TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TỔ THỐNG KÊ VẬNDỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ TRONG THỰC TIỄN KINH DOANHCỦA DOANH NGHIỆP
Giảng viên: Phạm Thị Thu Hoài Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp học phần: 231_ANST0211_07
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1.1.Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tổ thống kê 3
1.1.1 Khái niệm phân tổ thống kê 3
1.1.2 Nhiệm vụ của phân tổ thống kê 4
1.1.3 Ý nghĩa của phân tổ thống kê 5
1.2.Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê 5
1.2.1 Tiêu thức phân tổ 6
1.2.2 Xác định số tổ và khoảng cách tổ 6
1.2.3 Chỉ tiêu giải thích 8
1.2.4 Trình bày kết quả phân tổ 8
CHƯƠNG II ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TỔ THỐNG KÊ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 8
3.1.3 Nâng cao hiệu suất làm việc 16
3.1.4 Giảm thiểu biến cố 17
3.1.5 Phân loại dữ liệu 17
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, thống kê học đã có một lịch sử phát triển khá lâu Đó là một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được rút dần thành lý luận khoa học và ngày càng hoàn chỉnh.
Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XVIII, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thống kê học Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của dữ liệu và nắm bắt được xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, việc vận dụng phương pháp phân tổ thống kê có thể mang lại nhiều lợi ích.
Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập những thông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn Tất cả các công việc này được gọi là hoạt động thống kê.
Phân tổ thống kê là một khái niệm quan trọng trong thống kê, nó liên quan đến việc chia tổng thể thành các tổ (lớp, nhóm) dựa trên một hoặc một số tiêu thức, với mỗi tổ có các tính chất khác nhau Trong bối cảnh kinh doanh, việc phân tổ thống kê có thể giúp doanh nghiệp phân loại khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác theo các tiêu chí nhất định, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
Trong bài thảo luận này, chúng mình sẽ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê và cách vận dụng phương pháp phân tổ trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp Chúng mình sẽ khám phá cách thức hoạt động của phân tổ thống kê, những ưu điểm và hạn chế của nó, cũng như cách vận dụng nó để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tổ thống kê
1.1.1 Khái niệm phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau Các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau về tính chất, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ.
Ví dụ: Trong điều tra thị trường sữa tắm ở nước ta hiện nay, căn cứ theo tiêu thức loại sữa tắm để phân chia tổng thể điều tra thành các loại sữa tắm với nhãn hiệu khác nhau; hoặc căn cứ vào tiêu thức giá bán để phân chia thành các loại sữa tắm với mức giá bán khác nhau.
1.1.2 Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng
nghiên cứu Hiện tượng kinh tế, xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường không phải là tổng thể đồng chất, mà là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình rất khác nhau, phát triển theo những xu hướng không giống nhau Vì vậy, phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau Muốn vậy, phải dựa trên lý luận kinh tế, chính trị, xã hội để phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất đang tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng.
Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu Kết cấu nội
bộ tổng thể là tỷ lệ các bộ phận chiếm trong tổng thể và quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các bộ phận đó nói lên kết cấu nội bộ tổng thể
- Ta biết rằng một hiện tượng kinh tế - xã hội do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành Ví dụ: Theo khu vực, dân số của Việt Nam gồm 2 nhóm khác nhau là thành thị và nông thôn Giữa 2 nhóm có sự khác nhau về tính chất ngành nghề, công việc và cá tính của người dân; tỷ lệ mỗi bộ phận này và quan hệ tỷ lệ giữa 2 nhóm nói lên kết cấu dân số Việt Nam theo khu vực Các bộ phận hay nhóm
Trang 5này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó
- Mặt khác, tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó Muốn nghiên cứu được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức Hiện tượng
kinh tế - xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh, mà chúng có liên hệ và phụ thuộc nhau theo những quy luật nhất định Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng thường có mối liên hệ với nhau; sự thay đổi của tiêu thức này sẽ đưa đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định.
1.1.3 Ý nghĩa của phân tổ thống kê
Khi phân tổ thống kê trước hết ta thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp Các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ (và tiểu tổ): Giữa các tổ đều có sự khác nhau rõ rệt về tính chất, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau (hay gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ.
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu không áp dụng phương pháp này Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ, từng bộ phận Vì vậy, khi tổng hợp thống kê, trước hết, người ta thường sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, từng bộ phận, tính toán các đặc điểm của mỗi tổ hoặc bộ phận, rồi sau đó mới tính các đặc điểm chung của cả tổng thể.
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác Qua kết quả phân tổ thống kê, thu được số liệu tổng hợp theo tiểu tổ, nhóm tổ và chung của tổng thể, có thể cho chúng ta có nhận xét sơ bộ có tính phân tích sự hơn kém giữa các tiểu tổ, nhóm tổ; cho thấy vị trí tầm quan trọng của từng tiểu tổ, nhóm tổ trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu Phương pháp phân tổ được vận dụng phổ biến nhất trong mọi trường
Trang 6hợp nghiên cứu kinh tế, vì không những phương pháp này đơn giản, dễ hiểu mà lại có tác dụng phân tích sâu sắc
Các phương pháp phân tích thống kê khác như: phương pháp số tương đối, phương pháp số bình quân, phương pháp chỉ số, phương pháp bảng cân đối, phương pháp tương quan… thường cũng phải dựa trên các kết quả phân tổ thống kê chính xác, nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành những bộ phận có đặc điểm, tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung.
1.2 Những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê
1.2.1 Tiêu thức phân tổ
a) Khái niệm tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức biến động được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.
b) Ý nghĩa của tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ phản ánh đúng bản chất của hiện tượng mà mục đích nghiên cứu để ra Sở dĩ như vậy là vì mỗi đơn vị tổng thể như chúng ta đã biết gồm nhiều tiêu thức khác nhau tiêu thức nào cũng có thể dùng để phân tổ được, song mỗi tiêu thức có ý nghĩa khác nhau Nhưng cùng một nguồn tài liệu nếu chọn tiêu thức phân tổ khác nhau có thể đưa đến kết luận khác nhau, hoặc chọn tiêu thức phân tổ không đúng với mục đích nghiên cứu thì sẽ có những nhận xét khác nhau không đúng về thực tế của hiện tượng.
c) Nguyên tắc xác định đúng tiêu thức phân tổ
Thứ nhất, phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc nắm vững bản chất và
quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội cần nghiên cứu để chọn ra tiêu nêu rõ bản chất của hiện tượng phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong hoàn cảnh thời gian và địa điểm cụ thể.
Ví dụ: Điểm thi là tiêu thức phản ánh bản chất kết quả học của sinh viên chứ còn thời gian tự học chỉ phản ánh một phần nguyên nhân của kết quả học.
Thứ hai, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa
chọn tiêu thức phân tổ thích hợp Bởi vì cùng một hiện tượng nhưng ở các điều kiện lịch sử khác nhau thi tiêu thức phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau.
Trang 7Ví dụ: Về kết quả học tập: Khi sinh viên còn đang học ở trường thi tiêu thức phân ánh đúng đắn nhất kết quả học tập là điểm thi trung bình Còn khi sinh viên đã làm việc thì điểm thi không phản ánh đúng kết quả làm việc.
Thứ ba, phải tùy vào mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định
phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức.
1.2.2 Xác định số tổ và khoảng cách tổ
Trong phân tổ thống kê việc phân chia các hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ, khoảng cách mỗi tổ là bao nhiêu và căn cứ vào đâu để xác định số tổ đó có ý nghĩa rất quan trọng Việc xác định này phụ thuộc vào tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính chất lượng hay tiêu thức số lượng.
a) Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
Tiêu thức thuộc tính là loại tiêu thức không có biểu hiện cụ thể bằng con số như: dân tộc, giới tính, ngành kinh tế, Các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về lượng biên của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau tạo thành.
Một số trường hợp, số tổ gần như đã được hình thành sẵn trên thực tế: phân tổ dân số theo giới tính, phân tổ diện tích trồng lúa trong năm theo thời vụ gieo trồng,
Một số trường hợp phân tổ khá phức tạo như: phân tổ lao động theo nghề thì có rất nhiều ngành nghề khác nhau, phân loại cây trồng nếu coi mỗi loại cây trồng là một tổ thì có rất nhiều tổ.
b) Phân tổ theo tiêu thức số lượng
Tiêu thức số lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con số như độ tuổi tiền lương, số lương công nhân, Trong phân tổ này phải căn cứ vào các lượng biến khác nhau của tiêu thức mà xác định số tổ khác nhau về tính chất.
- Khi lượng biến của tiêu thức thay đổi ít, tức là sự biến thiên về mặt lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhiều lắm, biển động rời rạc và số lượng các biến ít như: số người trong gia đình bậc thợ của công nhân, số máy dệt cho một công nhân phụ trách, thì số tổ có giới hạn nhất định mỗi lượng biển là cơ sở hình thành một tổ Trường hợp sự biến thiên về lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhau nhiều.
Phân tổ không có khoảng cách tổ
Trang 8 Có thể cứ mỗi lượng biến là cơ sở để hình thành một tổ, hoặc ghép một số lượng biến vào một tổ tùy theo đặc tính của hiện tượng và mục đích nghiên cứu Ví dụ: Phân tổ các hộ gia đình ở một địa phương căn cứ vào số con trong một hộ gia đình.
- Khi lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn ta xét cụ thể xem lượng biến thay đổi đến một mức độ nào thì làm chất của hiện tượng biến đổi và làm nảy sinh ra một tổ khác để phân tổ có khoảng cách tổ Khoảng cách tổ có thể đều hoặc không đều Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn:
Thực hiện phân tổ có khoảng cách tổ.
Cần chú ý tới mối liên hệ giữa lượng và chất trong tổ.
Một tổ sẽ bao gồm phạm vi lượng biến, có hai giới hạn rõ rệt: Giới hạn dưới (GHD) và giới hạn trên (GHT).
Trị số chênh lệch giữa hai giới hạn còn gọi là khoảng cách tổ: hi = GHT – GHD - Khi thực hiện phân tổ có khoảng cách bằng nhau:
Công thức tính trị số khoảng cách tổ:
h = (X max – X min) : n
Trong đó: h: Trị số khoảng cách tổ
X max: Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ X min: Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ
- Chỉ tiêu giải thích nói rõ đặc trưng của từng tổ và toàn bộ tổng thể.
- Chỉ tiêu giải thích là căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính một số chỉ tiêu phân tích khác.
c) Cơ sở chọn đúng các chi tiêu giải thích
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ phân tố để chọn các chỉ tiêu có liên hệ với nhau.
Trang 9- Các chỉ tiêu giải thích cũng phải có liên hệ với nhau và bổ sung cho nhau giúp cho việc nghiên cứu được sâu sắc.
1.2.4 Trình bày kết quả phân tổ
Kết quả phân tổ thống kê thường được đưa ra dưới dạng bảng thống kê hoặc đô thị thống kê.
a) Bảng thống kê
- Khái niệm: Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
- Tác dụng bảng thống kê:
Phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và cả tổng thể Mô tả mối quan hệ mật thiết giữa các số liệu thống kê.
Là cơ sở áp dụng phương pháp phân tích thống kê cho phù hợp - Cấu thành bảng thống kê:
Về mặt hình thức: Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và số liệu Hàng và cột phản ánh quy mô của mỗi bảng, còn tiêu đề phản ánh nội dung của bảng và từng chi tiết trong bảng, số liệu được ghi vào trong các ô của bảng, mỗi con số phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Về mặt nội dung: bảng thống kê gồm phần chủ từ và phần giải thích Phần chủ từ nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng, phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.
- Các loại bảng thống kê:
Bảng giản đơn: Là bảng biểu thị kết quả của phân tổ chỉ theo một tiêu thức Bảng kết hợp: Là bảng biểu thị kết quả của phân tổ từ hai tiêu thức trở lên Bảng phân tổ: Là bảng biểu thị đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề
được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó, b) Đồ thị thống kê
- Khái niệm: Đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các
số liệu thống kê.
- Đặc điểm của đồ thị thống kê: Sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét màu
sắc để trình bày và phân tích vì thế người xem không mất công đọc con số mà vẫn
Trang 10nhận thức được vấn đề Đồ thị thống kê chỉ trình bày khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng.
- Các loại đồ thị thống kê:
Căn cứ vào hình thức biểu hiện thì có các dạng đồ thị thống kê: biểu đồ hình cột, biểu đồ diện tích (vuông, tròn, hình chữ nhật), biểu đồ đường thẳng.
Căn cứ vào nội dung phản ánh thì có thể chia thành: đồ thị phát triển, đồ thị kết cấu, đồ thị liên hệ,
Trang 11CHƯƠNG II ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TỔ THỐNG KÊ TRONGHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
2.1 Thực trạng
Ngày nay phương pháp thống kê được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến việc ra quyết định, để cho các kết luận chính xác từ một bộ phận so với các dữ liệu và đưa ra quyết định khi đối mặt với kết luận không chắc chắn dựa trên phương pháp thống kê
Do khoa học công nghệ, nhất là công nghệ tin học khá phát triển, người ta đã lập trình và vận dụng được các chương trình máy tính đưa vào ứng dụng trong nghiên cứu và phục vụ sản xuất Về phân tổ thống kê cũng đã có nhiều chương trình vi tính chuyên cho xử lý số liệu thống kê đã thực hiện, ví dụ IRRISTAT, STATGRAF, SPSS và EXCEl.
Trong hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, phân tổ thống kê đã phát huy được vai trò của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi nghiên cứu tình hình hoạt động của doanh nghiệp như nghiên cứu năng suất lao động của công nhân, mức tiêu thụ hàng hóa, hay chi phí, doanh thu của doanh nghiệp.
Nó cũng đã được nghiên cứu ứng dụng rất nhiều vào trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như nghiên cứu tình hình sản xuất của doan nghiệp, theo dõi năng xuất lao động của công nhân trong phân xưởng, mức tiêu thụ hàng hóa, doanh thu.
Phân tổ thống kê được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động của các doanh nghiệp Phân tổ thống kê giúp các doanh nghiệp có thể đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết quá trình hoạt động của mình một cách nhanh chóng và chính xác để từ đó kịp thời đưa ra các quyết định và phương án kinh doanh có hiệu quả nhất
Ngày nay khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường và theo dõi thường xuyên hoạt động của mình thì phân tổ thống kê lại càng đóng một vai trò lớn Các doanh nghiệp nên nắm bắt rõ được những vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê để ứng dụng nó ngày một có hiệu quả hơn.
2.2 Ứng dụng
Ví dụ 1: Số liệu cơ cấu cổ đông ( tính đến ngày 24/3/2023) của Cholimex
Loại cổ đôngSố cổ đôngSố cổ phần sở hữuTỷ lệ sở hữu
Trang 12Khi nghiên cứu tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex ta tiến hành phân tố như sau:
Tiêu thức phân tổ: Tỷ lệ sở hữu.
Chỉ tiêu giải thích: số cổ đông, số cổ phần sở hữu.
Kết quả phân tổ được thể hiện bằng đồ thị thống kê dưới đây:
Nhận xét: Cổ đông lớn tuy số
lượng ít nhưng lại có số cổ phần sở hữu nhiều nhất dẫn tới tỷ lệ sở hữu cao nhất Ngược lại, số lượng cổ đông nhỏ rất nhiều nhưng chỉ chiếm 7,45% tỷ lệ sở hữu Từ đó cho ta thấy các cổ đông lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty Cholimex, các quyết định của cổ đông lớn có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.
Ví dụ 2: Bảng số liệu về các công nhân sản xuất giày của một phân xưởng 1 công ty giày da của tỉnh Thanh Hóa
STTHọ và tênSố ngày đi làmSố lượng sảnphẩm (chiếc)
Tiền lươngtháng (trđ)
Cổ đông lớnCổ đông nhỏ
Trang 13Khi nghiên cứu năng suất lao động của công nhân trong phân xưởng ta tiến hành phân tố như sau:
Tiêu thức phân tổ: Năng suất lao động.
Chỉ tiêu giải thích: Số công nhân, tiền lương trung bình một công nhân Kết quả phân tổ được thể hiện bằng bảng thống kê sau:
Số sản phẩmSố công nhânTiền lương trung bình một công nhân
- Lượng sản phẩm một công nhân làm trong một tháng trong khoảng 1050-1100 sản phẩm chiếm đa số, số công nhân đạt lượng sản phẩm trong khoảng 1150-1200 là rất ít.
Trang 14- Khi nghiên cứu mức tiền lương của công nhân trong phân xưởng để đánh giá đời sống công nhân ta tiến hành phân tổ với tiêu thức phân tổ là tiền lương công nhân, chỉ tiêu giải thích là số công nhân
Kết quả phân tổ được thể hiện bằng bảng thống kê sau:
Tiền lương một công nhân (1000đ)Số công nhân
- Đa số các công nhân có mức thu nhập từ 7 triệu đến 7.3 triệu đồng, số công nhân có mức thu nhập từ 7.3tr đến 8 triệu và trên 8 triệu đồng/tháng là rất ít.
- Như vậy phần lớn đời sống công nhân khá ổn định để có thể chi trả và trang trải cuộc sống.
Ví dụ 3: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vianmilk giai đoạn
2017-2019 (theo CTCP chứng khoán kiến thiết Việt Nam 08/10/2020)
Khi nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vianmilk giai đoạn 2017-2019 ta tiến hành phân tổ như sau:
- Tiêu thức là các năm Chỉ tiêu giải thích: doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, biên lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận sau thuế: doanh thu).