1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn học tìm hiểu khoa cơ khí động lực

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy kỹ thuật; Trường còn là nơi đào tạo kỹ sư công nghệ, kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO MÔN HỌC TÌM HIỂU KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Long Giang Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 Giới thiệu về Khoa Cơ khí Động lực 2

1.1 Vị trí và lịch sử của Khoa Cơ khí Động lực 2

1.1.1 Vị trí 2

1.1.2 Lịch sử 3

1.2 Hiện trạng của Khoa Cơ khí Động lực 3

1.3 Cơ cấu tổ chức 4

Chương 2 Các bộ môn và Cơ sở vật chất thuộc Khoa Cơ khí Động lực 6

2.1 Các bộ môn thuộc Khoa Cơ khí Động lực 6

2.1.1 Bộ môn Động cơ 6

2.1.2 Bộ môn khung gầm 10

2.1.3 Bộ môn Điện tử ô tô 15

2.1.4 Bộ môn Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh 19

2.1.5 Bộ môn Năng lượng tái tạo 24

2.2 Cơ sở vật chất 27

Chương 3 31

Hoạt động, thành tích và chiến lược phát triển của Khoa Cơ khí Động lực 31

3.1 Một số hoạt động tiêu biểu của Khoa Cơ khí Động lực 31

3.1.1 Hỗ trợ sinh viên gặp khó khăn và tạo cơ hội cho sinh viên thực tập tại các Công ty lớn: 31

3.1.2 Tổ chức các buổi hội thảo giúp sinh viên tiếp thu kiến thức về các sản phẩm thế hệ mới 32

3.1.3 Hợp tác với Bosch Việt Nam 33

3.1.4 Ngày hội mở - Khoa cơ khí động lực 34

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy kỹ thuật; Trường còn là nơi đào tạo kỹ sư công nghệ, kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật và bồi dưỡng nguồn nhân lực thích ứng với thị trường lao động; cung cấp nguồn nhân lực trực tiếp cho khu vực phía Nam.

Khoa Cơ khí Động lực là một trong các khoa có quy mô lớn, chủ lực của Nhà trường trong các lĩnh vực đào tạo, Nghiên cứu khoa học và nhiều hoạt động khác Khoa có đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, khoa đã khẳng định được thương hiệu và uy tín cao trong xã hội Khoa đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực lớn các thạc sĩ, kỹ sư, giáo viên kỹ thuật hai ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và Công nghệ kỹ thuật Nhiệt Sinh viên của khoa ra trường có tri thức, đạo đức, có tư duy khoa học, năng động, sáng tạo; Có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng; Có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng thành thạo, được xã hội tin tưởng và đánh giá cao.

Việc tìm hiểu về Khoa Cơ khí Động lực là một điều cần thiết đối với sinh viên Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, đặc biệt là sinh viên năm nhất Những thông tin này sẽ giúp sinh viên nắm rõ được kế hoạch đào tạo, từ đó đề ra phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học phù hợp, hướng đến những thành tích cao trong học tập, nghiên cứu Ngoài ra, sinh viên sẽ có góc nhìn toàn diện, hiểu rõ hơn về ngành, cũng như kế hoạch, chiến lược phát triển để góp xây dựng Khoa Cơ khí Động lực phát triển bền vững.

Do đó, báo cáo này là kết quả từ sự nghiên cứu, tìm hiểu về Khoa Cơ khí Động lực – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM của nhóm 01, hy vọng cung cấp cho các bạn sinh viên thông tin hữu ích và nuôi dưỡng niềm tự hào về Khoa Cơ khí Động lực nói riêng và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

1

Trang 4

Chương 1 Giới thiệu về Khoa Cơ khí Động lực 1.1 Vị trí và lịch sử của Khoa Cơ khí Động lực

1.1.1 Vị trí

Khoa Cơ khí Động lực trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 01 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.

Facebook: Cơ khí động lực - Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Vị trí khoa được thể hiện theo bản đồ bên dưới:

(Hình 1.1) 2

Trang 5

1.1.2 Lịch sử của Khoa Cơ khí Động lực

Khoa Cơ khí Động lực, tiền thân là Ban Cơ khí Ô tô được thành lập từ năm 1962, trong những ngày đầu thành lập trường, đến năm 1972 được đổi tên thành Khoa Cơ khí Ô tô thuộc Đại học Giáo dục Năm 1975, khoa đổi thành Bộ môn Ô tô thuộc Khoa Cơ khí, đến năm 1987, trở thành Khoa Cơ khí Động lực thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.1

1.2 Hiện trạng của Khoa Cơ khí Động lực2

- 04 Bộ môn: Động cơ, Khung gầm, Điện tử ô tô, Nhiệt - điện lạnh

- 06 xưởng thực hành: xưởng Động cơ xăng, xưởng Động cơ diesel, xưởng Khung gầm, xưởng Điện ô tô, xưởng Đồng sơn, xưởng Nhiệt - điện lạnh

- 04 Phòng thí nghiệm: Phòng Thí nghiệm Cơ Điện tử ô tô, Phòng Thí nghiệm Động cơ, Phòng Thí nghiệm Ô tô, Phòng Thí nghiệm Truyền nhiệt Micro.

- Đào tạo 03 trình độ:

01 CTĐT Tiến sỹ: Kỹ thuật Cơ khí động lực;

02 CTĐT Cao học: Kỹ thuật Cơ khí động lực, Kỹ thuật Nhiệt; 03 CTĐT Đại học: Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt, Năng lượng tái tạo

- Những nét chính về cơ sở vật chất: Tổng diện tích nhà, xưởng, phòng thí nghiệm: 3.300 m Trong đó các phòng thí nghiệm: 220 m ; xưởng thực hành: 3.10022

m 2

- Hiện trường đã quy định thay cố vấn học tập bằng đội ngũ Tư vấn viên của các khoa Đội ngũ tư vấn của khoa Cơ khí động lực gồm 8 thành viên: Nguyễn Văn Long Giang, Dương Tuấn Tùng, Nguyễn Lê Hồng Sơn, Phan Nguyễn Quí Tâm, Mai Thị Lai, Nguyễn Minh Quốc, Nguyễn Thị Huyền Do đó, sinh viên có thể liên hệ trao đổi trực tiếp với tư vấn viên theo lịch trực, bằng điện thoại, email hoặc trao đổi chung với nhóm qua email: tuvanvien.ckd@gmail.com, facebook: tuvanvien.ckd@gmai.com.

1 Giới thiệu Khoa Cơ khí Động lực, https://fae.hcmute.edu.vn/ArticleId/9c9ccf02-0fe4-47be-b376-9e046a6862e6/gioi-thieu

2 Khoa Cơ khí Động lực, (2020), Kế hoạch chiến lược phát triển khoa cơ khí động lực Giai đoạn 2020 – 2025 Tầm nhìn đến 2030

3

Trang 7

5

Trang 8

Chương 2 Các bộ môn và Cơ sở vật chất thuộc Khoa Cơ khí Động lực Khoa Cơ khí Động lực là khoa đầu ngành về đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật Nhiệt (cả hai đều đạt chuẩn AUN-QA) và Năng lượng Tái tạo trong hệ thống các trường kỹ thuật của cả nước

Khoa có đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực lớn các thạc sĩ, kỹ sư, giáo viên kỹ thuật hai ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và Công nghệ kỹ thuật Nhiệt

2.1 Các bộ môn thuộc Khoa Cơ khí Động lực3

Đến nay, Khoa Cơ khí Động lực có 5 bộ môn: Động cơ, Khung Gầm, Điện tử Ô tô, Công nghệ Nhiệt-Điện lạnh và Năng lượng tái tạo

2.1.1 Bộ môn Động cơ

Bộ môn Động cơ được thành lập từ năm 1987, đảm nhiệm giảng dạy các môn học thuộc học phần động cơ trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô Đây là bộ môn chủ lực của khoa trong các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần đào tạo cho sinh viên chuyên ngành các kiến thức chuyên môn vững chắc.

Bộ môn có các phòng chuyên đề, thí nghiệm hiện đại và hệ thống nhà xưởng trang bị đầy đủ các thiết bị, mô hình dạy học nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên, bao gồm:

- 01 phòng thí nghiệm động cơ đốt trong (AVL); - 02 xưởng thực tập Động cơ (xăng, diesel); - 01 phòng máy tính mô phỏng và chẩn đoán động cơ.

Các giảng viên của bộ môn Động cơ được đào tạo trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

3 Bộ môn, Khoa cơ khí động lực Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM, https://fae.hcmute.edu.vn/

6

Trang 9

(Hình 1.4)

7

Trang 10

(Hình 1.5)

8

Trang 12

Các môn học do Bộ môn giảng dạy: - Nhập môn ngành CNKT ô tô - Quản lý dịch vụ ô tô - Nguyên lý động cơ - Tính toán động cơ đốt trong

- Lý thuyết về thử nghiệm động cơ và ô tô

- Ứng dụng máy tính trong tính toán và mô phỏng động cơ Các môn chuyên đề động cơ:

- Thực tập chẩn đoán ô tô - Thực tập động cơ đốt trong

- Thực tập hệ thống điều khiển động cơ Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn:

- Nghiên cứu cải tiến hiệu suất trên động cơ xăng và diesel

- Nghiên cứu giảm khí xả và suất tiêu hao nhiên liệu trên động cơ đốt trong - Nghiên cứu hệ thống đánh lửa, tích trữ năng lượng trên ô tô

- Nghiên cứu cải tiến hệ thống phân phối khí trên động cơ - Nghiên cứu các nhiên liệu mới trên động cơ đốt trong - Nghiên cứu hệ thống nhiên liệu kép trên động cơ diesel - Nghiên cứu xe Hybrid.

2.1.2 Bộ môn khung gầm

Đây là một trong những Bộ môn trọng yếu trong ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô Bộ môn Khung gầm đảm nhiệm giảng dạy và nghiên cứu các nội dung về hệ thống truyền lực, điều khiển và thân vỏ ô tô, cũng như thiết kế, tính toán và thử nghiệm các tính năng động lực học, điều khiển và an toàn ô tô

Bộ môn quản lý 02 xưởng thực hành, bao gồm xưởng Khung gầm và xưởng Đồng sơn ô tô Các xưởng được trang bị số lượng thiết bị, máy móc, mô hình học cụ phong phú và hiện đại bậc nhất trong lĩnh vực đào tạo công nghệ kỹ thuật ô tô

Các môn học do Bộ môn đảm nhiệm: 1 Lý thuyết ô tô

2 Tính toán ô tô 3 Anh văn chuyên ngành

10

Trang 13

4 Dao động và tiếng ồn ô tô

5 Công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô tô

6 Ứng dụng máy tính trong thiết kế và mô phỏng ô tô 7 Thực tập Hệ thống truyền lực ô tô

8 Thực tập Hệ thống điều khiển ô tô 9 Thực tập Thân vỏ ô tô

10 Các môn chuyên đề khung gầm ô tô

Các hướng nghiên cứu chính của giảng viên trong Bộ môn: 1 Nghiên cứu, tính toán, mô phỏng tính năng động học, động lực học, an toàn, ổn định, điều khiển và kinh tế nhiên liệu của ô tô

2 Nghiên cứu, tính toán, thiết kế hệ thống truyền lực và điều khiển ô tô hiện đại

3 Nghiên cứu công nghệ sửa chữa thân vỏ ô tô 4 Nghiên cứu công nghệ phanh tái sinh

5 Nghiên cứu hệ thống truyền lực và lưu trữ năng lượng xe điện, xe lai 6 Tính toán, thiết kế và chế tạo mô hình, thiết bị khung gầm ô tô Bên cạnh đó, bộ môn đã và đang tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho kỹ thuật viên Toyota, Ford, Isuzu… và là nơi nghiên cứu, chuyển giao nhiều mô hình, thiết bị dạy học chuyên ngành liên quan.

Đội ngũ giảng viên của Bộ môn Khung gầm:

11

Trang 17

2.1.3 Bộ môn Điện tử ô tô

Bộ môn Điện tử ô tô được thành lập năm 2006 trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Động cơ khi hệ thông điện và điện tử trên ô tô phát triển mạnh và nhu cầu đào tạo về hệ thống điện trên xe ngày càng cao

Bộ môn đang quản lý 03 phòng học lý thuyết xưởng, 01 xưởng thực tập Điện ô tô, 01 phòng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Các môn học do Bộ môn giảng dạy: 1 Vi điều khiển ứng dụng

2 Hệ thống điện – điện tử ô tô 3 Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô 4 Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô

5 Ứng dụng máy tính trong đo lường và điều khiển ô tô 6 Năng lượng mới trên ô tô

7 Chuyên đề 3 (TN)

8 Thực tập lập trình điều khiển ô tô 9 Thực tập Hệ thống điện – điện tử ô tô 10 Thực tập hệ thống điện thân xe

Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn:

- Nghiên cứu, thiết kế, lập trình thu thập dữ liệu và điều khiển động cơ ô tô, xe máy, xe ô tô.

- Nghiên cứu, thiết kế, lập trình các hệ thống giao tiếp, đo đạc, thử nghiệm xe ô tô, xe máy - Nghiên cứu đo nồng độ cồn tài xế, xử lý nhận dạng tài xế ngủ gật để cảnh báo

- Nghiên cứu ứng dụng GPS, la bàn điện tử, GPRS báo sự cố trong tình huống khẩn cấp - Nghiên cứu thiết kế các bộ sạc của xe ô tô và pin nhiên liệu.

Bên cạnh các hoạt động giảng dạy tại trường, các giảng viên trong Bộ môn còn tham gia tập huấn cho các giáo viên các trường cao đẳng nghề, tập huấn cho các kỹ

15

Trang 18

thuật viên ở các xưởng sửa sửa chữa ô tô, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các công ty như: ISUZU, FORD, DAEWOO, SAMCO, VIETSOVPETRO,

Ngoài ra, các giảng viên trong Bộ môn còn tham gia hướng dẫn sinh viên chế tạo ra sản phẩm để tham gia các cuộc thi về sáng tạo khoa học như: chế tạo robot tham gia cuộc thi ROBOCON, chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu tham gia HONDA ECO hay SHELL ECO.

Đội ngũ giảng viên của Bộ môn Điện tử ô tô:

16

Trang 21

2.1.4 Bộ môn Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh

Bộ môn được thành lập từ năm 2000, đảm nhiệm giảng dạy các môn học thuộc chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ Thuật Nhiệt Trong suốt quá trình xây dựng và phát, Bộ môn Công Nghệ - Nhiệt Điện Lạnh đã góp phần đào tạo cho các sinh viên chuyên ngành các kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao trong lĩnh vực điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, lò hơi và nhà máy nhiệt điện…

Bộ môn có hệ thống các phòng Chuyên đề, Phòng thí nghiệm, nhà xưởng và các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của giáo viên và sinh viên.

Hiện nay Bộ Môn đào tạo 02 bậc: - Cao học kỹ thuật Nhiệt;

- Đại học Công nghệ kỹ thuật Nhiệt.

Đội ngũ giảng viên của Bộ môn có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Đội ngũ giảng viên của bộ môn bao gồm:

19

Trang 26

2.1.5 Bộ môn Năng lượng tái tạo

Bộ môn Năng lượng tái tạo (Department of Renewable Energy) được thành lập năm 2020, thuộc Khoa Cơ khí Động lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Bộ môn đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ sau:

Đào tạo bậc đại học ngành Năng lượng tái tạo;

Tham gia giảng dạy các môn học thuộc chương trình đào tạo ngành Năng lượng tái tạo, ngành Công nghệ Kỹ Thuật Nhiệt, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô;

Hỗ trợ đào tạo nhân sự cho các công ty về lĩnh vực Năng lượng tái tạo; Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo; Chuyển giao công nghệ, sản phẩm nghiên cứu về lĩnh vực Năng lượng tái tạo; Tư vấn tính toán, thiết kế và lắp đặt các hệ thống Năng lượng tái tạo; Hợp tác với các viện nghiên cứu, trung tâm, trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Bộ môn Năng lượng tái tạo có hệ thống các phòng Chuyên đề, Phòng thí nghiệm, nhà xưởng và các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của giáo viên và sinh viên

Vd: Hệ thống đào tạo thực hành năng lượng Gió, Hệ thống đào tạo thực hành năng lượng Mặt trời, Mô hình thực tập phân phối điện năng lượng tái tạo trong tòa nhà, Hệ thống đào tạo thực hành tích hợp năng lượng Gió và Mặt trời,…)

Đội ngũ giảng viên của Bộ môn có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

24

Trang 29

2.2 Cơ sở vật chất

Hiện tại, khoa Cơ khí Động lực có 04 Phòng thí nghiệm: phòng thí nghiệm động cơ, phòng thí nghiệm khung gầm, phòng thí nghiệm cơ điện tử ô tô, phòng thí nghiệm truyền nhiệt micro.

Trong đó, tiêu biểu là Phòng thí nghiệm Cơ Điện tử ô tô Được thành lập năm 2010, Phòng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô là nơi tập trung nghiên cứu của các giáo viên, sinh viên trong lĩnh vực cơ điện tử và điều khiển tự động trên ô tô.

Hiện tại, nhóm chủ yếu nghiên cứu các hướng sau: - Hệ thống điều khiển tự động;

- Hệ thống điện điện tử ô tô; - Xe tự hành;

- Xe điện.

Thạc sĩ Lê Quang Vũ hiện tại là Trưởng phòng thí nghiệm và đồng thời là Phó trưởng Bộ môn Điện tử ô tô Thông tin liên hệ: Email: vulq@hcmute.edu.vn

4 Phòng thí nghiệm, Khoa cơ khí động lực Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM,

27

Trang 30

Các thiết bị tại phòng thí nghiệm

Các thiết bị đo lường và điều khiển của National Instruments

Trang 32

Bên cạnh các phòng thí nghiệm thì Khoa cũng xây dựng 06 xưởng thực tập, bao gồm: xưởng Động cơ, xưởng Khung gầm, xưởng Điện ô tô, xưởng Đồng sơn, xưởng Nhiệt-điện lạnh, xưởng Năng lượng tái tạo

Như vậy, có thể thấy Khoa Cơ khí Động lực có hệ thống các phòng thí nghiệm và nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên và sinh viên.

30

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w