Giai đoạn này, đất nước ta đứng trước vô vàn những khó khăn: ngân khố kiệt quệ, tài nguyên khoáng sản bị thực dân Pháp vơ vét cạn kiệt, đói nghèo tràn lan, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậ
TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM SAU NĂM 1975
★Tình hình chung cả nước:
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và bước vào kỷ nguyên hoà bình xây dựng, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn lịch sử mới, ngành Công nghiệp Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn cùng những nhiệm vụ nặng nề Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đất nước ta đã từng bước đạt được những thành tựu đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp
Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn sau khi đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế, thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và của thị trường tự do ở miền Nam sau chiến tranh đã phát biểu:
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm ”
Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy lại muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam: chế độ quan liêu bao cấp Vì thế điều này đã dẫn tới một số các vấn đề kinh tế, đặc biệt là công nghiệp do sự không hòa hợp giữa miền Bắc và miền Nam
Sau 20 năm khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển, đến cuối năm 1975, đã hình thành một nền công nghiệp tự chủ với cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể Cơ
6 cấu công nghiệp đã phát triển hoàn chỉnh hơn, bao gồm các ngành công nghiệp nặng như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ…; công nghiệp hoá chất đã sản xuất được xút, phân bón, thuốc trừ sâu…; công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã sản xuất được vải mặc, thuốc lá, đường mật, rượu, bia, đồ hộp… Sản xuất công nghiệp bao gồm các lực lượng quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cả công nghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B
Nếu xét về phát triển giá trị sản lượng công nghiệp, năm 1955 = 1 lần thì năm 1975 16,2 lần, trong đó quốc doanh = 44,8 lần và tiểu thủ công nghiệp = 5,6 lần, nhóm A = 27,1 lần và nhóm B = 12,3 lần, công nghiệp trung ương = 76 lần và công nghiệp địa phương = 9,2 lần Tuy vậy, nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân Đặc biệt, công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng; trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó
Do đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, do sản xuất ách tắc, các cơ sở kinh tế và địa phương đã tìm những cách thức để giải quyết khó khăn và ách tắc của mình Nổi bật nhất là trường hợp khoán ở xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu - Côn Đảo năm 1979, khoán nông nghiệp ở Đoàn Xá (Đồ Sơn, Hải Phòng) Đặc biệt, một số cố vấn Liên Xô đã đánh giá cao các cơ sở kinh tế phá rào nói trên. Sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Liên Xô đã cử các chuyên gia kinh tế sang giúp Việt Nam
1.2 Ở miền Nam Ở miền Nam, sự phong phú về hàng hóa đã sớm chuyển thành sự thiếu hụt Chúng ta biết rằng nguồn hàng công nghiệp phong phú của miền Nam chủ yếu là dựa vào nhập khẩu. Mỗi năm, miền Nam nhập khẩu khoảng trên dưới một tỷ đô la, thông qua hệ thống viện trợ
Mỹ Nguồn này chấm dứt đột ngột từ 30/04/1975 đã ảnh hưởng tới cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Tình hình phát triển công nghiệp, nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng Công nghiệp miền Nam được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ trước đó nên có những hạn chế: chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ từ 8 -
10% tổng sản phẩm xã hội; phần lớn là các cơ sở công nghiệp nhỏ: 175 ngàn cơ sở với 1,4 triệu lao động và 800 triệu USD giá trị tài sản cố định, khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, còn lại là dưới 10 công nhân; công nghiệp nhẹ chiếm 90% giá trị sản lượng của toàn ngành, được tập trung vào các lĩnh vực như đồ uống, thực phẩm, thuốc lá, dệt may…
Ngay sau ngày giải phóng, nguồn điện chủ yếu cũng dựa vào xăng dầu để sản xuất ra điện, bây giờ cũng bắt đầu khó khăn Chỉ gần một năm sau giải phóng, miền Nam bắt đầu phải hạn chế điện theo giờ để ưu tiên cho sản xuất Một số nhà máy thiếu nhiều thứ nguyên vật liệu quan trọng Nhà máy đường thiếu đường thô (trước đây việc sản xuất đường của miền Nam chủ yếu cũng dựa vào đường thô nhập khẩu theo chương trình viện trợ Mỹ) Nhà máy thuốc lá thiếu sợi thuốc Nhà máy dệt thiếu sợi dệt, thuốc nhuộm Nhà máy in thiếu mực, giấy Các lò bánh mỳ thiếu bột mỳ, men nở Các cơ sở sản xuất bánh kẹo thiếu đường Các nhà máy làm đồ nhựa thiếu hạt nhựa Trong nhiều sự thiếu hụt, thì sự thiếu hụt phổ biến nhất là thiếu hụt phụ tùng thay thế Các nhà máy thiếu vòng bi Xe cộ thiếu săm lốp Ngay những chiếc xe Honda cũng bắt đầu khủng hoảng về xích cam, bạc đạn, pítông Trên các nẻo đường của miền Nam bắt đầu xuất hiện các tiệm sửa xe đề biển "phục hối bugie cũ", "làm lại xích cam, "doa xilanh"
Do những thiếu hụt lớn đó, hàng trăm xí nghiệp của miền Nam mà dự kiến sẽ là những đầu tàu đưa cả nước cất cánh trên con đường công nghiệp hóa, thì bản thân nó kêu cứu: Một số lớn đã đóng cửa, cho công nhân nghỉ việc hoặc đi làm ruộng rẫy kiếm ăn, số còn lại chỉ sản xuất cầm chừng.
NHỮNG BƯỚC PHÁ RÀO TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1986)
Hàng rào là những thể chế, những nguyên tắc của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hình thành ở Liên Xô và sau đó được áp dụng tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để mở đường cho công cuộc Đổi mới
2.2 Tại sao Đảng ta lại quyết định thực hiện các bước phá rào sau năm 1975? Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài, các ngành lệ thuộc hoàn toàn là cơ khí, hóa chất, dệt… Thiết bị nhập từ nhiều nguồn, trong đó của 13 nước tư bản (chiếm 41%) của Liên
Xô và Đông Âu (chiếm 20%) và trong nước chế tạo (13%).
Sau thắng lợi năm 1975, Mỹ chấm dứt viện trợ cho miền Nam Việt Nam Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế nước ta, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp Về phía Trung Quốc, từ sau ngày giải phóng do nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế, nguồn này giảm mạnh và đến năm 1977 thì chấm dứt hoàn toàn.
Sự viện trợ của các nước XHCN khác cũng giảm sút về mặt hiện vật Từ năm 1978, Việt Nam tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế (khối SEV), phải chấp nhận mọi thiết chế kinh tế của khối đó, trong đó có thiết chế về giá.
Với một quốc gia vừa mới thoát khỏi chiến tranh, sự giảm sút và chấm dứt viện trợ từ các nước XHCN là một cú sốc lớn với nền kinh tế còn quá yếu ớt
Nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân Đặc biệt, công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng; trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó Ở miền Nam có sự phát triển nhất định của công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng
Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12-1976 đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối phát triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới như sau: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng”
2.3 Những bước phá rào trong lĩnh vực công nghiệp thời kỳ trước đổi mới (1975- 1986)
2.3.1 Bước đột phá thứ nhất
2.3.1.1 Những bước phá rào từ địa phương
Xí nghiệp Dệt Thành Công Thành phố Hồ Chí Minh
Xí nghiệp Dệt Thành Công Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc là một xí nghiệp dệt tư nhân tên là Tái Thành Kỹ nghệ, được chủ hiến cho Nhà nước sau ngày giải phóng miền Nam Từ đó, nó do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý Đây là một xí nghiệp dệt lớn, được trang bị hiện đại nhất nhì ở miền Nam trước năm 1975 Khi tiếp quản, thiết bị của xí nghiệp gồm
136 máy dệt thoi với gần 20 ngàn cọc sợi, 9 máy đan kim, 4 máy nhuộm cao áp, 4 máy nhuộm ớ nhiệt độ thường, 2 máy định hình Công suất khoảng 4 triệu mệt vải/năm Số lao động khoảng từ 400 đến 500 người Toàn bộ nguyên vật liệu (sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm), phụ tùng thay thế đều phải nhập từ thị trường tư bản Mặt hàng truyền thống là oxford, poly soir, sandcrep Sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường miền Nam và một phần vào thị trường Campuchia Mấy năm sau giải phóng, xí nghiệp vẫn còn hoạt động tương đối bình thường Nhưng từ năm 1978, xí nghiệp bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu đầu vào do đó giảm sút đầu ra Cũng như mọi xí nghiệp miền Nam khác, trước đây mọi nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, phụ tùng, máy móc của xí nghiệp đều phải nhập bằng ngoại tệ mạnh, mà trong quan hệ với thị trường thế giới lúc đó thì việc này không có gì khó khăn Từ năm 1978, do hàng loạt điều kiện trong nước và điều kiện quốc tế, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đi vào giai đoạn khủng hoảng thiếu hụt Nguồn nhập khẩu giảm sút Nguồn hàng nhập khẩu giảm thì đầu vào cho các ngành sản xuất cũng cạn kiệt Đến năm 1980, Nhà nước chỉ cung cấp cho nhà máy khoảng 40- 50% nguyên liệu so với kế hoạch, có thứ thì chỉ được 20% Do đó, đầu ra cũng giảm sút tương ứng Sản lượng từ 4,2 triệu mét năm 1979 xuống còn 2,5 triệu mét năm 1980 Sản xuất tê liệt, máy móc bị mạng nhện giăng đầy, 500 công nhân không có việc làm Theo quy định thì nghỉ việc cũng được hưởng 75% lương, nhưng xí nghiệp không đào đâu ra tiền để trả cho người không có việc Nhà máy đứng trước nguy cơ phải đóng cửa Công nhân và cán bộ của nhà máy đã nghĩ đến biện pháp tự cứu mình. Nhưng muốn tự cứu thì trước hết phải có ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu
Sau ngày giải phóng, thành phố Sài Gòn có khoảng 4 triệu dân Một, hai năm sau đó, khoảng nửa triệu người được đưa đi vùng kinh tế mới Nhưng muốn tự cứu thì trước hết phải có ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu
10 thức tem phiếu Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác.
Cơ cấu nền kinh tế
Chú trọng chủ yếu là vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã xuất hiện nhưng chưa phát triển.
Phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - dịch vụ.
Tác động Nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng, không có cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ của khoa học kĩ thuật, triệt tiêu động lực kinh tế của người lao động, không kích thích được tính năng động, sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh.
Trong thời kỳ này, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch.
Nền kinh tế trở nên năng động và phát triển hơn, cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt tuân theo quy luật vốn có của thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; doanh nghiệp cũng như người lao động có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực, cũng như sự sáng tạo của bản thân.
1 Quá trình đổi mới tư duy kinh tế, tư duy lý luận của Đảng trong những năm qua vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới cũng như chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn, nhất là việc cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách, cộng với sự lúng túng, chậm trễ trong lý luận về kinh tế thị