1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đường lối phát triển kinh tế của đại hội đảng cộng sản việt nam lần iv

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mỗi kỳ đại hội diễn ra là một cột mốc quan trọng, để lại không ít bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cách mạng Việt Nam nói riêng, và của toàn thể dân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1 Vương Thị Hạnh Soạn nội dung “Chương 3”

2 Nguyễn Thị Vân Soạn nội dung “Kết luận”

3 Diệp Nguyễn Thành Khoa Soạn nội dung “Chương 2”

4 Trần Phúc Thịnh Soạn nội dung” Chương 1”

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

6 Kết cấu của tiểu luận 4

CHƯƠNG 1.HOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM KHI TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN LẦN IV 5

1.1 Thuận lợi 5

1.2 Khó khăn 7

CHƯƠNG 2.ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẦN IV 10

2.1 Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 10

2.2 Kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, phát triển lực lượng sản xuất 11

2.3 Kết hợp kinh tế với quốc phòng 15

2.4 Tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế 15

CHƯƠNG 3.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI LẦN IV 18

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trải qua hơn nửa thập kỷ trưởng thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ đại hội tính đến nay - 2023 Mỗi kỳ đại hội diễn ra là một cột mốc quan trọng, để lại không ít bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cách mạng Việt Nam nói riêng, và của toàn thể dân tộc ta nói chung.

Năm 1976, từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 12 tại thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức Tham dự đại hội có 1 008 đại biểu chính thức, họ thay mặt cho hơn 1 550 000 đảng viên trên toàn quốc Cùng với đó là sự có mặt của 29 đoàn đại biểu các Đảng Cộng sản, Đảng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc và các tổ chức quốc tế khác.

Đại hội nêu rõ, trong những năm qua nhân dân ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất và ác liệt nhất của đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, đã chiến đấu anh dũng và thắng lợi vẻ vang Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX Đối với đế quốc Mỹ, đây là thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ Nếu thắng lợi của cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ thì thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ chứng minh sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, sau thắng lợi vàng son ấy là những hậu quả của chiến tranh nặng nề về kinh tế, về văn hóa, về lối sống, về trình độ lao động mà nước ta sẽ phải gánh chịu Song song đó, theo nhận định tại đại hội IV - điểm xuất phát của nước ta quá thấp, cả nước ta lúc đó chỉ là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển.

Nhận thấy những thách thức ấy, Đảng và nhà nước ta đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ cách mạnh xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng

Trang 7

dân tộc dân chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn quốc Và đại hội đã đề ra các đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước Việt Nam, bao gồm:

- Đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn mới Thế nhưng, như đã trình bày, với điểm xuất phát thấp ấy, nhân dân ta phải có sự lựa chọn nước đi đúng đắn, và ai sẽ lãnh đạo nhân dân ta thực hiện Và với những đường lối mà Đảng và nhà nước đã xây dựng có kết quả khả quan? Đại hội đã giải quyết được các

thách thức trên? Nhóm chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ĐƯỜNG LỐI PHÁT

TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẦN IV” để phân tích

những kết quả đạt được, đánh giá và nhận xét hướng giải quyết cho các thách thức đè nặng trên vai người dân.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Bài tiểu luận được thực hiện với mục tiêu là phân tích đường lối xây dựng kinh tế mà Đại hội đã thảo luận, đánh giá và quyết định Song, từ việc phân tích trên chúng tôi có thể nhận xét được thực trạng, kết quả đạt được qua việc thực hiện đường lối trên phạm vi toàn quốc – Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tiểu luận sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: - Trình bày hoàn cảnh kinh tế của nước ta khi tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV

- Phân tích các đường lối phát triển kinh mà Đại hội đã xây dựng - Chỉ ra những thành tựu đạt được và các mặt hạn chế cần khắc phục

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn mới.

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của:

- Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa III tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng

- Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng

Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận đã áp dụng phương pháp cụ thể:

Tiểu luận mang ý nghĩa khẳng định sự đúng đắn về con đường phát triển mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đồng thời, đóng góp lý luận vào nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ.

Trang 9

Ý nghĩa thực tiễn

Nâng cao nhận thức của sinh viên đại học Sư phạm kỹ thuât TP Hồ Chí Minh nói riêng và toàn thế hệ học sinh, sinh viên nói chung về sự đúng đắn và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3 chương: CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM KHI TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN LẦN IV

CHƯƠNG 2 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẦN IV

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI LẦN IV

Trang 10

CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM KHI TIẾNHÀNH ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN LẦN IV

1.1 Thuận lợi

Quốc tế

Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mãnh liệt Cùng với cách mạng nước ta, cách mạng Lào và cách mạng Campuchia cũng giành được thắng lợi vĩ đại Chủ nghĩa đế quốc đang ngày một lún sâu vào tổng khủng hoảng và càng suy thoái Và trước sức tiến công mạnh mẽ của dòng thác cách mạng ấy, đế quốc Mỹ lần lượt mất vị trí này đến vị trí khác và lực lượng so sánh trên thế giới tiếp tục thay đổi ngày càng không có lợi cho phe đế quốc chủ nghĩa Chiến lược "trả đũa ồ ạt" dựa vào vũ khí hạt nhân, từ đầu những năm 1960 của đế quốc Mỹ hoàn toàn thất bại.

Mặt khác, cuộc đấu tranh "ai thắng ai" - giữa một bên là chủ nghĩa xã hội, độc lập dân1

tộc, dân chủ và hoà bình với một bên là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, hiếu chiến, đang diễn ra quyết liệt và phức tạp.

Trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng mới về khoa học - kỹ thuật Quan hệ về kinh tế và khoa học, kỹ thuật giữa các nước ngày càng mở rộng

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà NôŽi, 2004, tập 37, trang 988

Trang 11

Trong nước

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã vận động các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta, xoá bỏ vĩnh viễn chế độ chiếm hữu phong kiến đối với ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu " người cày có ruộng" Và, ta cũng đã thủ tiêu thành công chế độ người bóc lột người; chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập thể đã được xác lập một cách phổ biến Đến năm 1975, trong lĩnh vực sản xuất vật chất, “99,7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế xã hội chủ nghĩa; phần lớn thu nhập quốc dân cũng như sản lượng công nghiệp, nông nghiệp là do kinh tế xã hội chủ nghĩa tạo ra” 2

Song, dưới hào quang đường lối Đại hội lần thứ III của Đảng, thực hiện Nghị quyết của các Hội nghị lần thứ năm, thứ bảy, thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương, ta đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội, theo hướng tiến lên một nền sản xuất lớn hiện đại, một nền kinh tế độc lập, tự chủ “Trong những năm 1961 -1964, vốn đầu tư xây dựng kinh tế gấp 4,5 lần thời kỳ 1955 -1957 Đến năm -1964, miền Bắc đã tự bảo đảm được lương thực về cơ bản, tự giải quyết được 90% hàng tiêu dùng, đồng thời đã bắt đầu tạo được nguồn tích luỹ từ trong nước.

Đến năm 1975, tài sản cố định trong khu vực sản xuất vật chất đã tăng lên gấp 5,1 lần so với năm 1960; số xí nghiệp công nghiệp gấp 16,5 lần số xí nghiệp năm 1955 Nhiều khu công nghiệp lớn đã và đang hình thành Trong cơ cấu công nghiệp đã có những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng: điện, than đá, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng; đồng thời một số ngành công nghiệp nhẹ cũng được xây dựng; mạng lưới giao thông phát triển.”3

Trong nông nghiệp, với thành công của quá trình hợp tác hóa, hàng loạt công trình thủy lợi đã được xây dựng, bảo đảm tưới, tiêu nước cho hàng chục vạn hécta Hơn nửa số hợp tác xã nông nghiệp đã trang bị máy móc nhỏ Cùng với đó, sản lượng điện phục vụ nông

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977.

Trang 12

nghiệp, số máy bơm, máy kéo… tăng lên gấp nhiều lần so với năm 1955 Nông nghiệp đã có những cố gắng không nhỏ trong việc áp dụng một số thành tựu và tiến bộ mới về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi và đạt được thành tích quan trọng về tăng năng suất lúa và tăng vụ, nhất là đã biến vụ đông - xuân thành một vụ sản xuất ổn định, có năng suất cao.

Cùng với miền Bắc, kể từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trên đất nước ta đã diễn ra một cuộc phấn đấu mới rất khẩn trương của toàn dân nhằm hàn gắn các vết thương chiến tranh và tạo ra những biến đổi cách mạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng và bước đầu trong nông nghiệp Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng TBCN.

Nhiều công trình xây dựng về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, văn hoá, nhiều chỉ tiêu kế hoạch của các ngành, đã được hoàn thành trước thời hạn Một trong những đóa hoa dâng lên Đại hội chúng ta là tuyến đường sắt Thống nhất – trải dài từ Thủ đô Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hơn ba mươi năm bị gián đoạn, nay đã khôi phục xong sớm hơn kế hoạch ban đầu.

1.2 Khó khăn

Quốc tế

Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế – xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ trở thành tên sen đầm quốc tế, ra sức thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng Chúng đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mưu toan áp đặt chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước ta, phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội và bao vây, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Châu Á

Năm 1978, Trung Quốc tuyên bố rút chuyên gia, cắt viện trợ cho Việt Nam, liên tiếp lấn chiếm dẫn đến xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam từ năm 1978 đã làm cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam xấu đi rõ rệt Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động

Trang 13

hơn 60 vạn quân đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới nước ta từ Lai Châu đến Quảng Ninh, gây ra những thiệt hại rất nặng nề Ngày 5-3-1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viện toàn quốc Quân dân Việt Nam, nhất là quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc, được nhân dân thế giới ủng hộ đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đất nước Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân, nhưng chưa từ bỏ hoạt động chống phá trên tuyến biên giới, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân, dân ta vẫn diễn ra trong nhiều năm sau đó, đặc biệt là trên mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang ngày 12-7-1984 Từ ngày 18-4-1979 về sau, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán, từng bước giải quyết những tranh chấp về biên giới lãnh thổ và các vấn đề khác, khôi phục hoà bình, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.4

Trong nước

Trong thời gian mười sáu năm đã qua kể từ Đại hội lần thứ III đến Đại hội lần thứ IV này của Đảng, Tổ quốc đã trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng - vừa ra khỏi cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp, nhân dân lại bước vào một trận chiến đấu mới chống cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo chưa từng có của đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, tên sen đầm quốc tế, kẻ thù hung ác nhất của loài người

Nhân dân miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa làm nhiệm vụ của hậu phương lớn vừa phải trực tiếp chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên "quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế hoạch 5 năm" Vì thế, kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật chiến tranh nên càng bị méo mó, phi kinh tế Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cơ chế quản lý kinh tế bộc lộ rõ hơn những bất cập của nó Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng Do vậy, việc chấn chỉnh lại cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với quy luật vận động là một vấn đề hết sức khó khăn.Về mặt xã hội, chiến tranh đã làm xáo trộn và gây tổn thất lớn cho lực lượng lao động, để lại hậu quả rất nặng nề và kéo dài.

4 Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà NôŽi, 2021, trang 121

Trang 14

Kinh tế miền Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài Vì vậy, khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, nền kinh tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng Nhiệm vụ khôi phục và phát triển một nền kinh tế vốn mang tính lệ thuộc cao như vậy trở nên hết sức khó khăn Đó là chưa kể đến khó khăn ở những vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, bị hủy diệt bởi chất độc hóa học Sau giải phóng, miền Nam còn có sự phức tạp về mặt xã hội.Chiến tranh và quá trình cưỡng bức đô thị hóa của Mỹ đã gây xáo trộn trong phân bố lực lượng lao động Nông thôn nông nghiệp thiếu lao động Các vùng đô thị, mật độ dân số quá đông, không tương xứng với sự phát triển về kinh tế.

Trang 15

CHƯƠNG 2 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦAĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẦN IV 2.1 Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, việc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế đất nước Đây cũng là mục đầu tiên được để cập trong đường lối phát triển kinh tế Việt Nam tại Đại hội Đảng Cộng Sản Lần IV Thông qua quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo đó xác định “đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.

Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông thôn sang nền kinh tế công nghiệp, đồng thời cải cách cơ cấu kinh tế, xây dựng các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh và hiệu quả Nó là một phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân và đưa đất nước đi lên một tầm cao mới Đại hội đảng lần IV nhấn mạnh việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, phát triển các sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao.

Thực tế, quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III vào năm 1960 Đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ ở miền Bắc Việt Nam Mục tiêu của quá trình này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Chủ trương chính của thời kỳ này là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại" Do đó, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w