1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012

104 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 57,37 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN ĐỨC ĐÔNG

DE TÀI LUẬN VAN: CƠ SỞ THUC TIEN CUA VIỆC SỬA DOI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

NGUYÊN ĐỨC ĐÔNG

DE TÀI LUẬN VAN: CƠ SỞ THỰC TIEN CUA VIỆC SỬA DOI BỘ LUẬT LAO DONG NAM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Ngân Bình

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi.

Các kết quả nên trong luận văn chưa được công bố trong bat ky công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,

được trích dẫn theo đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Đông

Trang 4

Nn BPW \ NLD : Nguoi lao động

.NSDLD _ : Người sử dụng lao động HDLD : Hợp đồng lao động

ILO : Tổ chức lao động quốc tế

.CEDAW_ : Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử

với phụ nữ (CEDAW)

Trang 5

MỤC LỤC

0908/9870 - ÔỎ 7 Chương 1TONG QUAN VE CƠ SỞ THUC TIEN CUA VIỆC SỬA ĐỎI13

BỘ LUAT LAO DONG NAM 2012 5 ° 5° s s2 sess£sesseseesessese 13 1.1.Khái niệm và tam quan trọng của việc xác định cơ sở thực tiễn của

việc sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 .- 5-2 se <cs<=s 13 1.1.1 Khái niệm cơ sở thực tiễn của việc sửa đồi, bồ sung các văn bản luật 13

1.1.2 Tam quan trọng cua việc xác định cơ sở thực tiên cho việc sửa đổi, bôsung Bộ luật Lao động NGM 2() Ï 2 - c8 3312513 + EEE+SEeekeseeerees 15 1.2.Bồi cảnh kinh tế - xã hội của việc sửa đối Bộ luật lao động năm 2012 17 1.2.1 Một số nhận định chung về tình hình kinh tế - xã hội : -: 17

1.2.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội và việc sửa đổi Bộ luật lao động năm 2012 22

Chương 2_THUC TIEN THUC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT LAO ĐỘNG NAM 2012 5- <5 s s2 sessesessesesessese 25 2.1.Thực tiễn quy định về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động năm

2.1.2 Thực tiên thực hiện các quy định về hợp đồng lao động trong Bộ luật

/ 5./27,;-g,2/02/02707ẼẼ587 HA 28

2.2.Thực tiễn quy định về tiền lương của Bộ luật Lao động năm 2012 31 2.2.1 Quy định hiện hành vỀ tiễn lương cua Bộ luật Lao động năm 2012 31 2.2.2 Thực tiên thực hiện các quy định về tiên lương trong Bộ luật Lao động

7407028777 33

Trang 6

Lao động NAM 2()Ï2 - + c3 E28112181%91 1191119511121 1111111111111 111g 1 tru 39 2.3.2 Thực tiên thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi trong Bộ luật Lao động năm 2)]2 + S2 ‡‡++vvvEEeseeesessss 40

2.4.Thực tiễn quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Bộ

luật Lao động NAM 2012 œ- << 5< 5 9 9 9 91.995 698998 42

2.4.1 Quy định hiện hành về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chat của Bộ luật Lao động năm 2 Ï 2 c5 633218312381 E291 E919 1115 1111111 111 key 42 2.4.2 Thực tiên thực hiện các quy định về ky luật lao động, trách nhiệm vat

chất rang BO baat Land Borie MGM LOLD cưa sions bong ga Là HÀ) LỄnh ease 14884 T123 106 44

2.5.Thực tiễn quy định về các loại lao động đặc thù trong Bộ luật lao

ng nữ 20 LỄ conconmcosscoccasecennennmrasonecanE NICER NON RANITIDINE RK 48 2.5.1 Quy định hiện hành và thực tiên thực hiện các quy định về lao động nữ

trong Bộ luật lao động năm 2O12 - - ¿+5 + E133 ** EE+EEEE+eeEE+eekeeeeeees 48

2.5.2 Quy định hiện hành và thực tiên thực hiện các quy định về các loại lao động đặc thù khác trong Bộ luật lao động 2012 c5 55555 s*+++ss+2 51

2.6.Thực tiễn quy định về tổ chức đại diện của người lao động trong Bộ

luất Lao động năm 2Ù coeeeeesernioraranrertniiiintiidtiipttdiritiiottitldlAIgUtinE00066106096 55 2.6.1 Quy định hiện hành về tổ chức đại điện của người lao động trong Bộ

luật Lao động NGM 2) Ï 2 - - c EE31833238 8139133919991 11111111 key 55 2.6.2 Thuc tién thuc hién cdc quy dinh về tổ chức dai diện của người lao động trong Bộ luật Lao động năm 2 Ï2 c5 Ss + k‡++ekExseeeseerss 56 2.7.Thực tiễn quy định về đối thoại tai nơi làm việc, thương lượng tập

thể, thỏa ước lao động tập thé trong Bộ luật Lao động năm 2012 58

Trang 7

2.7.1 Quy định hiện hành về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ưóc lao động tập thể của trong Bộ luật Lao động năm 2012 5S 2.7.2 Thực tiên thực hiện các quy định về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể trong Bộ luật Lao động năm 2012 61 2.8.Thực tiễn quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công

của Bộ luật Lao động MAM 22) Í 2 o0 55G 5 5 S59 9595 55558959553 66

2.8.1 Quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động và đình công của

Bộ luật Lao động năm 2 Ï2 - - SE 3111112 1E EEEEEEEEESSEEkkkesrekeeces 66

2.8.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về giải quyết tranh chấp lao động va đình công của Bộ luật Lao động năm 2()]2 - c 5S ‡* + ++evveseexss 68 Chương 3 MOT SO KIEN NGHỊ SUA DOI BO LUẬT LAO DONG NAM 2012 CAN CU VÀO CƠ SỞ THUC TIEN . -<e- 71

3.1.Dinh hướng hoàn thiện Bộ luật Lao động năm 2012 71

3.2.Một số kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 72

3.2.1 Kiến nghị sửa đổi một số quy định về hop dong lao động 72

3.2.3 Kiến nghị sửa đổi một số quy định về tiễn lương -sccs+cccse: 76

3.2.4 Kiến nghị sửa đối một số quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

3.2.5 Kiến nghị sửa đổi một số quy định vẻ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật

CHẤT cecccccsce sscscscsvevsvsvenevesesssesesesesescavavavavavesesessssssscasacacstacstavavavavavaeneasusasareeeeeees 79

3.2.6 Kién nghị sửa đổi một số quy định về các loại lao động đặc thù 79 3.2.7 Kiến nghị sua đồi một số quy định về t6 chức đại diện của người lao ECT [ii CLT TV TH: sa xà nt ch is RR BR A ganhã gà Hà ii ts 80 3.2.8 Kién nghị sửa đổi một số quy định về đổi thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thỏa ước tập thỂ + St téEkEEEEEEEE11E111E111111 E111 xe 80

Trang 8

TÀI LIEU THAM KHẢO < 5° 552 5£ 2 se s£S2£seSs£seEseseEsessesees 86

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống pháp luật lao động của nước ta, Bộ luật Lao động giữ vị

trí rất quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ lao động có

tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động tới tất cả các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tô chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động (NLD) Bộ luật Lao động đã tao lập các chuẩn mực pháp lý cho các chủ

thể tham gia thị trường lao động, đưa ra các quy tắc ứng xử cho các chủ thể

trong tuyển dụng, sử dụng lao động và thiết lập các hành lang pháp lý quan

trọng cho việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa Bộ luật Lao động cũng đã

đề cập toàn bộ các nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng lao động và

việc làm của NLD, điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan mật thiết đến quan hệ lao động sao cho phù hợp với yêu cầu thực

tiễn Cụ thé là, Bộ luật Lao động đã quy định các vấn đề như: hợp đồng lao

động (HĐLĐ), thoả ước lao động tập thé, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất, tranh chấp lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công Đồng thời, Bộ luật Lao động cũng đã xác định rõ vai trò,

trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra lao động, các tô chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong lĩnh vực lao động;

trách nhiệm của tổ chức công đoàn và tô chức đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong quan hệ lao động.

Bộ luật Lao động hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam được ban hành năm 2012, nhưng sau một thời gian thực hiện đã có

những nội dung hoặc trở nên lạc hậu hoặc không phù hợp với thực tiễn Dé

dam bảo tính kha thi của Bộ luật Lao động năm 2012 trong tô chức thực hiện, Chính phủ đã nhiều lần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số

vướng mac thi hành Bộ luật Lao động năm 2012 (To trình số 109/TTT-CP; Báo cáo số 112/BC-CP; Báo cáo số 540/BC-CP) Căn cứ ý kiến của Ủy ban

Trang 10

mắc, bất cập đó trong phạm vi từng Nghị định, từng Thông tư, vẫn chỉ giải quyết theo từng chủ đề nhỏ, mang tính tình thế, chưa xử lý được các vấn đề mang tính xuyên suốt qua các Chương trong Bộ luật này Thêm vào đó, qua

đánh giá tổng kết 5 năm thi hành, nhiều doanh nghiệp, NLD, tô chức đại diện

người sử dụng và công đoàn đã phản ánh nhiều vướng mắc, bất cập xuất phát

không chỉ từ việc thực hiện các văn bản hướng dan chi tiết Bộ luật Lao động

mà còn xuất phát từ việc áp dụng các điều luật trong Bộ luật Lao động Cụ thê

là một số nội dung về: hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ luật lao động, lao động nữ, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đôi thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thê, giải quyết tranh chấp lao động và đình công Ngoài ra, một số điều của Bộ luật Lao động vẫn chưa theo kip sự phát triển rất nhanh chóng của thị trường lao động và thế giới dưới tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 Tại nhiều diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn đầu tư kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp đều đề nghị Bộ luật Lao

động cần sớm được sửa đổi dé không chỉ khắc phục những vướng mac, bất

cập từ thực tiễn thi hành mà còn bồ sung những quy định nhằm tạo khung

pháp lý thông thoáng hơn, linh hoạt hơn dé thích ứng với bối cảnh mới này Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số

57/2018/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều

chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018: Dự án Bộ luật Lao

động (sửa đồi) trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 (họp tháng 5/2019)

va thông qua tại kỳ hop thứ 8 (hop tháng 10/2019).

Từ thực tiễn nói trên, tác giả đã quyét định chọn đề tài “Co sở thực tiễn

cuả việc sửa đôi Bộ luật lao động năm 2012 ” làm luận văn nghiên cứu thạc

sỹ ứng dụng với mong muôn tìm hiêu cơ sở thực tiên của việc sửa đôi, bô sung Bộ luật lao động năm 2012, trên cơ sở đó góp phần đề xuất các kiến

Trang 11

nghị hoàn thiện Bộ luật Lao động và phục vụ cho công việc thực tê của Ủyban về các vân đê xã hội của Quôc hội trong việc thâm tra dự án Bộ luật Lao

động (sửa đôi) trong thời gian tới.

2 Tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu về pháp luật lao động nói chung và từng chế định cụ thé trong pháp luật lao động đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu

như: Luận án tiễn sỹ năm 2013 về “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động — Những van đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị

Hoa Tâm; Luận án tiến sỹ luật học về “Hợp đồng lao động trong cơ chế thị

trường Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Chí - trường Đại học

Luật Hà Nội; Dé tài cấp cơ sở: “Hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động -Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” do ThS Nguyễn Thúy Hà, Phó giám đốc

trung tâm Thông tin khoa học thuộc viện Nghiên cứu lập pháp là chủ nhiệm

được viết sau khi Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực; TS Bùi Sỹ Lợi, đề

tài khoa học cấp bộ năm 2016 về “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện hệ

thống pháp luật về lao động, việc làm, an sinh xã hội, an toàn, vệ sinh lao

động phù hợp với Hiến pháp”:

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã có những phân tích, đánh

giá về từng chế định cụ thể trong Bộ luật Lao động và cũng góp phần hoàn

thiện các quy định của pháp luật lao động Tuy nhiên, trước những van đề nội tại từ thực tiễn triển khai thi hành Bộ luật Lao động thời gian qua và quyết

tâm của Việt Nam trong việc sửa đôi Bộ luật Lao động năm 2012 thì việc

nghiên cứu, đánh giá về những kết quả đã đạt được và đặc biệt chỉ ra những

tồn tại, hạn chế dé kip thời phục vụ cho quá trình xem xét trình Quốc hội cho

ý kiến và thông qua trong năm 2019 là rất cần thiết Đây cũng chính là van đề

trong tâm mà tác giả tập trung nghiên cứu trong dé tài này 3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin

Trang 12

và tư tưởng Hồ Chí Minh dé làm rõ nội dung nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu về hệ thống pháp luật lao động qua các nghiên cứu, báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan là phương pháp chủ đạo, được sử dụng để làm sáng tỏ và đánh giá tính hiệu quả cũng như chỉ rõ những bat cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động Việc nghiên cứu cũng gắn liền

với thực tiễn thi hành, áp dụng Bộ luật Lao động năm 2012 và có tính đến sự

phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội trong thời gian tới.

Ngoài các phương pháp nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả

còn sử dụng phương pháp so sánh, quy nạp, thống kê dé tim ra những nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp thích hợp, từ đó đưa ra những kết luận trong

kiến nghị thực hiện.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài được xác định như sau: (i)

Đánh giá thực trạng xây dựng và thực thi pháp luật về lao động chủ yếu thông

qua: thông tin từ doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp, thông tin từngười lao động và từ liên đoàn lao động, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà

nước (bao gồm các đơn vị thanh tra chuyên ngành), thông tin từ các Tòa án (bao gồm cả công tác thi hành án), thông tin từ các phương tiện truyền thông,

thông tin từ hoạt động giám sát của Quốc hội, thông tin từ kết quả khảo sát thực tiễn, thông tin từ các tổ chức quốc tế đánh giá độc lập (phản biện xã hội);

(ii) So sánh quy định pháp luật của một số nước về lao động với các quy định

liên quan của pháp luật Việt Nam; (11) Ra soát, đánh giá sự phù hợp giữa quy định của pháp luật hiện hành về lao động với các quy định có liên quan trong

Hiến pháp năm 2013 và một số Công ước lao động cơ bản của ILO; (iv) Kiến nghị sửa đổi, bỗổ sung hoàn thiện pháp luật về lao động phù hợp với Hiến

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 13

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ một

số van đề tổng quan về cơ sở thực tiễn cho việc sửa đổi Bộ luật Lao động; đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ về những kết quả đạt được

cũng như những ton tại, hạn chế trong việc triển khai thi hành Bộ luật Lao

động năm 2012, trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá để cân nhắc những van đề cần được quan tâm, xem xét trong quá trình sửa đôi Bộ luật Lao động

năm 2012.

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn

Với kết quả nghiên cứu, đánh giá dé chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của Bộ luật Lao động năm 2012 trên cơ sở các nguồn thông tin, tư liệu tin cậy qua đó khái quát được bức tranh toàn cảnh về kết quả thực thi Bộ luật Lao động năm 2012 trên thực tế, luận văn đã đưa ra được một số đề xuất, giải

pháp cụ thé nham hoàn thiện quy định của pháp luật lao động nói chung và Bộ luật Lao động nói riêng Đồng thời với vai trò cá nhân tác giả hiện đang công tác tại Vụ Các vấn đề xã hội là đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, có

chức năng nghiên cứu, tham mưu phục vụ Uy ban về Các van dé xã hội giám

sát việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uy

ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực các van dé xã hội; hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về các

vấn đề xã hội trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế- xã hội của

đất nước và các van đề khác khi được Uy ban thường vụ Quốc hội phân công: Và đặc biệt theo Nghị quyết số 57/2018/QH14 về Chương trình xây

dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018: Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 (họp tháng 5/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (họp thang

10/2019) Ủy ban về các van đề xã hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội

phân công là cơ quan chủ trì thấm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đôi).

Những kết quả nghiên cứu trong công trình này là có thể cơ sở để đề xuất các

ý kiến tham mưu cho Thường trực Ủy ban trong việc chuẩn bị các nội dung

Trang 14

nghiên cứu, xem xét dé hoàn thiện Báo cáo thâm tra của Ủy ban đối với dự án

Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc trình Quốc hội cho ý kiến theo tiến độ, kế hoạch đã được xác định tại Nghị quyết số 57/2018/QH14, cũng như việc tham mưu, chuẩn bị cho Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Bộ luật lao động dé trình Lãnh đạo Quốc hội xem xét, trước khi trình Quốc hội

xem xét, biểu quyết thông qua.

7 Cơ cầu luận văn Luận văn gồm 3 Chương:

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tiễn của việc sửa đối Bộ luật

Lao động năm 2012

Chương 2: Quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và thực tiễn

thực hiện

Chương 3: Một số kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 căn cứ vào cơ sở thực tiên

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN VE CƠ SỞ THUC TIEN CUA VIỆC SỬA DOI

BO LUAT LAO DONG NAM 2012

1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của việc xác định cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012

1.1.1 Khái niệm cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi, bỗ sung các văn

ban luật

Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận nhận thức (hay nhận thức luận)là một nội dung cơ ban của phép biện chứng: đó là lý luận nhận thức duy vật

biện chứng, tức học thuyết về khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn; lý giải bản chất, con đường và quy luật chung của quá trình con người nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn của con người.

Từ đó có thê hiểu rằng thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục

đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức ngày càng phong

phú, song có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động

chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.

Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên

của thực tiễn Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên dé tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các

tô chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị xã hội dé thúc day xã hội phát triển.

Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo

Trang 16

ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm

xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời

kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thé thay thé cho nhau song chúng có mối quan hệ chặt

chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối

với các hoạt động thực tiễn khác Bởi vì, nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời sống của con người

và tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu nhất, có tính quyết định đối với sự

sinh tồn và phát triển của con người Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thé có các hình thức thực tiễn khác Các hình thức thực tiễn khác, Suy

đến cùng cũng xuất phát từ thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực

tiễn sản xuất vật chat.

Nói như vậy không có nghĩa là các hình thức hoạt động chính tri xã hội và thực nghiệm khoa học là hoàn toàn thụ động, lệ thuộc một chiều vào

hoạt động sản xuất vật chất Ngược lại, chúng có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đây hoạt động sản xuất vật chất phát triển Chăng hạn, nếu hoạt động thực

tiễn chính trị xã hội mang tính chất tiễn bộ, cách mạng và nếu hoạt động thực

nghiệm khoa học đúng đắn sẽ tạo đà cho hoạt động sản xuất phát triển; còn

nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất vật

Chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thức hoạt động cơ bản

đó làm cho hoạt động thực tiễn vận động, phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động nhận thức.

Như vậy, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức chân lý Sở

Trang 17

dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó dé ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới va cải tao thế giới nên con người phải tac động vào các sự vật, hiện tượng băng hoạt động thực tiễn của mình Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện

tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nam bắt

được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới Trên cơ sở đó mà hình thành nên các lý thuyết khoa học.

Có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại

không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực

tiễn Trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cũng vậy,

xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội và việc áp dụng các quy định của

pháp luật mà con người nhận thức được những quy định không còn phù hợp, lạc hậu và thậm chí gây cản trở cho quá trình phát triển của xã hội nói chung và trong lĩnh vực mà từng quy phạm pháp luật điều chỉnh nói riêng Từ đó,

việc xem xét, sửa đôi, bố sung hoặc thậm chí là bãi bỏ các văn bản quy phạm

pháp luật không còn phù hợp được đặt ra.

Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, có thể thấy cơ sở thực tiễn của

việc sửa đôi, bố sung các văn bản pháp luật là toàn bộ hoạt động từ nghiên

cứu, đánh giá, tong kết, dé xuất, xây dựng, thông qua và áp dụng trong thực

tiễn các quy định của pháp luật từ trước đến nay dé xem xét việc cần thiết hay

không cần thiết phải sửa đổi, bố sung hoặc thay thé văn bản quy phạm pháp luật.

1.1.2 Tam quan trọng của việc xác định cơ sở thực tiễn cho việc sửa doi, bỗ sung Bộ luật Lao động năm 2012

Trước tình hình hội nhập thương mại quốc tế và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là xuất phát từ những

Trang 18

vướng mắc, bất cập trong thực tiễn 5 năm thi hành Bộ luật Lao động năm 2012, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là Bộ luật Lao động cần phải được

tiếp tục hoàn thiện dé khắc phục những hạn chế, vướng mặc còn tồn tại va

đáp ứng yêu câu của thực tiên.

Đối với việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo dam tính thống nhất của hệ thong pháp luật: Trong quá trình soạn thảo Bộ luật

Lao động năm 2012 (từ năm 2008 đến tháng 5/2012), dù dự thảo Bộ luật đã

có gắng tiếp thu cơ bản tinh than của dự thảo Hiến pháp nhưng sau khi Hiến

pháp năm 2013 được ban hành, nội dung của Bộ luật Lao động năm 2012 vẫn

chưa thể chế hóa được các nội dung của Hiến pháp liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Do vậy, Bộ luật Lao động cần được tiếp tục sửa đối dé bố sung các chế định mới nhằm thé chế hoá Hiến pháp năm 2013 về quyền con người trong trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động và thị trường lao động.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Quốc hội đã ban hành nhiều Luật mới làm ảnh hưởng tới nội dung của Bộ luật Lao động như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các Luật chuyên ngành tách ra từ nội dung của Bộ luật Lao động (như: Luật Việc làm năm 2013, Luật

Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật an

toàn - vệ sinh lao động năm 2015) Do đó, Bộ luật Lao động cần tiếp tục được sửa đổi nhăm đảm bảo sự thống nhất, sự phù hợp với nội dung của các Luật mới ban hành gân đây.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình đổi mới ở trong nước trong thời gian qua đặt ra yêu cầu "nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương

mại, đâu tư, sở hữu trí tuệ và chuyên giao công nghệ, lao động - công doan".

Trang 19

Trong lĩnh vực lao động, các cam kết trong khuôn khổ Liên hợp quốc, nghĩa

vụ là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới yêu cầu Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện các nguyên tắc về các quyền cơ bản tại nơi làm việc của NLĐ So sánh, đối chiếu Bộ luật Lao động năm 2012 với các tiêu chuẩn lao động quốc tẾ cơ bản quy định trong Công ước của ILO thì vẫn còn một số nội dung chưa tương thích, chủ yếu tập trung vào các nội dung về quyền tự đo liên kết và thúc đây thương lượng tập thể Do vậy, cần tiếp tục sửa đổi bố sung Bộ luật Lao động dé bảo đảm sự phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ ban và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thê chế chính trị của Việt Nam.

Từ những nội dung nên trên cho thấy tầm quan trọng của việc xác định cơ sở thực tiễn cho việc sửa đổi, bố sung Bộ luật Lao động năm 2012 đó là, Bộ luật Lao động phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, ở đây không chỉ là với điều kiện thực tiễn trong nước (giải quyết những bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện từ phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, NSDLĐ, t6 chức công đoàn va NLD ) mà nó còn phải phù hợp và thé hiện

trách nhiệm của Việt Nam trong các cam kết quốc tế nhất là trong điều kiện

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng quốc tế, với việc tham gia sân chơi lớn hơn

(hội nhập) thì chúng ta cũng phải thực hiện luật chơi chung (các nội dung đãcam kết trong các điêu ước quôc tê).

1.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội của việc sửa đối Bộ luật lao động năm 2012

1.2.1 Một số nhận định chung về tình hình kinh tế - xã hội

Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ, dân số trung

bình năm 2018 của cả nước ước tính 94,66 triệu người, bao gồm dân số thành

thị 33,63 triệu người, chiếm 35,5%; dân số nông thôn 61,03 triệu người, chiếm 64,5% Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời

điểm 1/7/2018 ước tính là 55,1 triệu người, tăng 594 nghìn người so với cùng

Trang 20

thời điểm năm 2017.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thời điểm 1/7/2018 ước tính là 48,4 triệu người, tăng 539,8 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam 26,4 triệu người, chiếm 54,5%; lao động nữ 22 triệu người, chiếm 45,5%; lao động khu vực thành thi là 16,2 triệu người, chiếm 33,5%; khu vực nông thôn là 32,2 triệu người, chiếm 66,5% Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong 6 tháng đầu năm nay ước tính 54 triệu người, bao gồm 20,8 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 38,5% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 14.4

triệu người, chiếm 26,7%; khu vực dịch vụ 18,8 triệu nguoi, chiếm 34,8%.*

a) Một số đánh giá về kết quả thực hiện và van dé cần quan tâm trong tình hình kinh tế xã hội năm 2018 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội năm 2019

*Vê kết quả thực hiện

(1) Các nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành đã có tác động tích cực,

dự báo khả quan đạt và vượt kế hoạch, các chỉ tiêu do Quốc hội giao năm

2018 (chỉ tiêu về giảm nghèo, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, tỷ lệ lao

động qua dao tạo) cũng như các chỉ tiêu ngành.

(2) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu ngành về thị trường lao động, chuyển

dịch cơ cấu lao động và phát triển nguồn nhân lực có chuyền biến rõ rệt: Ước cả năm tạo việc làm trên 1,62 triệu người (đạt 101,6% kế hoạch), trong đó, đưa khoảng 120 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài”.

* https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=62 1 &ItemID=18864ở https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18§64* https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=62 | &ItemID=18864

> Xem thêm Báo cáo số 1668/BC-UBVĐXHI4 ngày 18/10/2018 của Uy ban về cácvan đề Xã hội về kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đưa ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (giai đoạn 2010 - 2017), tình

hình người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (giai đoạn 2013 - 2017).

Trang 21

Tuyên sinh giáo dục nghề nghiệp các cấp ước thực hiện cả năm khoảng 2,21

triệu người (đạt 100,5% kế hoạch)” Theo ước tính, năm 2018 có khoảng

30,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (sau đây viết tat là BHXH)”.

*Một số vấn dé can quan tâm:

(1) Tỷ lệ lao động qua đào tạo mặc dù dự kiến đạt chỉ tiêu đề ra nhưng còn ở mức thấp”; phương pháp đào tạo chuyển biến chậm, chưa gắn kết với

thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp; đặc biệt, đào tạo nghề nông thôn

chưa thực sự mang lại hiệu quả tạo sinh kế ôn định va lâu dai dé giup thoat

nghèo bền vững.

(2) Năng suất lao động năm 2018 tăng thấp hơn năm 2017” Tính ổn định trong công việc của người lao động thấp, ngoại trừ khu vực Đông Nam

° Trong đó: (1) tuyén sinh trình độ cao dang và trung cấp là 545 nghìn người, đạt100,9% kế hoạch, (2) sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.665

nghìn người, đạt 100,3% kế hoạch; (3) Hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 800 nghìn lao động

nông thôn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, đạt 100% kế hoạch (trong đó có

khoảng 19.800 người khuyết tật).

7 Theo báo cáo của BHXH Việt Nam.

Š Ty lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nên kinh tế

ước thực hiện năm 20 18 là 58,6%, cao hơn cận dưới kê hoạch là 0,6% và thâp hơn cận trênkê hoạch là 1,4% (Kê hoạch 58 - 60%).

? Theo Báo cáo số 470/BC-CP va 471/BC-CP ngày 12/10/2018 của Chính phủ vềđánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 - 2020 và tình hìnhKT-XH năm 2018, dự kiến năm 2019: Năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2016 tăng5,3% (84,5 triệu đồng/lao động); năm 2017 tăng 6% (93,2 triệu đồng/lao động); ước tính

năm 2018 tăng 5,5% (102,3 triệu đồng/lao động).

'° Số doanh nghiệp ngừng kinh doanh, hoạt động, giải thể so với số doanh nghiệp

đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động chiếm tỷ lệ cao (9 tháng đầu năm 2018).

Khu vực Đồng bằng sông Hong là 86,9%; Trung du va Miền núi phía Bắc là 75,6%; Bac

Trung Bộ và duyên hải miên Trung là 78,7%; Tây Nguyên là 76,3%; Đông Nam Bộ là

56,2% và Đồng bằng Sông Cửu Long là 70,04%.

Bình quân số lao động trong 01 doanh nghiệp (tính trên số doanh nghiệp đăng kýthành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2018) theo khu vực tương ứng là: Đồng băng sông

Trang 22

(3) Mặc dù có 96.611 doanh nghiệp được dang ký, thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2018, nhưng có đến 50.050 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thê (tăng 62,3% so với cùng kỳ năm 2017) và 11.536 doanh nghiệp hoàn tat thủ tục giải thé (tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2017) đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm ' ".

(4) Số người hưởng BHXH một lần có xu hướng giảm nhưng vẫn ở

mức cao (đến tháng 8/2018 đã có 540.194 người hưởng), ảnh hưởng lớn đến nỗ lực mở rộng độ bao phủ và mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội bền vững cho

người lao động ”.

b) Một số đánh giá về kết quả thực hiện và van dé cần quan tâm trong tình hình kinh tế - xã hội giữa kỳ giai đoạn 2016 - 2020

* Kết quả đạt được:

(1) Cơ bản dự báo các chỉ tiêu Quốc hội giao đều bảo đảm đạt và vượt kế hoạch theo Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát

triển KT - XH 5 năm 2016 - 2020.

(2) Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt kết quả

tích cực, có xu hướng giảm nhanh dần: Năm 2016: 41,9%; năm 2017: 40,2%

Hồng là 8,9 lao động/doanh nghiệp; Trung du và Miền núi phía Bắc là 15,6 lao động/doanh

nghiệp; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 10,06 lao động/doanh nghiệp; Tây

Nguyên là 6,8 lao động/doanh nghiệp; Đông Nam Bộ là 6,2 lao động/doanh nghiệp va

Đồng bằng Sông Cửu Long là 13,7 lao động/doanh nghiệp.

'' Theo Báo cáo số 470/BC-CP và 471/BC-CP ngày 12/10/2018 của Chính phủ về

đánh giá giữa kỳ thực hiện kê hoạch phát triên KT - XH 5 năm 2016 - 2020 va tình hìnhKT-XH năm 2018, dự kiên năm 2019

! Theo số liệu của BHXH Việt Nam, số người hưởng chế độ BHXH một lần so vớisố người hưởng lương hưu tăng thêm hăng năm như sau: Năm 2017 gấp 4,6 lần(544.373/119.424); năm 2016 gấp 5,13 lần (619.716/120.870); năm 2015 gấp 4,38 lần(629.131/143.644); năm 2014 gấp 5,23 lần (605.783/115.902), năm 2013 gấp 5,9 lần

(635.657/107.856).

Trang 23

và ước hết năm 2018 dat 38,2% (Chi tiêu Quốc hội giao khoảng 40%)”.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 2016 đến nay đều giảm và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao: Năm 2016: 3,23%; năm 2017: 3,18% và ước thực hiện

năm 2018: 3,14% 'Ý.

Năng suất lao động đã được cải thiện và đạt cao hơn mức chỉ tiêu Quốc

hội giao: Năm 2016 tăng 5,3%; năm 2017 tăng 6% và ước năm 2018 tăng

5,5% 'Ÿ.

Tỷ lệ lao động qua dao tạo tăng hằng năm”: Năm 2016 đạt 53%; năm 2017 đạt 56% và ước năm 2018 đạt khoảng 58,6%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 23 - 23,5% `”.

* Các ván dé can quan tâm:

(1) Tình hình đăng ký sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp mới

thành lập từ năm 2015 đến nay đã thé hiện rõ rệt xu hướng giảm quy mô sử

dụng lao động; cụ thê tương ứng với các năm 2015, 2016 và 2017 là

1.471.920 người, 1.267.964 người và 1.161.321 người Nếu chỉ so sánh cùng

kỳ 9 tháng đầu năm từ năm 2016 cho đến nay cho thấy năm 2016, trung bình

1 doanh nghiệp mới thành lập có 11,40 lao động (81.451 doanh nghiệp với số lao động dang ký là 928.700 nguoi), thì năm 2017 là 9,43 (93.967 doanh!3 Báo cáo s61666/BC-UBVDXH14 ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban về cácvẫn đề Xã hội về Tham gia thâm tra các Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện

nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018 và giữa kỳ giai đoạn 2016 - 2020; dự kiến kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm2018 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách

_ Báo cáo sốl666/BC-UBVĐXHI4 ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban về các

Trang 24

nghiệp với 886.453 người) và năm 2018 là 8,48 (96.611 doanh nghiệp, số lao động đăng ky sử dụng 819.742 người)'Š

(2) Mặc dù trong giai đoạn 2016 - 2018, tỷ trọng lao động chuyền dịch

mạnh từ ngành có giá trị gia tăng thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao,

năng suất lao động bình quân tăng đều và cao hơn mục tiêu kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), song việc tăng năng suất lao động van còn thiếu thực chất”; chất lượng nguồn nhân lực là van đề lớn đòi hỏi sự nỗ lực hơn nhiều mới có thé đáp ứng với thị trường và sức cạnh tranh của nên kinh tế”

(6) Mức độ bao phủ BHXH hiện nay (ước cuối năm 2018 đạt tỷ lệ 30,5%) vẫn còn phải tiếp tục phan đấu dé đạt mục tiêu mức bao phủ 35% lực lượng lao động trong độ tuổi vào năm 2021, theo Nghị quyết 28-NQ/TW”.

1.2.2 Boi cảnh kinh tế - xã hội và việc sửa doi Bộ luật lao động năm

Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập ngày càng sâu

rộng với quốc tế, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, làm

ăn, kinh doanh tại Việt Nam ngày càng lớn Do vậy, nhu câu sử dụng lao động

cũng ngày càng tăng và pháp luật nói chung và pháp luật về lao động nói

riêng cũng cần phải có thay đồi, bố sung dé đáp ứng trước những thay đổi của

'Ở Công thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tình hình đăng ký doanh

nghiệp tháng 9 và 9 tháng đâu năm 2018.

'? Năng suất lao động tăng chủ yếu do tăng cường độ vốn: Tốc độ gia tăng thâmdụng vốn từ 5,9% năm 2016 lên 6,3% năm 2017 Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủyếu hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị; tỷ lệ nội địa hóa ở mức thấp, việc ápdụng công nghệ hiện đại vào sản xuất còn hạn chế

? Theo kết qua Bao cáo năng lực cạnh tranh (Global Competitiveness Report 2017 -2018) của 137 nền kinh tế vừa được công bó, Việt Nam xêp thứ 55/137 (tang 05 bậc), tuy

nhiên, trong đó, đặc biệt nhắn mạnh những tôn tại về giáo dục đào tạo bậc cao vẫn ở vị tríthấp (xếp thứ 84/137) và cho thấy năng lực của người lao động khi tham gia các hoạt động

nghề nghiệp van còn hạn chế.

*I Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải

cách chính sách BHXH.

Trang 25

điều kiện kinh tế - xã hội.

Bộ luật Lao động dù tiến bộ nhưng một số điều luật vẫn chưa theo kip sự phát triển rất nhanh chong và mạnh mẽ cua thị trường lao động, yêu cầu nâng cao năng suất lao động, yêu cầu cải tiến quản trị nhân lực doanh nghiệp trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghệ lần thứ 4 Qua thực tiễn thi hành, nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn cần phải được sửa đôi hoàn thiện, đồng thời bổ sung những quy định mới nhằm tạo khung pháp lý thông thoáng hơn, linh hoạt hơn về lao động dé tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh

cho các doanh nghiệp Việt Nam và tạo thị trường lao động đồng bộ, lành mạnh.

Do vậy, Bộ luật Lao động cần được sửa đôi, bỗ sung dé đảm bảo thực thi hiệu quả trong thực tế áp dụng và tạo môi trường pháp lý linh hoạt hơn cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong đó, việc giải quyết những

nội tại các vấn đề khó khăn, vướng mắc của Việt Nam phải được đặt lên ưu

tiên hàng dau Việc sẵn sang tháo gỡ các khó khăn, rào cản cho cộng đồng doanh nghiệp, người lao động sẽ tạo động lực, thúc đây phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phúc lợi

và chất lượng cuộc sống cho người dân nói chung và người lao động nói

Ngoài ra, việc Việt Nam đã ký kết, tham gia, phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong thời gian gần đây như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thì những thách thức trong lĩnh vực lao động là rất lớn, mặc dù về cơ bản, Hiệp định CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn

riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động được nêu

trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động mà tất cả các nước thành viên CPTPP đều có nghĩa vụ tôn

trọng, thúc đây và thực thi với tư cách thành viên ILO Đối với những nội dung liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, xóa bỏ phân

Trang 26

biệt đối xử trong lao động, về cơ bản, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã phù hop với các tiêu chuan của ILO và cam kết của Hiệp định Thách thức quan trọng nhất trong lĩnh vực lao động liên quan đến yêu cầu về việc sửa đổi luật

pháp, chính sách về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh

nghiệp và sự quản lý của Nhà nước dé đảm bảo các hoạt động của tô chức này hoạt động đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của ILO, đồng thời giữ vững 6n định chính trị - xã hội (theo đúng tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

Qua nghiên cứu, rà soát, đánh gia thì một sỐ quy định của Bộ luật Lao

động 2012 còn chưa tương thích với tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, chủ yếu tập trung vào Công ước số 87 năm 1948 của ILO về tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tô chức năm 1948 và Công ước số 98 năm 1949 của ILO về quyền

tô chức và thương lượng tập thể Do vậy, Bộ luật Lao động 2012 cần được

kịp thời sửa đổi, bố sung dé bảo đảm sự tương thích nội dung các điều luật với tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc phê chuẩn

và thực hiện Hiệp định EVFFTA, CPTPP.

Việc sửa đôi Bộ luật lao động 2012 còn dé đáp ứng các yêu cầu thể

chế hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Trang 27

Chương 2

THUC TIEN THỰC HIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012

2.1 Thực tiễn quy định về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao

động năm 2012

2.1.1 Quy định hiện hành về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động năm 2012

Bộ luật Lao động năm 2012 dành riêng Chương III để quy định về Hợp đồng lao động (Từ Điều 15 đến Điều 58) Cu thé, tại Mục 1 của chương này có 15 điều quy định những vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng lao động, như: Hợp đồng lao động: hình thức hợp đồng lao động: nguyên tắc giao

kết hợp đồng lao động: (từ Điều 15 đến Điều 29) Mục 2 gồm 5 điều quy định về việc thực hiện hợp đồng lao động, như: Thực hiện công việc theo hợp

đồng lao động: chuyên NLD làm công việc khác so với hợp đồng lao động: các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: (từ Điều 30 đến Điều 34) Mục 3 gồm 15 điều quy định vé van đề sửa đối, bổ sung, cham dứt

hợp đồng lao động, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NLD) (từ Điều 35 đến Điều 49) Mục 4 gồm3 điều (từ điều 50 đến điều 52) quy định về ho đồng lao động vô hiệu, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao

động vô hiệu và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu Mục 5 gồm 6 điều (từ Điều

53 đến Điều 58) quy định về vấn đề cho thuê lại lao động, hợp đồng cho thuê

lại lao động, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động,

quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động, quyền và nghĩa vụ của NLĐ

thuê lại

Chương này có một sô nội dung mới như sau:

- Thêm một mục gôm 6 Điêu có nội dung hoàn toàn mới vé cho thuê

Trang 28

lại lao động, trong đó quy định những van dé cơ bản, chủ yêu về hình thức sử

dụng lao động mới.

- Bồ sung nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động trên tinh thần tự do,

tự nguyện, bình đăng, thiện chí, trung thực và hợp tác nhưng không được trái

pháp luật, thỏa ước lao động tập thé (nếu có) và đạo đức xã hội.

- Bồ sung quy định “trước khi nhận NLD vào làm việc” thì NLD va

NSDLD phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

- Bồ sung nội dung về nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan trực tiếp

đến việc giao kết HDLD khi có yêu cầu của một trong hai bên trước khi giao kết HĐLĐ.

- Bồ sung những hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực

hiện HDLD hoặc yêu cầu NLD phải nộp một khoản tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HDLD.

- Về loại HĐLĐ, Bộ luật lao động năm 2012 cơ bản vẫn giữ như quy định của Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Bộ luật lao động số 35/2002/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 74/2006/QHII và Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Bộ luật lao động số 84/2007/QH11, tuy nhiên đối với hai loại

HDLD là HĐLĐ xác định thời hạn và Hop đồng theo mùa vụ hoặc theo một

công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, thì trong trường hợp đã hết

hạn mà NLD vẫn tiếp tục làm việc, hai bên phải ký kết HDLD mới Nếu không ký kết HDLD mới thì loại HDLD xác định thời hạn mà hai bên đã giao két tro thanh HDLD không xác định thời hạn; còn loại HDLD theo mùa vu hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng trở thành loại HĐLĐ xácđịnh thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

- Bồ sung quy định mới về Phụ luc HDLD dé hai bên có thé dùng phụ

lục hợp dong dé giao kêt những nội dung mới so với nội dung đã có.

Trang 29

- Nâng mức lương thử việc của NLD trong thời gian thử việc, ít nhất

phải băng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó so với mức 75% được

quy định tại Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đôi, bô sung một số điều của Bộ luật lao động SỐ 35/2002/QH10, Luật sửa đôi, bô sung một số điều của Bộ luật lao động sỐ 74/2006/QHII và Luật sửa đôi, bô sung một số điều của Bộ luật lao động số 84/2007/QH11.

- B6 sung quy định mới về hình thức làm việc không trọn thời gian nhằm đảm bảo các chế độ lao động đối với NLĐ khi thỏa thuận với NSDLĐ

lựa chọn hình thức làm việc này.

- Về các trường hợp chap dứt HDLD, Bộ luật lao động năm 2012 đã

bồ sung một số nội dung quan trọng về các trường hợp cham dứt HDLD, như: NLD bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân su; NLD chết

Tuy nhiên, đối với trường hợp hết hạn HDLD của NLD là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn thì được gia hạn HDLD đến hết nhiệm kỳ.

- Bồ sung trường hợp NLD được quyền đơn phương chấm dứt HDLD

khi người đó bi “quấy rối tinh dục”.

- Bổ sung mức tiền mà NSDLĐ phải bồi thường cho NLD trong

trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lai NLD khi đơn phương cham dứt

hop đồng trái pháp luật mà NLD cũng đồng ý không muốn trở lại nơi làm

việc cũ, thì ngoài khoản tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y té trong những ngày NLD không được làm việc cộng với ít nhất 02 thang tiền lương theo HDLD và tiền trợ cấp thôi việc cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa

tháng tiền lương nêu NLĐ đã làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, NSDLD phải bồi thường thêm cho NLD một khoản tiền ít nhất phải bang 02 tháng tiền lương theo HDLD của NLD dé chấm dứt HDLD.

- Bồ sung điêu mới về việc phải lập phương án sử dụng lao động cua

Trang 30

NSDLD trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế, sáp

nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà việc này có nguy cơ làm nhiêu NLD mat việc làm, thôi việc.

- Bồ sung nhóm quy định mới gồm 3 điều quy định về HDLD vô hiệu,

trong đó quy định các trường hợp được coi là HDLD vô hiệu toàn bộ, vô hiệu

từng phan.

2.1.2 Thực tiên thực hiện các quy định về hợp đồng lao động trong

Bộ luật Lao động năm 2012

2.1.2.I Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về hợp đông lao động

Tứ nhất, vai trò, ý nghĩa của HDLD ngày càng được khang định Nó

là cơ sở pháp lý quan trong dé bảo đảm quyền lợi cho NLD, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và là một công cụ pháp lý hữu hiệu để Nhà nước quản

lý, điều chỉnh quan hệ lao động Kết quả thực tế thực hiện cho thấy đa số các

doanh nghiệp, NLĐ đã thấy được vai trò và thực sự quan tâm đến giao kết HĐLĐ, số lao động đã giao kết HDLD hiện nay trong các doanh nghiệp đạt khoảng 96,6%, trong đó công ty nhà nước đạt 99,2%, doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài đạt khoảng 96,2%, doanh nghiệp khác đạt khoảng 93,9%;

tỷ lệ ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn khoảng 36,6%, xác định thời han

từ 12 tháng đến 36 tháng khoảng 46,8%, còn lại là HDLD mùa vụ chiếm khoảng 16,6%.

Thứ hai, các quy định pháp luật về giao kết, thực hiện và chấm dứt

HĐLĐ đã tương đối rõ ràng nên báo cáo của các địa phương cho thấy thực

tiễn giao kết HDLD và thực hiện quy định pháp luật về HĐLĐ trên dia bàn khá tốt Đa số doanh nghiệp và NLĐ đã thực hiện đúng các quy định về thử ? Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật

lao động 2012.

Trang 31

VIỆC, giao kết theo đúng loại HĐLĐ, thực hiện đúng các quy định về cham dứt

HĐLĐ và chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Thứ ba, các quy định về HDLD vô hiệu đã phát huy tác dụng làm cơ sở cho Tòa án nhân dân, Thanh tra lao động giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan đến HDLD Nhiều vụ việc giao kết HDLD sai loại, ký kết không đúng thâm quyền, công việc đã giao kết theo HDLD làm cho NLD phải thực hiện bảo đảm bằng tiền, bằng tài sản hoặc NSDLĐ giữ bản chính giấy tờ tùy thân đã được phát hiện, tuyên bố vô hiệu và hướng dẫn các bên giao kết lại HDLD dé bao bảo vệ quyền và lợi ích chính dang của NLD.

2.1.2.2 Những hạn chế trong việc thực hiện các quy định về hợp đồng lao động

Tứ nhất, việc giao kết sai loại hợp đồng còn diễn ra phổ biến, gây ảnh hưởng đến quyên lợi của NLD: Ký hợp đồng dịch vụ thay cho HDLD dé trốn đóng bảo hiểm xã hội; ký hợp đồng thầu nhân công/cung ứng nhân công thay cho hợp đồng cho thuê lại lao động; giao kết HDLD bang lời nói hoặc

chỉ ký HDLD có thời hạn dưới 3 tháng dé làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên dé trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm; ký HDLD xác định thời hạn nhiều hơn 2 lần liên tiếp.

Tứ hai, nội dung giao kết HDLD còn sơ sài, còn thiếu nhiều nội dung

như: công việc phải làm, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp, an toàn vệ

sinh lao động và điều kiện làm việc nên khi có tranh chấp xảy ra khó có cơ sở

để giải quyết.

Thứ ba, yêu cầu về câm ký chuỗi HĐLĐ mặc dù là một quy định mang tính bảo vệ quyền làm việc lâu dài của NLĐ nhưng việc các doanh nghiệp "cố tình" trốn tránh nghĩa vụ ký HĐLĐ chuỗi như thực tế vừa qua đã gây khó khăn cho một lực lượng lao động lớn tuôi (trên 35 tuổi) và lao động

nước ngoài làm việc lâu dai tại Việt Nam.

Trang 32

Theo báo cáo của các địa phương thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thâm dụng lao động trên địa bàn đã thực hiện chấm dứt HDLD với NLD làm việc lâu năm cho doanh nghiệp Việc thực hiện cham dứt HDLD với những NLD này tuy là đúng pháp luật (rơi vào trường hợp HDLD hết hạn) nhưng đã day những NLD - thường có tuổi cao - rơi vào cảnh thất nghiệp và rất khó khăn tìm kiếm việc làm mới với độ tuổi đó Điều này ảnh hưởng mạnh đến quyền làm việc NLĐ, gây bức xúc cho dư luận, thách thức đôi với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

Đối với lao động nước ngoài, theo quy định của Bộ luật Lao động thì HĐLĐ phải phù hợp với nội dung của giấy phép lao động, trong khi giấy

phép lao động chỉ có thời hạn tối đa là 2 năm Như vậy, trên thực tế NLD là

người nước ngoài chi được ký 2 lần HDLD xác định thời hạn ””, và không thể

ký HĐLĐ không xác định thời hạn, bởi vì lúc đó giấy phép sẽ có nội dung không đúng với nội dung của HĐLĐ đã ký Trường hợp muốn tiếp tục làm

việc tại Việt Nam thì đối tượng này phải tiến hành xuất cảnh khỏi Việt Nam,

sau đó nhập cảnh lại vào Việt Nam Việc này tạo ra dư luận cho răng đây là

quy định hạn chế quyền làm việc của lao động là người nước ngoài tại Việt Nam, đặt NLĐ nước ngoài và chủ thể sử dụng lao động nước ngoài vào một

tính huống khó khăn, đặc biệt khi họ làm việc lâu dai tại Việt Nam.

Thứ tw, vẫn còn xảy ra tình trạng NLD cung cấp thông tin không trung

thực khi giao kết HDLD, lừa dối doanh nghiệp bằng việc cung cấp văn bang, chứng chi giả mạo dé tìm kiếm việc làm.

Thứ năm, về thử việc: Tình trạng NSDLD thực hiện thử việc kéo dai, tiền lương thử việc không đảm bảo quy định pháp luật còn diễn ra nhiều.

_ Quốc hội (2012), Bộ luật lao động: Theo quy định tại Khoản 2 Diéu 22 thì hợp

dong lao động xác định thời han chỉ được ky 2 lan, nêu ký lan thứ ba phải chuyên sanghợp dong lao động không xác định thời han.

Trang 33

Thr sáu, quy định khi cham dứt HDLD tại khoản 4 Điều 36 phải đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện là: đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định nảy sinh vướng mắc, bất cập trong

thực tiễn.

Tứ bảy, tình trạng doanh nghiệp chưa được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng vẫn hoạt động cho thuê lại lao động xảy ra nhiều, do

vậy quyên lợi của NLD không được đảm bảo.

Thr tam, sự không công bang trong pháp luật về trách nhiệm chi trả

trợ cấp thôi việc đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng hưu trí và người gần đủ điều kiện hưởng hưu trí nhưng thực hiện đơn phương chấm dứt HDLD đang làm phát sinh hiện tượng "nghỉ hưu non" hàng loạt trên thực tế làm ảnh hưởng

tới sản xuất kinh doanh và phát sinh chi phí chi tra trợ cấp thôi việc cho doanh

Điều 36, Điều 48 của Bộ luật Lao động quy định NLD đủ điều kiện

hưởng hưu trí thì rơi vào trường hợp "đương nhiên chấm dứt HĐLĐ" và NSDLD không phải chi trả trợ cấp thôi việc Còn người gần đến tuổi nghỉ hưu, gần đủ điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà thực hiện quyền đơn

phương cham dứt HDLD theo Điều 37 thì NSDLD phải chi trả trợ cấp thôi việc; sau khi cham dứt HDLD, NLD sẽ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc bảo hiểm xã hội bắt buộc ở một doanh nghiệp khác một thời gian ngắn

thì họ sẽ đủ điều kiện hưởng hưu trí.

2.2 Thực tiễn quy định về tiền lương của Bộ luật Lao động năm

2.2.1 Quy định hiện hành về tiền lương của Bộ luật Lao động năm

Tiền lương là van dé quan trọng, dưới góc độ luật lao động, tiền lương

được hiểu là số tiền mà NSDLD phải trả cho NLD căn cứ vào năng suất lao

Trang 34

động, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định

theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trong quan hệ lao động hoặc theo quy định của pháp luật” Bộ luật lao động năm 2012 dành một chương riêng (chương VI) với 14 điều (từ Điều 90 đến Điều 103) để quy định về van dé tiền lương Trong đó, cụ thé các nội dung về khái niệm tiền lương (Điều 90); mức lương tối thiểu (Điều 91); hội đồng tiền lương quốc gia (Điều 92); việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động (Điều 93); hình thức

trả lương (Điều 94); kỳ hạn trả lương (Điều 95); nguyên tắc trả lương (Điều

96); tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (Điều 97); tiền lương ngừng việc (Điều 98); trả lương thông qua người cai thầu (Điều 99); tạm ứng tiền lương (Điều 100); khấu trừ tiền lương (Điều 101); chế độ phụ cấp, trợ

cấp, nâng bậc, nâng lương (Điều 102) và tiền thưởng (Điều 103) Như vậy, về

cơ bản các quy định về tiền lương trong Bộ luật lao động đã được xác định tương đối đầy đủ, minh bạch.

Chương nay có một số nội dung mới như sau:

- Về co cau tiền lương, Bộ luật lao động năm 2012 quy định: Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác Việc trả lương phải được thực hiện một cách bình

đăng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.

- Bồ sung việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia, trong đó có sự tham gia của tổ chức đại diện NSDLD ở trung ương, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ dé nghiên cứu, khuyên nghị Chính phủ trong việc điều chỉnh, công

bố mức lương tối thiểu.

- Bồ sung quy định trong trường hợp NSDLD thay đổi hình thức trả lương thì phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

- Về tiền lương làm thêm giờ trong trường hợp người lao động làm *® Trường Dai học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Tr 353.

Trang 35

thêm giờ vào ban đêm, thì ngoài mức lương được trả vào ngày thường, ngày

nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, làm việc vào ban đêm như quy định của Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa

đôi, bô sung một số điều của Bộ luật lao động sé 35/2002/QHI0, Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Bộ luật lao động số 74/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Bộ luật lao động số 84/2007/QH11, Bộ luật Lao động sửa đổi còn quy định NLĐ khi làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc được trả lương theo quy định đối với các trường hợp làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

- Quy định cụ thê về thời gian tạm ứng tiền lương trong trường hợp

NLD tạm thời nghỉ việc đề thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuân trở lên.

2.2.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về tiền lương trong Bộ luật

Lao động năm 2012

2.2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về tiễn lương

Thứ nhất, Bộ luật Lao động đã xác định được nguyên tắc cơ bản của

việc trả lương cho NLĐ theo nguyên tắc thị trường: tiền lương là khoản tiền mà NSDLD trả cho NLD dé thực hiện công việc theo thỏa thuận giữa hai bên,

căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc; các chế độ phụ cấp,

trợ cấp, nâng bậc, nâng lương, tiền thưởng được thỏa thuận trong HDLD hoặc

các quy chế của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành

cũng đã xác lập những quy định nhăm bảo vệ tiền lương của NLD thông qua các quy định về: bao đảm trả lương bình dang, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau; tiền lương ngừng việc; tiền lương

làm việc vào ban đêm; tiền lương làm thêm giờ; nguyên tắc, kỳ hạn, hình thức trả lương; khẩu trừ tiền lương, tạm ứng tiền lương.

Trang 36

Thứ hai, Bộ luật Lao động năm 2012 đã b6 sung một quy định mới

mang tính chất thương lượng 3 bên về tiền lương là Hội đồng tiền lương quốc

gia (trong đó có sự tham gia của tổ chức đại điện NSDLĐ ở trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) là cơ quan tư vấn cho Chính phủ để nghiên cứu, khuyến nghị Chính phủ trong việc điều chỉnh, công bố mức lương tối thiêu nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của NLD trong điều kiện diễn biến giá cả phức tạp của kinh tế thị trường, giúp cho NLĐ có khả năng phục hồi sức

lao động nhăm bảo vệ NLĐ Đây là quy định được Tổ chức lao động quốc tế

đánh giá là tiến bộ Thực tiễn thực hiện quy định này cũng cho thấy việc van hành cơ chế thương lượng, thỏa thuận về tiền lương tối thiểu tại Hội đồng tiền lương quốc gia là phù hợp với thị trường lao động Việt Nam.

Tứ ba, tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước từng bước củng

có, hoàn thiện hơn, doanh nghiệp nhà nước được giao quyên tự chủ hơn trong

quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với NLĐ và người quản lý

doanh nghiệp; có sự phân công rõ ràng trách nhiệm của doanh nghiệp, kiểm

soát viên, chủ sở hữu và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc theo dõi,

giám sát, kiểm tra chế độ tiền lương và tiền thưởng của doanh nghiệp; bổ

sung các quy định về công khai, minh bạch về tiền lương, tiền thưởng của

NLD và người quan lý doanh nghiệp; tiền lương gắn với năng suất lao động

và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từng bước được đôi mới theo nguyên tắc thị trường và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp trong

xác định tiền lương và trả lương cho NLD.

2.2.2.2 Những hạn chế trong việc thực hiện các quy định về tién lương

Thứ nhất, định nghĩa về kết cấu tiền lương theo Điều 90 của Bộ luật Lao động và hướng dan tại các văn bản dưới luật” về mức lương theo công °° Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, Thông tw số

23/2016/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 47/2016/TT-23/2016/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 59/2017/TT-BLĐTBXH.

Trang 37

việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bé sung khác đã làm các doanh nghiệp, NLĐ và cơ quan lúng túng trong việc áp dụng suốt thời gian vừa qua Và dường như trên thực tiễn đang có cách hiểu về tiền lương khác xa so với tinh thần của điều luật trong Bộ luật Lao động.

Mặc dù đoạn đầu khoản 1 của Điều 90 đã hướng dẫn tiền lương là

khoản tiền mà NSDLD trả cho NLD dé thực hiện công việc, nghĩa là tất cả

các khoản tiền mà NLĐ nhận được từ việc thực hiện công việc; nó như là tong thu nhập của NLD Tuy nhiên trên thực tế, khi nói đến khái niệm về tiền

lương thì doanh nghiệp và NLĐ đang hiểu và áp dụng theo hướng đó không

phải là thu nhập của NLĐ mà chỉ là một phần thu nhập, tiền lương theo công việc trong thang lương, bảng lương (cao hơn lương tối thiểu vùng nhưng ít

hơn so với thu nhập) Điều này phản ánh khá rõ qua báo cáo của các địa

phương cho thấy đa số doanh nghiệp đang tôn tại 03 loại lương: /ương tham gia bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ chính sách; lương để quyết toán

thuế, lương thực chỉ cho NLD.

Hon thé nữa, tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội cho NLD luôn "loanh quanh" cao hơn không đáng kể với tiền lương tối thiểu do Chính phủ

quy định Sở di có hiện tượng này vi sự "cố tình" lách luật của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí lao động Và phan nào đó là do các văn bản hướng dẫn chỉ tiết về tiền lương đã chia nhỏ tiền lương (hoặc thu nhập) của NLD thành 3 khoản: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương (chia 2 loại: phụ cấp lương "đầu vào", phụ cấp lương "đầu ra") và các khoản bồ sung khác

(chia 2 loại: khoản b6 sung "xác định", khoản bổ sung "không xác định").

Cùng với đó là cách tính tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội: chỉ bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương "đầu vào", khoản bố sung "xác

Điêu này gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản

Trang 38

lý, kiêm tra chính sách tiên lương đôi với các doanh nghiệp và ảnh hưởngmạnh đên mục đích, chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, đặc biệt là vềchê độ hưu trí của bảo hiêm xã hội (do nên tiên lương đóng thâp nên lương

hưu hưởng thấp).

Tứ hai, sô lượng doanh nghiệp thực hiện việc xây dựng va gửi thang lương, bảng lương cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương còn rất thấp so với số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Báo cáo cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gửi thang lương, bảng lương cho cơ quan quản lý nhà nước: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30%, doanh nghiệp tư nhân khoảng 10%” Việc xây dựng, sửa đổi, bố sung thang bảng lương: quy

chế trả lương, trả thưởng, nâng lương, nâng bậc lương đối với NLD còn chậm, nhiều doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương hoặc có xây

dựng thang bảng lương gửi cơ quan quản lý lao động địa phương nhưng

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như thang bảng lương đã xây

dựng Nhiều doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương thành nhiều bậc, tách

tiền lương thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản bổ sung khác dé trốn đóng bảo hiểm xã hội Một số doanh nghiệp quy định tiêu chuẩn nâng

lương, điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng và cách thưởng hàng

tháng, quý, năm rất phức tạp, gây khó khăn cho NLD va tập thé lao động thụ

hưởng, theo dõi và giảm sát thực hiện.

Thứ ba, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định mức lương tối thiểu

phải “đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ” Tuy nhiên

theo đánh giá của nhiều chuyên gia cho thấy mức lương tối thiểu vùng hiện

mới chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu sống tối thiêu của NLD.

Thực tiễn thực hiện quy định này cho thấy việc quy định như Bộ luật

*7 Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật

lao động 2012.

Trang 39

Lao động 2012 là rat khó khả thi trên thực tiễn vi: (1) “Nhu cau sống tối thiểu

của NLĐ” là rất khó định lượng (gồm những nhu cầu gì, đối tượng lao động khác nhau thì cũng có nhu cầu khác nhau) và “gia đình họ” bao gồm những thành viên nào?; (2) Việc phải “đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLD và gia đình ho” là rất khó thực hiện, ngay ké cả với các quốc gia có điều kiện

phát triển hơn Việt Nam.

Thứ tư, trong giai đoạn thương lượng tập thê về tiền lương chưa đạt

hiệu quả mong muốn, Bộ luật Lao động điều chỉnh việc trả lương của doanh

nghiệp bang 2 công cụ: (1) tiền lương tối thiểu và (2) hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở nguyên tắc do Chính phủ

quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP, có tham khảo ý kiến công đoàn cơ SỞ.

Tuy nhiên trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp xây dựng hệ thống

thang lương, bảng lương lại dựa vào mức lương tối thiêu dé làm cơ sở cho các bậc lương trong thang lương Do đó mỗi lần mức lương tối thiểu được Chính phủ điều chỉnh tăng thì các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng

lương được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu đó cũng tăng theo Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy các doanh nghiệp đa phần xây dựng hệ thống

thang lương, bảng lương theo thâm niên, nghĩa là sự khác nhau giữa các bậclương được xác định theo cơ sở thâm niên công tác cua NLD tại doanh nghiệp Sau một khoảng thời gian nhất định (trung bình 1 đến 2 năm) NLD

được nâng I bậc lương Điều này khiến cho sau một thời gian làm việc nhất

định, có thé tay nghề, năng suất lao đông không tăng nhưng tiền lương NLD

được điều chỉnh tăng theo bậc lương Với khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương được quy định tối thiểu 5%, thì khi điều chỉnh mức lương bậc 1, mức lương ở các bậc sau sẽ gia tăng theo tỷ lệ Điều này khiến cho các doanh

nghiệp thâm dung lao động sử dung lao động có thâm niên sẽ chiu áp lực lớn về việc gia tăng quỹ tiền lương khi Chính phủ điều chỉnh tăng tiền lương tối

Trang 40

Thứ nam, cơ chế điều chỉnh tiền lương trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần nhà nước còn tỏ ra thiếu hiệu quả, chưa tạo động lực cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và chưa kiểm soát tốt chi phí lao động tại các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Cụ thể là: (1) Mức lương người quản lý của doanh nghiệp nhà nước quá cao trong khi hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp thấp là điều gây bức xúc cho dư luận như đã

từng xảy ra đối với Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước SCIC, Công ty cổ phần hàng không Jetstar, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin ; (2) Tiền lương của NLĐ trong doanh nghiệp nhà nước quy định chung gắn năng suất, lợi nhuận mà chưa phân biệt được lợi thế ngành nghề, quy mô doanh nghiệp dẫn đến tiền lương của NLD có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp

ở ngành nghé, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau”; (3) Việc quy định

thang bảng lương đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quan hệ tiền lương khu vực hành chính, trong khi NLD lại theo thang bảng lương do

doanh nghiệp xây dựng (dựa trên mức lương tối thiêu vùng) dẫn tới trong cùng một doanh nghiệp, tiền lương dé tính bảo hiểm xã hội, lương hưu của

NLD có thé cao hơn người quản lý.

Thứ sáu, về việc lay ý kiến tổ chức đại diện tập thé lao động khi xây dựng thang lương, bảng lương: Theo quy định, khi xây dựng hệ thống thang

lương, bảng lương, doanh nghiệp phải lấy ý kiến của đại diện tập thê NLĐ trong doanh nghiệp (là công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở ở

doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở) Tuy nhiên, thực tế hiện nay

” Vị dụ ở các tập đoàn, tổng công ty hoạt động sản xuất, chế biến công nghiệp,thương mai, dịch vụ thì lương của người lao động chỉ 9,5-11 triệu đồng/tháng, trong khingành viễn thông, quản lý bay khoảng 20-30 triệu đồng/tháng, ngành ngân hàng, tài chính19-21,5 triệu đồng/tháng Tương tự, người quản lý ở các công ty mẹ, tập đoàn hoạt độngtrong ngành sản xuất, chế biên chỉ 38-50 triệu, trong khi ngành viễn thông khoảng 57-80triệu, ngành ngân hàng 94-115 triệu đồng/tháng

Ngày đăng: 14/04/2024, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w