1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của các mác trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phương pháp nghiên cứu...1Chương 1: Cơ sở lý luận về các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của Các Mác trong xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam...31.1 Khái niệ

Trang 1

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINTIỂU LUẬN

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦACÁC MÁC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GVHD:

SVTH:

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

Phần mở đầu 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của Các Mác trong xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm nền kinh tế thị trường 3

1.1.2 Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

1.3 Định nghĩa sản xuất giá trị thặng dư 5

1.4 Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 6

1.4.1 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối 6

1.4.2 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối 6

Chương 2: Vận dụng các phương pháp giá trị thặng dư của Các Mác trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

2.1 Khai thác những di sản lý luận Các Mác về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa 7

2.2 Khai thác những luận điểm của Các Mác về những biện pháp nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản để góp phần vào việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta 7

Trang 4

2.3 Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản để có cơ chế, chính sách phân phối giá trị thặng dư đảm bảo công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 9 Kết luận 11 Tài liệu tham khảo 12

Trang 5

Phần mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay yêu cầu học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin càng được đặt ra một cách bức thiết, nhằm khắc phục lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách rời lý luận với cuộc sống, góp phần hình thành tư duy kinh tế mới Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nền kinh tế thị trường thì luôn gắn liền với các phạm trù và các quy luật kinh tế của nó Trong đó có phạm trù giá trị thặng dư hay sự tồn tại giá trị thặng dư là một yếu tố tất yếu và khách quan ở Việt Nam khi nước ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại định kiến với các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản, coi các thành phần kinh tế này là bóc lột Mà theo lý luận của Các Mác thì vấn đề bóc lột lại liên quan đến giá trị thặng dư Việc vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ thực tiễn chúng ta rút ra được việc sản xuất giá trị thặng dư trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nêu được các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Từ đó cho thấy sự vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của Các Mác trong nền xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở của nền kinh tế chính trị Mác - Lênin cùng với nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước Tiểu luận vận dụng các phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 6

lí thuyết, phân loại và hệ thống hóa lí thuyết, mô hình hóa các vấn đề quan trọng, so sánh, trừu tượng hóa,…

Trang 7

Chương 1: Cơ sở lý luận về các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư củaCác Mác trong xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các hoạt động kinh tế Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và công nghệ Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh doanh

- Nguyên lý kinh tế thị trường

 Cần sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Yếu tố sở hữu tư nhân về đất đai là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường và còn là yếu tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường

 Thị trường quyết định giá cả tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường Cung - cầu sẽ quyết định giá cả các loại hàng hóa và nó cũng là tiền đề quan trọng trong việc thị trường phân bổ có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ,

 Mối quan hệ giữa lượng tiền tệ được phát hành và lưu thông với lượng hàng hóa được sản xuất ra ở mỗi quốc gia cần được tuân thủ nghiêm ngặt

- Môi trường thể chế của nền kinh tế thị trường

Các yếu tố quan trọng nhất của môi trường thể chế hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường bao gồm: các hoạt động kinh doanh cần có tính trung thực, công khai và minh bạch của thông tin trong nền kinh tế thị trường, biết tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào nền kinh tế thị trường; một môi trường kinh tế cần phải được xây dựng trong môi trường lành mạnh cho các hoạt động chung của xã hội cũng như các hoạt động trong nền kinh tế thị trường

- Tác động chính sách:

Trang 8

Song song với việc đảm bảo các nguyên lý của kinh tế thị trường, xây dựng môi trường có thể chế trong nền kinh tế thị trường các Chính phủ còn xây dựng các chính sách tác động vào nền kinh tế nhằm làm phẳng bớt các mục tiêu cụ thể của Chính phủ trong các nhiệm kỳ cụ thể: nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời cần đảm bảo không vi phạm các nguyên tắc, nguyên lý và quy luật của thị trường; các chính sách cần phải rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và ổn định

Ví dụ: các chính sách tiền tệ, là việc tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; chính sách tài chính là việc giảm hay tăng chi tiêu của chính phủ, tác động tới đầu tư,…

1.1.2 Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo

1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam

Chúng ta có thể thấy rằng, nền kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà hầu hết các quốc gia hiện nay đang thực hiện, do có những đặc điểm khác nhau về văn hóa, chính trị, xã hội mà cách thức xây dựng và triển khai các mô hình có sự khác nhau Đối với Việt Nam, chúng ta khẳng định: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ

Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với tính quy luật và phát triển khách quan

Cũng giống như sâu kén phát triển tới một thời điểm sẽ lột xác thành bướm ngài, nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định, tất yếu sẽ chuyển sang kinh tế thị trường nó là một quy luật mang tính khách quan

Trong lịch sử, từ xưa đã có mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nó được coi là một công cụ, phương tiện phát triển nền kinh tế của các nước tư bản Ở Việt Nam, mục

Trang 9

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của nền kinh tế thị trường cũng là những giá trị có tính toàn cầu

Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có những hạn chế không thể khắc phục, vì vậy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự phát triển khách quan của nhân loại.

1.3 Định nghĩa sản xuất giá trị thặng dư

Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Thật vậy, giá trị thặng dư – phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải lá giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của toàn bộ xã hội tư bản Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng tốt cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.

Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.

Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của

Trang 10

chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.

1.4 Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 1.4.1 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được thời gian lao động thặng dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động vẫn như cũ.

1.4.2 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động quá giới hạn lao động tất yếu Nghĩa là ngày lao dộng kéo dài ra trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động (tiền công) và thời gian lao động tất yếu không đổi.

Trang 11

Chương 2: Vận dụng các phương pháp giá trị thặng dư của Các Mác trongxây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.1 Khai thác những di sản lý luận Các Mác về phương pháp sản xuất ra giá trịthặng dư trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa

Chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế hàng hóa ngay từ rất sớm, giai cấp tư sản có thể mua tư liệu sản xuất và sức lao động thông qua thị trường, bán hàng hóa và bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra.

Trong nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa, dưới sự tác động của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật giá trị thặng dư, nhà tư bản thực hiện phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động nhưng phương pháp này đã bị những người công nhân chống lại nên các nhà tư bản đã phải đổi sang phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, áp dụng các thành tựu khoa học -công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động xã hội, ngoài ra còn tích cực đổi mới cải tiến tổ chức sản xuất, tiết kiệm chi phí, tìm hiểu thêm về nhu cầu thị trường.

Việc đổi mới phương pháp sản xuất này đã khơi dậy và phát triển tiềm lực về vốn, công nghệ, trình độ sản xuất và quản lý kinh doanh một cách mạnh mẽ, làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, các thành phần kinh tế nên được vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các nhà tư bản đã sử dụng để phát triển sản xuất, đặc biệt chú trọng vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển kết hợp với phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

2.2 Khai thác những luận điểm của Các Mác về những biện pháp nhằm thu đượcnhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản để góp phần vào việc quản lý thành phầnkinh tế tư nhân ở nước ta

Khuyến khích phát triển và hướng thành phần kinh tế đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Trang 12

Điều này đòi hỏi cần phải có chính sách thúc đẩy thành phần kinh tế này để thông qua đó thu hút nhiều lao động xã hội, sử dụng trình độ lao động để tạo ra được nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thực tế, hơn 30 năm sau khi Luật đầu tư năm 1987 ban hành, đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất chính thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Hơn 30 năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế -xã hội ở Việt Nam Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 30 năm đón vốn FDI, từ năm 1988 đến tháng 8/2018, 63 tỉnh, thành phố của cả nước thu hút 26.438 dự án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD Vốn FDI đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân Đầu tư nước ngoài hiện là nguồn vốn bổ sung quan trọng chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả nước, đóng góp khoảng 20% GDP Năm 2017, khu vực FDI đóng góp khoảng 8 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng thu ngân sách, 10 đối tác đứng đầu có số vốn đăng ký khoảng 82%, trong đó phải kể đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước cần phải điều tiết doanh nghiệp này để hạn chế việc bóc lột người lao động quá mức, như việc kéo dài thời gian lao động nằm ngoài thời gian quy định của luật lao động, tiền công, các chế độ của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động bị cắt xén mà không có sự thống nhất của người lao động.

Nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư cho chúng ta biết được rằng chúng ta thừa nhận sự bóc lột như vậy không thể như trong chế độ tư bản chủ nghĩa được và người lao động cần phải được bảo vệ thông qua hệ thống pháp luật Việt Nam

Trên thực tế, nước ta đã có hệ thống luật pháp bảo vệ người lao động như: Luật lao động, Luật bảo hiểm, quy định về tiền lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp nhưng vẫn chưa hoàn thiện.

Tuy nhiên, điểm yếu của công tác bảo hộ người lao động hiện nay đó là thiếu sự kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các vi phạm của cơ quan chức năng đối với doanh

Trang 13

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nhiều cuộc đình công, bãi công của công nhân nước ta ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là năm 2011 đạt kỷ lục với 857 cuộc đình công

Hiện nay, tuy đã giảm nhưng vẫn còn diễn ra các cuộc đình công mà nguyên nhân dẫn đến có liên quan đến các vấn đề bảo hiểm xã hội, tiền lương, chế độ ngày nghỉ, chất lượng bữa ăn ca

Nếu khắc phục được những yếu kém này, chúng ta sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển song song đó là đảm bảo được lợi ích chính đáng của người lao động, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.

2.3 Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản để có cơ chế,chính sách phân phối giá trị thặng dư đảm bảo công bằng trong nền kinh tế thịtrường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản để có cơ chế, chính

sách phân phối giá trị thặng dư nhằm đảm bảo công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng cho xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Các Mác đã khẳng định giá trị thặng dư không được tạo ra bởi tư bản (tiền) được đầu tư vào sản xuất, hay là do máy móc tạo ra Giá trị thặng dư do chính lao động thặng dư của người lao động tạo ra

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, người lao động không chỉ bao gồm những công nhân trực tiếp đứng máy, mà còn có những người lao động khác, chẳng hạn như lao động của bộ phận quản lý sản xuất kinh doanh, những người chủ doanh nghiệp…

Nếu người chủ doanh nghiệp trực tiếp quản lý thì lao động của họ cũng sẽ tạo ra giá trị thặng dư Lao động quản lý gọi là lao động phức tạp

Chủ doanh nghiệp sẽ được hưởng một phần giá trị thặng dư từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp một cách hoàn toàn chính đáng

Vấn đề nảy sinh là làm sao lượng hóa chính xác số lượng lao động thặng dư của từng bộ phận, từng người lao động để thực hiện phân phối giá trị thặng dư công bằng

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w