Phân tích học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và cú huých từ bên ngoài của Paul Samuelson. Liên hệ với vai trò của vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. bài tiểu luận cuối kỳ này được 9 điểm. cảm ơn mọi người
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế
ĐỀ TÀI: Phân tích học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và
cú huých từ bên ngoài của Paul Samuelson Liên hệ với vai trò của vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn : Ths Vũ Mai Phương Sinh viên thực hiện : B à i n à y đ ư ợ c 9
Mã sinh viên : B à i n à y đ ư ợ c 9
Hà nội, ngày 25 tháng 10 năm 2021
Trang 2Mục lục
Mở đầu 1
Chương I.Phần Lý Luận 1.1 Khái quát về tác giả 3
1.2 Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài” 3
1.2.1 Ưu điểm và hạn chế của học thuyết 6
1.3 Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6
Chương II Thực trạng áp dụng thuyết của Samuelson trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. 2.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 7
2.2 Vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2021 9
2.3 Tác động tích cực, tác động tiêu cực và một số hạn chế của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 9
2.3.1 Tác động tích cực 9
2.3.2 Tác động tiêu cực 10
2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân 11
Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng, thu hút nhiều vốn FDI trong tương lai. 3.1 Giải pháp ngắn hạn 13
3.2 Giải pháp dài hạn 13
Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 16
Trang 3Mở Đầu
1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Paul A.Samuelson là một nhà kinh tế học người Mỹ, có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học Ông đã để lại cho chúng ta những học thuyết kinh tế mang giá trị to lớn và được vận dụng tới tận bây giờ Một trong những lý thuyết được nhiều nước áp dụng và đã thành công đó là "cái vòng luẩn quẩn và
cú huých từ bên ngoài"- đó không chỉ đơn thuần là bức tranh phác họa tình trạng của các nước đang phát triển mà còn đưa ra những chính sách, chiến lược đầu tư
để tăng trưởng kinh tế Muốn thoát ra cái “vòng luẩn quẩn” của sự nghèo đói, thì đòi hỏi cần phải có "cú huých từ bên ngoài" nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn từ nhiều điểm Và cú huých khả thi nhất mà một số nhà kinh tế học đã đề ra là thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đang phát triển Nếu một nước gặp may mắn, cùng một lúc tiến hành tăng đầu tư, cải thiện được y tế và giáo dục, phát triển kĩ năng và kiềm chế dân số thì có thể phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói và kích thích được cái vòng xán lạn của phát triển kinh tế nhanh chóng
Với hi vọng như trên vào nền kinh tế của Việt Nam ta cần phải nhận thức rõ thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài Chính vì vậy, qua quá trình tìm hiểu em
đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và
cú huých từ bên ngoài của Paul Samuelson Liên hệ với vai trò của vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở lý luận, phân tích và giải thích rõ học thuyết về “cái
vòng luẩn quẩn” và cú huých từ bên ngoài của Paul Samuelson, giúp người đọc hiểu rõ về đề tài Nêu lên thực trạng và liên hệ với thực tiễn vai trò của
Trang 4vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam và từ đó đề xuất ra một số giải pháp
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, bài tiểu luận sẽ tập trung phân tích,
khẳng định giá trị khoa học và ý nghĩa về học thuyết Nêu lên thực trạng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam ngày nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và cú huých
đầu tư từ bên ngoài của Paul Samuelson
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam từ
khi được thu hút đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: đề tài dựa trên những quan điểm kinh tế đã được hình thành
thành một hệ thống nhất định
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương
pháp duy vật biện chứng dựa trên các nguyên tắc lịch sử, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phê phán, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phát triển tổng hợp để nhằm vạch rõ những thành tựu khoa học, những hạn chế cũng như
sự kế thừa, phát triển các quan điểm kinh tế của Paul Samuelson
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Phân tích rõ nội dung, những ưu và nhược điểm của học
thuyết Qua đó thấy được khó khăn các nước đang phát triển gặp phải và cần phải thực hiện cú huých như nào để đưa nền kinh tế phát triển hơn
Ý nghĩa thực tiễn: Đây là một sự giải pháp trong tăng trưởng kinh tế đối với
Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, giúp các nước đang phát triển có kế hoạch sử dụng, khai thác, tận dụng hiệu quả nguồn lực
của mình để phá vỡ tình trạng là một nước nghèo
Trang 5Chương I Phần lý luận
1.1 Khái quát về tác giả
Paul Anthony Samuelson (15/5/1915 – 13/12/2009) là một nhà kinh tế học người Mỹ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp và có đóng góp
to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học Ông là người Mỹ đầu tiên nhận được Giải Nobel Kinh tế (1970) Các viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển khi trao giải
đã tuyên bố ông "đã làm được nhiều hơn bất kỳ nhà kinh tế hiện đại khác để nâng cao trình độ phân tích khoa học trong lý thuyết kinh tế" Sử gia kinh tế Randall E Parker gọi ông là "Cha đẻ của kinh tế hiện đại", và tờ The New York Times đã coi ông là "nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20".(1)
Ông là tác giả của cuốn sách giáo khoa kinh tế bán chạy nhất mọi thời đại
“Kinh tế học” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948 Đây là cuốn sách giáo khoa thứ hai ở Hoa Kỳ giải thích các nguyên tắc của Kinh tế học Keynes và làm thế nào để suy nghĩ về kinh tế, và là cuốn sách giáo khoa đầu tiên thành công, được dịch ra 40 ngôn ngữ
1.2 Lý thuyết về “Cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài”
Lý thuyết này thuộc phần các lý thuyết tăng trưởng phát triển dựa trên tính đặc thù của các nước chậm phát triển, trong tác phẩm “Kinh tế học” của Samuelson Ông cho rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng và là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật
a, Về nhân lực
Ở những nước nghèo, tuổi thọ trung bình thấp, đạt khoảng 57 - 58 tuổi, trong
đó các nước tiên tiến 72 - 75 tuổi Do đó, phải có chương trình kiểm soát bệnh tật, nâng cao sức khoẻ và đảm bảo dinh dưỡng để họ làm việc có
năng suất cao hơn Điều đó đòi hỏi phải xây dựng bệnh viện, hệ thống bảo vệ
Trang 6sức khoẻ, coi đó là những vốn xã hội có lợi ích sống chứ không phải là hàng xa
xỉ phẩm ở các nước đang phát triển, số người lớn biết chữ chỉ chiếm 32 - 52% Cho nên phải đầu tư cho chương trình xoá nạn mù chữ, trang bị cho con người những kỹ thuật mới trong nông nghiệp, công nghiệp; phải gửi những người
thông minh ra nước ngoài để lấy kiến thức và kỹ thuật kinh doanh
Phần lớn lực lượng lao động của các nước đang phát triển làm trong nông nghiệp
Do vậy, phải chú ý tới tình trạng thất nghiệp trá hình - lãng phí trong thời gian sử dụng lao đông ở nông thôn, năng suất lao động không cao; sản lượng sẽ không giảm nhiều khi lao động nông thôn chuyển nhiều sang công nghiệp
b, Về tài nguyên thiên nhiên
Các nước nghèo thường cũng nghèo về tài nguyên thiên nhiên, đất đai chập
hẹp, khoáng sản ít ỏi so với dân số đông đúc Tài nguyên thiên nhiên
quan trọng nhất của các nước đang phát triển là đất nông nghiệp Do vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả sẽ có tác dụng làm tăng sản lượng quốc dân
Muốn vậy phải có chế độ bảo vệ đất đai, đầu tư phân bón canh tác, thực hiện tư hữu hoá đất đai để kích thích chủ trại đầu tư vốn và kỹ thuật
c, Về cơ cấu tư bản
Ở các nước nghèo, công nhân ít có tư bản, do vậy năng suất của họ thấp Muốn
có tư bản phải có tích luỹ vốn Song các nước nghèo năng suất lao động thấp, chỉ đảm bảo cho dân cư có mức sống tối thiểu, không có tiết kiệm Do đó không
có vốn để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng Để có tư bản các nước này phải vay nước ngoài Trước đây các nước giàu cũng đầu tư
Trang 7vào nước nghèo, quá trình này cũng mang lại lợi ích cho cả hai bên Nhưng gần đây, do phong trào giải phóng dân tộc đe doạ sự an toàn của tư bản đầu tư, nhiều nhà đầu tư ngần ngại không muốn đầu tư vào các nước đang phát triển Thêm vào đó, hầu hết các nước đang phát triển là những con nợ lớn và không
có khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi Vì vậy tư bản đối với các nước này là vấn đề nan giải
d, Về kỹ thuật
Các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật rất kém, nhưng có lợi thế
là có thể bắt chước về công nghệ của các nước đi trước Đây là con đường rất hiệu quả để nắm bắt được khoa học, công nghệ hiện đại, quản lý và kinh doanh
vì sự nghiêp phát triển
Nhìn chung, các yếu tố này ở các nước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp bốn yếu tố này gặp khó khăn trở ngại lớn và ở nhiều nước nghèo khó khăn lại càng tăng thêm trong “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ.
Hình 1: Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Thu nhập bình quân thấp khiến người dân thắt chặt chi tiêu cho nên đầu tư và tiết kiệm không cao, tốc độ tích luỹ vốn thấp Vậy thì năng suất không thể cao được Và cứ thế "Vòng luẩn quẩn" của đói nghèo vẫn tiếp tục
Trang 8Samuelson cũng nhấn mạnh rằng để phá vỡ vòng luẩn quẩn này thì cần phải
có “cú huých từ bên ngoài” Tức là các quốc gia này cần có sự đầu tư từ bên ngoài về về vốn, công nghệ, chuyên gia để tạo điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư và phát triển nền kinh tế Và cú huých có tính đột phá và khả thi nhất đó chính là cú huých đầu tư FDI
1.2.1 Ưu điểm và hạn chế của học thuyết
Đề cao mô hình kinh tế hỗn hợp và nhấn mạnh đến cơ chế thị trường tự do cạnh tranh Nêu lên sự cần thiết của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh
tế thông qua các chức năng và công cụ của mình Chỉ ra những hạn chế của nhà nước khi điều hành nền kinh tế Phân tích, đánh giá và nêu các nguồn lực cần thiết để phát triển kinh tế và nó chính là nền tảng cơ sở lý thuyết cho các nước vận dụng vào sự quản lý và điều tiết kinh tế của chính phủ Đề cao vai trò của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển
*Hạn chế:
Không phải quốc gia nào cũng vận dụng “cú huých bên ngoài” đều phát triển nền kinh tế và thành công Do đó, học thuyết này không thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các quốc gia mà mỗi quốc gia tùy vào điều kiện của mình vận dụng linh hoạt học thuyết này
Việc vận dụng không phù hợp “cú huých từ bên ngoài” và lựa chọn các yếu tố
từ đầu tư nước ngoài không phù hợp đã dẫn đến nhiều hệ lụy mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt
1.3 Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, đây là khái niệm chỉ một đầu tư theo hình thức một quyền sở hữu chi phối trong một doanh nghiệp ở một nước bởi một tổ chức có trụ sở tại nước khác
Trang 9Vốn FDI là nguồn vốn của một cá nhân hay một tổ chức đoàn thể nào đó của một nước muốn đầu tư vào nước khác thông qua hình thức mở xưởng sản xuất hoặc tạo dựng mô hình kinh doanh quản lý tài sản Doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp nhận nguồn vốn FDI
Theo Luật Đầu tư Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình
Chương II Thực trạng áp dụng thuyết của Samuelson trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
2.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020
Nhờ vào những lợi thế vốn có, đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, dòng vốn FDI trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự dao động tăng nhẹ từ 19,89 tỷ USD lên 21,92 tỷ USD Từ năm 2015 đến 2019 con số này tiếp tục tăng từ 22,7 tỷ USD lên 38,95 tỷ USD Không chỉ gia tăng về số vốn đăng ký, mà vốn FDI cũng tăng cao hơn trong giai đoạn từ năm 2014- 2019 tăng từ 12,5 tỷ USD lên đến 20,38 tỷ USD, số dự án đăng ký mới vào Việt Nam vào giai đoạn này tăng từ 1.843 lên 3.883 dự án
Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid 19 nên đã sụt giảm cả về vốn đăng ký, các dự án đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện sụt giảm nhẹ, giảm khoảng 2% so với năm 2019
Hình 2: Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020(2)
Trang 10Về lĩnh vực đầu tư:
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành lĩnh vực Đến năm
2020, lĩnh vực chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 12,7 tỷ USD, chiếm 48,2% tổng vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực sản xuất, phân phối đứng thứ hai với vốn đầu tư trên 4,9 tỷ USD, chiếm 18 7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 3,8 tỷ USD và 1,5 tỷ USD, còn lại là các lĩnh vực khác
Về đối tác đầu tư:
Theo số liệu Tổng cục thống kê, đến hết năm 2020, Singapore dẫn đầu danh sách với tổng vốn đầu tư gần 8,1 tỷ USD, chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với vốn đầu tư 3,7 tỷ USD, chiếm 14% về tổng vốn đầu tư, đứng thứ 3 với vốn đầu tư đăng ký 2,4 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, v.v
Trong tháng 11/2020, các dự án cấp mới cho các nhà đầu tư Kenya đã giúp nâng số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên
139 nước, trong đó Hàn Quốc đứng đầu với số vốn đăng ký ban đầu là 70,5 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư) Nhật Bản đứng thứ hai với 60,1
Trang 11tỷ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Singapore, Đài Loan và Hồng Kông
Về địa bàn:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có mặt ở khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài với hơn 48 tỷ (chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Hà Nội với 35,9 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư); Bình Dương với 35,4 tỷ USD (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư)
2.2 Vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2021
Tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020 Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020 Một số dự án lớn trong 6 tháng đầu năm 2021: Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021) Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021); Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc),(3)v.v
2.3 Tác động tích cực, tác động tiêu cực và một số hạn chế của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam
2.3.1 Các tác động tích cực
Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhằm mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp về cơ bản và phát triển kinh tế Tính đến hết năm 2019, đóng góp của FDI chiếm