1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học vai trò lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực quốc phòng trong giai đoạn hiện nay

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng Trên Lĩnh Vực Quốc Phòng, An Ninh Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Hệ Thống Chính Trị Quản Lý Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười năm 1917 là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại đã dẫn đến sự ra đời một tổ quốc kiểu mới – Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, gắn liền với sự xuất hiện một nền quốc phòng kiểu mới – nền quốc phòng toàn dân do Đảng cộng sản lãnh đạo. V.I.Lênin là người đầu tiên xây dựng và phát triển học thuyết về quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN, trong đó nhấn mạnh Đảng Cộng sản phải trực tiếp lãnh đạo toàn diện sự nghiệp quốc phòng. Đây là một nguyên tắc chiến lược, liên quan trực tiếp đến sự hưng thịnh hay suy vong của quốc gia dân tộc và chế độ XHCN. Đối với Việt Nam, từ đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhất cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Đảng ta luôn khẳng định nhất quán những nguyên tắc chiến lược: Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng và Nhà nước, của toàn dân và toàn quân ta; Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang nhân dân. Trong thời kì mới, nghiên cứu dự báo những nguy cơ liên quan đến quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN, đáng chú ý là sự điều chỉnh chiến lược của các thế lực thù địch cho thấy “Diễn biến hòa bình” là vấn đề chủ yếu nổi lên trong chiến lược chống phá độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam, cũng không loại trừ khả năng chúng tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới đối với nước ta. Đồng thời những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, về tài nguyên và các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, nhất là khi các nước lớn có sự mặc cả và thỏa hiệp về lợi ích gây phương hại đến lợi ích của dân tộc Việt Nam. Do đó, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc XHCN của chúng ta trong thời kì mới cần tập trung đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đồng thời chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những yếu tố bất lợi có thể dẫn đến xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ và sẵn sàng đối phó thắng lợi với chiến tranh xâm lược kiểu mới của địch. Chính từ những phân tích trên đã thôi thúc tác giả nghiên cứu đề tài tiểu luận: “Vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay”.

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUẢN LÝ XÃ HỘI

Đề tài:

VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRÊN LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1NỘI DUNG 3

I Các quan niệm và nhìn nhận chung về quốc phòng, an ninh hiện nay ở nướcta 31.1 Khái niệm quốc phòng, an ninh 31.2 Tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh ViệtNam 4

II Sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, anninh 6III Nội dung cơ bản về vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác quốc phòng anninh trong giai đoạn hiện nay 7

IV Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, anninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay 124.1 Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 124.2 Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng -

an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ 13

V Một số định hướng cơ bản về tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh bảo

vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong thời kỳ mới 18

KẾT LUẬN ……… 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… ……….26

Trang 3

đó nhấn mạnh Đảng Cộng sản phải trực tiếp lãnh đạo toàn diện sự nghiệp quốcphòng Đây là một nguyên tắc chiến lược, liên quan trực tiếp đến sự hưng thịnhhay suy vong của quốc gia dân tộc và chế độ XHCN.

Đối với Việt Nam, từ đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhấtcùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Đảng ta luôn khẳng định nhất quánnhững nguyên tắc chiến lược: Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốcgia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng và Nhànước, của toàn dân và toàn quân ta; Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang nhân dân

Trong thời kì mới, nghiên cứu dự báo những nguy cơ liên quan đến quốcphòng bảo vệ Tổ quốc XHCN, đáng chú ý là sự điều chỉnh chiến lược của cácthế lực thù địch cho thấy “Diễn biến hòa bình” là vấn đề chủ yếu nổi lên trongchiến lược chống phá độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam, cũng không loạitrừ khả năng chúng tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới đối với nước ta.Đồng thời những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, về tài nguyên và các vấn đềliên quan đến lợi ích quốc gia dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp, tiềm

ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, nhất là khi các nướclớn có sự mặc cả và thỏa hiệp về lợi ích gây phương hại đến lợi ích của dân tộcViệt Nam Do đó, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc XHCN củachúng ta trong thời kì mới cần tập trung đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủđoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đồng thời chủ động phòngngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những yếu tố bất lợi có thể dẫn đến xung đột

Trang 4

vũ trang, chiến tranh cục bộ và sẵn sàng đối phó thắng lợi với chiến tranh xâmlược kiểu mới của địch Chính từ những phân tích trên đã thôi thúc tác giả

nghiên cứu đề tài tiểu luận: “Vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực quốc

phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay”

Trang 5

NỘI DUNG

I Các quan niệm và nhìn nhận chung về quốc phòng, an ninh hiện nay ở nước ta

1.1 Khái niệm quốc phòng, an ninh

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biếnnhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường Đối với nước ta, cácthế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta,chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà bình, nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủnghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cáchmạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa Các hành động xâm hại chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âmmưu và với các thủ đoạn hết sức tinh vi Điều đó đặt ra vai trò lãnh đạo củaĐảng trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh để bảo vệ tổ quốc là rất nặng nề

Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạtđộng đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học củaNhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cânđối, trong đó sức mạnh quân sự làm nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi,ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiếntranh xâm lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô Quốc phòng bao gồm các hoạtđộng của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt Kẻ thùxâm lược từ bên ngoài thường câu kết với các lực lượng phản động bên trong,

do đó quốc phòng phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệchế độ XHCN Tổ chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế

độ xã hội, vào truyền thống dân tộc, vào điều kiện khách quan, chủ quan cụ thể

An ninh được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp tùy từng trường hợp Theonghĩa rộng, an ninh bao gồm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội An ninhquốc gia được biểu hiện ở sự ổn định trong quan hệ chính trị giữa các giai cấp,khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp khác và

Trang 6

vị trí độc lập, tự chủ của chính quyền nhà nước đối với các Nhà nước khác trênthế giới An ninh quốc gia bao gồm sự ổn định của hai mặt, hai nội dung đốinội, đối ngoại và mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại; an ninh quốc gia phảnánh quan hệ chính trị trong phạm vi một nước và quan hệ chính trị quốc tế Bảo

vệ an ninh quốc gia là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ, bảo vệ cơ sở kinh tế và hệ thống chính trị của chế độ XHCN, bảo vệ quan

hệ đối nội và đối ngoại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam An ninh gắn bóchặt chẽ với quốc phòng

Hòa bình, ổn định, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, có đủ sức chốnglại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ địch, đủ sức đánh thắng mọi cuộcchiến tranh của các thế lực phản động gây ra với đất nước ta luôn là điều kiện,

là yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn dân, các lực lượng vũ trang Đây cũng là yêucầu trực tiếp, thường xuyên của Đảng trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh trongtình hình mới

1.2 Tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh Việt Nam

Cơ sở của việc tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổquốc, xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển phức tạp của tình hình thế giới vàdiễn biến mới của tình hình trong nước có liên quan đến quốc phòng và an ninhquốc gia

Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ làm cho CNXH hiện thựctạm thời lâm vào thoái trào, so sánh tương quan lực lượng hiện nay có lợi chochủ nghĩa Đế quốc Nhân cơ hội này, chủ nghĩa đế quốc càng điên cuồng chốngphá cách mạng thế giới Đế quốc Mỹ âm mưu thiết lập một trật tự "thế giới mộtcực” do Mỹ đứng đầu, khẳng định ưu thế tuyệt đối của Mỹ về quân sự, chính trị

và kinh tế, đe doạ độc lập chủ quyền các quốc gia Mỹ ngang nhiên can thiệpthô bạo vào công việc nội bộ các nước, kích động chủ nghĩa ly khai Lợi dụngtình hình xung đột tôn giáo, sắc tộc, dân tộc, chống khủng bố để can thiệp và

Trang 7

tiến hành chiến tranh ở nhiều nơi, tạo ra tiền lệ nguy hiểm đe doạ an ninh, hoàbình thế giới

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam với một vị trí địa - chính trị,quân sự, kinh tế quan trọng là điều kiện thuận lợi để chúng ta mở rộng quan hệvới các nước; tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi thủ đoạn chống phánước ta Với mục tiêu "chiến thắng không cần chiến tranh”, thực hiện "triệt để

kẻ thù cũ”, Mỹ và các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược "Diễn biến hoàbình”, bạo loạn lật đổ chống cách mạng nước ta bằng thủ đoạn thâm hiểm Vìvậy, Đảng ta xác định: "Diễn biến hoà bình” là một trong bốn nguy cơ lớn đốivới cách mạng nuớc ta

Ở Việt Nam, qua hơn 20 năm đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng cụ thể là: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ đất nước được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN;Bên cạnh đó vẫn còn có những biểu hiện, thách thức mà chúng ta phải giảiquyết Cụ thể như: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tưtưởng, đạo đức, lối sống, giảm sút ý chí chiến đấu, tham nhũng, quan liêu, mơ

hồ, mất cảnh giác Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân xảy ra ở nhiều địa phươnglàm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và ổn định xã hội, việc tranh chấp khiếukiện, mất đoàn kết nội bộ ở một số địa phương dễ bị kẻ thù lợi dụng; Bọn phảnđộng gây rối, chống Đảng và Nhà nước … đó là những nhân tố có thể gây khókhăn không nhỏ cho sự nghiệp ổn định và phát triển đất nước Mặt khác, sự pháttriển tư duy trong xác định đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân còn dođòi hỏi của chính thực trạng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòngtoàn dân của ta những năm qua đặt ra

Theo đánh giá của Đảng ta tại Đại hội IX, nhiệm vụ quốc phòng an ninhnhững năm qua đã đạt những ưu điểm, kết quả là: Tình hình chính trị - xã hội cơbản ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường Các lực lượng vũ trangnhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảođảm an ninh quốc gia Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và nền

Trang 8

an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lợi, biên giới, biển đảo đượcphát huy Tổ chức Quân đội và Công an được điều chỉnh theo yêu cầu mới.Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế và công tác đối ngoại

có sự phát triển tốt

Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới Sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội còn bộc lộ nhữngyếu kém và khuyết điểm cần khắc phục là: Nền quốc phòng toàn dân, thế trậnquốc phòng toàn dân, tuy được củng cố nhưng chưa toàn diện và chưa thật vữngchắc Chậm hình thành thống nhất chiến lược gắn quốc phòng - an ninh với pháttriển kinh tế - xã hội Khả năng, sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức cơđộng chưa cao

Qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây chúng ta có thể thấy:Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt NamXHCN là đòi hỏi khách quan trong công cuộc đổi mới

II Sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng,

an ninh

Ðối với nước ta, quốc phòng là công cuộc giữ nước của quốc gia độc lập

có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là hoạt động của cả nước, lấy lực lượng vũtrang làm nòng cốt nhằm giữ vững hòa bình, răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi cáchoạt động chống phá của kẻ thù, đồng thời sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâmlược dưới mọi hình thức, quy mô Vì thế, xây dựng và đấu tranh quốc phòngluôn thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa tính giai cấp - nhân dân - dân tộc;mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, hoàn cảnhmới; phong phú về nội dung, linh hoạt, sáng tạo về hình thức và phương pháp;tập trung, thống nhất về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Trong khi tình hình an ninh chính trị có những diễn biến phức tạp mới, thìtình hình tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chấtnghiêm trọng Xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như: rửa tiền, tội phạm lợi

Trang 9

dụng công nghệ cao, buôn bán phụ nữ, trẻ em Tệ nạn xã hội còn nghiêmtrọng, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm vẫn là mối lo lắng của toàn xã hội

Vị trí, vai trò nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của lĩnh vực quốc phòng cónguồn gốc từ mối quan hệ biện chứng giữa quốc phòng, an ninh đối ngoại vớicác lĩnh vực khác của đời sống xã hội; giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nếuquốc phòng được giữ vững và tăng cường, tất yếu sẽ góp phần quan trọng vàoviệc tạo lập, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định đất nước, phát triển kinh tế-

xã hội, chủ động hội nhập kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại tạo nền tảngvững chắc thực hiện khát vọng của nhân dân, sự lựa chọn đúng đắn của Ðảng ta

vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản của Ðảng, Nhà nước ta trong lãnhđạo, chỉ đạo, tổ chức, xây dựng nền quốc phòng của đất nước Xác định đúng vịtrí, vai trò quốc phòng phản ánh tầm nhìn chiến lược của Ðảng về sự cần thiếtphải tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng, đồng thời chỉ rõ mối quan hệkhông thể tách rời giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế

Văn kiện đại hội XI của Ðảng đã xác định một trong nhiệm vụ trọng yếu,thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và toàn dân là tăng cường quốc phòng, giữvững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Luận điểm ấy vừa nêu bật vị trínổi trội, vai trò, tầm quan trọng của quốc phòng, đồng thời khẳng định ý thứctrách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức phải đóng góptài năng và trí tuệ vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới

III Nội dung cơ bản về vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác quốc phòng an ninh trong giai đoạn hiện nay

Chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh là yêu cầu khách quan trong sựnghiệp đổi mới ở Việt Nam, đó là sự vận dụng trung thành và sâu sắc lý luậnChủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa xây dựngChủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành quả cách mạng Qua đó, khẳng định vai trò to

Trang 10

lớn của nền quốc phòng – an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốcViệt Nam Xã hội Chủ nghĩa Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của dân tộc taluôn gắn liền và tuân theo quy luật: Dựng nước đi đôi với giữ nước, Xây dựngđất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Trong công cuộc đổi mới cùng với nhiệm

vụ xây dựng đất nước theo con đường XHCN phải luôn luôn coi trọng nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vềxây dựng nền quốc phòng toàn dân luôn được Đảng ta quan tâm coi trọng Qua

20 năm đổi mới, tư duy bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đã có sự phát triển và đổimới mạnh mẽ Chúng ta ngày càng nhận thức sâu sắc, đẩy đủ và toàn diện hơn

về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình; về những yếu tố cấu thành vànhững chủ trương, biện pháp tạo nên sức mạnh quốc phòng của đất nước trongđiều kiện mới Chúng ta cũng ngày càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của anninh và đối ngoại, sự cần thiết kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh vàđối ngoại, giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại với xây dựng kinh tế Bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là đối phó với hành động vũ trang xâm lượccủa kẻ địch từ bên ngoài, mà còn phải đặc biệt chăm lo xây dựng và giữ vữngbên trong, đối phó với những thủ đoạn phi vũ trang của địch Sức mạnh bảo vệ

Tổ quốc không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà là sức mạnh tổnghợp của quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh kinh tế, chính trị làm cơ sở

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng, trong đó đổi mới

tư duy trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc XHCN làm cơ

sở đề ra quan điểm mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Do

đó, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN ở nước ta sau hơn 20 năm đã thu đượcnhững thành tựu to lớn: giữ vững ổn định về chính trị, ngăn chặn và đẩy lùinguy cơ chiến tranh, từng bước làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình", bạoloạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nền quốc phòng toàndân, thế trận quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, thế trận an ninhnhân dân ngày càng được củng cố vững chắc Những thành tựu đó dã tạo ra môitrường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH trong công cuộc đổi mới

Trang 11

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốcXHCN trong thời kì mới, trước hết và chủ yếu quyết định là giữ vững và tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, trong đó cần tậptrung thực hiện tốt những chủ trương, giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, tiếp tục bổ sung phát triển, cụ thể hóa đường lối và phương thức

lãnh đạo của Đảng, hệ thống luật pháp và chính sách của Nhà nước đối với sựnghiệp quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN Chủ động nghiên cứu bổ sung pháttriển hai chiến lược trọng yếu, mang tính tổng hợp và toàn diện nhất của đấtnước là Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, trên

cơ sở đó xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chiến lược cơ bản của quốc gia(Chiến lược quốc phòng, Chiến lược an ninh, Chiến lược ngoại giao và cácchiến lược chuyên ngành khác), các kế hoạch mang tính chiến lược của quốcgia (Kế hoạch phân vùng chiến lược về quốc phòng gắn với phân vùng chiếnlược về kinh tế-xã hội theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ xây dựng với bảo vệ;

Kế hoạch chiến lược về phòng thủ dân sự; Kế hoạch chiến lược tổng thể về xâydựng công trình quốc phòng từ thời bình gắn chặt với bổ sung, điều chỉnhPhương án phòng thủ chiến lược; Kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương…)

Tiếp tục đổi mới, bổ sung hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, điều hành đối vớilĩnh vực quốc phòng, nhất là khi xử trí các tình huống khẩn cấp về quốc phònghoặc chiến tranh theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí điều hànhtập trung thống nhất; Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban,ngành, đoàn thể chính trị-xã hội làm tham mưu và tổ chức thực hiện theo chứcnăng nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm và quyền làm chủ của nhân dân trong thựchiện nhiệm vụ quốc phòng Tích cực đổi mới, cụ thể hóa và thực hiện nghiêmtúc phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng thông qua hệthống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, lãnh đạo bộ máy chính quyền cáccấp quản lí điều hành công tác quốc phòng, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các

Trang 12

đoàn thể chính trị-xã hội để động viên và phát huy vai trò làm chủ của nhân dântrong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Hai là, xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị đối với sự

nghiệp quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN Cần thường xuyên chăm lo xâydựng hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức đảng và bộ máy chính quyền từTrung ương đến cơ sở thực sự trong sạch vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhândân, lãnh đạo và quản lí điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội có uy tín vàhiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và thúc đẩy tiến bộ xã hội.Luôn coi trọng hàng đầu việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng

và tổ chức, thực sự là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị và của toàn xãhội Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ

sở đảng, tổ chức đảng ở cơ quan cấp chiến dịch-chiến lược; tăng cường giáodục, quản lí rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và lốisống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộđảng viên, khắc phục nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.Tích cực đấu tranh làm trong sạch và lành mạnh hóa bộ máy chính quyền cáccấp, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, thựchiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ quản lí điều hành xã hội của Nhànước pháp quyền XHCN, khắc phục nguy cơ tha hóa biến chất do tệ quan liêu,nạn tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, sách nhiễu và xa dân của bộ máy chínhquyền Chăm lo củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, phát huy vai trò là cơ sở chính trịcủa Đảng và chính quyền nhân dân, động viên và tổ chức nhân dân tích cựctham gia xây dựng tiềm lực và sức mạnh quốc phòng, nhất là xây dựng “Thếtrận lòng dân” vững chắc

Ba là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

của Đảng đối với quân đội, bảo đảm thực sự trung thành và tin cậy về chính trị,làm nòng cốt trong quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Về bản chất, quốcphòng là công cuộc giữ nước của quốc gia dân tộc có độc lập chủ quyền, bằng

Trang 13

sức mạnh toàn diện của Nhà nước và của nhân dân, trong đó sức mạnh quân sự

là đặc trưng, quân đội là lực lượng nòng cốt

Bốn là, tích cực bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực

tổ chức thực hiện công tác quốc phòng của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành

và các địa phương, tập trung vào các vấn đề cơ bản và đang đặt ra cấp thiết là:

Tư duy mới về đối tượng và đối tác, về hợp tác và đấu tranh theo tinhthần: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, quan hệ hữu nghị vàhợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác Bất kể thế lực nào

có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vớiCNXH đều là đối tượng đấu tranh Chủ động giải quyết tốt các quan hệ giữa đốitượng và đối tác, giữa hợp tác và đấu tranh, không để sơ hở và thua thiệt tronghợp tác, không bị bất ngờ trước những âm mưu và hành động xâm hại lợi íchquốc gia

Tư duy mới về phương thức chiến lược quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, nhất

là kết hợp chặt chẽ Chiến lược quốc phòng với Chiến lược an ninh và Chiếnlược ngoại giao, dựa chắc trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, lấygiữ vững hòa bình và ổn định, xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt và pháttriển bền vững, “giữ cho trong ấm, ngoài êm”, chủ động giữ nước ngay từ thờibình, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh là phương thức tối ưu để bảo vệ

Tổ quốc, đúng với bản chất của quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ

Năm là, phát huy trách nhiệm và quyền làm chủ của nhân dân đối với xây

dựng nền quốc phòng toàn dân, đặc biệt coi trọng xây dựng “Thế trận lòng dân”vững chắc

Trong thời kì mới, trước những phát triển của tình hình và nhiệm vụ cầntăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sựnghiệp quốc phòng Đó là nhân tố chủ yếu quyết định trong cơ chế vận hànhcủa nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Có thực hiệntốt nguyên tắc chiến lược đó mới bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về chiếnlược trong mọi tình huống và phát triển bền vững

Trang 14

IV Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng,

an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay

4.1 Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - anninh phải được thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tếcủa quốc gia Mục tiêu và phương hướng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội nước

ta từ năm 2006 - 2010 là " Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàndiện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ; phát triển văn hoá ; thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội ; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đốingoại ; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ; giữ vững ổn định chínhtrị - xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển ; tạo nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại"(1)

Như vậy, trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã bao quáttoàn diện các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó nổi lên ba vấn đề lớn là : tăngtrưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh và mởrộng quan hệ đối ngoại nhằm giải quyết hài hoà hai nhiệm vụ chiến lược xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng,

an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong việc hoạchđịnh mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn vàthực hiện các giải pháp chiến lược

Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh sẽphát huy sức mạnh của từng lĩnh vực, kết hợp với nhau tạo thành sức mạnh tổnghợp, quy tụ mọi nguồn lực, lực lượng trong nước và quốc tế nhằm hoàn thànhthắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

(

Ngày đăng: 13/04/2024, 11:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w