1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN địa lý THPT

50 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số kinh nghiệm bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa lý ở trường THPT
Tác giả Tác Giả Chưa Được Xác Định
Trường học Trường THPT Giao Thuỷ
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 897,25 KB

Nội dung

Từ năm học 2016-2017, với hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu không dừng lại ở đó mà HS cần phải biết và nhớ và nắm chắc các kiến thức, nội dung chi tiết hơn VD trong bài 18-lớp 12 bài: Đô

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc Đổi mới đất nước trong thời đại kỷ nguyên

số và những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới Hiện nay Việt Nam đang khẩn trương thực hiện việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, hướng đến mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tương lai

Từ năm học 2016- 2017, Bộ Giáo dục – Đào tạo thay đổi hình thức thi THPT Quốc gia hoặc Tốt nghiệp THPT môn Địa lý từ hình thức thi tự luận – 180 phút sang hình thức thi trắc nghiệm với 40 câu – 50 phút, nội dung nằm chủ yếu trong chương trình Địa lý 12; không những thế tuỳ vào tình hình thực tế của từng năm

mà cấu trúc đề thi cũng có sự thay đổi Để đáp ứng yêu cầu mới của các kỳ thi, cần phải có sự điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn Địa lý đặc biệt phương pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi

Do đồng thời các em phải học nhiều môn học trong khi thời gian hạn chế cả trên lớp và ở nhà, đa số các em học sinh chọn môn Địa lý là môn để xét tốt nghiệp nên khá chủ quan, dành rất ít thời gian cho môn học, thường chỉ là học vẹt , chưa

có khả năng tư duy và vận dụng kiến thức địa lý, số lượng học sinh giỏi và đạt điểm cao còn hạn chế Từ năm học 2017-2018 khi được giao nhiệm vụ dạy học sinh giỏi ( HSG) và ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi tốt nghiệp THPT tôi đã đầu tư nghiên cứu chuyên môn và tìm ra biện pháp giúp học sinh đặc biệt HSG ôn tập để đạt kết quả cao

Dựa trên thực tế giảng dạy và kết quả đạt được tôi đề ra sáng kiến :

“Một số kinh nghiệm bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa

lý ở trường THPT”

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP:

1 Hiện trạng giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Trước đây (từ năm học 2015- 2016 trở về trước) các kỳ kiểm tra và thi theo hình thức tự luận, sau mỗi bài học trên lớp phần hướng dẫn học và yêu cầu về nhà đều có yêu cầu “học thuộc” kiến thức cơ bản, có trọng tâm

Trang 2

Ví dụ: Khi dạy xong bài 18 - Đô thi hóa(Địa lý 12) Phần hướng dẫn học ở

nhà giáo viên sẽ yêu cầu HS ghi nhớ các đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước

ta bao gồm: 1 Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp(dẫn chứng); 2 Tỉ lệ dân thành thị tăng(dẫn chứng); 3 Phân bố đô thị không đều(dẫn chứng) và giải thích được nguyên nhân của các đặc điểm trên…

Như vậy việc học ở nhà thường theo 1 công thức sẵn có, đọc thuộc lòng 1 đoạn trong sgk và vở ghi, các bài tập dựa vào các nguồn kiến thức địa lý, bản đồ, bảng số liệu bổ sung thường rất ít nên hoạt động tự học ở nhà rất đơn điệu làm học sinh mất dần hứng thú với môn học, hạn chế khả năng sáng tạo và khả năng ghi nhớ, hiểu biết rộng về nội dung chương trình địa lý cả 3 khối

Từ năm học 2016-2017, với hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu không dừng lại ở đó mà HS cần phải biết và nhớ và nắm chắc các kiến thức, nội dung chi tiết hơn VD trong bài 18-lớp 12 bài: Đô thị hóa ngoài việc nhớ được các đặc điểm chính của đô thị hóa và nguyên nhân … thì HS còn cần phải nhớ các thông tin chi tiết hơn như giai đoạn 1954-1975 đô thị ở hóa ở miền Bắc và miền Nam diễn ra theo xu hướng nào?; vùng nào có nhiều đô thị nhất, vùng nào có mạng lưới đô thị dày đặc nhất, tác động lớn nhất hoặc chủ yếu của đô thị hoá đến phát triển kinh tế

là gì?, quá trình phát triển đô thị hoá cần chú ý những vấn đề gì?…, Các năm học 2019-2020; 2020-2021; 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã liên tục có những thay đổi trong cấu trúc của đề thi THPT Quốc gia hoặc Tốt nghiệp THPT , theo đó các kỳ thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định và trường THPT Giao Thuỷ cũng có những thay đổi với yêu cầu ngày càng cao hơn Như vậy để đáp ứng các kỳ thi thì việc chỉ ghi nhớ các kiến thức cơ bản, trọng tâm sẽ không thể có được kết quả như mong muốn

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

2.1 Nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu cơ bản , thời gian thực hiện

Nhiệm vụ trọng tâm: phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng các HS có năng lực và phẩm chất tốt

Chỉ tiêu cơ bản: 100% HS tham gia thi HSG đều đạt giải, đồng đội xếp thứ 2 trở lên , có HS đạt điểm 10 khi thi THPT Quốc gia hoặc Tốt nghiệp THPT

Trang 3

Thời gian thực hiện: từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau

2 2 Một số yêu cầu đối với giáo viên

- Nghiên cứu và thực hiện yêu cầu về định hướng đầu ra về kiến thức, kĩ năng

và năng lực

- Xác định đúng đắn mục tiêu của quá trình dạy và học từ đó gắn mục tiêu bồi dưỡng với mục tiêu của quá trình dạy và học đồng thời tìm ra con đường chung để đạt được mục tiêu đó

- Quá trình bồi dưỡng phải bám sát chương trình, nội dung môn học

- Việc bồi dưỡng phải nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho HS

- Việc bồi dưỡng phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS, phù hợp với yêu cầu của thi THPT Quốc gia hoặc Tốt nghiệp THPT

- Việc bồi dưỡng phải đảm bảo tính liên tục, hệ thống và kế thừa

- Gắn bồi dưỡng với nhu cầu của xã hội, xu thế của thời đại

- Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Kế hoạch được xây dựng khoa học trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung chương trình của môn học và những điều kiện dạy học cụ thể khác

- Chuẩn bị mọi điều kiện về tâm lý, tri thức, phương pháp, phương tiện và các điều kiện khác phục vụ tốt nhất cho việc bồi dưỡng

- Luôn đánh giá, rút kinh nghiệm, sẵn sàng lắng nghe và kịp thời điều chỉnh việc bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng, tính chất, yêu cầu về mức độ của các kì thi

2.3 Một số yêu cầu đối với học sinh

+ Chủ động, tự giác, tích cực trong quá trình học

+ Thực hiện một cách có trách nhiệm, linh hoạt sáng tạo nhiệm vụ học tập được giao

+ Luôn có ý thức phấn đấu nhằm đạt tới sự phát triển không ngừng về phẩm chất, năng lực tức là đạt được sự tiến bộ trong học tập

2.4 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa lý:

Trang 4

2.4.1 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch:

- Hướng dẫn của Sở Giáo dục về thực hiện các quy định về chuyên môn

- Khung chương trình Địa lý của Bộ GD và ĐT

- Đề minh hoạ, đề tham khảo, đề chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các năm

- Kế hoạch năm học của trường THPT Giao Thủy, KHDH của bộ môn Địa lý

- Đặc điểm tình hình học sinh trường THPT Giao Thủy

2 4.2 Nội dung kế hoạch bồi dưỡng

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học

- Bước 3: Thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá

- Bước 4: Tham gia thi theo thời gian quy định của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục

và Đào tạo Nam Định

2.5 Các hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa

* Bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa lý trong quá trình dạy học các bài trên lớp

Hình thức bồi dưỡng trên lớp được thực hiện trong các tiết học nội khóa Đây

là hình thức bồi dưỡng thường xuyên và mang tính chất quyết định Trong các giờ học chính khóa tôi tập trung vào việc:

- Kết hợp hướng dẫn HS chủ động học kiến thức mới đồng thời với việc ôn tập, củng cố kiến thức đã học

- Xây dựng mục tiêu bài học với nhiều cấp độ phù hợp với từng đối tượng HS Đối với HS có khả năng học giỏi môn Địa lý tôi đặt ra yêu cầu cao hơn về dung lượng mức độ kiến thức đạt được cũng như yêu cầu về kĩ năng, năng lực hướng tới

Trang 5

- Yêu cầu HS về nhiệm vụ chuẩn bị bài học mới, hoàn thành bài học cũ cao hơn với HS bình thường

- Rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra kiến thức cho HS nhằm yêu cầu các em vừa tự kiểm tra mình vừa có thể kiểm tra đánh giá được các bạn học Sau các tiết học, tôi

yêu cầu các HS tự kiểm tra đối chiếu cho nhau

* Bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa lý trong các lớp chuyên biệt

Trong phạm vi số buổi được nhà trường bố trí dạy để bồi dưỡng HSG hoặc ôn thi Tốt nghiệp THPT theo hình thức học tập trung, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:

- Tôi dành 20% thời gian ôn tập trung để kiểm tra, rà soát lại các đơn vị kiến thức

cơ bản đảm bảo HS làm tốt các câu nhận biết, thông hiểu dưới hình thức hỏi nhanh đáp gọn

- Tôi dành 30% thời gian ôn tập trung để giúp HS ôn tập dạng bài nhận biết , thông hiểu dưới hình thức làm bài tập trắc nghiệm đúng nhất ; sau đó HS tự chấm và chữa cho nhau dưới sự hỗ trợ của giáo viên

- Tôi dành khoảng 40% thời gian ôn tập trung để hướng dẫn HS ôn tập và rèn các

kỹ năng làm các bài tập vận dụng, vận dụng cao dưới hình thức trả lời nhanh, câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm đúng nhất; giáo viên chấm và chữa bài chi tiết từng câu , phân tích nguyên nhân, yêu cầu HS xem lại , ghi nhớ ngay trên lớp các phương án đúng

- Cuối cùng, tôi dành khoảng 10% thời gian ôn tập trung để cho HS làm quen với

đề tổng hợp từ các nguồn đề thi THPT Quốc gia, Tốt nghiệp THPT, đề thi HSG của Bộ và của các Sở Giáo dục và Đào tạo

* Bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong quá trình tự học

Tự học là một trong những năng lực cốt lõi cần đạt được của mọi HS Đối với HSG môn Địa lý, tôi yêu cầu các em phải đạt được năng lực này ở mức cao Nhờ quá trình tự học mà HS được bồi dưỡng không chỉ ở trên lớp mà ở mọi nơi, mọi thời điểm phù hợp

Trang 6

Theo tôi tự học có định hướng của GV là cách học hiệu quả nhất Vì vậy tôi giúp HS nhận thức được vai trò của việc tự học từ đó hình thành ở các em ý thức tự học cao Việc rèn kỹ năng tự học cho HSG được thực hiện thông qua quá trình tự làm việc với các loại tài liệu học tập và thông qua việc giao cho HS làm các dạng câu hỏi và bài tập cụ thể

2.6 Các biện pháp bồi dưỡng

2.6.1 Xác định mức độ kiến thức bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh giỏi

Kiến thức là mục tiêu chủ yếu cần đạt của quá trình dạy học và là nền tảng của sự phát triển về phẩm chất và năng lực của HS Đối với HSG, kiến thức là yêu cầu quan trọng nhất mà quá trình bồi dưỡng cần hướng tới Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này trước hết chúng tôi tôi căn cứ vào:

+ Mục tiêu cuối cùng của quá trình bồi dưỡng

+ Đặc điểm của đối tượng bồi dưỡng

+ Chương trình học bộ môn

+ Định hướng kiểm tra, đánh giá, tính chất yêu cầu của các kì thi

+ Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

+ Thời gian bồi dưỡng

+ Hình thức bồi dưỡng

+ Kết quả bồi dưỡng của các năm học trước

+ Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam và thế giới

Xuất phát từ những căn cứ trên, tôi tập trung giải quyết hai vấn đề:

Vấn đề 1: Những đơn vị kiến thức nào cần bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho HS giỏi? Tức là phạm vi kiến thức cần bồi dưỡng

Vấn đề 2: Mức độ cần đạt được của những đơn vị kiến thức đó là gì? Tức là tôi xác định rõ các đơn vị kiến thức đã được lựa chọn sẽ được nâng cao, phát triển đến đâu

Để trả lời các câu hỏi trên trước hết tôi căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình bộ môn Trên cơ sở chương trình bộ môn và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng tôi phát triển các đơn vị kiến thức lên

Trang 7

mức độ cao hơn vì “chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức” Như vậy có thể nói yêu cầu về nội dung của chuẩn kiến thức kĩ năng là yêu cầu cần phải đạt được đối với mọi đối tượng học sinh Còn với đối tượng học sinh giỏi tôi vận dụng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình nâng cao tức là yêu cầu trên chuẩn về kiến thức, kĩ năng đối với học sinh đại trà

Một căn cứ khác để tôi xây dựng nội dung, xác định mức độ nâng cao của nội dung kiến thức để bồi dưỡng cho HSG là chương trình chuyên sâu THPT chuyên môn Địa lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trên cơ sở HS biết, hiểu sâu sắc những kiến thức Địa lý được cung cấp ở chương trình nâng cao lớp 12 THPT, các em sẽ được bồi dưỡng sâu hơn về nguyên nhân, ý nghĩa và giải pháp của các hiện tượng

tự nhiên, các vấn đề nổi bật về kinh tế xã hội của từng vùng, chú trọng đến những hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội tiêu biểu nổi bật hiện nay

Như vậy trong quá trình bồi dưỡng về mặt nội dung kiến thức, tôi coi trọng cả vấn đề bồi dưỡng theo chiều rộng và chiều sâu tức là một mặt vừa đảm bảo các em

có lượng kiến thức phong phú hơn ngoài những kiến thức được viết trong sách giáo khoa vừa đi sâu vào việc phát triển các đơn vị kiến thức xoay quanh các đơn

vị kiến thức cơ bản, tránh việc sa đà, lan man trong quá trình bồi dưỡng, gây quá tải không cần thiết đối với HS

2.6.2 Xây dựng bộ tư liệu học tập

- Căn cứ vào mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực cần đạt tôi xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho từng chủ đề theo các cấp độ khác nhau:

Ví dụ : Bộ câu hỏi – Hỏi nhanh đáp gọn cho chủ đề Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển ( bài 8 – Địa lý 12)

1 Ba đặc điểm khái quát về biển Đông

là gì ?

- Biển Đông rộng

- Là biển tương đối kín

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Trang 8

2 Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và

tính chất khép kín của biển Đông

được thể hiện qua những yếu tố

nào ?

Yếu tố hải văn và sinh vật biển

3 Kể tên các dạng địa hình ven biển

của nước ta ?

Vịnh của sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô…

4 Các vịnh biển sau thuộc tỉnh nào ?

1 Xuân Đài, 2 Vân Phong, 3 Hạ

Long, 4 Cam Ranh, 5 Đà Nẵng, 6

Dung Quất, …

1 Phú Yên, 2 Khánh Hoà, 3 Quảng Ninh, 4 Khánh Hoà, 5 Đà Nẵng, 6 Quảng Ngãi, …

5 Đặc điểm nào của biển Đông đã làm

tăng độ ẩm của các khối khí qua

biển ?

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa

6 Nhờ biển Đông mà khí hậu nước ta

có đặc điểm như thế nào ?

Mang tính hải dương nên điều hoà hơn, mùa đông bớt lạnh khô, mùa hạ bớt nóng

7 Các HST ven biển nước ta gồm Rừng ngập mặn, rừng trên đất phèn,

9 Hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp

do ?

Chuyển đổi mục đích sử dụng và cháy rừng

10 Rừng ngập mặn loài sinh vật cho

năng suất sinh học cao đặc biệt là

loài gì ?

Sinh vật nước lợ

Trang 9

11 Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất

là gì ?

Bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long

12 Nơi có nghề muối phát triển thuận

lợi nhất là ở đâu ?

Ven biển Nam Trung Bộ

13 Ven biển Nam Trung Bộ có thuận

lợi nhất cho nghề muối là do ?

Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ

có 1 số sông nhỏ đổ ra biển

14 Các loại khoáng sản vùng biển ở

nước ta là ?

Dầu khí, cát trắng, ti tan, muối

15 Khoáng sản vô tận ở biển Đông là ? Muối

16 Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá

trị nhất ở biển Đông là ?

Dầu khí

17 Loại khoáng sản biển nào được coi

là nguyên liệu quý cho các ngành

công nghiệp

Titan

18 Hiện tượng làm hoang mạc hóa đất

đai ở miền Trung là gì ?

Cát bay, cát chảy

19 Loai thiên tai bất thường, khó phòng

tránh, vẫn thường xảy ra hàng năm

gây hậu quả nặng với đồng bằng ven

biển là gì ?

Bão

20 Vùng có thuận lợi nhất cho xây

dựng cảng biển là ?

Duyên hải Nam Trung Bộ

21 Đặc điểm nào của biển Đông ảnh

hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên

nước ta ?

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới

ẩm gió mùa

22 Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có

nghề muối rất lý tưởng vì vùng này

Trang 10

lợi cho nuôi thuỷ sản ?

24 Tài nguyên quý giá ở ven các đảo

nhất là 2 quần đảo Hoàng Sa,

26 Sạt lở bờ biển mạnh nhất ở đâu ? Trung Bộ

27 Cát bay, cát lấp thường xảy ra ở

đâu ?

Miền Trung

28 Ba vấn đề hệ trong trong khai thác

tổng hợp và phát triển kinh tế biển là

29 Nằm trong khu vực nội chí tuyến

nên biển Đông có đặc điểm

Nhiệt độ nước biển cao, nhiều ánh sáng, giàu ô xi, độ muối khá cao, bão,

áp thấp nhiệt đới, sinh vật nhiệt đới

30 Nằm trong khu vực châu Á gió mùa

nên biển Đông có

Các yếu tố hải văn và sinh vật biển thay đổi theo mùa

31 Trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ, về tự

nhiên , biển Đông ảnh hưởng lớn

nhất đến thành phần tự nhiên nào ?

Khí hậu

32 Địa hình ven biển đa dạng là do tác

động tổng hợp của các nhân tố nào ?

Sóng, thuỷ triều, sông ngòi, hoạt động kiến tạo( nội lực)

33 Sinh vật biển phong phú và giàu

Trang 11

biển Đông là do - Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng

của gió mùa châu Á

Ví dụ : Bộ câu hỏi trắc nghiệm đúng nhất phần nhận biết và thông hiểu- chủ

đề : Đất nước nhiều đồi núi ( Bài 6,7 – Địa lý 12)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?

A Đồi núi chiếm phần lớn diện tích B Hầu hết là địa hình núi cao

C Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao D Địa hình vùng nhiệt đới gió mùa Câu 2 Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình của các vùng núi

ở nước ta?

A Tây Bắc có các cao nguyên chạy khác hướng núi

B Đông Bắc có hướng nghiêng Tây bắc – Đông Nam

C Trường Sơn Bắc có các dãy núi đâm ngang ra biển

D Trường Sơn Nam nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa

Câu 3 Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của địa hình nước ta?

A Đồi núi chiếm phần lớn diện tích B Xâm thực mạnh mẽ ở miền đồi núi

C Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông D Địa hình núi cao nhiều hơn đồng bằng Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình của nước ta?

A.Vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại cấu trúc cổ

B Có sự phân bậc địa hình theo độ cao

C Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

D Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn

Câu 5: Đồng bằng ven biển ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau

đây?

A Mở rộng về phía Nam

B Thu hẹp về phía Nam

C Kéo dài liên tục theo chiều Bắc - Nam

D Phân bố xen kẽ các cao nguyên đá vôi

Câu 6: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi

A có bậc ruộng cao bạc màu B có nhiều ô trũng ngập nước

C không được bồi đắp thường xuyên D được bồi đắp phù sa thường xuyên

Trang 12

Câu 7: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực

A Bắc Bộ B Bắc Trung Bộ C Nam Trung Bộ D Nam Bộ Câu 8: Phát biểu nào sau đây thể hiện cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng?

A Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

B Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ

C Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích

D Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

Câu 9 Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?

A Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa B Hầu hết là địa hình núi cao

C Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao D Đồi núi chiếm phần lớn diện tích

Câu 11: Tính phân bậc của địa hình nước ta là nguyên nhân chính tạo nên

A sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ

B sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây

C sự phân hóa thiên nhiên theo đai cao D sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ

Câu 12 Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng núi Tây Bắc nước ta?

A Địa hình núi cao, đồ sộ nhất cả nước B Có các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi

C Địa hình núi cao trung bình ở phía tây D Các khối núi đồ sộ, cao nguyên badan Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A Nằm ở phía Tây thung lũng sông Hồng.B Có 4 dãy núi lớn hướng vòng cung

C Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.D Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?

A Địa hình cao ở hai đầu, thấp ở giữa B Có cao nguyên đá vôi cao đồ sộ

C Gồm các dãy núi song song và so le nhau D Địa hình thấp và hẹp ngang

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Cửu Long?

A Là đồng bằng châu thổ rộng lớn

B Được bồi đắp phù sa của sông Cửu Long

C Trên bề mặt có nhiều đê sông

D Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền

Trung?

Trang 13

A Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu

B Đất thường nghèo, có ít phù sa sông

C Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn

D Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt

Câu 17: So với Đồng bằng sông Cửu Long thì địa hình Đồng bằng sông Hồng

A thấp hơn và bằng phẳng hơn B cao hơn và bằng phẳng hơn

C thấp hơn và ít bằng phẳng hơn D cao hơn và ít bằng phẳng hơn Câu 18: Đặc điểm khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu

Long là

A diện tích lãnh thổ rộng lớn hơn B thuỷ triều xâm nhập sâu về mùa cạn

C gồm đất phù sa trong đê và ngoài đê D mạng lưới sông ngòi dạy đặc hơn Câu 19: Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu

Long?

A Đều là các đồng bằng phù sa châu thổ sông

B Có hệ thống đê sông kiên cố để ngăn lũ

C Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

D Có đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích

Câu 20: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc nước ta có

A trữ năng thủy điện lớn hơn B khoáng sản phong phú hơn

C cơ sở vật chất, hạ tầng tốt hơn D nhiều trung tâm công nghiệp hơn

Câu 21: Đặc điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu

Long là

A có hệ thống đê sông và đê biển B do phù sa các sông lớn tạo nên

C có nhiều sông ngòi, kênh rạch D bị thủy triều tác động rất mạnh Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không phải của sông ngòi miền Trung nước ta?

A Có lũ vào thu - đông B Chế độ nước thất thường

C Dòng sông ngắn và dốc D Lũ lên chậm xuống chậm

Câu 23: Khu vực được bồi tụ phù sa vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Hồng là

A các ô trũng ngập nước B rìa phía tây và tây bắc

Trang 14

Câu 24: Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành Đồng bằng Duyên hải

miền Trung nên

A đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông

B đồng bằng có hình dạng hẹp ngang, kéo dài

C bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

D có độ cao không lớn, nhiều cồn cát ven biển

Câu 25: Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi có

A địa hình dốc, bị chia cắt mạnh B hạn hán, ngập lụt thường xuyên

C nhiều hẻm vực, lắm sông suối D xói mòn và trượt lở đất nhiều

Câu 26: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi

trung du là

A bị chia cắt do tác động của dòng chảy

B nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

C có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan

D độ cao khoảng từ 100m đến 200m

Câu 27: Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát,

ít phù sa sông chủ yếu do

A cát sông miền Trung ngắn và rất nghèo phù sa

B bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

C đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống

D trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

Câu 28: Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với

vùng núi Trường Sơn Bắc là

A địa hình có độ cao nhỏ hơn B núi theo hướng vòng cung

C độ dốc địa hình nhỏ hơn D có các khối núi và cao nguyên Câu 29 Vùng đồi núi Đông Bắc là nơi

A có mùa đông lạnh đến sớm B lạnh chủ yếu do địa hình núi cao

C có cảnh quan ôn đới phổ biến ở nhiều nơi D có mùa đông lạnh và khô

Câu 30 Ở đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm gần

2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, nguyên nhân chủ yếu là

Trang 15

A Biển bao bọc ba mặt đồng bằng B Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt

C Địa hình thấp, bằng phẳng D Có nhiều vùng trũng rộng lớn

Câu 31 Rìa phía bắc và phía tây của đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là địa hình

A đồng bằng B cao nguyên C đồi trung du D bán bình nguyên Câu 32 Nguyên nhân khiến bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô

A có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt

B Phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng

C có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển

D con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh

Câu 33 Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình bán bình nguyên nước ta

D Hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung

Câu 35 Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực

nào?

A Trung du miền núi Bắc Bộ B Tây Nguyên

Câu 36 Dải đồi trung du của nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng nào sau đây?

A Trung du miền núi Bắc Bộ B Đông Nam Bộ

C Đồng bằng sông Hồng D Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 37 Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do

A tác động của dòng chảy B vận động tạo núi Himalaya

C tác động của con người D mưa lớn tập trung theo mùa Câu 38 Phát biểu nào sau đây không đúng với đồng bằng châu thổ ở nước ta?

A Do phù sa sông bồi tụ thành B Chủ yếu đất phù sa màu mỡ

Trang 16

C Đa số hẹp ngang, bị chia cắt D Địa hình thấp và bằng phẳng

Câu 39 Đặc điểm giống nhau cơ bản giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi

Trường Sơn Nam là

A hướng địa hình B tính bất đối xứng giữa hai sườn

C độ cao địa hình D có các cao nguyên ba dan rộng

Câu 40 Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít

phù sa do

A các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa

B biển đóng vai trò chủ yếu hình thành đồng bằng

C đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông

D bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

* Ví dụ về bộ câu hỏi trả lời nhanh phần vận dụng chủ đề Địa lý tự nhiên Việt Nam

1 Các quá trình ảnh hưởng đển địa

hình nước ta gồm có

Quá trình nội lực ( vận động kiến tạo), quá trình ngoại lực ( phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ)

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt

5 Các nhân tố hình thành đất gồm Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời

gian, con người

6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát

triển và phân bố sinh vật gồm

Khí hậu, đất địa hình, sinh vật, con người

7 Thiên nhiên nước ta phân hoá theo

những quy luật nào?

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới ( quy

Trang 17

luật địa ô, quy luật đai cao)

8 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phân hoá khí hậu nước ta gồm

vị trí, hình dạng lãnh thổ, địa hình, gió mùa

9 Sự phân hoá đông tây ( quy luật

địa ô) chủ yếu do

ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với hướng các dãy núi

10 Chế độ nhiệt khác nhau ở các địa

vị trí, địa hình, các loại gió

12 Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng

là do

vị trí, hình dạng lãnh thổ, địa hình, các loại gió

13 Biên độ nhiệt của 1 địa phương

lãnh thổ kéo dài theo hướng bắc nam,

sự suy yếu của gió mùa đông bắc, các dãy núi hướng tây đông

15 Thổ nhưỡng nước ta đa dạng chủ

yếu do

đá mẹ, khí hậu, sinh vật đa dạng

* Ví dụ về bộ câu hỏi tự luận phần vận dụng - chủ đề Địa lý tự nhiên Việt Nam

Câu 1 Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta không khắc nghiệt như các nước có cùng vĩ độ Tây Nam Á và Bắc Phi?

Do:

+ Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang

tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến, 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh/nămgóc nhập xạ lớn, lượng nhiệt cao nên sự bốc hơi nước từ sông, hồ

biển sự thoát hơi nước từ sinh vật diễn ra mạnh. cung cấp nguồn ẩm cho khí hậu

+ Hoàn lưu khí quyển: Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng cuả gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á… Những khu vực có giáo

Trang 18

mùa hoạt động thường có mưa nhiều; lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của dải hội tụ nhiệt đới gây mưa

+ Bề mặt đệm (biển Đông): Nước ta giáp biển Đông – là một biển nhiệt đới

nóng, ẩm Biển Đông góp phần cung cấp hơi ẩm cho các khối khí di chuyển qua biển vào nước ta, gây ra mưa lớn làm cho mùa hạ bớt oi bức, mùa đông bợt lạnh khô

Câu 2 Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam do

vị trí địa lí và lãnh thổ quy định

- Vị trí nội chí tuyến quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu

- Giáp Biển Đông mang lại cho nước ta độ ẩm cao và lượng mưa lớn

- Nằm trong khu vực gió mùa châu Á quy định nhịp điệu mùa của khí hậu

- Lãnh thổ hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ nên ảnh hưởng của biển vào sâu

trong đất liền

Câu 3 Đánh giá ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu nước ta?

- Hình dáng lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam là cơ sở để tạo nên sự phân hóa Bắc – Nam của khí hậu

- Hình dáng hẹp ngang cùng với đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260km

đã tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào đất liền, mang lại lượng mưa lớn cho cả nước

Câu 4 Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi nước ta?

- Khái quát đặc điểm vị trí và hình dạng lãnh thổ

- Ảnh hưởng đến hình thái sông ngòi:

+ Chủ yếu sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, đổ ra biển đông

+ Các sông lớn là hạ lưu các sông từ bên ngoài lãnh thổ vào mang theo lượng nước vfa phù sa lớn

- Ảnh hưởng đến thủy chế sông ngòi:

+ Nằm trong vùng Châu Á gió mùa mưa nhiều, chế độ mưa theo mùa nên tổng lượng nước sông ngòi lớn, thủy chế phân mùa lũ – cạn

Trang 19

+ Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam, chế độ mưa có sự phân hóa nên sự phân mùa lũ – cạn cũng khác nhau giữa các miền, các khu vực…

Câu 5 Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Đông Bắc đến khí hậu của vùng: + Mùa Đông: Gió mùa Đông Bắc tràn về kết hợp với dãy núi có độ cao trung

bình ở biên giới Việt Trung và các cánh cung (4 cánh cung) sẽ hút gió làm cho mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muôn

+ Mùa hạ: Do cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn quay mặt lồi về phía Đông Nam,

GMĐN từ vịnh Bắc Bộ thổi lên gây mưa nhiều tại các sườn núi đón gió: Yên Tử, Móng Cái và mưa ít tại các sườn khuất gió (Vùng trũng Cao Bằng, Lạng Sơn) + Làm cho khí hậu phân hóa theo đai cao và theo hướng địa hình

Câu 6 Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Đông Bắc đến phân hóa khí hậu của vùng:

- Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao với 3 đai cao

+ Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 - 700 m): Khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt độ

cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C) Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (600 - 700m đến 2600m): Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: Độ cao từ 2600m trở lên Khí hậu có tính chất khí

hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50 C

- Khí hậu phân hóa theo hướng sườn:

Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc sang khu vực Tây Bắc làm cho mùa đông đến muộn, kết thúc sớm Mùa đông khô và ít có mưa phùn Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam vượt qua các dãy núi dọc biên giới Việt

Lào gây hiệu ứng phơn cho phần phía nam của vùng

Câu 7 Ảnh hưởng địa hình vùng núi Tây Bắc đến khí hậu của vùng:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gióGMĐB suy yếu, mùa đông khô, ít có mưa phùn + Mùa hạ: Các khối núi, cao nguyên ở phía Nam ngăn cản GMĐN mùa mưa thường đến muộn, kết thúc sớm Phần phía Nam chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam khô nóng

Trang 20

+ Phần Phía Bắc có nhiều dãy núi cao khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao

Câu 8 Ảnh hưởng địa hình vùng núi Trường Sơn đến khí hậu của vùng đồng bằng Duyên hải Miền Trung

- Ngăn gió mùa Tây Nam từ cao áp Ấn Độ Dương gây hiện tượng khô nóng ở vùng Đồng bằng DH miền Trung vào đầu mùa hạ

- Ngăn cản khối khí lạnh tràn xuống phía Nam, làm cho Phía Bắc, phía Nam đèo Hải Vân có chế độ nhiệt khác nhau

- Làm cho mưa ở DH miền Trung lệch pha so với cả nước, mưa vào Thu Đông

Câu 9 Ảnh hưởng địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có tác động như thế nào đến khí hậu của vùng?

Ảnh hưởng của địa hình núi TSN đến khí hậu của vùng

Địa hình kết hợp với gió mùa tạo nên sự phân hoá khí hậu theo chiều Đông – Tây ( Đông Trường Sơn và Tây Nguyên)

+ Nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa hai vùng: Đông trường Sơn nhiệt cao hơn

(ảnh hưởng của gió phơn); Tây nguyên nhiệt thấp hơn do ảnh hưởng của độ cao

- Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao

Câu 10 Giải thích vì sao vùng này có nhiều loại đất mặn, đất phèn?

- Do vị trí 3 mặt Đông, Tây, Nam giáp biển

- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước vào mùa khô

- Mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng tăng độ chua, độ mặn của đất

- Thủy triều theo cửa sông lấn sâu vào đất liền làm các vùng đất ven biển nhiễm mặn

Câu 11 Giải thích sự khác nhau về địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:

Trang 21

- Biên độ sụt võng của 2 đồng bằng khác nhau: Mặc dù đều được hình thành tại

vùng sụt võng trong đại Tân sinh nhưng cường độ sụt võng của đồng bằng sông Hồng yếu hơn đồng bằng sông Cửu Long nên có độ cao cao hơn, trên bề mặt xuất hiện nhiều núi sót hơn

- Khả năng bồi tụ của các dòng sông khác nhau: Diện tích lưu vực sông Mê

Công gấp 5 lần S lưu vực sông Hồng nên khả năng bồi lấp phù sa của sông Mê công lớn hơn

- Do tác đông của con người: Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ

lâu đời, trong quá trình khai thác nhân đã đắp đê ngăn lũ làm đồng bằng chia cắt thành nhiều ô trũng

Câu 12 Giải thích đặc điểm địa hình ven biển miền Trung:

- ĐB ven biển miền Trung là đồng bằng mài mòn – bồi tụ; được hình thành từ các

đứt gãy dọc ven biển, tác động sóng biển  mài mòn; trầm tích lắng động cùng vật liệu từ sông bồi đắp nên đồng bằng

- Dải đồng bằng nằm ở chân núi nên hẹp ngang, lại bị các dãy núi ăn lan sát biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp

- Đồng bằng có một số vùng trũng do sự bồi đắp đồng bằng chưa hoàn thành

Câu 13: Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

* Vào mùa hạ:

- Gây ra hiện tượng phơn: Do gió hướng tây nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta, sau khi gây mưa cho sườn đón gió (sườn tây), gió vượt núi và hình thành

gió Tây khô nóng (gió Lào) có bản chất do hiệu ứng phơn

- Tác động tới thời tiết: khô, nóng

* Vào mùa đông:

- Gây ra mưa lớn: Do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, hướng gió gần như

vuông góc với hướng địa hình nên gây mưa

- Tác động tới thời tiết: lạnh và ẩm, nhiều nơi có lượng mưa lớn (Hà Tĩnh, Thừa

Thiên Huế, )

Trang 22

Câu 14: Nêu mối quan hệ tác động qua lại giữa địa hình và mạng lưới sông ngòi

ở nước ta?

* Địa hình tác động đến mạng lưới sông ngòi:

- Hướng của địa hình quy định hướng của sông ngòi (dẫn chứng)

- Độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi (dẫn chứng),

* Mạng lưới sông ngòi tác động đến địa hình:

- Sông ngòi làm hạ thấp địa hình vùng đồi núi thông qua hoạt động xâm thực, làm địa hình nước ta bị chia cắt (dẫn chứng),

- Sông ngòi giữ vai trò quyết định trong việc hình thành các đồng bằng châu thổ, góp phần hình thành đồng bằng ven biển thông qua quá trình bồi

tụ

Câu 15: Dãy Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta

- Trình bày về dãy Trường Sơn: vị trí, độ cao, hướng…

- Tạo nên hiệu ứng phơn đối với gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ và Tín phong thổi theo hướng đông bắc vào mùa đông

- Ngăn cản gió mùa Đông Bắc xâm nhập về phía nam, điển hình là dãy Hoành Sơn, Bạch Mã Vì vậy, từ Bạch Mã trở vào, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C

- Làm cho mùa mưa ở Duyên hải miền Trung lùi 3 tháng, rơi vào thu đông

- Tạo nên các trung tâm mưa nhiều, mưa ít Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao

Câu 16: Phân tích tác động của địa hình đến sự phân hóa sông ngòi nước ta

- Địa hình ảnh hưởng đến sông ngòi thông qua các nhân tố như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái

+ Nước ta có ¾ lãnh thổ là đồi núi nên phần lớp sông ngòi nước ta chảy qua địa hình miền núi, sông có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy nhanh Cấu trúc địa hình nước

ta gồm hai hướng chính (hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung) nên sông ngòi nước có hai hướng chính: hướng hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung (dẫn chứng)

+ Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại, nên cùng một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc thác ghềnh đào lòng dữ dội Trong vùng núi, có cả các sông

Trang 23

trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp đồng thời có cả thung lũng già có bãi bồi, thềm đất

+ Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng chảy sông ngòi

có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu

Câu 17: Tại sao vùng đồi núi nước ta phát triển dạng địa hình xâm thực

* Biểu hiện địa hình xâm thực ở vùng đồi núi nước ta là: mướng xói, khe

rãnh, các dòng chảy tạm thời, các thung lũng sông, các dạng địa hình các tơ…

+ Thảm thực vật đầu nguồn: bị phá hủy

+ Mưa nhiều, tập trung trong thời gian ngắn, kết hợp ảnh hưởng của bão

- Ngập lụt nhiều vùng đồng bằng:

+ Các con sông chảy quanh co ở vùng đồng bằng, cửa sông ít, nhỏ kết hợp mưa lớn, thủy triều dâng, gây ngập lụt

+ Đồng bằng bị chia cắt bởi các dãy núi

Câu 19 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình ven biển nước ta đa dạng Giải thích tại sao có sự đa dạng như vậy

- Chứng minh đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châucó bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và rạn san hô

Trang 24

- Giải thích đa dạng: do tác động phối hợp củạ nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ Việt Nam

+ Nội lực: các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển, đứt gãy ven biển

+ Ngoại lực: tác động của sóng, thủy triều, dòng biển, biển tiến và biển lùi, sông ngòi

Câu 20 Tại sao Thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa vì:

- Sông có diện tích lưu vực rộng (lưu vực trên lãnh thổ 6 nước), lưu vực nằm trong khu vực gió mùa nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa

- Sông dài, chảy trên địa hình thấp, nước sông còn được điều hòa bời một số hồ trong đó có Biển Hồ ở Campuchia

Câu 21 Tại sao nói đất Feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành

đất ở Việt Nam:

+ Quá trình hình thành đất Fe là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm

Nhiệt, ẩm tăng tầng phong hóa dày

Mưa lớn rửa trôi, tích tụ ô xít Săt và Nhôm

+ Quá rình Fe diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ a xit (loại đá chiếm S lớn ở vùng đồi núi nước ta Vì thế )

Câu 22 Vì sao Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta Vì:

- Do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và nằm trong khu vực hoạt động của GM Châu Á nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Với nền nhiệt ẩm cao, lại biến đổi theo mùa nên đã thúc đẩy quá trình phong hóa nham thạch diễn ra rất mạnh Mưa nhiều theo mùa làm cho quá trình rửa trôi mạnh các chất bazo dễ tan (Ca++, Mg++, K+) làm đất chua; đồng thời sự tích tụ ô xít sắt (Fe2O3)và ô xít nhôm (Al2O3) đất có màu đỏ vàng (gọi đất feralit đỏ vàng) Đất Fe

là đất chủ yếu ở nước ta

Trang 25

- Trong các điều kiện: Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng như vậy đã hình thành các hệ sinh thái mà tiêu biểu nhất hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit đỏ vàng, đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa của đất nước ta

Câu 23 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta

-Thời gian: là loại gió thường xuyên trên Trái Đất, thổi quanh năm ở nước ta

+ Mùa hạ:

•Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc hướng đông bắc gặp gió Tây Nam TBg tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước và mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn đẩy Tín phong Bán cầu Bắc ra xa về phía đông nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này

•Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ độ, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc nam nên đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam

+ Mùa xuân: Gió Đông Bắc suy yếu, gió Tây Nam chưa mạnh lên, Tín phong Bán cầu Bắc thổi ở rìa Tây Nam của cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương vào nước

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN