1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HÀNG HÓA VÀ LIÊN HỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN SẢN XUẤT GẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

28 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT

-o0o

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI : HÀNG HÓA VÀ LIÊN HỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN SẢN XUẤT GẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NHÓM : 3

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2024

Trang 2

TÊN ĐỀ TÀI : HÀNG HÓA VÀ LIÊN HỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN SẢN XUẤT GẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Thu Trang 3 Võ Nguyễn Anh Hào 4 Nguyễn Thị Thúy Hiền 5 Mang Thị Lệ Hoa 6 Huỳnh Trường Hưng 7 Nguyễn Hoàng Hưng 8 Nguyễn Thị Ngọc Hương 9 Bùi Thái Gia Huy

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2024

Trang 3

3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận : hàng hóa và liên hệ đến sự phát triển của một hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam hiện nay do nhóm 3 nghiên cứ u và thực hiê ̣n

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài hàng hóa và liên hệ đến sự phát triển của một hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam hiện nay là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm

Trang 4

4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Trang - giảng viên môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với đề tài và tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài làm

Ngoài ra, tài liệu môn học và những thông tin trên internet cũng chính là nguồn tài liệu cung cấp thông tin cần thiết để chúng em hoàn thành đề tài

Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của chúng em về đề tài còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Mong cô xem và góp ý thêm cho chúng em để bài làm ngày càng hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1 : HÀNG HÓA 8 1.1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa : 8

1.1.1 Khái niệm hàng hóa Error! Bookmark not defined 1.1.2 Thuộc tính của hàng hóa Error! Bookmark not defined

1.1.2.1 Giá trị sử dụng 1.1.2.2 Giá trị hàng hóa

1.1.2.3 Đặc điểm thuộc tính giá trị hàng hóa

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa : 9

1.2.1 Lao động cụ thể 1.2.2 Lao động trừu tượng

1.2.3 Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng

1.3 Lượng giá trị & các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa : 12

1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

CHƯƠNG 2 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC SẢN XUẤT GẠO Ở VIỆT NAM

Trang 6

6

2.2 Thực trạng và nguyên nhân của việc sản xuất gạo ở Việt Nam : 15

2.2.1 Thực trạng của việc sản xuất gạo Error! Bookmark not defined

2.2.2 Nguyên nhân của việc sản xuất gạo 15

2.3 Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển : 20

2.3.1 Hoàn thiện thể chế Error! Bookmark not defined 2.3.2 Giải pháp về nguồn cung gạo Error! Bookmark not defined 2.3.3 Giải pháp về phái cầu Error! Bookmark not defined 2.3.4 Giải pháp về hỗ trợ xuất khẩu Error! Bookmark not defined

2.3.5 Giải pháp về phát triển năng lực khối tư nhân

PHẦN KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 7

7

LỜI MỞ ĐẦU

Hàng hóa đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, bất cứ hình thái xã hội nào cũng liên quan đến chủ đề hàng hóa Hàng hoá là một “tế bào kinh tế” của xã hội tư bản, sự ra đời của các bộ lạc và quá trình trao đổi các sản phẩm cho nhau để đảm bảo sự sinh tồn và nhu cầu cấp thiết đánh dấu sự ra đời của hàng hóa, do mỗi cá nhân không thể cùng lúc tạo ra nhiều sản phẩm cùng lúc vì thế quá trình trao đổi hàng hóa với nhau đã diễn ra Từ chủ nghĩa C.Mác, đến Mác và sau C.Mác đã có rất nhiều lý luận, đã ra đời nhằm nghiên cứu một thứ vật chất đặc biệt đó là “hàng hoá”

Phương pháp nghiên cứu là bàn luận và nhấn mạnh về những vấn đề lý luận thuộc học thuyết giá trị của C.Mác, trong đó có chú ý tới khía cạnh làm sâu sắc hơn quan điểm của C.Mác về sự phong phú của thế giới hàng hóa trong bối cảnh ngày nay Cung cấp những hệ thống về lý luận giá trị lao động của C.Mác thông qua các phàm trù cơ bản về hàng hóa, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa,

Mục tiêu nghiên cứu là góp phần hiểu rõ về hàng hóa và các yếu tố liên quan, hình thành tư duy và kỹ năng thực hiện hành vi kinh tế phù hợp với yêu cầu khác quan của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội nói chung Do đó đây là chủ đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với xã hội hiện nay

Trang 8

8

CHƯƠNG 1 : HÀNG HÓA 1.1 Khái niệm hàng hóa :

1.1.1 Khái niệm của hàng hóa :

Hàng hóa là sản phẩm thu được từ lao động và có thể thỏa mãn những nhu cầu của con người thông qua quá trình trao đổi – mua bán Hàng hóa có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất Khi sử dụng cho tiêu dùng cá nhân gọi là hàng tiêu dùng khi tiêu dùng cho sản phẩm gọi là tư liệu sản xuất Hàng hóa khi có những thuộc tính, chức năng đặc biệt thì được gọi là hàng hóa đặc biệt Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể hữu hình (hàng hóa thông thường) hoặc ở dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ) Đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải có những đặc điểm sau :

Hữu dụng đối với người sử dụng

Có giá trị kinh tế, tức là được chi phí bởi lao động

Có độ khan hiếm, sự hạn chế để sở hữu

1.1.2 Thuộc tính của hàng hóa :

Trên thực tế, bản chất của hàng hóa sẽ có sự thay đổ/i theo từng thời kỳ kinh tế - xã hội Tuy nhiên, mỗi một vật phẩm là hàng hóa thì đều sẽ có hai thuộc tính cơ bản : giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa

1.1.2.1 Giá trị sử dụng :

Khái niệm : Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu

nào đó của con người Vd : Cơm có giá trị sử dụng để ăn, quần áo có giá trị sử dụng là

để mặc; máy móc, nguyên vật liệu, dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất;

Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy định Điều này cũng có nghĩa đây là một phạm trù mang tính vĩnh viễn Karl Marx cho rằng chỉ có trong sử dụng hoặc tiêu dùng thì các giá trị của hàng

Trang 9

9

hóa chỉ phát huy công dụng giá trị của mình khi được con người sử dụng, tiêu dùng bất kể trong tình thái xã hội nào

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua cùng với khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người dần khám phá ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa Điều này đòi hỏi người sản xuất phải nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua

1.1.2.2 Giá trị hàng hóa :

Về mặt chất, giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy Về mặt lượng nó được đo bằng lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa Theo Karl Marx, giá trị trao đổi của hàng hóa đầu tiên biểu hiện thông qua một quan hệ số lượng, tỷ lệ nhất định về mặt số lượng giữa các hàng hóa để trao đổi giá trị sử dụng này với giá trị sử dụng khác

1.1.2.3 Đặc điểm của thuộc tính giá trị hàng hóa :

Giá trị ẩn chứa bên trong giá trị sử dụng của hàng hóa nên giá trị là phạm trù trừu tượng Giá trị chỉ được biểu hiện ra bên ngoài thông qua trao đổi, mua bán hay được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi Là biểu hiện mối quam hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và phạm trù lịch sử Và chỉ khi có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì mới có giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung và là cơ sở của trao đổi

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa :

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa C.Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng Cần lưu ý, ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động

Trang 10

10

của người sản xuất hàng hóa, nhưng lao động đó mang tính hai mặt : vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng

1.2.1 Lao động cụ thể :

Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng

Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội

Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy, lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào Cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi

1.2.2 Lao động trừu tượng :

Khái niệm : Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người

Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng nhất của con người, bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý, nhưng không phải sự hao phí sức lao dộng nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do nục đích của sản xuất là để trao đổi Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh

Trang 11

11

được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể trao đổi với nhau, tức lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa

Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hỏa có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược khi khối lượng của các vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào là việc riêng của mỗi người Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân Đồng thời, lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội

1.2.3 Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng :

Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là hai lao động khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau Đó là mâu thuẫn cơ bản của "sản xuất hàng hóa" Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ : Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội

Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận.Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã

Trang 12

12

hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khùng hoảng "sản xuất thừa"

1.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa :

1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa :

Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định Lượng lao động đã tiêu hao đó được đo bằng thời gian lao động

Mỗi loại hàng hóa có rất nhiều người cùng sản xuất nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động đều khác nhau nên thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa cũng khác nhau Đối với người có trình độ tay nghề cao thì thời gian lao động ít hơn so với người có trình độ tay nghề thấp Vì vậy, không thể đo lường giá trị hàng hóa bằng hao phí lao động cá biệt mà phải đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết hay hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội Hao phí lao động xã hội cần thiết là hao phí trung bình trong xã hội để sản xuất ra một sản phẩm Khi sản xuất ra một hàng hóa, hao phí lao động xã hội cần thiết thường trùng hợp với mức hao phí lao động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận sản phẩm trên thị trường Vì vậy, người nào đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nhất sẽ là người quyết định giá mua bán của sản phẩm

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa :

Một là, năng suất lao động

Khái niệm : Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian sản

Trang 13

13

xuất ra một sản phẩm Có hai loại năng suất lao động : năng suất lao động cá biệ và năng suất lao động xã hội Chỉ có năng suất lao động xã hội mới ảnh hưởng đến lượng giá trị Năng suất lao động có tác động tỷ lệ nghịch với giá trị của một hàng hóa Khi năng suất lao động tăng, thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít, lao động kết tinh trong một sản phẩm giảm xuống Ngược lại, khi năng suất lao động giảm, thì thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều Lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh

Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất lao động Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm :

 Trình độ khéo léo trung bình của người lao động

 Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ

 Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất  Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất  Các điều kiện tự nhiên

Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, C.Mác còn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

Khái niệm : Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của hoạt động lao động trong sản xuất Cường độ lao động tỷ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa được sản xuất trong một đơn vị thời gian Khi cường độ lao động tăng, số lượng hàng hóa tăng lên và hao phí lao động cũng tăng tương ứng Vậy nên hao phí lao động làm ra một sản phẩm không đổi nhưng tổng giá trị hàng hóa tăng lên

Trang 14

14

Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ, tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… Nếu giai quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều sản phẩm hơn

Hai là, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động

Trong đời sống xã hội có nhiều loại lao động khác nhau Căn cứ vào tính chất của lao động có thể chia các loại lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được

Lao động phức tạp là hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

Trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp tạo ra nhiều lượng giá trị hơn lao động giản đơn C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nhà quản trị và người lao động có thể xác định mức thù lao phù hợp với tính chất lao động trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế xã hội

Trong quá trình trao đổi mua bán, việc chuyển đổi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát có thể xảy ra thông qua các biện pháp như sáp nhập hoặc tái cơ cấu công việc, tối ưu hóa quy trình sản xuất hoặc dịch vụ bằng công nghệ, đào tạo nhân viên để họ có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn, hoặc áp dụng các phương thức tự động hóa để giảm bớt sự phức tạp trong quy trình lao động

Ngày đăng: 13/04/2024, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w