậy, triết học là hệ thống chính thể liên kết trong mình những tri thức trừu tượng, khái quát nhất (nguyên lí nền tảng) về thế giới với những nguyên tắc cơ bản của tồn tại người trong mối quan hệ với thế giới quanh Điều này không cho phép đồng nhất triết học với khoa học, đồng thời, phải thấy triết học khác biệt với tôn giáo, đạo đức, chính trị, pháp luật,… Nhưng triết học lại có mối quan hệ mật thiết với hình thức nhận thức khoa học và các hình thái ý thức xã hội như tôn giáo, đạo đức, chính trị, pháp luật và thâm nhập vào những loại hình tư tưởng này với vai trò cơ sở lý luận của chúng.

3 Vấn đề của triết học

1 Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Trang 9

-Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề có vai trò nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại.

-Vấn đề cơ bản của mọi triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (giữa tồn tại và tư duy) Bởi lẽ, thứ nhất, đây chính là vấn đề mà các trường phái triết học đều đề cập tới và hướng giải quyết; thứ hai, việc giải quyết vấn đề giữa quan hệ tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức chính là cơ sở giải quyết mọi vấn đề khác của triết học.

-Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời cho hai câu hỏi lớn.

+Mặt thứ nhất, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.

+Mặt thứ hai, trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức được hay không? Nói cách khác, khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không? Cách trả lời cho hai câu hỏi này quy định lập trường của nhà triết học và hình thành các trường phái lớn trong triết học: chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, thuyết nhị nguyên luận và thuyết bất khả tri 2 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Từ việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, trong lịch sử triết học đã hình thành hai trường phái triết học lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học coi vật chất, tự nhiên có trước và quyết định ý thức, tinh thần con người Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học coi ý thức, tinh thần có trước thế giới vật chất.

Trang 10

-Chủ nghĩa duy vật: có ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng.

+Chủ nghĩa duy vật chất phác, xuất hiện trong thời kỳ cổ đại Mặt tích cực của chủ nghĩa duy vật chất phác là khẳng định sự tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người của giới tự nhiên, lấy tự nhiên để giải thích tự nhiên Tuy nhiên, hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác là mang nặng tính trực quan Trong khi thừa nhận tính thứ nhất cùa một hay một số vật cụ thể nào đó.

+Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thế kỷ XVI - XVIII), tồn tại trong giai đoạn khoa học cụ thể, đặc biệt là cơ học có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ Tính chất siêu hình của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này biểu hiện ở chỗ nó xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời, không quan hệ với nhau, cũng như trong trạng thái tĩnh lại, không vận động, không phát triển Tính máy móc của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này biểu hiện ở chỗ nó xem xét giới tự nhiên cũng như con người như là một hệ thống máy móc phức tạp.

+Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất do Mác và Ăngghen xây dựng vào giữa thế kỉ XIX, sau đó được Lênin phát triển Với tư cách là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cổ đại và của chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVI-XVIII Chủ nghĩa duy vật biện chứng, một mặt, khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người; mặt khác, nó cũng khẳng định ý thức có khả năng tác động làm biến đổi thế giới vật chất bên ngoài thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

-Chủ nghĩa duy tâm: có hai hình thức: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa

Trang 11

duy tâm chủ quan.

+Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một thực thể siêu nhiên nào đó tồn tại trước, ở bên ngoài con người và thế giới vật chất Thực thể tinh thần này sinh ra vật chất và quyết định toàn bộ quá trình vật chất.

+Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý thức con người có trước các sự vật, hiện tượng bên ngoài Sự tồn tại của các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giác Trong cuộc sống, quan niệm cho rằng ý thức hay ý chí con người đóng vai trò quyết định, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện vật chất khách quan là biểu hiện của quan điểm duy tâm chủ quan.

3 Thuyết có thể biết (Thuyết Khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết Bất khả tri)

Khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, tức trả lời câu hỏi “Con người có thể nhận thức được thê giới hay không?”, trong lịch sử triết học xuất hiện hai học thuyết triết học là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri.

+Thuyết khả tri bao gồm hầu hất các nhà triết học duy vật và các nhà triết học duy tâm Thuyết này khẳng định khả năng nhận thức của con người Những người theo thuyết này cho rằng, con người có thể hiểu được bản chất của sự vật Tuy nhiên, nếu các nhà triết học duy vật cho rằng nhận thức sự phản ánh thế giới vật chất, nắm bắt các quy luật, bản chất vật chất của thế giới, thì các nhà triết học duy tâm lại coi nhận thức thế giới chỉ là sự tự nhận của các tinh thần về chính nó.

+Thuyết bất khả tri là học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người Những người theo học thuyết này cho rằng về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng vì kết quả nhận thức của con ngưươi chỉ là hình thức bên

Ngày đăng: 15/04/2024, 19:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan