MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG 7 - CHƯƠNG 8 – CHƯƠNG 9

33 0 0
MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG 7 - CHƯƠNG 8 – CHƯƠNG 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Công an nhân dân Cơ quan điều tra

Cơ quan tiến hành tố tụng Hội đồng xét xử

Khởi tố vụ án hình sự

Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021)

Quân đội nhân dân Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao Trách nhiệm hình sự Thông tư liên tịch Vụ án hình sự Viện kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện kiểm sát quân sự Trung ương

Trang 3

CHƯƠNG 7: TRUY TỐ 1

I.CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 1

1 VKS chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố 1

2 VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp đó thựchành quyền công tố và kiểm sát xét xử 1

3 Khi Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung thì VKS phải chuyển hồ sơ cho CQĐT để tiếnhành điều tra 1

6 VKS có thể truy tố những bị can mà CQĐT không đề nghị truy tố 2

7 Khi có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụán thì VKS phải ra quyết định phục hồi vụ án 2

8 Trong giai đoạn truy tố, khi phát hiện thiếu chứng cứ để chứng minh vụ án, VKSphải trả hồ sơ yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung 2

9 VKS chỉ quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng 3

1 Tòa án có thể tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật 6

2 Toà án chỉ được tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ sau khi đã yêu cầuVKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS không bổ sung được 7

3 TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu chỉ được xét xử sơ thẩm những VAHS về tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng 7

4 Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể không phải là tòa án nơitội phạm được thực hiện 7

Trang 4

chỉ vụ án 86 HĐXX sơ thẩm có thể quyết định bắt bị cáo để tạm giam ngay sau khi tuyên án 87 TAQS chỉ xét xử sơ thẩm những VAHS mà bị cáo là quân nhân tại ngũ hoặc làngười đang phục vụ trong quân đội 88 Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Toà án phải chuyển hồ sơ vụán cho Toà án có thẩm quyền tiến hành xét xử 99 Trong mọi trường hợp, khi xác định có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tronggiai đoạn truy tố, Tòa án phải quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 910.Tòa án chỉ có thể xét xử bị cáo về hành vi mà VKS đã truy tố 911.Khi cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Toà án phảitrả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung 1012.Trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với người TGTTkhác tại phiên toà 1013.TAND cấp huyện không có quyền kết án một bị cáo với mức hình phạt trên 1516.Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm VAHS chỉ gồm 3 hoặc 5 thành viên 1117.Trường hợp Thư ký Toà án không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không cóngười thay thế phải hoãn phiên tòa 1118.HĐXX phải hoãn phiên tòa khi người bào chữa chỉ định vắng mặt vì lý do bấtkhả kháng 1119.HĐXX sơ thẩm phải ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung khi phát hiện cóviệc bỏ lọt tội phạm 11

Trang 5

21.Tòa án cấp sơ thẩm có thể sửa chữa, bổ sung bản án do chính mình ban hành .12

22.Các vụ án liên quan đến bí mật Nhà nước không được xét xử trực tuyến 12

23.Việc xét xử trực tuyến VAHS phải được sự đồng ý của VKS có thẩm quyền 12

1 VKS không thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm 18

2 Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu người kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX phải ra quyết định đình chỉ vụ án 18

3 Nếu có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật thì Toà án cấp phúc thẩm luôn phải mở phiên tòa để xét xử 19

4 Khi sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị 19

5 Khi sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo, quyền hạn của HĐXX phúc thẩm không bị phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị 19

6 Chỉ có HĐXX phúc thẩm mới có quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm 19

7 Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét những phần bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật 20

8 Tòa án cấp phúc thẩm được quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác nặng hơn tội danh mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng 20

Trang 6

10 Hội đồng xét xử phúc thẩm VAHS không có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung 20

11 Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị không được làm xấu hơn tình trạng

của bị cáo trong mọi trường hợp 21

12 Khi bị cáo chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử phải hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án 21

13 Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm và vắng mặt người bào chữa thì HĐXX phúc thẩm phải hoãn phiên họp 21

14 HĐXX phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại khi xác định có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra và truy tố 21

15 HĐXX phúc thẩm hủy bán án sơ thẩm để xét xử lại khi phát hiện HĐXX sơ thẩm

Trang 7

CHƯƠNG 7: TRUY TỐ

I.CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1 VKS chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố.

- Căn cứ Điều 161, Điều 165 BLTTHS 2015.

- Ngoài giai đoạn truy tố thì VKS còn thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra VAHS

- Trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, các chủ thể như CQĐT và một số cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành các hoạt động thuộc nội dung quyền công tố Tuy nhiên, VKSND có vai trò chính thực hành quyền công tố trong các giai đoạn tố tụng này, thể hiện ở việc Viện kiểm sát có quyền chỉ đạo hoạt động của các cơ quan khác và có quyền quyết định cuối cùng, đồng thời chịu trách nhiệm trong việc đưa một người ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước Tòa án; trong giai đoạn truy tố, quyền công tố của VKSND được thể hiện đầy đủ và tập trung nhất do “toàn thể các hoạt động điều tra dù dài dòng và phức tạp đến mấy, nếu giai đoạn truy tố VKSND quyết định không đưa vụ án ra xét xử do không đủ căn cứ” thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội trong giai đoạn truy tố bị chấm dứt.

2 VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp đó thựchành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

- Nhận định sai.

- Căn cứ khoản 1 Điều 239 BLTTHS 2015 vì VKS cấp trên có thể ra quyết định phân công cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đối với vụ án VKS cấp trên đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và quyết định truy tố - Như vậy, không phải VKS cấp nào thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra thì

VKS cấp đó thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

3 Khi Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung thì VKS phải chuyển hồ sơ cho CQĐT để tiếnhành điều tra

- Nhận định sai.

- Căn cứ theo Điều 246 BLTTHS 2015 thì khi Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung thì VKS phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết Trong trường hợp quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.

- VKS chỉ chuyển hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra trong trường hợp viện kiểm sát không thể tự điều tra bổ sung được.

- Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khi Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung thì VKS phải chuyển hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra.

Trang 8

4 Khi cần thiết, VKS có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạntruy tố.

- Nhận định đúng

- Căn cứ khoản 3 Điều 236 BLTTHS 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện

kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố: “Trực tiếp tiến hànhmột số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết địnhviệc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiếtphải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.”

- Theo đó, VKS hoàn toàn có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn truy tố nếu việc đó là cần thiết.

5 Vụ án có thể được phục hồi sau khi VKS đã ra quyết định đình chỉ vụ án.

- Nhận định đúng.

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 249 BLTTHS 2015, khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Vậy vụ án có thể được phục hồi sau khi đã có quyết định đình chỉ khi thỏa các điều kiện: (i) có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, (ii) còn thời hiệu truy cứu TNHS.

6 VKS có thể truy tố những bị can mà CQĐT không đề nghị truy tố.

- Nhận định sai.

- Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2015, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP, trường hợp nhận thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án chưa được khởi tố bị can, tức là còn bị can mà CQĐT không đề nghị truy tố, thì Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ và yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung chứ không tự mình truy tố.

7 Khi có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụán thì VKS phải ra quyết định phục hồi vụ án.

- Nhận định sai.

- Theo khoản 1 Điều 249 BLTTHS 2015, trong trường hợp vụ án đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì khi có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, VKS cũng sẽ không được phép ra quyết định phục hồi vụ án Như vậy, việc VKS ra quyết định phục hồi vụ án sẽ phụ thuộc vào cả 2 điều kiện là việc vụ án đó còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án hay không.

8 Trong giai đoạn truy tố, khi phát hiện thiếu chứng cứ để chứng minh vụ án, VKSphải trả hồ sơ yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung

- Nhận định sai.

Trang 9

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2015 thì VKS sẽ ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung nếu còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được Tức trong giai đoạn truy tố mà VKS phát hiện thiếu chứng cứ để chứng minh vụ án, mà vấn đề cần chứng minh không thuộc phạm vi được quy định tại Điều 85 Bộ luật này, hoặc là vấn đề được quy định tại Điều 85 mà VKS có thể tự mình bổ sung được, thì VKS không cần ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung.

- Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 3 TTLT 02/2017, VKS không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ chứng minh thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được chứng cứ đó.

9 VKS chỉ quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng.

- Nhận định sai.

- Căn cứ điểm khoản 1 Điều 461 BLTTHS 2015, đối với quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn thì VKS có thể ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy

1 VKS nào có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B?

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 239 BLTTHS 2015 thì VKS cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS đó quyết định việc truy tố Vụ án này do cơ quan CSĐT Bộ công an khởi tố và điều tra, nên VKS thực hành quyền công tố và giám sát điều tra là VKSNDTC Do đó VKSNDTC cũng sẽ quyết định việc truy tố bị can A, B.

2 VKS nào có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa?

- Căn cứ đoạn thứ ba khoản 1 Điều 239 BLTTHS 2015, đối với vụ án do VKS cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp trên quyết định việc truy tố; chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, VKS cấp trên phải thông báo cho VKS cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án; ngay sau khi quyết định truy tố, VKS cấp trên ra quyết định phân công cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, VKS cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của BLTTHS - Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 268 BLTTHS, TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ

án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Trang 10

và Tòa án quân sự khu vực được quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có tội giết người (Điều 123 BLHS 2015) Vậy vụ án trên thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh.

- Vậy VKS cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án, tức VKS cấp tỉnh có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

3 Lệnh tạm giam bị can A, B của cơ quan CSĐT Bộ công an vẫn còn thời hạn VKScó thể tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam này không hay phải ra lệnh tạm giam mới?

- Trước hết, A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N, rơi vào trường hợp tại điểm a khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 Vì mức cao nhất của khung hình phạt tại Điều khoản này là tử hình, nên theo điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật này, đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Do đó theo khoản 1 Điều 240 BLTTHS 2015, thời hạn quyết định việc truy tố trong trường hợp này là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

- Theo điểm a, b khoản 2 Điều 18 TTLT 02/2018 quy định về phối hợp điều tra giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS, đối với việc Sử dụng lệnh tạm giam của CQĐT và quyết định gia hạn thời hạn tạm giam của VKS trong giai đoạn truy tố, có 2 trường hợp sau:

+ Nếu thời hạn tạm giam bị can A,B để điều tra của cơ quan CSĐT Bộ công an vẫn còn mà bằng hoặc dài hơn thời hạn 30 ngày theo khoản 1 Điều 240 BLTTHS đối với tội giết 04 người đang xem xét quyết định việc truy tố và xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can A,B trong giai đoạn truy tố thì VKS tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam hoặc quyết định gia hạn tạm giam đó mà không cần phải ra lệnh tạm giam mới.

Nếu thời hạn đó vẫn còn nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết thời hạn tạm giam ít nhất 05 ngày, VKS ra lệnh tạm giam mới, tuy nhiên thời hạn tạm giam mới không được vượt quá thời hạn là 30 ngày Sau khi ra lệnh tạm giam mới, VKS giao ngay lệnh tạm giam cho bị can, cơ sở giam giữ nơi bị can đang bị tạm giam.

4 VKS phát hiện A là người chưa thành niên nhưng CQĐT đã không chỉ định ngườibào chữa cho A trong giai đoạn điều tra VKS giải quyết như thế nào?

- Theo đoạn 1 Điều 74 BLTTHS 2015, người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Vì vậy trong giai đoạn điều tra người bào chữa phải được tham gia Trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho người dưới 18 tuổi nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa

+ Trường hợp 1: Nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của A đã mời người bào chữa thì VKS nhận bản kết luận điều tra và thực hiện thẩm quyền truy tố của mình.

+ Trường hợp 2: người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của A không mời người bào chữa thì lúc này Cơ quan Điều tra phải chỉ định người

Trang 11

bào chữa cho A Nếu CQĐT không chỉ định tức đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo điểm o khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án - Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 245, trường hợp này VKS sẽ trả hồ sơ vụ án, yêu

cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung Thời hạn điều tra bổ sung sẽ không quá 2 tháng theo khoản 2 Điều 176 BLTTHS.

5 Khi đang xem xét quyết định truy tố thì bị can B bỏ trốn VKS giải quyết thế nào?

- Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 247 BLTTHS 2015 quy định: “Khi bị can bỏ trốn màkhông biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố thì Việnkiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án.Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này”

- VKS sẽ ra quyết định yêu cầu CQĐT truy nã bị can B theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

- Sau khi đã yêu cầu CQĐT truy nã bị can B, VKS sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

6.Sau một thời gian bỏ trốn, B ra đầu thú, VKS giải quyết như thế nào?

- Sau khi bị can B bỏ trốn thì cơ quan tố tụng ra quyết định truy nã và tạm đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 247 BLTTHS 2015.

- Khi bị can B ra đầu thú, căn cứ khoản 1 Điều 249 BLTTHS 2015 nếu vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì VKS có thể ra quyết định phục hồi vụ án nếu cho rằng việc B đầu thú là có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án

Bài tập 2:

1 Thời hạn để điều tra bổ sung trong trường hợp này được pháp luật quy định là baolâu?

- Đây là trường hợp thuộc khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015, Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu VKS điều tra bổ sung nhưng VKS không thể tự điều tra bổ sung được, do đó, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

- Căn cứ khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015, nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

2 Giả sử kết quả điều tra bổ sung cho thấy A và B phạm tội cố ý gây thương tích thìVKS giải quyết như thế nào?

- Giả sử kết quả điều tra bổ sung cho thấy A và B phạm tội cố ý gây thương tích thì VKS giải quyết như sau:

+ Điều kiện: Căn cứ khoản 3 Điều 245 BLTTHS 2015, kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung Nếu kết quả điều tra bổ

Trang 12

sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế Ở đây, A và B bị VKSND tỉnh X truy tố về tội giết người nhưng kết quả điều tra bổ sung của CQĐT cho thấy A và B phạm tội cố ý gây thương tích nghĩa là kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước nên lúc này, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.

+ Sau khi có bản kết luận điều tra mới thay thế, căn cứ khoản 1 Điều 246 BLTTHS 2015, VKS phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án.

3 Giả sử trong giai đoạn truy tố, có kết luận giám định tư pháp xác định bị can Amắc bệnh hiểm nghèo nên đã ra quyết định tách vụ án Hỏi quyết định của VKS cóđúng không? Tại sao?

- Quyết định tách vụ án của VKS là không đúng Bởi vì căn cứ theo khoản 2 Điều 242 BLTTHS 2015 thì VKS quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

+ Bị can bỏ trốn.

+ Bị can mắc bệnh hiểm nghèo.

+ Bị can áp dụng biện pháp bắt buộc chữ bệnh.

Trong giai đoạn truy tố, mặc dù có kết luận giám định tư pháp A thuộc trường hợp bị mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng trong trường hợp này chưa có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, đồng thời quyết định tách vụ án của VKS phải không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện Như vậy, trường hợp này VKS không thể quyết định tách vụ án được

Trang 13

CHƯƠNG 8: XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

I.CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1 Tòa án có thể tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

- Nhận định đúng.

- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 280, Điều 252, điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS 2015 - Theo điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được

quyền quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản Cũng căn cứ theo Điều 252 Bộ luật này, Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ qua các hoạt động như xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; trưng cầu giám định và các hoạt động khác ở Điều 252 Ở khoản 6 Điều 252 còn quy định Tòa án có thể tiến hành điều tra bổ sung, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án Và theo điểm a khoản 1 Điều 280 BLTTHS, nếu Tòa án không thể bổ sung tại phiên tòa các chứng cứ dùng để chứng minh một trong các vấn đề quy định tại điều 85 Bộ luật này thì Tòa án sẽ trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

- Từ những quy định trên có thể thấy rằng, Tòa án có thể tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

2 Toà án chỉ được tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ sau khi đã yêu cầuVKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS không bổ sung được.

- Nhận định sai.

- Toà án còn có thể tự tiến hành các hoạt động xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ khác theo Điều 252 BLTTHS 2015.

3 TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu chỉ được xét xử sơ thẩm những VAHS vềtội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Nhận định sai

- Căn cứ khoản 2 Điều 268 BLTTHS 2015.

- TAND cấp tỉnh và TAQS cấp khu vực được xét xử sơ thẩm những VAHS trong các trường hợp sau: VAHS về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và TAQS khu vực; VAHS có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên liên quan đến vụ án ở nước ngoài; những vụ án tuy thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và TAQS khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, những vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Trang 14

ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người

- Vậy TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu không chỉ xét xử sơ thẩm những VAHS về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà còn xét xử sơ thẩm những VAHS về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng khác căn cứ theo khoản 2 Điều 268 BLTTHS 2015.

4 Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể không phải là tòa ánnơi tội phạm được thực hiện.

- Nhận định đúng.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 269 BLTTHS 2015 thì thông thường Tòa án nơi tội phạm được thực hiện sẽ là Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Tuy nhiên, trong các trường hợp mà tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sẽ là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra chứ không phải tòa án nơi tội phạm được thực hiện nữa.

5 Mọi trường hợp VKS rút toàn bộ quyết định truy tố, Tòa án phải ra quyết định đìnhchỉ vụ án.

- Nhận định sai.

- Theo điểm b khoản 1 Điều 282 BLTTHS 2015, chỉ trong trường hợp VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà, Toà án mới ra quyết định đình chỉ vụ án - Ngoài ra theo tinh thần tại khoản 2 Mục III TTLT 01/1988/TANDTC-VKSNDTC,

nếu VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi nghị án, HĐXX yêu cầu những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến về việc rút truy tố của VKS là có hay không có căn cứ Khi nghị án, nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì HĐXX tuyên án là bị cáo không phạm tội Nếu có căn cứ xác định bị cáo có tội thì HĐXX ra quyết định tạm đình chỉ việc xét xử vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên xem xét việc rút quyết định truy tố của VKS cấp dưới Nếu VKS cấp trên thống nhất với việc rút quyết định truy tố của VKS cấp dưới thì ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Toà

Trang 15

- Theo khoản 2 Điều 329 BLTTHS 2015 thì trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

- Như vậy, HĐXX sơ thẩm có thể quyết định bắt bị cáo tạm giam ngay sau khi tuyên án nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

7 TAQS chỉ xét xử sơ thẩm những VAHS mà bị cáo là quân nhân tại ngũ hoặc làngười đang phục vụ trong quân đội.

- Nhận định sai.

- Theo điểm b khoản 1 Điều 272 BLTTHS, TAQS còn có thẩm quyết xét xử sơ thẩm những VAHS mà bị cáo liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của QĐND hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội do QĐND quản lý, bảo vệ.

- Ngoài ra tại điểm c Điều khoản này, nếu tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật bởi bất kỳ loại bị cáo nào thì TAQS cũng sẽ có thẩm quyền xét xử nói chung.

8 Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Toà án phải chuyển hồ sơvụ án cho Toà án có thẩm quyền tiến hành xét xử.

- Nhận định sai.

- Căn cứ khoản 1 Điều 274 BLTTHS 2015, khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố, chứ không chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền tiến hành xét xử.

9 Trong mọi trường hợp, khi xác định có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tronggiai đoạn truy tố, Tòa án phải quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

- Nhận định sai.

- Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng

- Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 6 TTLT 02/2017 quy định về phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 245 và điểm d khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

Trang 16

- “2 Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọngđến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng;

b) Người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi nhưngkhi thực hiện hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi.”

- Vậy, nếu rơi vào trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 TTLT 02/2017 thì Tòa án không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

- Tóm lại, khi xác định có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố, Tòa án không đương nhiên phải quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong mọi trường hợp.

10 Tòa án chỉ có thể xét xử bị cáo về hành vi mà VKS đã truy tố.

- Nhận định đúng.

- Căn cứ khoản 1 Điều 298 BLTTHS 2015 quy định về giới hạn của việc xét xử: “Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.”

- Như vậy, Tòa án chỉ có thể xét xử bị cáo về hành vi mà VKS đã truy tố

11 Khi cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Toà án phảitrả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung

- Nhận định sai.

- Căn cứ khoản 3 Điều 298 BLTTHS 2015, khi xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết Vậy trong trường hợp này, Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại chứ không phải để VKS điều tra bổ sung.

12 Trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với người TGTTkhác tại phiên toà.

- Nhận định sai.

- Theo đoạn 2 Điều 310 BLTTHS 2015, khi được chủ toạ phiên toà đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:50

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan