1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ kinh tế sinh kế giảm nghèo bền vững vùng đồng bằng sông cửu long

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giảm đói nghèo trước tiên phải hiểu về người nghèo để giúp người nghèo có đủ năng lực thoát nghèo bền vững vòng luẩn quẩn thu nhập- tích lũy- đói nghèo thì việc nghiên cứu tìm kiếm những

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT

PHẠM MỸ DUYÊN

SINH KẾ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, năm 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT

PHẠM MỸ DUYÊN

SINH KẾ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT

PHẠM MỸ DUYÊN

SINH KẾ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án “Sinh kế giảm nghèo bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Chí Hải Tất cả các số liệu được sử dụng trong luận án do tôi thực hiện thống kê, xử lý, hoàn toàn xác thực dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy Kết quả nghiên cứu của Luận án là trung thực, khách quan và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Nghiên cứu sinh

Phạm Mỹ Duyên

Trang 5

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện bằng sự nỗ lực, cầu thị, nghiên cứu độc lập của bản thân tác giả Trong suốt quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của rất nhiều người

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc vì sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Chí Hải- người Thầy đã luôn động viên, định hướng về khoa học để giúp tôi thực hiện đề tài Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy, Cô hội đồng chuyên môn từ cấp đánh giá đề cương, đánh giá chuyên đề, đánh giá cấp cơ sở, đánh giá của phản biện từ các bước thực hiện đề tài giúp tôi điều chỉnh, hoàn thiện luận án Xin cảm ơn quý Phòng Sau đại học, Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho người học để có thể thực hiện công trình nghiên cứu của mình Xin cảm ơn lãnh đạo Khoa, Anh, Chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ công việc tại Khoa trong quá trình tôi thực hiện đề tài Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Anh, Chị nghiên cứu sinh trong hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu, chia sẻ những quan điểm trái chiều Và cuối cùng là lời cảm ơn từ gia đình đã luôn động viên, chia sẻ trong suốt những tháng năm bận rộn vì nghiên cứu, hoàn thành luận án với những khó khăn tưởng như không vượt qua được

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, động viên cho tôi thực hiện thành công luận án này

Nghiên cứu sinh

Phạm Mỹ Duyên

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH VẼ x

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu của đề tài 4

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.Đóng góp mới của luận án 6

5.Kết cấu luận án 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 8

1.1Các nghiên cứu nước ngoài về sinh kế giảm nghèo 8

1.1.1 Vai trò của vốn sinh kế đối với lựa chọn hoạt động sinh kế 8

1.1.2 Vai trò của các hoạt động sinh kế đối với giảm nghèo 12

1.1.2.1 Các nghiên cứu về nông nghiệp đối với giảm nghèo 12

1.1.2.2 Các nghiên cứu về phi nông nghiệp đối với giảm nghèo 13

1.1.2.3 Các nghiên cứu về đa dạng hoá sinh kế đối với giảm nghèo 16

1.2Các nghiên cứu về sinh kế giảm nghèo tại Việt Nam 18

1.2.1 Tiếp cận sinh kế và vai trò của vốn sinh kế đối với lựa chọn hoạt động sinh kế 20

1.2.2 Vai trò của hoạt động sinh kế đối với giảm nghèo 25

1.2.2.1 Nông nghiệp đối với giảm nghèo 25

1.2.2.2 Phi nông nghiệp đối với giảm nghèo 25

1.2.2.3 Đa dạng hoá sinh kế đối với giảm nghèo 26

1.3Khoảng trống nghiên cứu 28

Trang 7

iv

2.1.1 Các khái niệm về nghèo 32

2.1.2 Phân loại nghèo 34

2.1.3 Chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam 34

2.1.3.1 Chuẩn nghèo của thế giới 34

2.1.3.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam 35

2.2Lý thuyết về sinh kế giảm nghèo bền vững 37

2.2.1 Sinh kế 37

2.2.2 Sinh kế giảm nghèo bền vững 38

2.2.3 Khung sinh kế giảm nghèo bền vững 40

2.3Vốn sinh kế giảm nghèo bền vững 43

2.3.1 Khái niệm về vốn sinh kế 43

2.3.2 Vai trò của vốn sinh kế đối với hộ nghèo 44

2.3.3 Phân loại vốn sinh kế theo khung sinh kế bền vững 45

2.3.4 Các thành phần của vốn sinh kế và các yếu tố tác động đến lựa chọn chiến lược sinh kế của hộ 50

2.3.4.1 Vốn con người với lựa chọn chiến lược sinh kế 50

2.3.4.2 Vốn xã hội với lựa chọn chiến lược sinh kế 52

2.3.4.3 Vốn tài chính với lựa chọn chiến lược sinh kế 53

2.3.4.4 Vốn vật chất với lựa chọn chiến lược sinh kế 54

2.3.4.5 Vốn tự nhiên với lựa chọn chiến lược sinh kế 55

2.3.4.6 Vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ ảnh hưởng đến lựa chọn sinh kế của hộ 56

2.4Chiến lược sinh kế giảm nghèo bền vững 58

Trang 8

2.4.2 Phân loại chiến lược sinh kế 58

2.4.3 Nông nghiệp đối với giảm nghèo 60

2.4.3.1 Vai trò của nông nghiệp đối với giảm nghèo 60

2.4.3.2 Những thách thức duy trì sinh kế nông nghiệp để giảm nghèo 62

2.4.3.3 Các chính sách thúc đẩy vai trò của nông nghiệp đối với giảm nghèo 63 2.4.4 Phi nông nghiệp đối với giảm nghèo 65

2.4.4.1 Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp đối với người nghèo 65

2.4.4.2 Đặc điểm các hoạt động phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn 66

2.4.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia việc làm phi nông nghiệp 68

2.4.5 Đa dạng hoá sinh kế giảm nghèo 70

2.4.5.1 Khái niệm về đa dạng hoá sinh kế 70

2.4.5.2 Vai trò của đa dạng hoá sinh kế đối với giảm nghèo 72

2.4.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá sinh kế 73

2.5Khung phân tích 74

Tóm tắt chương 2 76

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU 77

3.1Cách tiếp cận và quy trình nghiên cứu 77

3.2Phương pháp nghiên cứu 78

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 78

3.2.1.1 Phương pháp so sánh đối chiếu và lịch sử logic 78

3.2.1.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp 78

3.2.1.3 Phương pháp trừu tượng hoá khoa học 79

3.2.2 Phương pháp định lượng 79

3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 79

3.2.2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược sinh kế hộ 79

3.2.2.3 Ước lượng hợp lý cực đại 81

3.2.2.4 Các kiểm định thực hiện trong hồi quy logit 82

3.2.2.5 Mô hình logit với dữ liệu bảng 83

3.2.2.6 Phương pháp xu hướng điểm 84

Trang 9

vi

3.3Nguồn dữ liệu và xử lý dữ liệu 90

Tóm tắt chương 3 91

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ NGHÈO VÀ SINH KẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 92

4.1Khái quát về ĐBSCL 92

4.2Toàn cảnh sinh kế vùng ĐBSCL 93

4.2.1 Khái quát chung về sinh kế vùng ĐBSCL 94

4.2.2 Sinh kế nông nghiệp vùng ĐBSCL 96

4.2.3 Sinh kế phi nông nghiệp vùng ĐBSCL 102

4.3Tình hình nghèo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long 105

4.3.1 Nghèo ĐBSCL so với cả nước 105

4.3.2 Địa bàn phân bố 106

4.3.3 Nghèo của đồng bào thiểu số 108

4.3.4 Thu nhập và chi tiêu của hộ 110

4.3.5 Nguy cơ tái nghèo 111

Tóm tắt chương 4 112

CHƯƠNG 5: THỰC TRẠNG SINH KẾ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐBSCL 113

5.1Đặc điểm vốn sinh kế hộ nghèo vùng ĐBSCL 113

5.3Đặc điểm hoạt động sinh kế hộ nghèo vùng ĐBSCL 124

5.3.1 Tổng quan hoạt động sinh kế của hộ nghèo 124

5.3.2 Sinh kế nông nghiệp của hộ nghèo 127

Trang 10

5.3.4 Đa dạng hoá sinh kế của hộ nghèo 132

5.3.5 Thu nhập của hộ nghèo theo hoạt động sinh kế 134

5.4Vai trò của vốn sinh kế và các yếu tố khác đối với lựa chọn hoạt động sinh kế 135

5.4.1 Kết quả ước lượng 135

5.4.2 Vốn con người đối với lựa chọn sinh kế 138

5.4.3 Vốn xã hội đối với lựa chọn sinh kế 139

5.4.4 Vốn vật chất đối với lựa chọn sinh kế 139

5.4.5 Vốn tài chính đối với lựa chọn sinh kế 140

5.4.6 Vốn tự nhiên đối với lựa chọn sinh kế 141

5.4.7 Ảnh hưởng của cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ 141

5.5Vai trò của các hoạt động sinh kế đối với giảm nghèo bền vững 145

5.5.1 Vai trò của nông nghiệp đối với giảm nghèo 145

5.5.2 Vai trò của phi nông nghiệp đối với giảm nghèo 147

5.5.3 Vai trò của đa dạng hoá sinh kế đối với giảm nghèo 148

5.5.4 Hiệu quả các hoạt động sinh kế đối với giảm nghèo bền vững 149

5.6Đánh giá chung về sinh kế giảm nghèo bền vững vùng ĐBSCL 153

5.6.1 Những mặt đạt được và hạn chế 153

5.6.2 Đánh giá nguyên nhân 154

5.6.2.1 Các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài 154

Trang 11

6.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực vốn sinh kế hộ 170

6.3.1.1 Các chính sách cải thiện điểm nghẽn về chất lượng vốn con người 170 6.3.1.2 Tạo dựng vốn xã hội cho người nghèo 173

6.3.1.3 Cải thiện vốn tài chính đối với hộ nghèo 174

6.3.1.4 Cải thiện vốn vật chất của hộ nghèo 176

6.3.1.5 Hoàn thiện các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự nhiên 177 6.3.1.6 Hoàn thiện các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng 178

6.3.2 Nhóm giải pháp về chuyển đổi hoạt động sinh kế hộ nghèo 181

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN i

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ii

PHỤ LỤC xxvii

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo và những hệ lụy của vấn đề nghèo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã và đang là vấn đề nổi cộm trong nhiều năm qua ở các nước Mặc dù có nhiều nỗ lực của toàn cầu với nhiều giải pháp khác nhau trong cuộc chiến chống đói nghèo song đến năm 2015 thế giới vẫn còn 736 triệu người nghèo theo chuẩn 1,9$/người/ngày, chiếm 9,9% dân số thế giới (UN, 2019), đến năm 2019 thế giới vẫn còn 611 triệu người nghèo chiếm 8,1% dân số thế giới tập trung tại Châu Phi và Nam Á Điều này cho thấy nghèo vẫn là vấn đề đáng quan tâm không chỉ của riêng Việt Nam Giảm đói nghèo trước tiên phải hiểu về người nghèo để giúp người nghèo có đủ năng lực thoát nghèo bền vững

vòng luẩn quẩn thu nhập- tích lũy- đói nghèo thì việc nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp nhằm giúp người nghèo có đủ năng lực vốn sinh kế để lựa chọn kế sinh nhai nhằm nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo, gia tăng sự tham gia vào quá trình phát triển chung đóng vai trò hết sức cần thiết

Tại Việt Nam, chính phủ dành nhiều quan tâm cho vấn đề giảm nghèo với những chính sách hỗ trợ người nghèo tham gia hòa nhập vào cuộc sống để giảm nghèo bền vững Chính vì vậy Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có thành tựu ấn tượng về giảm nghèo, trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống còn 14,2% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo.Việt Nam cũng nằm trong nhóm 18 quốc gia sớm đạt được mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2010, trước thời hạn 5 năm ở mục tiêu giảm nghèo cùng cực trong các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG), đến năm 2016 tỷ lệ nghèo của Việt Nam còn 5,8% theo chuẩn nghèo của chính phủ, năm 2019 tỷ lệ nghèo theo tiếp cận nghèo đa chiều là 5,7% (Tổng cục thống kê, 2019) Mặc dù đạt được những tiến bộ về giảm nghèo nhưng nhiệm vụ giảm nghèo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn tất khi chuẩn nghèo Việt Nam còn thấp so với thế giới, tỷ lệ tái nghèo còn cao, người nghèo ở Việt Nam phần lớn là nông dân có sinh kế gắn liền với nông nghiệp (World Bank, 2012) Do vậy việc nghiên cứu về sinh kế của hộ nghèo ở các vùng nông nghiệp sẽ là vấn đề điển hình cho vấn đề nghèo phổ biến chung của Việt Nam

Trang 13

2

ĐBSCL là vùng nông nghiệp trọng điểm có đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, trái cây, thuỷ sản của cả nước, là vùng có vị trí chiến

lược trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế

trong tiến trình hội nhập đã góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo của vùng từ 47,3% năm 1993 giảm còn 12,6% năm 2010, đến năm 2016 tỷ lệ nghèo của vùng còn 5,2% theo chuẩn nghèo chính phủ, năm 2019 tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 5,8% (Tổng cục thống kê, 2019) Tuy nhiên vùng vẫn đối mặt nhiều thách thức trong quá trình giảm nghèo, tốc độ giảm nghèo trong giai đoạn từ 2006 trở lại đây chậm lại đáng kể so với trước Mặc dù vùng có tỷ lệ nghèo thấp thứ 3 so với các vùng kinh tế trong cả nước song quy mô hộ nghèo của vùng còn lớn, cao hơn cả khu vực Tây Nguyên ĐBSCL là vùng có nhiều tiềm năng để sản xuất nông nghiệp song người nông dân ở ĐBSCL còn nhiều trăn trở trên luống cày, đặc biệt các đợt hạn mặn kỷ lục năm 2016, năm 2020 làm mất mùa, mất tài sản và gia tăng tình trạng nghèo, tái nghèo Bên cạnh đó quy mô hộ cận nghèo của vùng còn lớn, quy mô hộ cận nghèo xấp xỉ hộ nghèo, số hộ cận nghèo này dễ rơi vào tình trạng tái nghèo nếu gặp những cú sốc từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là biến đổi khí hậu và các cú sốc về kinh tế Ngoài ra nghèo nông thôn còn là vấn đề điển hình của vùng, các địa phương trong vùng có tỷ lệ nghèo không đồng đều một số tỉnh tỷ lệ nghèo cao như Sóc Trăng, Trà Vinh, ngược lại một số tỉnh như Cần Thơ, Long An có tỷ lệ nghèo thấp Vùng còn đối mặt với tình trạng nghèo của đồng bào thiểu số, trong đó Trà Vinh, Sóc Trăng, tỷ lệ nghèo đồng bào thiểu số chiếm hơn 50% số hộ nghèo của tỉnh Người nghèo vùng ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn vì vòng luẩn quẩn thiếu vốn sinh kế- lựa chọn sinh kế năng suất thấp- thu nhập thấp- nghèo; vòng luẩn quẩn này càng trầm trọng khi các nhân tố rủi ro bên ngoài làm mất đi nguồn lực sinh kế của hộ Để quá trình phát triển không bỏ lại phía sau những đối tượng bị tổn thương không thể tham gia đời sống kinh tế vì thiếu vốn sinh kế đòi hỏi phải đặt vấn đề nghiên cứu nâng cao năng lực vốn sinh kế cho các đối tượng bị tổn thương này, từ đó có cơ hội để tham gia các hoạt động sinh kế có năng suất cao, đảm bảo thoát nghèo bền vững

Tầm nhìn đến năm 2100 vùng ĐBSCL vẫn tập trung phát triển nông nghiệp trong đó chú trọng phát triển nền nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao (Chính phủ, 2017)

Trang 14

mực nước biển dâng lên 1m (Uỷ ban sông Mê Kong, 2010) Các khu vực ven biển Đông và biển Tây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng xâm nhập mặn và sạt lở Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang, số hộ tái nghèo trong năm 2016 chiếm đến 50% số hộ tái nghèo toàn vùng, phần lớn liên quan đến trình trạng sạt lở, mất nhà, tài sản (Bộ LĐTB&XH,

vào dòng chảy sông Mê Kông từ các nước thượng nguồn trong quá trình làm thuỷ điện càng làm gia tăng tình trạng khan hiếm nguồn nước trong mùa khô cũng như giảm lưu lượng phù sa và nguồn lợi kinh tế trong mùa lũ Hạn mặn kỷ lục năm 2016, 2020 một lần nữa đe dọa đến an toàn sinh kế của hộ ĐBSCL Biến đổi khí hậu, sự tác động của các nước thượng nguồn hiện nay đã, đang và sẽ là nhân tố đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn là sinh kế chủ yếu của người dân ĐBSCL và hệ quả là gia tăng tình trạng nghèo và tái nghèo tại khu này

Trong những năm gần đây cùng với quá trình đô thị hóa và sự hình thành hàng loạt các khu công nghiệp ở ĐBSCL càng làm gia tăng tình trạng mất đất nông nghiệp Đô thị hoá đã ảnh hưởng không ít đến mưu sinh của người dân bị thu hồi đất nhưng không thể chuyển đổi ngành do tốc độ tạo việc làm từ lĩnh vực phi nông nghiệp còn chậm càng làm gia tăng tình trạng nghèo của khu vực

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước, sinh kế của người nghèo và người dân còn phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên các bất ổn, các cú sốc liên quan đến thời tiết, khí hậu, dịch bệnh cũng như các cú sốc về giá cả, thị trường đầu ra của nông sản khiến người nghèo thường xuyên đối mặt với các rủi ro Thị trường đầu ra phụ thuộc vào vai trò thương lái, chuỗi giá trị thu mua nông sản ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung tạo nhiều rủi ro đối với hộ nghèo, nông hộ trong bài toán cân đối cung- cầu đáp ứng thị trường Công nghiệp chế biến nông sản toàn vùng chậm phát triển, nông dân gánh nhiều rủi ro về đầu ra khi được mùa Các rủi ro này gia tăng nguy cơ nghèo, tái nghèo, trầm trọng thêm tình trạng nghèo đối với hộ

Như vậy những tác động của các cú sốc từ môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, đô thị hoá, biến đổi khí hậu và sự can thiệp của con người vào nguồn nước, buộc ĐBSCL phải lựa chọn hoạt động sinh kế giúp hộ giảm nghèo bền vững trong quá trình tăng trưởng kinh tế, chống nguy cơ tái nghèo

Trong quá trình tìm kiếm những giải pháp giảm nghèo mang tính bền vững thì hướng tiếp cận sinh kế được khá nhiều nước lựa chọn và áp dụng từ đầu thập niên 90

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:29

Xem thêm: