Đề tài tìm hiểu về những bước “phá rào” trong lĩnh vực công nghiệp thời kỳ trước đổi mới (1975 1986)

53 1 0
Đề tài tìm hiểu về những bước “phá rào” trong lĩnh vực công nghiệp thời kỳ trước đổi mới (1975 1986)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc biệt, công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ NHỮNG BƯỚC “PHÁ RÀO” TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

STTHọ và tênLHp HC

43 Nguyễn Thị Thu Hương K56A5 Thành viên

44 Nguyễn Thị Thu Hương K56A6 Thành viên

46 Nguyễn Thị Huyền K56A3 Thành viên

47 Trịnh Ngọc Khánh K56A3 Thành viên

48 Nguyễn Trọng Khôi K56A5 Thành viên

49 Phan Thị Khuyên K56A3 Thành viên

50 Mai Đoàn Hải Lam K56A4 Thành viên

51 Hoàng Văn Lâm K56A3 Thành viên

52 La Thị Lê K56EK1 Nhóm trưởng

53 Lại Thị Phương Linh K56Q2 Thành viên

54 Nguyễn Diệu Linh K56EK1 Thành viên

55 Nguyễn Thùy Linh K56A4 Thành viên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 4 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Lan Phương– giảng viên giảng dạy học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng hành và gắn bó với chúng em trong suốt học kì vừa qua Chúng em cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào và biết ơn khi được tiếp cận với bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua sự giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết của cô Nhờ vào phương pháp giảng dạy sáng tạo, linh động cùng giọng nói truyền cảm của cô đã giúp chúng em hiểu sâu – hiểu rõ – hiểu rộng về bộ môn Ngoài ra, phong cách làm việc chuyên nghiệp của cô cũng là điều chúng em vinh dự học hỏi được Tất cả những điều đó đều là yếu tố giúp chúng em nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức và liên hệ thực tế để hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó không thể không nhắc tới những đóng góp nhất định không nhỏ tới từ thành viên trong nhóm, cảm ơn các bạn tham gia đầy đủ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và hoàn thành bài thảo luận Mặc dù nhóm đã cố gắng để hoàn thành bài thảo luận trong phạm vi và khả năng của mình song kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót Rất mong được nhận sự đóng góp ý kiến từ phía giảng viên và thành viên trong lớp.

Nhóm 4 chúng em cam kết bài thảo luận được tạo nên từ sự tìm tòi, phân tích tài liệu kết hợp với toàn bộ sự hiểu biết, sáng tạo và nỗ lực của các thành viên nhóm 4.

NhRm 4 chúng em xin trân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4

A MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 5

4 Ý nghĩa của đề tài 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM SAU NĂM 1975 6

1 1 Ở miền Bắc 6

1 2 Ở miền Nam 7

CHƯƠNG 2: NHỮNG BƯỚC PHÁ RÀO TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1986) 8

2 1 Phá rào là gì? 8

2 2 Tại sao Đảng ta lại quyết định thực hiện các bước phá rào sau năm 1975? 9

2 3 Những bước phá rào trong lĩnh vực công nghiệp thời kỳ trước đổi mới (1975-1986) 10

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA 46

3 1 Mối quan hệ giữa ba bước “phá rào 46

3 2 Ý nghĩa của ba bước ‘’phá rào’’ 48

3 3 Bài học kinh nghiệm 49

C KẾT LUẬN 53

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau chiến thắng oanh liệt năm 1975, Việt Nam đã là một đất nước thống nhất trong hòa bình, hòa hợp Từ đây, nhân dân Việt Nam cùng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc trên thế giới

Giai đoạn này, đất nước ta đứng trước vô vàn những khó khăn: ngân khố kiệt quệ, tài nguyên khoáng sản bị thực dân Pháp vơ vét cạn kiệt, đói nghèo tràn lan, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và manh mún, sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào khai thác mỏ

Yêu cầu đặt ra phải đổi mới tư duy kinh tế, phát triển kinh tế để khắc phục hậu quả tàn phá sau chiến tranh và nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH tiến lên

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những bước phá rào trong lĩnh vực công nghiệp ở nước ta thời kỳ trước đổi mới (1975-1986), từ đó thấy được những thành tựu đầu tiên trong phát triển kinh tế sau khi giành độc lập và bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chung (Phương pháp thu thập và xử lý thông tin)

Vận dụng tổng hợp những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kế thừa khai thác những thành quả khoa học của các công trình được công bố; sử dụng phương pháp logic và lịch sử; phương pháp đặc trưng của chính trị học

4 Ý nghĩa của đề tài

Hiểu biết sâu rộng hơn về tình hình phát triển công nghiệp ở nước ta thời kỳ trước đổi mới

Làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu vấn đề, mở rộng hiểu biết về công cuộc đổi mới đất nước, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa

Trang 6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM SAU NĂM 1975

★ Tình hình chung cả nước:

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và bước vào kỷ nguyên hoà bình xây dựng, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn lịch sử mới, ngành Công nghiệp Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn cùng những nhiệm vụ nặng nề Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đất nước ta đã từng bước đạt được những thành tựu đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp

Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn sau khi đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế, thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và của thị trường tự do ở miền Nam sau chiến tranh đã phát biểu:

“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm ”

Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy lại muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam: chế độ quan liêu bao cấp Vì thế điều này đã dẫn tới một số các vấn đề kinh tế, đặc biệt là công nghiệp do sự không hòa hợp giữa miền Bắc và miền Nam

1.1 Ở miền Bắc

Sau 20 năm khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển, đến cuối năm 1975, đã hình thành một nền công nghiệp tự chủ với cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể Cơ

Trang 7

cấu công nghiệp đã phát triển hoàn chỉnh hơn, bao gồm các ngành công nghiệp nặng như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ…; công nghiệp hoá chất đã sản xuất được xút, phân bón, thuốc trừ sâu…; công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã sản xuất được vải mặc, thuốc lá, đường mật, rượu, bia, đồ hộp… Sản xuất công nghiệp bao gồm các lực lượng quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cả công nghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B

Nếu xét về phát triển giá trị sản lượng công nghiệp, năm 1955 = 1 lần thì năm 1975 = 16,2 lần, trong đó quốc doanh = 44,8 lần và tiểu thủ công nghiệp = 5,6 lần, nhóm A = 27,1 lần và nhóm B = 12,3 lần, công nghiệp trung ương = 76 lần và công nghiệp địa phương = 9,2 lần Tuy vậy, nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân Đặc biệt, công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng; trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó

Do đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, do sản xuất ách tắc, các cơ sở kinh tế và địa phương đã tìm những cách thức để giải quyết khó khăn và ách tắc của mình Nổi bật nhất là trường hợp khoán ở xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu - Côn Đảo năm 1979, khoán nông nghiệp ở Đoàn Xá (Đồ Sơn, Hải Phòng)

Đặc biệt, một số cố vấn Liên Xô đã đánh giá cao các cơ sở kinh tế phá rào nói trên Sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Liên Xô đã cử các chuyên gia kinh tế sang giúp Việt Nam

1.2 Ở miền Nam

Ở miền Nam, sự phong phú về hàng hóa đã sớm chuyển thành sự thiếu hụt Chúng ta biết rằng nguồn hàng công nghiệp phong phú của miền Nam chủ yếu là dựa vào nhập khẩu Mỗi năm, miền Nam nhập khẩu khoảng trên dưới một tỷ đô la, thông qua hệ thống viện trợ Mỹ Nguồn này chấm dứt đột ngột từ 30/04/1975 đã ảnh hưởng tới cả sản xuất lẫn tiêu dùng.

Tình hình phát triển công nghiệp, nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng Công nghiệp miền Nam được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ trước đó nên có những hạn chế: chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ từ 8

Trang 8

-10% tổng sản phẩm xã hội; phần lớn là các cơ sở công nghiệp nhỏ: 175 ngàn cơ sở với 1,4 triệu lao động và 800 triệu USD giá trị tài sản cố định, khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, còn lại là dưới 10 công nhân; công nghiệp nhẹ chiếm 90% giá trị sản lượng của toàn ngành, được tập trung vào các lĩnh vực như đồ uống, thực phẩm, thuốc lá, dệt may…

Ngay sau ngày giải phóng, nguồn điện chủ yếu cũng dựa vào xăng dầu để sản xuất ra điện, bây giờ cũng bắt đầu khó khăn Chỉ gần một năm sau giải phóng, miền Nam bắt đầu phải hạn chế điện theo giờ để ưu tiên cho sản xuất Một số nhà máy thiếu nhiều thứ nguyên vật liệu quan trọng Nhà máy đường thiếu đường thô (trước đây việc sản xuất đường của miền Nam chủ yếu cũng dựa vào đường thô nhập khẩu theo chương trình viện trợ Mỹ) Nhà máy thuốc lá thiếu sợi thuốc Nhà máy dệt thiếu sợi dệt, thuốc nhuộm Nhà máy in thiếu mực, giấy Các lò bánh mỳ thiếu bột mỳ, men nở Các cơ sở sản xuất bánh kẹo thiếu đường Các nhà máy làm đồ nhựa thiếu hạt nhựa Trong nhiều sự thiếu hụt, thì sự thiếu hụt phổ biến nhất là thiếu hụt phụ tùng thay thế Các nhà máy thiếu vòng bi Xe cộ thiếu săm lốp Ngay những chiếc xe Honda cũng bắt đầu khủng hoảng về xích cam, bạc đạn, pítông Trên các nẻo đường của miền Nam bắt đầu xuất hiện các tiệm sửa xe đề biển "phục hối bugie cũ", "làm lại xích cam, "doa xilanh"

Do những thiếu hụt lớn đó, hàng trăm xí nghiệp của miền Nam mà dự kiến sẽ là những đầu tàu đưa cả nước cất cánh trên con đường công nghiệp hóa, thì bản thân nó kêu cứu: Một số lớn đã đóng cửa, cho công nhân nghỉ việc hoặc đi làm ruộng rẫy kiếm ăn, số còn lại chỉ sản xuất cầm chừng.

CHƯƠNG 2: NHỮNG BƯỚC PHÁ RÀO TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP THỜIKỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1986)

2.1 Phá rào là gì?

Hàng rào là những thể chế, những nguyên tắc của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hình thành ở Liên Xô và sau đó được áp dụng tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)

Phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để mở đường cho công cuộc Đổi mới

Trang 9

2.2 Tại sao Đảng ta lại quyết định thực hiện các bước phá rào sau năm 1975? Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài, các ngành lệ thuộc hoàn toàn là cơ khí, hóa chất, dệt… Thiết bị nhập từ nhiều nguồn, trong đó của 13 nước tư bản (chiếm 41%) của Liên Xô và Đông Âu (chiếm 20%) và trong nước chế tạo (13%).

Sau thắng lợi năm 1975, Mỹ chấm dứt viện trợ cho miền Nam Việt Nam Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế nước ta, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp Về phía Trung Quốc, từ sau ngày giải phóng do nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế, nguồn này giảm mạnh và đến năm 1977 thì chấm dứt hoàn toàn.

Sự viện trợ của các nước XHCN khác cũng giảm sút về mặt hiện vật Từ năm 1978, Việt Nam tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế (khối SEV), phải chấp nhận mọi thiết chế kinh tế của khối đó, trong đó có thiết chế về giá.

Với một quốc gia vừa mới thoát khỏi chiến tranh, sự giảm sút và chấm dứt viện trợ từ các nước XHCN là một cú sốc lớn với nền kinh tế còn quá yếu ớt

Nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân Đặc biệt, công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng; trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó

Ở miền Nam có sự phát triển nhất định của công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng

Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12-1976 đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối phát triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới như sau: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng”

Trang 10

2.3 Những bước phá rào trong lĩnh vực công nghiệp thời kỳ trước đổi mới (1975-1986)

2.3.1 Bước đột phá thứ nhất

2.3.1.1 Những bước phá rào từ địa phương

Xí nghiệp Dệt Thành Công Thành phố Hồ Chí Minh

Xí nghiệp Dệt Thành Công Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc là một xí nghiệp dệt tư nhân tên là Tái Thành Kỹ nghệ, được chủ hiến cho Nhà nước sau ngày giải phóng miền Nam Từ đó, nó do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý Đây là một xí nghiệp dệt lớn, được trang bị hiện đại nhất nhì ở miền Nam trước năm 1975 Khi tiếp quản, thiết bị của xí nghiệp gồm 136 máy dệt thoi với gần 20 ngàn cọc sợi, 9 máy đan kim, 4 máy nhuộm cao áp, 4 máy nhuộm ớ nhiệt độ thường, 2 máy định hình Công suất khoảng 4 triệu mệt vải/năm Số lao động khoảng từ 400 đến 500 người Toàn bộ nguyên vật liệu (sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm), phụ tùng thay thế đều phải nhập từ thị trường tư bản Mặt hàng truyền thống là oxford, poly soir, sandcrep Sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường miền Nam và một phần vào thị trường Campuchia Mấy năm sau giải phóng, xí nghiệp vẫn còn hoạt động tương đối bình thường Nhưng từ năm 1978, xí nghiệp bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu đầu vào do đó giảm sút đầu ra Cũng như mọi xí nghiệp miền Nam khác, trước đây mọi nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, phụ tùng, máy móc của xí nghiệp đều phải nhập bằng ngoại tệ mạnh, mà trong quan hệ với thị trường thế giới lúc đó thì việc này không có gì khó khăn Từ năm 1978, do hàng loạt điều kiện trong nước và điều kiện quốc tế, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đi vào giai đoạn khủng hoảng thiếu hụt Nguồn nhập khẩu giảm sút Nguồn hàng nhập khẩu giảm thì đầu vào cho các ngành sản xuất cũng cạn kiệt Đến năm 1980, Nhà nước chỉ cung cấp cho nhà máy khoảng 40- 50% nguyên liệu so với kế hoạch, có thứ thì chỉ được 20% Do đó, đầu ra cũng giảm sút tương ứng Sản lượng từ 4,2 triệu mét năm 1979 xuống còn 2,5 triệu mét năm 1980 Sản xuất tê liệt, máy móc bị mạng nhện giăng đầy, 500 công nhân không có việc làm Theo quy định thì nghỉ việc cũng được hưởng 75% lương, nhưng xí nghiệp không đào đâu ra tiền để trả cho người không có việc Nhà máy đứng trước nguy cơ phải đóng cửa Công nhân và cán bộ của nhà máy đã nghĩ đến biện pháp tự cứu mình Nhưng muốn tự cứu thì trước hết phải có ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu

Sau ngày giải phóng, thành phố Sài Gòn có khoảng 4 triệu dân Một, hai năm sau đó, khoảng nửa triệu người được đưa đi vùng kinh tế mới Nhưng muốn tự cứu thì trước hết phải có ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu

Trang 11

Xí nghiệp Dệt Thành công xin vay Vietcombank Hồ Chí Minh 180 ngàn USD, với lãi suất 18% và 1,5% phụ phí/năm Với số tiền này, xí nghiệp dùng 120 ngàn đô la để nhập 40 tấn tơ, sợi, 60 ngàn USD để nhập phụ tùng, thuốc nhuộm Kế hoạch là sẽ sản xuất được 120 000 mét vải Oxford Xí nghiệp đem bán số vải này cho các đối tác kể trên Ngoại tệ thu được trước hết đề trả ngân hàng, còn lại để nuôi công nhân, cải tạo dây chuyền, tích lũy và nộp ngân sách

Với những kế hoạch được đặt ra sau đó, xí nghiệp dệt Thành Công đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc Kết thúc năm 1981, Dệt Thành Công từ chỗ không có đồng USD nào trong tay, đã có được một số vốn ngoại tệ tự có là 1,3 triệu USD Sang năm 1982, số vốn tự có tăng lên 2,5 triệu USD Đến năm 1985, sản lượng của nhà máy tăng so với các năm trước: 8,322 triệu mét, gấp đôi năm 1978, 3,3 lần năm 1980 Cán bộ công nhân viên có đủ việc làm, có thu nhập tương đối cao

Tại hội nghị Phước Long (04-1984), trong báo cáo về tình hình dệt may cả nước Tổng Giám đốc Bùi Văn Long đã chủ động giới thiệu về hoạt động xé rào của Thành Công như đơn vị đột phá mở đầu cho phong trào xé rào của Tổng Công ty với ba vấn đề: Thứ nhất, kế hoạch sản xuất phải căn cứ vào thực lực doanh nghiệp và tình hình thị trường Phải do doanh nghiệp tự đặt ra chứ không nên là chỉ tiêu cấp trên giao xuống một cách quan liêu; Thứ hai, khi doanh nghiệp phải tự lo nguyên liệu đầu vào thì doanh nghiệp có quyền tự bán sản phẩm theo giá thị trường, chứ không thể bán cho thương nghiệp theo giá quy đỉnh tháp hơn giá thành được; Thứ ba, là lương cán bộ công nhân Ta vẫn nói rằng xã hội chúng ta do người lao động làm chủ, nhưng cuộc sống của họ quá thiếu đói Nhà nước phải trả lương như thế nào để công nhân đủ khả năng tái tạo sức lao động tối thiểu, phải đủ lượng calo tiêu hao Lương phải tính theo sản phẩm Không cần tem phiếu nữa

Công ty lương thSc thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh còn có tên quen thuộc là Công ty bà Ba Thi Sau ngày giải phóng, thành phố Sài Gòn có khoảng 4 triệu dân Một, hai năm sau đó, khoảng nửa triệu người được đưa đi vùng kinh tế mới Nhưng không bao lâu sau đó thì phần lớn số dân này không quen với sản xuất nông nghiệp, lại trở về một cách bán hợp pháp Như vậy, xét riêng về số lượng gạo cần thiết để cung cấp cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà nước không có khả năng cung cấp Nếu xét về giá, Nhà nước quy định là giá bán cung cấp 5 hào/kg, trong khi đó giá thực tế trên thị trường ngày càng biến động, từ 1 đồng đến 1,5 đồng/kg gạo năm 1977 đã lên 2 đồng (1978), tới 5 đồng/kg (1979) Nếu tiếp tục bán giá 5

Trang 12

hào/kg thì Nhà nước không những không đủ lượng gạo để bán ra mà còn chịu lỗ tới mức không có ngân sách nào bù nổi Đồng thời, nếu bán cho dân theo giá đó, thì người thực tế ăn gạo chỉ được mua một phần, còn một phần rất lớn sẽ do tư thương vơ vét để bán ra ngoài

Vậy phải tìm cách nào để mua? Bà Ba đề xuất với Bí thư Thành ủy: "Đi về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu mua gạo trên thị trường, đem về phục vụ đồng bào Thành phố " Ý kiến này cũng đã xuất hiện trong đầu của nhiều cán bộ có trách nhiệm lúc đó Ý hợp tâm đầu, từ những ý tưởng đột phá cá nhân đã hình thành một ý kiến của tập thể

Đoàn xe của "Tổ thu mua lúa gạo" lên đường, xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Bà Ba Thi vốn quen biết hầu hết cán bộ lãnh đạo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Đổi hàng là thoát cơ chế giá chỉ đạo của Nhà nước Thành phố sẽ chuẩn bị một số hàng Ngay trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cũng có những nguồn cung cấp hàng: Có tỉnh thừa xi măng nhưng thiếu sợi Có tỉnh thừa sắt thép nhưng thiếu phân Bà Ba Thi liên lạc với các tỉnh để nắm các nguồn hàng dư thừa đó, đổi hàng khác cho họ, rồi lấy hàng đổi thóc cho nông dân Cơ chế mua Giai đoạn đầu, "Tổ thu mua lúa gạo" dùng tiền tạm ứng của ngân sách để mua lúa, rồi sử dụng ghe thuyền và xe vận tải chở thóc về Gạo được "Tổ thu mua lúa gạo" chở về Thành phố, chủ yếu nhằm cung cấp cho những người không thuộc diện được Nhà nước bán gạo theo giá cung cấp 5 hào/kg Số người này khoảng hơn 1 triệu Thành phố quy định: diện dân cư này được phân phối mỗi đầu người là 6 kg gạo/tháng theo giá đảm bảo kinh doanh

Như vậy tuy phạm vi hoạt động còn nhỏ bé, nhưng ý nghĩa của "Tổ thu mua lúa gạo" không chỉ ở chỗ mua được thóc của nông dân và cung cấp được gạo cho những người dân thành phố, mà còn mở ra một cơ chế quan hệ còn rất mới mẻ trong thời kỳ đó: Đó là mối quan hệ giữa cung và cầu trên cơ sở giá hợp lý, vừa có căn cứ kinh tế, vừa có căn cứ xã hội tức là trách nhiệm của Nhà nước với dân Chính đây là xuất phát điểm của cái gọi là "giá thỏa thuận" sau này

2.3.1.2 Hội nghị Trung ương 6 (8/1979) Mục tiêu của Đảng

Đứng trước những khó khăn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Hội nghị lần thứ 6, khóa IV (8/1979) nhằm tập trung bàn về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương để khắc phục tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng thiết yếu và thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển

Trang 13

Chủ trương HNTW 6

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) đã đề ra chủ trương “Xóa bỏ ngay những chính sách chế độ bất hợp lý, gây trở ngại cho sản xuất, khuyến thích việc phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển công nghiệp địa phương, mở rộng quyền chủ động hợp lý của các ngành, các địa phương và cơ sở (kể cả quốc doanh, tập thể, cá thể) trong sản xuất, kinh doanh nhằm làm cho sản xuất "bung ra" để có nhiều hàng hóa cho xã hội Kết hợp đúng đắn ba loại lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thế và lợi ích của người sản xuất” Đó là “bước đột phá đầu tiên”, rồi đến chủ trương dứt khoát xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, để đến Đại hội VI (tháng 12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức - cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách công tác, nhưng nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế…

Đảng ta đã nghiêm túc chỉ ra những sai lầm khuyết điểm, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế, khuyết điểm là do “những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” nó “bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng” (Văn kiện Đại hội VI) Và hàng loạt quan điểm mới được đề ra đã đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên, như quan điểm lấy “dân làm gốc”; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; chủ trương đổi mới chính sách kinh tế gắn với đổi mới chính sách xã hội, coi sự tác động qua lại giữa hai loại chính sách này là nhân tố cơ bản bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và phải lấy “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”…

Nội dung của bước phá rào

Bốn tháng sau khi có Thông báo của Bộ Chính trị, vào tháng 8 năm 1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể lần thứ 6 với nội dung đã được lựa chọn và chuẩn bị là bàn về sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương Báo cáo chính chuẩn bị là theo chủ đề này

Nhưng trong quá trình chuẩn bị Hội nghị, các địa phương đã phản ánh những ách tắc về cơ chế, không chỉ đối với sản xuất hàng tiu dùng, mà còn đối với mọi lĩnh vực khác, không chỉ với công nghiệp địa phương hay sản xuất hàng tiêu dùng, mà còn với cả nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, tiền tệ Điều bức bách số một không chỉ là chuyện công

Trang 14

nghiệp địa phương hay hàng tiêu dùng, mà là phải tháo gỡ những cơ chế đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế nói chung

Có thông tin của nhiều địa phương báo về, cho biết hàng rào cơ chế ở nhiều nơi đã bị vi phạm Giá thóc nghĩa vụ do Nhà nước quy định là 0,52 đồng, nhưng nhiều nơi ở đồng bằng Nam Bộ đã tự động mua bán với giá 1-1,5 đồng Một số xí nghiệp đã phải đóng cửa vì không sản xuất được Một số nơi công nhân phải tổ chức đi trồng trọt, chăn nuôi để nuôi sống mình, không nộp sản phẩm cho Nhà nước…

Cuộc đột phá này đã dẫn tới một bản Nghị quyết khác: Cùng với Nghị quyết Về sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, Hội nghị đã ra một bản Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách Nếu so với những mục tiêu mang nặng tính duy ý chí được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976, thì những tư tưởng của hai bản Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 là điểm đột phá không những về tư duy kinh tế mà cả về đường lối kinh tế, mở đầu cho một loạt biện pháp và chính sách của Nhà nước liên tiếp sau đó

Đi vào một số chủ trương cụ thể, Hội nghị đã thể hiện một loạt chuyển biến về quan điểm như sau:

1/Về chủ trương đối với các thành phần kinh tế, Hội nghị phê phán xu hướng tả khuynh trước đây, chỉ muốn sớm đưa cá thể vào hợp tác xã, đưa hợp tác xã lên quốc doanh, tưởng như cứ làm như thế là đã có chủ nghĩa xã hội Hội nghị xác định một cách nhìn mới về thành phần kinh tế Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ phải khẩn trương kiểm tra, rút kinh nghiệm, uốn nắn những lệch lạc, thực hiện đúng chủ trương của Đảng về năm thành phần kinh tế ở miền Nam để tập dụng mọi khả năng về lao động, kỹ thuật, quản lý nhằm phát triển sản xuất Trong các ngành công nghiệp, nhất là trong công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng thành phần kinh tế quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo, nhưng vẫn để cho một số tư sản dân tộc hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước Tận dụng các thành phần kinh tế: quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể (kể cả tư sản được kinh doanh hợp pháp)

Các ngành và các tỉnh miền Nam phải tích cực giáo dục, giúp đỡ và mạnh dạn giao việc cho công nhân, viên chức, trí thức vùng mới giải phóng, nghiêm cấm mọi thái độ thành kiến, phân biệt đối xử

2/ Về kết hợp kế hoạch với thị trường, Hội nghị thể hiện thái độ phê phán cách nghĩ và cách làm trước đây, muốn gò tất cả vào kế hoạch, coi thị trường là một cái gì bất hợp pháp, càng dẹp bỏ sớm càng tốt Hội nghị khẳng định:

Trang 15

Chấp nhận cho các cơ sở sản xuất được g thị trường trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng được liên doanh, liên kết với nhau để giải quyết những nhu cầu của sản xuất và đời sống

Đối với những hàng hóa và nguyên liệu không thuộc Trung ương thống nhất quản lý, thì "giữa các địa phương được trao đổi mua bán nới nhau và được quyền quyết định giá "

Các xí nghiệp dùng nguyên liệu nông sản được sản xuất trực tiếp quan hệ với nông trường hoặc hợp tác xã nông nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu, cung cấp vật tư theo hợp đồng kinh tế hai chiều Các xí nghiệp dùng nguyên liệu nhập, được cùng với ngoại thương trực tiếp quan hệ với thị trường nước ngoài trong việc nhập nguyên liệu

Những chủ trương này chính là tiền đề cho Quyết định 25-CP sau này (1981) và những cuộc phá rào, liên doanh liên kết rất sôi động của các cơ sở kinh tế trong những năm sau

3/ Về chính sách phân phối lưu thông

Hội nghị chủ trương một cơ chế phân phối lưu thông tự do hơn, phê phán cơ chế thu mua dựa trên những biện pháp hành chính, cưỡng bức như trong các năm trước

"Để nắm lương thực, không phải dùng hình thức hành chính, kiểm soát, bắt buộc như cách làm vừa qua ở một số nơi, mà phải có chính sách đúng về thuế, về ổn định nghĩa vụ và hợp đồng hai chiều đề giá cả, để vừa bảo đảm cho Nhà nước nắm được lương thực, vừa khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất và vui vẻ bán lương thực cho Nhà nước Phải tính toán lại giá thu mua lương thực, để thật sự bảo đảm cho nông dân làm lương thực được mức lãi cao hơn các ngành khác

Ngoài thuế (10% sản lượng) và mua theo giá hợp đồng hai chiều, Nhà nước dùng giá thỏa thuận đi đôi với động viên chính trị để mua phần lương thực hàng hóa còn lại Giá thỏa thuận là giá nông dân đồng ý bán và Nhà nước đồng ý mua, kế hoạch không hoàn toàn theo giá thị trường tự do, nhưng không nên quy định cứng nhắc bằng gấp đôi giá chỉ đạo

Về giá cả, Hội nghị quyết định giao cho Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ và các cơ quan hữu quan chuẩn bị tiến hành sửa đổi hệ thống giá:

"Sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác cho hợp lý để khuyến khích sản xuất và mở rộng nguồn thu mua của Nhà nước "

"Nghiên cứu điều chỉnh giá một số mặt hàng cần thiết nhằm phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống, xuất khẩu và tích luỹ, tiến tới chấm dứt sớm tình trạng bù lỗ không hợp lý "

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan