1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu khoa cơ khí động lực

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu Khoa Cơ khí động lực
Tác giả Huỳnh Trần Trung Hiếu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Long
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ khí động lực
Thể loại Báo cáo Mễn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Khoa Cơ khí Động lực là một trong các khoa có qui mô lớn, chủ lực của Nhà trường trong các lĩnh vực đào tạo, NCKH và nhiều hoạt động khác, là khoa đầu ngành về đào tạo ngành Công nghệ kỹ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCMKHOA ĐÀO CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO MÔN HỌC

TÌM HIỂU KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Long Giang

Nhóm sinh viên thực hiện: Huỳnh Trần Trung Hiếu mssv: 23145298

TP HỒ CHÍ MINH - 10/2023Trang bìa

Trang 2

MỞ ĐẦU

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC Faculty of Vehicle and Energy Engineering

Địa chỉ: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

01 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 3 896 4921 ; (08) 3 722 1223/8340

Email: kckdl@hcmute.edu.vn

Website: fae.hcmute.edu.vn

Facebook: Cơ khí động lực - Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM

Khoa Cơ khí Động lực, tiền thân là Ban Cơ khí Ô tô được thành lập từ năm 1962,trong những ngày đầu thành lập trường, đến năm 1972 được đổi tên thành Khoa Cơ khí Ô

tô thuộc Đại học Giáo dục Năm 1975, khoa đổi thành Bộ môn Ô tô thuộc Khoa Cơ khí,đến năm 1987, trở thành Khoa Cơ khí Động lực thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuậtThành phố Hồ Chí Minh

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, có một bề dày truyền thống và kinhnghiệm quý báu, Khoa Cơ khí Động lực đã khẳng định được thương hiệu, vị thế và uy tíncao trong xã hội Khoa Cơ khí Động lực là một trong các khoa có qui mô lớn, chủ lực củaNhà trường trong các lĩnh vực đào tạo, NCKH và nhiều hoạt động khác, là khoa đầungành về đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật Nhiệt (cả hai đềuđạt chuẩn AUN-QA) và Năng lượng Tái tạo trong hệ thống các trường kỹ thuật của cảnước

Khoa có đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, nhiềukinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,

đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực lớn các thạc sĩ, kỹ sư, giáo viên kỹthuật hai ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và Công nghệ kỹ thuật Nhiệt Sinh viên củakhoa ra trường được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, có tay nghề vững vàng, đápứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng và đang tham gia vào tất cả các lĩnh vực quản lý,giảng dạy, sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh,… Năm 2018, khoa bắt đầu tuyển sinhđào tạo ngành Năng lượng tái tạo, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội

Ngoài ra, Khoa còn là trung tâm bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo nâng cao, chuyểngiao công nghệ cho giáo viên các trường kỹ thuật, các doanh nghiệp; là đơn vị nghiên cứu

và sản xuất nhiều mô hình, thiết bị dạy học cung cấp cho các trường đào tạo chuyênngành liên quan trong cả nước

Trang 3

Đến nay, Khoa Cơ khí Động lực có 5 bộ môn: Động cơ, Khung Gầm, Điện tử Ô tô,Nhiệt-Điện lạnh và Năng lượng tái tạo Đội ngũ cán bộ và nhân viên tham gia giảng dạytại khoa có khoảng 50 người (cơ hữu 40 người), trong đó có 04 Phó Giáo sư, 15 Tiến sĩ,

10 Nghiên cứu sinh, 30 Thạc sĩ Qui mô sinh viên của khoa khoảng 2.200 nghiên cứusinh, học viên cao học, sinh viên đại học Khoa đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào các hoạt động và quản lý của khoa từ năm 2006.CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Hiện nay khoa đang áp dụng Chương trình đào tạo 132 tín chỉ cho các ngành thuộcbậc đại học Các chương trình đào tạo của khoa được đổi mới theo định hướng tiếp cậnCDIO và thường xuyên được cập nhật để bắt kịp sự phát triển của khoa học và côngnghệ

Các chương trình đào tạo:

- Công nghệ kỹ thuật Ô tô (AUN-QA);

- Công nghệ kỹ thuật nhiệt (AUN-QA);

- Năng lượng tái tạo;

- Sư phạm kỹ thuật Ô tô (AUN-QA);

- Sư phạm kỹ thuật Nhiệt (AUN-QA)

· Các khóa đào tạo ngắn hạn:

- Đào tạo Kỹ thuật viên Toyota Sửa chữa chung và Sửa chữa thân vỏ xe – Chương trình đào tạo theo ủy quyền của Công ty Toyota Việt Nam;

- Đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa ô tô nâng cao

- Liên kết bồi dưỡng chuyên môn tại các đơn vị, doanh nhiệp

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của khoa đã đạt đượcnhiều thành tựu đáng kể Trong 5 năm qua, khoa đã thực hiện 210 đề tài NCKH các cấp,

đã nghiệm thu 04 đề tài cấp Bộ, 05 đề tài cấp Thành phố, hơn 180 đề tài cấp trường trọngđiểm, cấp trường, 120 đề tài SV Đăng hơn 123 bài báo khoa học (SCI, SCIE, ISI, EI, cáctạp chí khoa học quốc tế và trong nước) Khoa Cơ khí Động lực thường xuyên tổ chứcnhiều Hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi chuyên môn có sự tham gia của nhiều nhàkhoa học trong và ngoài nước

Hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa đạt nhiều giải thưởng cao ở các cuộc thi vàsân chơi như: 2 giải ba và 1 giải khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệviệt nam, Vườn ươm sáng tạo, Robocon, Lái xe sinh thái và tiết kiệm nhiên liệu ĐộiMIN 10 của khoa đã xuất sắc đạt giải đặc biệt trong cuộc thi Lái xe sinh thái tiết kiệm

Trang 4

nhiên liệu 2014 do Công ty HONDA Việt Nam với thành tích 1.089 km/lít, đại diện Việtnam thi đấu

Trang 5

tại Nhật Bản 01đội sinh viên đại diện VN tham dự Chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Singapore.

Khoa có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với nhiều tổ chức, trường học, đơn

vị, công ty trong và ngoài nước trong các lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ thực tập, việc làm, họcbổng, trang thiết bị thực tập,… như: Toyota VN, Ford VN, Isuzu VN, Bosch, Công ty KỹNghệ Lạnh Searifico, Guntner, Công ty Bitzer, Daikin, các Đại lý Dịch vụ Ô tô,

- 01 Phòng Open Lab cho sinh viên

- Các Phòng Chuyên đề, giảng dạy

THÀNH TÍCH NỔI BẬT:

- Huân chương Lao động hạng Ba - năm 2008;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - năm 2012, 2014, 2018;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – năm 2013, 2014, 2015, 2017;

- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền từ 1999 đến 2018

CÁC MỤC TIÊU CƠ BẢN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

- Là một trong 03 khoa lớn của trường, đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng của Nhànước, ngang tầm với các trường đại học uy tín trong khu vực Đông Nam Á

- Là khoa đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực cơ khí động lực, công nghệ kỹ thuật ô tô,nhiệt – điện lạnh, năng lượng tái tạo theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng Đào tạocác trình độ từ Đại học, Cao học và Tiến sĩ

- Nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ gắn với đào tạo và chuyển giao côngnghệ, khẳng định thương hiệu của khoa trong các lĩnh vực đào tạo

- Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp, phục vụ cộng đồng Tạo được ảnh hưởng tíchcực đến các hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp có ngành nghề liên quan

- Triển khai ứng dụng các kỹ thuật quản lý, quản trị đại học tiên tiến, chú trọng thựchiện đầy đủ các mục tiêu chiến lược của HEEAP và hội nhập quốc tế

Trang 6

Các chỉ tiêu chính

Ðến năm 2025, Khoa Cơ khí Động lực sẽ đạt được những chỉ số cơ bản sau đây:

- Quy mô sinh viên: 4000 SV,HV

- Tổng số CBVC: 88 người Trong đó:

· Số lượng giảng viên cơ hữu: 77

· Số lượng giảng viên thỉnh giảng: 08

· 03 phòng Chuyên đề ,12 phòng học lý thuyết xưởng tại các xưởng

· 05 phòng Thí nghiệm: Động cơ, Khung gầm, Cơ điện tử ô tô, Truyền nhiệt,Nhiệt - lưu chất và năng lượng tái tạo

· 08 Xưởng thực hành: Động cơ xăng, Động cơ diesel, Khung gầm, Đồng sơn,Điện- Điện tử ô tô, Nhiệt – điện lạnh, Máy xây dựng, Năng lượng tái tạo.Các kế hoạch và giải pháp cụ

thể Về đào tạo

- Xây dựng đề án mở ngành đào tạo mới (Máy xây dựng, Cơ điện tử ô tô) mớitrình độ đại học Đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Nhiệt 2021; Đẩy mạnh các hoạtđộng biên soạn giáo trình, dạy học số, gảng dạy theo project based learning, giảngdạy bằng tiếng Anh

Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

- Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực: cử CBGD đi học Tiến sĩ,tuyển dụng CBGD là Tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp với các ngành dự kiến mởđào tạo

- Chuẩn bị tổ chức giảng dạy bằng tiếng Anh một số môn học chuyên ngành

Cử giảng viên đi thực tế, bồi dưỡng chuyên môn tại các doanh nghiệp, học tậpngắn hạn ở nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề và tiếp cận công nghệ hiện đại

- Nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng công việc theo các hệ thống quản lýtiên tiến Áp dụng Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện (KPIs) tại khoa để đánh

Trang 7

giá năng lực thực hiện công việc của từng cá nhân/bộ phận nhằm quản lý, khuyếnkhích kết quả lao động của cán bộ, viên chức hiệu quả.

Về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ

- Tổ chức lại nhóm nghiên cứu trọng điểm hoạt động hiệu quả; Đăng ký và thựchiện các đề tài cấp nhà nước, trọng điểm cấp bộ, cấp bộ, cấp thành phố, cấptrường trọng điểm, cấp trường Nâng cao chất lượng đề tài NCKH có tính ứngdụng cao phục vụ ngay trong sản xuất và trong đào tạo; Tổ chức các hội nghị, hộithảo khoa học chuyên ngành; Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo trong vàngoài nước, các doanh nghiệp trong việc NCKH và chuyển giao công nghệ;

Về hợp tác quốc tế, quan hệ doanh nghiệp

- Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, công

ty có ngành nghề liên quan trong các lĩnh vực đào tạo, trao đổi chuyên môn,chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt học thuật,tham quan thựctập, tài trợ và học bổng, ; Kết hợp với các nghiên cứu sinh ở nước ngoài để đặtquan hệ hợp tác với các trường Đại học nước ngoài trong các hoạt động đào tạo,nghiên cứu, trao đổi giảng viên, sinh viên Tăng cường quảng cáo thương hiệukhoa

Về phục vụ cộng đồng

- Tham gia các hoạt động, công tác xã hội Tham gia hoạt động sinh viên tìnhnguyện kết hợp vời đạo tạo và bổ sung kiến thức tại các địa phương có nhu cầu;Tham gia các hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh, ngày Mở nhằm thu hútngười học

- Thu thập thông tin từ các doanh nghiệp và địa phương nhằm xác định các nhucầu thực tế phù hợp với thế mạnh của đơn vị; Kết hợp với Phòng Quan hệ Doanhnghiệp xây dựng ngân hàng dữ liệu của sinh viên tốt nghiệp

Về phát triển cơ sở vật chất

- Sắp xếp lại khu vực thí nghiệm, thực tập, phòng học chuyên đề, khu làm việccủa văn phòng khoa, văn phòng Bộ môn, phòng làm việc của giáo viên tại tòa nhàF1

- Đầu tư thiết bị các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành; Đầu tư xây dựngTrung tâm dịch vụ ô tô, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật truyền nhiệt

và năng lượng mới

Kế hoạch đến năm 2025, khoa Cơ khí Động lực với hạt nhân là các bộ môn sẽ pháttriển vững mạnh, cơ cấu tổ chức được sắp xếp khoa học, hoạt động hiệu quả; trình độgiảng viên được chuẩn hóa và nâng cao; cơ sở vật chất của khoa được đầu tư hiện đại,đồng bộ, các phòng thí nghiệm, nhà xưởng được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết để đảmbảo kết quả đào tạo đạt được chất lượng cao

Trang 8

Chương 1: Giới thiệu về khoa

Trang 9

1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự

Trang 11

Chương 2: Bộ môn đào tạo và Phòng thí nghiệm

1.1 Các bộ môn và môn học

1.1.1 Bộ môn động cơ

Bộ môn Động cơ trực thuộc Khoa Cơ khí Động lực, được thành lập từ năm 1987, đảmnhiệm giảng dạy các môn học thuộc học phần động cơ trong chương trình đào tạo ngànhCông nghệ Kỹ thuật Ô tô Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, bộ môn ngày càngphát triển và vững mạnh, là bộ môn chủ lực của khoa trong các hoạt động giảng dạy vànghiên cứu khoa học, góp phần đào tạo cho sinh viên chuyên ngành các kiến thức chuyênmôn vững chắc và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao trongcác lĩnh vực về động cơ đốt trong, thử nghiệm, chẩn đoán động cơ

Bộ môn Động cơ hiện có 12 cán bộ giảng dạy và 01 cán bộ phục vụ:

Bộ môn có các phòng chuyên đề, thí nghiệm hiện đại và hệ thống nhà xưởng:

- 01 phòng thí nghiệm động cơ đốt trong (AVL)

- 02 xưởng thực tập Động cơ (xăng, diesel)

- 01 phòng máy tính mô phỏng và chẩn đoán động cơ

Các môn học do Bộ môn giảng dạy:

- Nhập môn ngành CNKT ô tô

- Quản lý dịch vụ ô tô

- Nguyên lý động cơ

- Tính toán động cơ đốt trong

- Lý thuyết về thử nghiệm động cơ và ô tô

- Ứng dụng máy tính trong tính toán và mô phỏng động cơ

Các môn chuyên đề động cơ:

- Thực tập chẩn đoán ô tô

- Thực tập động cơ đốt trong

- Thực tập hệ thống điều khiển động cơ

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn:

- Nghiên cứu cải tiến hiệu suất trên động cơ xăng và diesel

- Nghiên cứu giảm khí xả và suất tiêu hao nhiên liệu trên động cơ đốt trong

- Nghiên cứu hệ thống đánh lửa lai, tích trữ năng lượng trên ô tô

- Nghiên cứu cải tiến hệ thống phân phối khí trên động cơ

- Nghiên cứu các nhiên liệu mới trên động cơ đốt trong

- Nghiên cứu hệ thống nhiên liệu kép trên động cơ diesel

- Nghiên cứu xe Hybrid

Các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, trường học trong các hoạt độngđào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, báo cáo trao đổi khoa học như Toyota, Ford,Isuzu, Bosch

Tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho các trường kỹthuật và là nơi nghiên cứu, chuyển giao nhiều mô hình, thiết bị dạy học cho các trường kỹthuật đào tạo chuyên ngành liên quan

Trang 12

*GIẢNG VIÊN BỘ MÔN ĐỘNG CƠ

Trang 16

tính năng động lực học, điều khiển và an toàn ô tô Là một trong những Bộ môn trọng yếu trong nghành Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Bộ môn Khung gầm luôn trau dồi, phát triển và thường xuyên cập nhật kiến thức để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu Bộ môn hiện có 09 cán bộ giảng dạy:

Bộ môn quản lý 02 xưởng thực hành, bao gồm xưởng Khung gầm và xưởng Đồng sơn

ô tô Các xưởng được trang bị số lượng thiết bị, máy móc, mô hình học cụ phong phú

và hiện đại bậc nhất trong lĩnh vực đào tạo công nghệ kỹ thuật ô tô Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo khác trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học thuật và chuyển giao công nghệ… Bộ môn đã và đang tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho kỹ thuật viên Toyota, Ford, Isuzu…

và là nơi nghiên cứu, chuyển giao nhiều mô hình, thiết bị dạy học chuyên ngành liên quan Các môn học do Bộ môn đảm nhiệm:

1 Lý thuyết ô tô

2 Tính toán ô tô

3 Anh văn chuyên ngành

4 Dao động và tiếng ồn ô tô

5 Công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô tô

6 Ứng dụng máy tính trong thiết kế và mô phỏng ô tô \

7 Thực tập Hệ thống truyền lực ô tô 8 Thực tập Hệ thống điều khiển ô tô

9 Thực tập Thân vỏ ô tô

10 Các môn chuyên đề khung gầm ô tô

Các hướng nghiên cứu chính của giảng viên trong Bộ môn:

1 Nghiên cứu, tính toán, mô phỏng tính năng động học, động lực học, an toàn, ổn định, điều khiển và kinh tế nhiên liệu của ô tô

2 Nghiên cứu, tính toán, thiết kế hệ thống truyền lực và điều khiển ô tô hiện đại

3 Nghiên cứu công nghệ sửa chữa thân vỏ ô tô

4 Nghiên cứu công nghệ phanh tái sinh

5 Nghiên cứu hệ thống truyền lực và lưu trữ năng lượng xe điện, xe lai

6 Tính toán, thiết kế và chế tạo mô hình, thiết bị khung gầm ô tô

*GIẢNG VIÊN BỘ MÔN

Trang 20

1.1.3.Bộ môn Điện tử ô tô

Bộ môn Điện tử ô tô được thành lập năm 2006 trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Động cơ khi

hệ thống điện và điện tử trên ô tô phát triển mạnh và nhu cầu đào tạo về hệ thống điệntrên xe ngày càng cao Bộ môn chịu trách nhiệm đào tạo cho sinh viên ngành Công nghệ

kỹ thuật ô tô các kiến thức và kỹ năng về hệ thống điện và điện tử trên ô tô

Bộ môn đang quản lý 03 phòng học lý thuyết xưởng, 01 xưởng thực tập Điện ô tô, 01 phòng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.Bên cạnh các hoạt động giảng dạy tại trường, các giảng viên trong Bộ môn còn tham giatập huấn cho các giáo viên các trường cao đẳng nghề, tập huấn cho các kỹ thuật viên ởcác xưởng sửa sửa chữa ô tô, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các công ty như: ISUZU,FORD, DAEWOO, SAMCO, VIETSOVPETRO,

Ngoài ra, các giảng viên trong Bộ môn còn tham gia hướng dẫn sinh viên chế tạo ra sản phẩm để tham gia các cuộc thi về sáng tạo khoa học như: chế tạo robot tham gia cuộc thi ROBOCON, chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu tham gia HONDA ECO hay SHELL ECO

Các môn học do BM giảng dạy:

1 Vi điều khiển ứng dụng

2 Hệ thống điện – điện tử ô tô

3 Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô

4 Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô

5.Ứng dụng máy tính trong đo lường và điều khiển ô tô

6 Năng lượng mới trên ô tô

7.Chuyên đề 3 (TN)

8.Thực tập Hệ thống điện – điện tử ôtô

9.Thực tập Hệ thống Điện thân xe

10 Thực tập lập trình điều khiển ô tô

* Các hướng nghiên cứu chính của BM:

- Nghiên cứu, thiết kế, lập trình thu thập dữ liệu và điều khiển động cơ ô tô, xe máy, xe ôtô

- Nghiên cứu, thiết kế, lập trình các hệ thống giao tiếp, đo đạc, thử nghiệm xe ô tô,

xe máy

- Nghiên cứu đo nồng độ cồn tài xế, xử lý nhận dạng tài xế ngủ gật để cảnh báo sớm

- Nghiên cứu ứng dụng GPS, la bàn điện tử, GPRS báo sự cố trong tình huống khẩn cáp

- Nghiên cứu thiết kế các bộ sạc accu xe ô tô và pin nhiên liệu

*GIẢNG VIÊN BỘ MÔN

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w