Luận văn tốt nghiệp - quản trị kinh doanh - đề tài - Phân tích tài chính của Công ty TNHH May Sao Việt giai đoạn 2011-2014

136 0 0
Luận văn tốt nghiệp - quản trị kinh doanh - đề tài  - Phân tích tài chính của Công ty TNHH May Sao Việt giai đoạn 2011-2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY SAO VIỆT NĂM 2014 3

1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty THHH May Sao Việt 4

1.2 Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế- nhân văn của doanh nghiệp 5

1.2.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 5

1.2.2 Điều kiện kinh tế nhân văn của vùng 5

1.2.3 Điều kiện kinh tế của địa phương 6

1.3 Công nghệ sản xuất của công ty THHH May Sao Việt 7

1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 7

1.3.2 Trang thiết bị máy móc kĩ thuật của công ty TNHH May Sao Việt 8

1.4 Tình hình tổ chức quản lý, sản xuất và lao động 9

1.4.1 Tình hình tổ chức quản lí 9

1.4.2 Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của May Sao Việt 12

1.5 Phương hướng phát triển của công ty TNHH May Sao Việt 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY SAO VIỆT NĂM 2014 18

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty may Sao Việt năm 2014 19

2.2 Phân tích tình hình sản gia công sản phẩm của Công ty may Sao Việt 22

2.2.1 Phân tích tình hình gia công sản phẩm theo mặt hàng 22

2.2.2 Phân tích tình hình gia công sản phẩm theo khách hàng 25

2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ( TSCĐ ) 27

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 27

2.3.2 Phân tích kết cấu và tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty TNHH may Sao Việt 28

2.3.3 Phân tích tình trạng hao mòn TSCĐ 31

2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Công ty TNHH May Sao Việt 32

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động.32 2.4.2 Phân tích năng suất lao động 36

2.4.3 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân 37

Trang 2

2.5.1 Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí 39

2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành 40

2.5.3 Phân tích mức chi phí trên 1000 đ doanh thu 42

2.6 Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MAY Sao Việt 43

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty 43

2.6.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh 50 2.6.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MAY SAO VIỆT GIAI ĐOẠN 2011 -2014 64

3.1 Căn cứ lựa chọn đề tài 65

3.1.1.Sự cần thiết của đề tài 65

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài .65 3.2 Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2011-2014 của Công ty TNHH May Sao Việt 69

3.2.1 Đánh giá chung tình hình tài chính giai đoạn 2011-2014 của Công ty TNHH May Sao Việt 69

3.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH May Sao Việt 96

3.2.3 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 104

3.2.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH May Sao Việt 114

3.3 Nhận xét chung về tình hình tài chính giai đoạn 2011-2014 và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính của công ty TNHH May Sao Việt 121

3.3.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính 121

3.3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính của công ty TNHH May Sao Việt 122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 125

KẾT LUẬN CHUNG 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang không ngừng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững nhất định phải có những phương hướng và chiến lược kinh doanh hiệu quả cả về nhân lực cũng như vật lực Để có thể đưa ra những kế hoạch, những chiến lược chính xác đòi hỏi tầm nhìn doanh nghiệp phải nhạy bén và thực hiện nhiệm vụ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đúng đắn, chính xác và hiệu quả.

Ngành công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ “ Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu” Điều đó chỉ ra rằng công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Với mục tiêu đó, Công ty TNHH May Sao Việt từ khi thành lập đến nay đã không ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện dần bộ máy tổ chức quản lý, trang bị thêm máy móc thiết bị trong dây chuyền may mặc, đảm bảo năng lực và chất lượng của sản phẩm Vì vậy mà công ty đã được nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến họ đã ký hợp đồng về may mặc và nhận gia công Đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững, các chỉ tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước 15%, Sao Việt hướng tới việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, phong phú và đa dạng đến tất cả các đối tượng khách hàng Mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam cũng như hướng tới mục tiêu xuất khẩu

Sau quá trình học tập và rèn luyện tích cực tại Trường Đại học Mỏ-Địa Chất và thời gian thực tập tại Công ty TNHH May Sao Việt được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa QTKD và các cô chú, anh chị công tác tại Công ty TNHH May Sao Việt, tác giả đã tìm hiểu và thu thập tài liệu về quá trình kinh doanh tại Công ty TNHH May Sao Việt kết hợp với kiến thức đã học tác giả đã lựa chọn đề

tài: “Phân tích tài chính của Công ty TNHH May Sao Việt giai đoạn 2011-2014”.

Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận có 3 chương:

Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu củaCông ty TNHH May Sao Việt

Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH May Sao Việt năm 2014

Trang 4

Qua đây, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự kính trọng tới

cô giáo THS Nguyễn Thanh Thủy đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn chi tiết cũng

như sự động viên của cô trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này Tác giả cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa QTKD, cùng các cán bộ trong Công ty TNHH May Sao Việt đã nhiệt tình chỉ bảo từ đó tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này.

Một phần do điều kiện thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế xã hội của tác giả chưa nhiều cho nên luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết Chính vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để tác giả có thể học hỏi những kiến thức mới đặc biệt là phục vụ cho công tác chuyên môn sau này Tác giả xin đề nghị được bảo vệ luận văn trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngành QTKD.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 19 Tháng 06 Năm 2015

Sinh viên thực hiệnVũ Thị Huế

Trang 5

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢNXUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY

SAO VIỆT NĂM 2014

Trang 6

a Sự hình thành của công ty TNHH May Sao Việt

Công ty TNHH May Sao Việt Hà Nam có tiền thân là công ty TNHH May Hà Nội là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quyết định số 00841 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 9/9/1993 của UBNDTP Hà Nội.

Trước công ty có tên là công ty TNHH May Sao Việt Hà Nội được hình thành và phát triển tại thành phố Hà Nội, sau công ty về Hà Nam nên đã lấy tên công ty thành công ty TNHH May Sao Việt Hà Nam (năm 2011) tại khu cụm tiểu thủ công nghiệp Nhật Tân – Kim Bảng – Hà Nam.

Tên chính thức: Công ty TNHH may Sao Việt - Hà Nam  Tên giao dịch: Công ty may Sao Việt- Hà Nam

 Mã số Thuế: 0700519778  Ngày cấp: 5/1/2011

 Địa chỉ trụ sở: Cụm Tiểu thủ công nghiệp Nhật Tân, Huyện Kim Bảng, Hà Nam

b Quá trình phát triển của công ty TNHH May Sao Việt

Công ty TNHH May Sao Việt Hà Nam từ khi thành lập đến nay đã không ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện dần bộ máy tổ chức quản lý, trang bị thêm máy móc thiết bị trong dây chuyền may mặc, đảm bảo năng lực và chất lượng của sản phẩm Vì vậy mà công ty đã được nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến họ đã ký hợp đồng về may mặc và nhận gia công.

Công ty có chắc năng và nhiệm vụ chủ yếu là nhận may gia công cho các đơn vị khác các mặt hang như quần, áo, áo bảo hộ… đồng thời tiến hành quản lý và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do ngân hàng giao.

Nhìn chung, đối với công ty mới thành lập thì thu nhập bình quân khá ổn định Tuy rằng công việc gia công cho khách hàng là phụ thuộc nhiều vào hợp đồng kí kết được nhưng công ty đang ngày càng chú ý tới thu hút khách hàng cũng như chủ động tìm thêm các khách hàng mới, bên cạnh đó giữ hợp tác với khách hàng truyền thống Một số đối tác có thể kể tới như Công ty Mạnh Ninh, Công ty KB, công ty Sihuyn…đây là các đối tác của công ty từ những năm công ty mới thành lập.

Một số mặt hàng mà công ty thực hiện gia công là quần dài, quần sooc nam, nữ, áo Jile, áo Jacket… Công ty vẫn đang ra sức học hỏi cũng như tổ chức thực hiện quy trình sản xuất các mặt hàng khác như Jeans cao cấp, áo sơ mi các loại để đáp

Trang 7

1.2.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

* Vị trí địa lý: Kim Bảng là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam,

cách Hà Nội khoảng 60 km, phía bắc giáp các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức tỉnh Hà Nội, phía tây giáp huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp huyện Duy Tiên và thị xã Phủ Lý, phía nam giáp huyện Thanh Liêm; gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B Toàn huyện có 18 xã và 1 thị trấn Vị trí địa lí của công ty khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa cũng như giao lưu, tìm kiếm khách hàng.

* Khí hậu : Ở Kim Bảng khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng

bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình năm là 230C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C và cao nhất vào tháng 7 là 290C Lượng mưa trung bình trong năm là 1.800-2.200 mm, trong đó thấp nhất là 1.300 mm và cao nhất là 4.000 mm.

1.2.2 Điều kiện kinh tế nhân văn của vùng

* Dân số: Năm 2011, dân số toàn huyện là 134,2 nghìn người, mật độ dân số

trung bình là 718 người/km2 Dân cư phân bố không đều giữa hai vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Đáy Nhân khẩu trong độ tuổi lao động hiện nay có 70,8 nghìn người, chiếm 52,7% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 52,8 nghìn người, còn lại là lao động phi nông nghiệp Lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp Tỷ lệ người có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 4,2%, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên là 3% Với nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng đạt hiệu quả.

* Cấp điện: Thị trấn ở Kim Bảng với 100% số xã đã có lưới điện quốc gia

với tỷ lệ hộ dùng điện là 99,6% Toàn huyện có 59 trạm biến áp với tổng công suất 10.930 KVA Trong những năm qua hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp, góp phần giảm tổn thất điện năng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

* Cấp nước: Hiện nay, 8 xã trong huyện đã có trạm cung cấp nước sạch tập

trung là Đồng Hóa, Văn Xá, Nguyễn Úy, Hoàng Tây, Nhật Tựu, Nhật Tân, Lê Hồ, thị trấn Quế Tỷ lệ số người sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện đạt trên 83%.

* Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm mạng lới đường

bộ, đường thủy và đường sắt Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lộ chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322 km đường giao thông nông thôn Huyện có tuyến đường sắt chuyên dùng dài 1,5 km qua địa bàn xã Thanh Sơn, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Bút Sơn Mạng lưới đường thủy nội địa dài 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ.

Trang 8

đài kỹ thuật số dung lượng 4.500 số, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng cao Toàn huyện có 100% thôn, xóm sử dụng máy điện thoại với tỷ lệ 2,3 máy 100 dân Mặt khác, 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở; 98% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp.

Hiện nay, với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nhân lực đôi dào, dân trí khá cao Thêm vào đó là mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc khá tốt Có thể nói đây là một trong những điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà nhiều công ty hoạt động cùng ngành nghề.

1.2.3 Điều kiện kinh tế của địa phương

Kim Bảng là huyện lớn nhất của tỉnh Hà Nam Huyện có nhiều tiềm năng cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

Kim Bảng giáp với thị xã Phủ Lý, gần với Hà Nội, thành phố Nam Định, thành phố Thanh Hoá…huyện có mạng lưới giao thông thuận lợi với các tuyến đường lớn là 21A, 21B, 60, đường Biên Hoà, gần với quốc lộ 1A, tạo thuận lợi cho huyện giao lưu, trao đổi hàng hoá với các tỉnh bạn.

Các điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi cho huyện phát triển một nền nông nghiệp toàn diện Nguồn khoáng sản lớn nhất của huyện là đá vôi và các nguyên vật liệu khác để sản xuất vật liệu xây dựng

Với dân số tương đối đông, nguồn lao động của huyện khá dồi dào Người dân vốn thông minh, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, sản xuất Đó là những điều kiện quan trọng để huyện phát triển kinh tế Tuy nhiên Kim Bảng cũng còn có một số hạn chế nhất định.

Kim Bảng không có nhiều tài nguyên và khoáng sản có giá trị, với địa hình cao thấp không đều gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi Số lao động qua đào tạo ít, chủ yếu là lao động thủ công nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém.

Từ năm 2008- 2013, Kim Bảng đang trên con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nền kinh tế có sự phát triển toàn diện, liên tục và đạt được nhiều thành tựu: sản lượng lương thực ngày càng lớn, giá trị sản lượng công nghiệp ngày càng tăng, tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng nhiều…vì vậy đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của đất nước, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP Mặt khác, trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch đáng khích lệ.

Trang 9

thấp, kinh tế thuần nông là chính, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm…

Trước những tiềm năng và hạn chế vốn có của nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, từ thực tế phát triển kinh tế của mình, Kim Bảng đưa ra các mục tiêu, định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.

1.3 Công nghệ sản xuất của công ty THHH May Sao Việt

1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

Hiện tại cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị máy móc, hệ thống thông tin của công ty đã được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc, toàn bộ hệ thống thông tin của công ty đã được kết nối Internet.

Chất lượng sản phẩm không những phụ thuộc vào một công nghệ hoàn hảo mà còn phụ thuộc vào việc giữ đúng các quy định về những tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất Một công nghệ sản xuất hoàn hảo sẽ dễ đảm bảo tận dụng được mọi năng lực thiết bị, tiết kiệm nguyên phụ liệu, sắp xếp các công đoạn hợp lý và quay vòng vốn nhanh Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong tất cả các công đoạn sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng chặt chẽ Chất lượng và hiệu quả sản xuất vì thế phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thiện công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Quy trình công nghệ sản xuất của công ty thể hiện qua các công đoạn:

-Công đoạn trải vải là công đoạn cho phép được nhận nguyên phụ liệu, trải nguyên phụ liệu, cắt nguyên phụ liệu để có các bán thành phẩm phục vụ cho quy trình sản xuất.

-Công đoạn ráp nối là công đoạn cho phép chúng ta sử dụng các dạng đường liên kết để ráp, nối các chi tiết thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh

+ Các đường liên kết may + Công nghệ ép dán + Công nghệ hàn + Cộng nghệ dập khuy.

- Công đoạn tạo dáng sử dụng 1 số công nghệ đặc biệt như: nhiệt ẩm định hình, ép tạo dáng nhằm tạo cho sản phẩm 1 dáng vóc đặc biệt.

- Công đoạn hoàn tất sản phẩm sử dụng các công nghệ, ủi, giặt, mài, xử lí chống thấm, xử lí chống cháy và bao gói sản phẩm

Với hai phân xưởng sản xuất, May Sao Việt vẫn là một công ty nhỏ vì vậy Ban giám đốc quyết định tối giản hóa bộ máy quản lí, bớt cồng kềnh cho cơ cấu.

Trang 10

hiện qua hình 1.1.

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ gia công sản phẩm của công ty

Công ty TNHH may Sao Việt với đặc thù là một công ty có loại hình sản xuất lặp đi lặp lại, thiết lập luồng sản xuất trong suốt, nhịp nhàng và khối lượng lớn Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối Các nơi làm việc và thiết bị thường được sắp xếp thành dòng đúng trình tự các bước theo hướng chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa, có khả năng sắp xếp tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ sản xuất sản phẩm Máy móc thiết bị thì được sắp đặt theo băng tải cố định nối liền các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành dây chuyền sản xuất Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất như vậy mà công ty đã lựa chọn và sử dụng dây chuyền sản xuất và cụ thể là dây chuyền sản xuất theo đường thẳng.

1.3.2 Trang thiết bị máy móc kĩ thuật của công ty TNHH May Sao Việt

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và đó cũng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp Để đạt được lợi nhuận tối đa thì trước hết doanh nghiệp phải tự tìm được chỗ đứng cho mình bằng chính con đường là chiến thắng trong cạnh tranh

Với điều kiện hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì chiến thắng nằm trong tay người nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ và biết vận dụng nó có hiệu quả cho mục đích của mình Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, đâu đâu cũng kêu gọi đổi mới Đây chính là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà cụ thể là việc đưa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất

May Sao Việt là công ty hoạt động trong ngành may, chính vì vậy quyết định trực tiếp tới thực trạng trang bị máy móc kĩ thuật Hệ thống máy móc trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho dây chuyền sản xuất và các bộ phận hoạn thiện Các trang thiết bị giúp đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi cho công nhân như điều hòa công nghiệp cũng được trang bị đầy đủ.

Trang thiết bị máy móc kĩ thuật của công ty thể hiện dưới bảng 1-1.

Trang 11

Công ty rất chú trọng tới tình hình đầu tư máy móc kĩ thuật Chính vì vậy lượng trang thiết bị máy móc trên luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đặc biệt, không có trường hợp máy móc bị để không cũng như công ty luôn cố gắng tối ưu hóa công suất của máy móc Đồng thời luôn có các kế hoạch cụ thể nhằm bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến công nghệ máy móc của công ty.

1.4 Tình hình tổ chức quản lý, sản xuất và lao động

1.4.1 Tình hình tổ chức quản lí

a Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Một khi mục tiêu, các chiến lược và kế hoạch của tổ chức đã được xác định, nhà quản trị cần phải xây dựng một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm hỗ trợ cho việc

Trang 12

PHÒNG KĨ THUẬTPHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN

QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG I QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG II

nhưng nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của tổ chức Nói cách khác, tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản trị Thật vậy, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy 70- 80% những khiếm khuyết trong việc thực hiện các mục tiêu là do yếu kém của công tác tổ chức.

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Là một công ty nhỏ hoạt động trong ngành may mặc và chủ yếu thực hiện hoạt động gia công sản phẩm Ban lãnh đạo công ty đang ngày càng hướng tới tối giản hóa bộ máy sản xuất Chính vì vậy, mô hình tổ chức của công ty theo cơ cấu trực tuyến Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình tổ chức quản lý, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.

Công ty TNHH May Sao Việt sử dụng cơ cấu mô hình trực tuyến được thể hiện ở hình 1.2 là tương đối hợp lí, điều này làm cho các chính sách của công ty được thống nhất và ít ý kiến trái chiều Thông tin mệnh lệnh được truyền theo chiều dọc, đảm bảo nguồn thông tin được truyền đi nhanh chóng, chính xác và kịp thời Thêm vào đó giảm bớt được chi phí quản lí cũng như các chi phí liên quan.

b Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận

Ban giám đốc:

BAN GIÁM ĐỐC

Trang 13

lang pháp lí thể hiện bằng các quy chế đồng bộ về các mặt công tác Có nhiệm vụ quản lý qoàn diện, chịu trách nhiệm mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống doanh nghiệp Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mình Thực hiện các cuộc họp định kì để kiểm tra và giải quyết các vướng mắc của công ty.

- Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty và đứng đầu

quản lý mọi hoạt động của công ty.

- Phó giám đốc là người hỗ trợ giúp giám đốc điều hành quản lý công ty.

Phòng sản xuất

Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng.

Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra Kiểm tra các mặt hàng mà Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp.

Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục.

Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.

Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng Công ty có hai phân xưởng sản xuất, hoạt động dưới sự điều tiết của phòng sản xuất, tuy là hai phân xưởng độc lập nhưng vẫn cùng nhau thực hiện hoạt động gia công, khi cần có thể hỗ trợ nhau gia công một loại sản phẩm để giao kịp đơn hàng.

Phòng kĩ thuật

Có nhiệm vụ giám sát chất lượng an toàn của sản phẩm Phòng kinh doanh: khai thác khách hàng và kí kết các hợp đồng kinh tế Phụ trách việc hoàn thành các thủ tục thanh toán công nợ cũng như các tài liệu công nợ, nghiệm thu, bàn giao tài liệu… Đồng thời phối hợp với phòng kế toán trong việc xác định công nợ của khách hàng, có kế hoạch thu nợ và khai thác khách hàng.

Phòng kế toán

Quản lý công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm phục vụ và phản ánh đúng, trung thực nhất năng lực tài chính của công ty.

Phòng hành chính

Trang 14

đúng nhất cho hoạt động của công ty Đánh giá đúng nhất về năng lực của cán bộ, nhân viên trong công ty để tham mưu cho giám đốc từ đó có sự phân công công việc phù hợp với năng lực nhất.

1.4.2 Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của May Sao Việt

a Tình hình tổ chức sản xuất

Nắm bắt được nhiệm vụ đồng thời đáp ứng yêu cầu sản xuất đặc thù theo hướng gia công, công ty rất chú trọng tới việc quản lí tại phân xưởng Hình 1.3 thể hiện sơ đồ quản lí cấp phân xưởng mà công ty đang áp dụng.

Hình 1.3: Sơ đồ quản lý ở phân xưởng

Mô tả sơ đồ quản lí tại phân xưởng:

- Bộ phận tạo hình đảm trách các công việc cần giải quyết trên phân xưởng mình ví dụ: thiết lập qui trình công nghệ gia công cho một chi tiết hợp lý nhất, hướng dẫn cho NV thực hiện thao tác hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới về thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ, an toàn lao động, nội qui lao động cơ bản để sản xuất một công đoạn cụ thể.

- Kho nguyên liệu chịu trách nhiệm nghiệm thu, kiểm tra các số liệu, kích thước đúng theo yêu cầu Xuất kho đúng các nguyên vật liệu, các hàng hóa khi có đề xuất của trưởng các bộ phận Báo cáo hằng ngày số liệu cho QĐ xưởng và bộ phận kế hoạch nguyên liệu về tình hình nguyên liệu trong ngày Đề xuất phương án lên kế hoạch mua vật tư hợp lý.

- Bộ phận sản phẩm mẫu có trách nhiệm tiếp nhận các mẫu thiết kế mới để

Trang 15

chính là làm mẫu, trong thời gian rảnh việc sẽ hỗ trợ sản xuất theo sự chỉ định của quản lý trực tiếp.

- Bộ phận bảo trì có nhiệm vụ lên kế hoạch sữa chữa định kỳ, sữa chữa đột xuất máy móc thiết bị Thiết kế, dự bị những thiết bị mau hỏng để kịp thời sửa chữa khi có sự cố đột xuất Tham gia thiết kế, chế tạo các dụng cụ cần thiết trong sản xuất.

- Bộ phận hoàn thiện có trách nhiệm theo dõi tiến độ đơn hàng, sắp xếp, bố trí công việc cho các tổ trưởng của bộ phận mình Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp công nhân khi các tổ trưởng vắng mặt Tham mưa cho quản đốc về việc thuyên chuyển, sa thải công nhân trong trường hợp cần thiết

b Tình hình tổ chức lao động

* Tình hình sử dụng lao động trong Công ty

Có thể nói trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực điều hành trong những năm qua của Công ty đã thực thi những bước quan trọng trong việc củng cố bộ máy, cải tiến bộ máy sản xuất Cùng với việc mở rộng sản xuất thì lực lượng lao động cũng không ngừng được bổ sung, cải thiện và nâng cao về cả số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc mở rộng sản xuất

Chính vì thế, trong những năm qua chất lượng lao động của Công ty luôn được cải thiện Tùy thuộc vào từng vị trí chức danh mà Công ty có cách bố trí sắp xếp lao động khác nhau để phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ.

Số lượng lao động của công ty

Trang 16

việc theo giờ hành chính ngày làm 8 tiếng Làm việc các ngày trong tuần trừ chiều thứ bảy và chủ nhật.

Công nhân trực tiếp sản xuất làm việc theo ca, thông thường là 8h-ca Tuy nhiên khi hàng gấp hoặc cần thiết công nhân viên có thể tăng ca làm thêm giờ Chi phí tiền lương làm thêm giờ được tình theo quy định trả lương của pháp luật.

-Chế độ nghỉ ngơi

Đối với bộ phận quản lý và lao động trực tiếp thì chế độ nghỉ ngơi, thai sản và các loại bồi dưỡng phụ cấp khác được hưởng theo chế độ hiện hành của người

+ Ngày Quốc tế lao động 1-5: 1 ngày + Ngày Quốc khánh 2-9: 1 ngày

Chế độ nghỉ thai sản là 6 tháng không kể ngày lễ tết.

1.5 Phương hướng phát triển của công ty TNHH May Sao Việt

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là tổ chức hoạt động gia công theo đơn đặt hàng các loại sản phẩm dệt may Mục tiêu phấn đấu của Công ty là tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh để trở thành một trong những công ty phát triển của Việt Nam Dưới đây là một số những định hướng và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới:

Không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiêu hao ít điện năng nhưng vẫn nâng cao được công suất và chất lượng sản phẩm.

Giảm chi phí tiết kiệm trong quản lý và sản xuất để hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm từ đó tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất Bên cạnh đó công ty đã và đang thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường sản xuất, phấn đấu đạt tiêu chuẩn về môi trường.

Tiếp tục hoàn thành các đang triển khai và thu hút thêm các dự án, hợp đồng mới.

Trang 17

nhẹ và hiệu quả Thường xuyên có những chính sách thu hút nhân tài, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao.

Thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Thực hiện đầy đủ và ngày càng tăng nghĩa vụ nộp ngân sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội và đền ơn đáo nghĩa.

Đặc biệt trong 5 năm tới, công ty định hướng phát triển lợi nhuận đạt 10% và thành lập thêm một phân xưởng thứ 3 ở khu B để đáp ứng được các đơn hàng ngày một nhiều của công ty Cùng với đó là kế hoạch tuyển dụng thêm nhân lực mới phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Kế hoạch cho giai đoạn tới của công ty được thể hiện dưới Hình 1-4.

Trang 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với những trình bày và phân tích ở trên, ta có thể thấy rõ nét rằng công ty TNHH may Sao Việt là công ty có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất cũng như các lĩnh vực kinh doanh Mặc dù chỉ là công ty nhỏ, nhưng Sao Việt đã ngày một khẳng định chỗ đứng của mình trong khu vực phía Bắc nói chung và trong tỉnh nói riêng Dựa vào những lợi thế có sẵn của công ty cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn may Sao Việt đã có những thành công bước đầu Với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch đặt ra cũng như xác định rõ ràng phương hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai Qua tìm hiểu về tình hình chung của công ty cũng như điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của công ty ta có thể rút ra một số thuận lợi và khó khăn như sau:

 Thuận lợi

 Là công ty mới ra đời cách đây 4 năm nhưng với những sản phẩm hoàn thành khá phù hợp với nhu cầu của thị trường Công ty đã chiếm lĩnh được thị trường và tạo được lòng tin nơi khách hàng Có khá nhiều các khách hàng truyền thống tin tưởng công ty từ nhứng năm đầu hoạt động như công ty Mạnh Ninh, công ty Sihyun…

 Các điều kiện tự nhiên cũng như tiềm lực lao động dồi dào,vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, tập thể cán bộ công nhân viên toàn bộ công ty đã đoàn kết đồng thuận vì một mục tiêu xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững.

 Thị trường may mặc đang phát triển khá mạnh mẽ cả trong và ngoài nước.

 Khó khăn:

 Chính Phủ tiếp tục duy các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế chống lạm phát , chi phí đầu vào như nguyên nhiên vật liệu tiếp tục tăng cao  Cơ chế chính sách thuế và lệ phí tại các địa phương điều chỉnh tăng rất

 Chính sách tăng lương của Nhà nước ảnh hưởng tới tổng quỹ lương.

 Do chỉ thực hiện các đơn hàng gia công hàng hóa nên công ty còn bị phụ thuộc nhiều vào đối tác Không chủ động trong nhiều tình huống.

 Khó khăn trong việc xây dựng các kế hoạch sản xuất dài hạn.

Trang 19

lãnh đạo công ty.

 Xu hướng xã hội hóa ngành Dệt may là vấn đề tất yếu nhưng đối với Việt Nam chưa có thị trường cạnh tranh hoàn hảo dẫn đến khó khăn trong việc đàm phán vấn đề giá cả.

 Các năm qua, Công ty vẫn còn lỗ lũy kế nên chưa có quỹ khen thưởng, phúc lợi động viên người lao động.

 Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay cùng với vô số các công ty hoạt động cùng ngành Hơn nữa, công ty chưa có lợi thế về vốn cũng như khả năng cung ứng của mình Điều này khiến cho công ty phải luôn thận trọng trong mọi quyết định đầu tư hay tái sản xuất mở rộng của mình để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.

Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty TNHH May Sao Việt sẽ được tác giả phân tích cụ thể ở chương 2.

Trang 20

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTKINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY SAO

VIỆT NĂM 2014

Trang 21

2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty may Sao Việt năm 2014

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công tác không thể thiếu đối với bất cứ tổ chức kinh tế nào Qua đó phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp xác định hiệu quả sản xuất, thể hiện ở việc sản xuất ra của cải vật chất nhiều nhất với chi phí bỏ ra là tiết kiệm nhất.

Được thành lập đầu năm 2011, May Sao Việt là một công ty còn rất trẻ Với đặc thù là ngành dệt may nhưng có lĩnh vực hoạt động kinh doanh là hoạt động gia công hàng may mặc Đây là những lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển nhưng lại rất khó chủ động trong các kế hoạch sản xuất vì còn phụ thược nhiều vào đối tác.

Phát huy được những kết quả đạt được của những năm trước, năm 2014 phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng và phát triển theo hướng sau:

Cung cấp các sản phẩm gia công chất lượng, đúng thời điểm đặt hàng, đáp ứng được nhiều yêu cầu đặt ra của khách hàng.

Hoàn thành vượt mức kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh và phát triển năng lực sản xuất Ứng dụng khoa học kỹ thuật đạt nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn làm tăng doanh thu của Công ty.

Cải tiến hệ thống quản lý, tổ chức, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng cường đội ngũ cán bộ công nhân viên và công nhân kỹ thuật để từ đó hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm tạo được sức cạnh tranh trên thị trường

Qua bảng phân tích bảng 2-1 đã tập hợp các số liệu đại diện nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm 2014, từ đó ta có thể rút ra được nhận xét về hoạt động kinh doanh của Công ty.

Doanh thu năm 2014 là 5.181 triệu đồng giảm 1.319 triệu đồng tương ứng giảm 21,3% so với thực hiện năm 2013 và thấp hơn cả kế hoạch năm 2014 là 14,66% Năm 2014 do tổng khối lượng gia công sản phẩm giảm và có sự điều chỉnh tăng về đơn giá gia công nhưng tổng doanh thu vẫn không thể tăng so với năm 2013 Trong khi đó, tổng chi phí năm 2014 có giảm so với năm 2013 nhưng tăng so với kế hoạch mặc dù tổng giá trị gia công giảm Bên cạnh đó, do biến động của lạm phát cùng với giá cả các loại chi phí đầu vào tăng mạnh đã làm cho chi phí của Công ty biến động Cụ thể, tổng chi phí năm 2014 là 5.276 triệu đồng giảm 966,3 triệu đồng tương ứng giảm 15,48% so với năm 2013 và tăng 5,57% so với kế hoạch Điều này tác động trực tiếp tới lợi nhuận của công ty, dẫn đến công ty bị lỗ 311 triệu đồng trong năm 2014.

Trang 22

công nhân viên Cụ thể, kế hoạch năm 2014 công ty chỉ còn 100 cán bộ công nhân viên, tức là giảm 18 người so với năm 2013 Tuy nhiên, thực tế thì năm 2014 số lượng cán bộ công nhân viên chỉ còn 82 người, giảm 36 người, tương ứng giảm 31,51% so với năm 2013 Đồng thời giảm so với kế hoạch năm 2014 là 18 người Vì đặc thù sản xuất và khối lượng công việc còn phụ thuộc nhiều vào đối tác nên sự thay đổi số lượng lao động chỉ sau một năm mà nhiều như vậy là không tránh khỏi Tuy nhiên, do sự giảm mạnh của lao động nên năng suất lao động bình quân năm 2014 so với năm 2013 và kế hoạch năm 2014 đều tăng Cụ thể, năm 2014 năng suất lao động đạt 5,266 triệu đồng/người/tháng tăng 0,676 triệu đồng/người/tháng thương ứng tăng 14% so với năm 2013 và tăng so với kế hoạch năm 2014 là 5,33% Năng suất lao động năm 2014 tăng chưa phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Do đơn giá tiền lương tăng kết hợp với chính sách tăng lương tối thiểu của nhà nước đã làm cho tổng quỹ lương của Công ty tăng Năm 2014, tổng quỹ lương của May Sao Việt là 3.854 triệu đồng tăng 222 triệu đồng tương ứng tăng 5,77% so với năm 2013 và tăng 4,81% so với kế hoạch đặt ra.

Tóm lại, qua đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH may Sao Việt trong năm vừa qua cho thấy năm 2014 là một năm chưa hiệu quả của công ty trong lĩnh vực gia công đồ may mặc Trong điều kiện kinh tế còn nhiều biến động và tình hình kinh doanh của công ty cũng đang ở mức báo động nhưng công ty vẫn đảm bảo đời sống của CBCNV Tuy nhiên trong năm tới công ty cần có biện pháp mạnh mẽ và hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.

Trang 23

Bảng phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty TNHH May Sao Việt

1 Doanh thu thuần Đồng 6.475.186.123 6.000.000.000 5.180.648.263 -1.294.537.860 80,01 -819.351.737 86,34 2 Tổng giá trị gia công Đồng 6.457.186123 5.600.000.000 5.178.820.750 1.278.365.373 80,20 421.179.250 92,48

Trang 24

2.2 Phân tích tình hình sản gia công sản phẩm của Công ty may Sao Việt

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, không chỉ đảm bảo việc cung cấp sản phẩm dệt may cho nhu cầu trong nước ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng, mà còn tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế thông qua việc xuất khẩu hàng dệt may.

Hoạt động gia công hàng may mặc, với đặc điểm mức vốn đầu tư không nhiều, có khả năng thu hút nhiều lao động, gia công theo các kiểu mẫu của đơn đặt hàng, với thị trường sẵn có và khá rộng đang là một trong những hoạt động chủ yếu của công nghiệp dệt may nước ta, cho phép chúng ta giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể góp phần tăng nguồn vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá.

2.2.1 Phân tích tình hình gia công sản phẩm theo mặt hàng.

a Tình hình gia công theo số lượng

Phân tích tình hình gia công theo khối lượng mặt hàng này cho ta thấy tình hình sản phẩm đã gia công năm 2014 của công ty như thế nào, các mặt hàng nào được sản xuất nhiều nhất trong năm 2014 để từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh

Trang 25

Tình hình gia công theo số lượng thể hiện trong bảng 2-2 Qua đó cho thấy, sản phẩm được công ty gia công nhiều nhất là Quần dài nam mã SHI-02 đạt 1 triệu chiếc năm 2013 và năm 2014 giảm xuống còn 680 ngìn chiếc nhưng vẫn ở mức cao Sau đó là Quần dài trẻ em mã W14-70bcor đạt 515 ngìn chiếc nhưng vẫn giảm so với năm 2013 là 165 nghìn chiếc Các mặt hàng quần khác và áo khác bao gồm các đơn hàng nhỏ lẻ hoặc mã hàng có đơn giá và số lượng đặt hàng thấp.

Công ty thực hiên gia công rất nhiều mã hàng khác nhau, nhưng điều này bị phụ thuộc trực tiếp vào đối tác của công ty Họ sẽ yêu cầu công ty thực hiện đơn hàng và họ quyết định mã hàng trên cơ sở được sự đồng ý, kí kết của công ty.

Trong năm 2014 công ty ta có gia công thêm mặt hàng mới là áo SY- 06 Jile với số lượng 250 nghìn chiếc cho công ty TNHH SEVA Đây là đối tác mới hợp tác với công ty năm 2014, tuy đơn hàng chưa cao nhưng cho thấy công ty đã và đang thu hút sự chú ý của các công ty trong khu vực.

b Tình hình gia công theo giá trị mặt hàng

Bảng gia công sản phẩm theo giá trị

Quần dài mã CEFPT153M 447.436 188.786 -258.649 42,19 Quần sooc nam mã 7248/404 322.588 93.525 -229.064 28,99 Quần dài nam mã SHI-02 942.847 640.989 -301.857 67,98

Trang 26

Bên cạnh số lượng ta phải kể tới giá trị mà số lượng sản phẩm đó mang lại cho công ty Chính vì vậy, tình hình gia công theo giá trị được thể hiện qua bảng 2-3.

Nhìn vào bảng phân tích ta có thể thấy được rằng, trong năm qua giá trị sản phẩm quần mà Công ty nhận gia công năm 2014 là 2.438.567 nghìn đồng giảm tới 1.731.603 nghìn đồng tương ứng giảm 41,52% so với năm 2013 một con số đáng báo động có thể là do trong năm 2014 các đơn đặt hàng để gia công đã giảm mạnh vì nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, trong khi đó sản phẩm áo mà Công ty nhận gia công trong năm 2014 lại tăng nhẹ là từ 2.740.251 nghìn đồng tăng 453.238 nghìn đồng tương ứng với 19,82% so với năm 2013 Cụ thể các sản phẩm quần áo điển hình có sự biến động khá rõ nét.

Sản phẩm quần dài mã CEFPT153M nhận gia công trong năm 2014 là 188.786 nghìn đồng giảm tới 258.649.471 đồng tương ứng giảm 57,81% so với năm 2013 Đáng chú ý hơn đó là sản phẩm quần dài nam mã SHI-02 là sảm phẩm mà Công ty nhận nhiều nhất với doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất mà có su hướng giảm khá mạnh cụ thể trong năm 2014 là 640.989 nghìn đồng giảm tới 301.857 nghìn đồng tướng ứng với 32,02% so với năm 2013 Còn sản phẩm quần mã MJS 282 (CED9JP22F) trong năm 2014 là 261.935 nghìn đồng giảm mất 285.443 nghìn đồng tương đương giảm 52.15% so với năm 2013 Trong khi đó các sản phẩm quần khác tổng năm 2013 là 1.157.520 nghìn đồng nhưng sang năm 2014 lại chỉ còn có 612.343 nghìn đồng giảm tới 545.176 nghìn đồng đồng nghĩa với việc giảm 41,52% so với năm 2013.

Về sản phẩm áo thì có sự biến động theo từng loại hàng cụ thể, sản phẩm áo Jacket mã DONNA 6402/392 thì lại tăng nhẹ từ 153.270 nghìn đồng năm 2013 tăng lên 157.983 nghìn đồng trong năm 2014 vậy là đã tăng lên 4.712 nghìn đồng tương ứng tăng 3,07% so với năm 2013 Còn sản phẩm áo DHL4UTF105 thì lại giảm tới 116.717 nghìn đồng trong năm 2014 như vậy là giảm tới 31,16% so với năm 2013 Ngoài ra còn có sự tăng giảm của các sản phẩm áo điển hình mà Công ty nhận gia công khác trong năm 2014 như áo lót trong mã EPV1CC1232 thì lại giảm 20,88% so với năm 2013, còn sản phẩm áo lót trong mã EPV1CC1232A lại tăng 26,84% so với năm 2013 Các lại sản phẩm áo khác mà Công ty nhận gia công trong năm 2014 thì lại tăng nhẹ trong năm 2014 cụ thể là tăng 624.792 nghìn đồng tương đương tăng 49,31% so với năm 2013 một con số không phải nhỏ nhưng đó cũng là một dấu hiệu tốt cho Công ty trong năm 2014.

Mặc dù tình hình thị trường và tình hình giá cả trong nước và trên thế giới có nhiều biến động tác động tới hoạt động gia công của Công ty, các đơn đặt hàng

Trang 27

cũng giảm đi trông thấy trong năm 2014, tuy nhiên trong tình hình kinh doanh của Công ty cũng có chút khả quan Trong năm 2015, Công ty sẽ đưa ra nhiều chính sách hợp lý để thu hút khách hàng là các công ty trong ngành may mặc và nhận được nhiều đơn hàng và nhiều mặt hàng hơn nữa để gia công.

2.2.2 Phân tích tình hình gia công sản phẩm theo khách hàng.

a Tình hình gia công theo khách hàng về mặt số lượng

Để đánh giá được đối tác nào có nhiều đơn hàng với công ty, hay nói cách khác công ty đã gia công được số lượng sản phẩm cho các công ty khác như thế nào thể hiện qua bảng 2-4, bảng phân tích tình hình gia công theo khách hàng về mặt số lượng.

Xét về mặt tổng quan thì số lượng sản phẩm đã gia công được của công ty TNHH May Sao Việt năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 Cụ thể tổng sản phẩm gia công được năm 2014 là 5.809 nghìn chiếc giảm 1.796 nghìn chiếc tương ứng giảm 23,61% so với năm 2013 Tuy về đơn giá các đơn hàng là khác nhau nhưng sự giảm này cũng tác động mạnh mẽ tới tổng giá trị gia công

Sự biến đổi này là do tình hình kinh tế bất ổn trong năm, thêm vào đó là trong năm 2014 các đơn hàng kí kết được của công ty giảm.

Đối tác hàng đầu của công ty có thể kể tới công ty KB và công ty Sihuyn Công ty KB chiếm 70% tổng sản lượng gia công của công ty năm 2014 Công ty KB là đối tác truyền thống mang lại lợi nhuận cũng như các đơn hàng chủ yếu của công ty từ những năm mới thành lập tới nay.

Bảng phân tích tình hình gia công theo khách hàng về mặt số lượng

Trang 28

b Tình hình gia công theo khách hàng về mặt giá trị

Với phương châm khách hàng là trên hết, Công ty đã có chính sách để thu hút khách hàng là các doanh nghiệp trong ngành may mặc, chất lượng sản phẩm sau khi gia công được công ty đặt lên hàng đầu vì nó quyết định tới danh tiếng và hình ảnh của công ty với khách hàng.

Tình hình gia công theo khách hàng của Công ty năm 2014 được tập hợp trong

Vì đây là một công ty gia công nên chỉ có công việc nhận hàng rồi sửa hàng và trả hàng tuy vậy cũng có khách hàng chủ đạo và giữ uy tín với khách hàng

Doanh thu chủ yếu của công ty Sao Việt đó là từ công ty KB với tỷ trọng luôn chiếm trên 60% cụ thể năm 2013 chiếm tỷ trọng là 63,03% năm 2013 và chiếm tỷ trọng 68,73% vào năm 2014, nhưng có lẽ năm 2014 là một năm đầy khó khăn với công ty biểu hiện rất rõ trong doanh thu Doanh thu từ việc nhận hàng gia công cho công ty KB trong năm 2014 đã giảm xuống 511.320 nghìn đồng tức là giảm 12,56% so với năm 2013

Doanh thu từ việc nhận hàng gia công cho công ty Mạnh Ninh trong năm 2014 đã giảm mất 43.833 nghìn đồng tương ứng giảm 21,15% so với năm 2013

Một công ty khác được xếp vào danh sách khách hàng điển hình của công ty Sao Việt có lẽ là công ty Sihyun vì lượng hàng nhận gia công từ công ty này chiếm tỷ trọng tới 14,47% năm 2013 và 10,53 % năm 2014 trong tổng số hàng nhận gia công của công ty, mặc dù vậy nhưng doanh từ từ công ty Sihyun trong năm 2014 đã giảm khá mạnh cụ thể là giảm 388.555 nghìn đồng tương ứng là 59.40%

Nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng cụ thể là nhận hàng

Trang 29

tuy nhiên công ty vẫn giữ được uy tín cũng như các hợp đồng gia công hàng may mặc từ các công ty khách hàng thân quen cũng như các khách hàng mới tỏng ngành may mặc

Công ty cần đưa ra các giải pháp nghiên cứu tình hình cụ thể đưa gia giải pháp hợp lý hơn tổng kinh doanh và phải có chính sách hoàn hảo hơn để thu hút khách hàng mới nhiều hơn và luôn giữ được khách hàng thân quen, lấy chất lượng và uy tín làm chính thì tình hình tiêu thụ của Công ty sẽ diễn ra khả quan hơn.

2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ( TSCĐ )

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết tăng sản lượng và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn đầu tư.

Để đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ ta dùng 2 chỉ tiêu sau: Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số huy động TSCĐ.

a Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hệ số này cho ta biết một đồng giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian làm ra được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm (doanh thu).

Hhs = Doanh thu thuần ( đồng/đồng giá trị TSCĐ) (2-1) TSCĐbq

b Hệ số huy động TSCĐ

Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thì cần một lượng TSCĐ là bao nhiêu.

Hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ và hệ số huy động TSCĐ năm 2014 của Công ty được thể hiện ở bảng 2-6.

Hhs

Trang 30

Phân tích hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ và huy động TSCĐ năm 2014

1 Doanh thu thuần Ngđ 6.457.186 5.180.648 -1.276.537 80,23 2 Nguyên giá TSCĐ đầu kì Ngđ 1.797.442 6.015.388 4.217.945 334,66 3 Nguyên giá TSCĐ cuối kì Ngđ 6.015.388 4.356.445 -1.658.942 72,42 4 Nguyên giá TSCĐ bình quân Ngđ 3.906.415 5.185.917 1.279.501 132,75

Qua bảng tính toán trên ta thấy hệ số hiệu suất và hệ số huy động TSCĐ trong năm 2014 của Công ty không tốt hơn trong năm 2013.Cụ thể:

Về hệ số hiệu suất, năm 2014 cứ 1 đồng NG bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chỉ tạo ra tạo ra 1 đồng doanh thu thuần giảm 0,65 đồng so với năm 2013 tương đương với mức giảm 49,66%

Năm 2013 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần 0,60 đồng NG bình quân TSCĐ, nhưng trong khi đó năm 2014 cần tới 1 đồng TSCĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, tăng mức sử dụng TSCĐ lên 0,4 đồng tương đương tăng 65,47%

Về hệ số huy động TSCĐ năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,40 tương ứng tăng 65,47% Điều này là do doanh thu giảm so với năm 2013 mà TSCĐ lại tăng.

Việc giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng như tăng hệ số huy động TSCĐ là một dấu hiệu rất đáng lo ngại cho thấy Công ty sử dụng TSCĐ năm 2014 không những không có hiệu quả hơn so với năm 2013 mà còn là một dấu hiệu rất xấu tới khả năng sản xuất và hoạt động của công ty.Do vậy, công ty cần có các biện pháp để duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ như: thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp, thường xuyên sửa chữa TSCĐ, lập dự phòng giảm giá TSCĐ, chú trọng đổi mới nâng cao máy móc thiết bị, thanh lý kịp thời những TSCĐ không cần dùng.

2.3.2 Phân tích kết cấu và tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty TNHH maySao Việt

Trang 31

Hoạt động phân tích kết cấu TSCĐ là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định Được thể hiện qua bảng 2-7.

Kết cấu TSCĐ của công ty Sao Việt

Qua bảng phân tích kết cấu tài sản cố định nhận thấy nhà cửa vật chất chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu tài sản của công ty Cụ thể, cuối năm nhà cửa vật chất của công ty chiếm 75,10%, tăng 6,97% so với đầu năm Trong khi đó, cuối năm 2014 máy móc thiết bị chiếm 24,90% cơ cấu tài sản cố định, giảm 6,97% so vơí đầu năm Qua đó cho thấy tài sản của công ty chủ yếu là hệ thống nhà xưởng, sau đó mới là máy móc thiết bị

Do Công ty thực hiện sản xuất gia công sản phẩm nên giá trị của nhà cửa vật chất chiếm tỷ trọng lớn 75,10% trong tổng tài sản của Công ty là một kết cấu hợp lý Tuy nhiên, thiết bị văn phòng còn chưa được chú ý tới Do vậy, Công ty cần đầu tư thêm các thiết bị, phương tiện phục vụ trong thời gian tới để có thể phục vụ tốt hơn công tác quản lý.

b Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

TSCĐ giảm là số tài sản đã hết thời hạn sử dụng hoặc hết khấu hao được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng được chuyển đi nơi khác TSCĐ tăng là số tài sản được bổ sung trong năm để thay thế hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài sản cố định hằng năm của Công ty luôn biến đổi TSCĐ giảm là số tài sản đã hết thời hạn sử dụng hoặc hết khấu hao được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng được chuyển đi nơi khác.

Trang 32

TSCĐ tăng là số tài sản được bổ sung trong năm để thay thế hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh Để xác định tình hình tăng giảm TSCĐ ta cần xây dựng các chỉ tiêu sau:

Giá trị TSCĐ bq dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ:

Giá trị TSCĐ bq = Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ cuối kỳ (đồng) (2-3)

Qua bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ cho thấy hệ số tăng tài sản cố định của Công ty là khá thấp (Hệ số tăng TSCĐ bằng 0,02) chứng tỏ trong năm 2014 vừa qua công ty ít đầu tư vào việc mua sắm tài sản cố định, điều này là do dây chuyền sản xuất của Công ty đang vận hành tương đối ổn định

Thêm vào đó, hệ số giảm TSCĐ lại lớn hơn và bằng 0,34 cũng nói lên rằng trong năm 2014 khá nhiều tài sản cố định của Công ty được thanh lý Điều này không được tốt lắm khi mà hầu hết các loại TSCĐ của Công ty đều đang trong tình trạng khá mới và sử dụng tốt, chỉ có số ít tài sản cố định được công ty mua cũ của

Trang 33

2.3.3 Phân tích tình trạng hao mòn TSCĐ.

Nhân tố làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ đó là sự hao mòn của TSCĐ Trong quá trình sử dụng giá trị các tài sản được chuyển dần vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá chính xác mức độ đã sử dụng của TSCĐ, để có xử lý kịp thời và phục vụ cho kế hoạch kinh doanh.

Thông thường để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ (Thm).

Thm = Tổng số mức khấu hao TSCĐ (2-6) Nguyên giá TSCĐ

Hệ số hao mòn tài sản cố định càng nhỏ càng tốt có nghĩa là hệ số hao mòn tài sản cố định càng tiến đến 1 càng nói lên sự lạc hậu của máy móc thiết bị.

Trang 34

Bảng phân tích tình trạng hao mòn của TSCĐ

Trang 35

Qua bảng tính toán 2-8 ta thấy hệ số hao mòn TSCĐ năm 2014 lớn hơn so với năm 2013, vì các TSCĐ đã đi vào hoạt động được một thời gian nên mức hao mòn tăng lên làm cho hệ số hao mòn tăng

Trong năm 2014, Công ty đã có thay thế và tu sửa lại nhà xưởng cũng như một số máy móc thiết bị góp phần cho hệ số hao mòn của nó giảm đi tuy nhiên vẫn ở mức khá cao Công ty cũng cần có giải pháp để thay thế và tu sửa máy móc thiết bị cũng như nhà xưởng một cách hợp lý nhất

Do công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công đồ may mặc nên không đòi hỏi phải có máy móc hiện đại hay công nghệ cao nhưng phải phù hợp với thời đại nhằm nắm bắt và theo kịp thị trường góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Công ty TNHHMay Sao Việt

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động

Đối với bất cứ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì lao động cũng là một trong 3 yếu tố không thể thiếu hợp thành mọi quá trình kinh doanh, bên cạnh đối tượng lao động và tư liệu lao động, là yếu tố quyết định quá trình sản xuất Nhất là đối với công ty thực hiện hoạt động gia công là chủ yếu như Sao Việt

Mặt khác, số lượng lao động và chất lượng lao động còn thể hiện quy mô, trình độ sản xuất kinh doanh của công ty Việc tổ chức lao động hợp lí sẽ làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Việc phân tích tình hình tổ chức lao động có ý nghĩa chỉ ra được thực trạng cũng như sự hợp lý của việc sử dụng lao động đối với công việc Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để quản lý, bố trí và sử dụng một cách tốt nhất lực lượng lao động hiện có trong công ty.

a Tình hình đảm bảo số lượng lao động

Việc phân tích số lượng lao động nhằm thấy được sự tăng giảm lao động nhằm đánh giá, xem xét sự biến động về lao động của công ty, từ đó điều chỉnh hợp lý về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 36

Phân tích số lượng lao động nhằm có kế hoạch cho việc tăng giảm hay tuyển dụng thêm lao động phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển của công ty Do đó cần phải phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ở Công ty TNHH May Sao Việt

Số lượng lao động thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh và qua đó phản ánh năng xuất lao động của công ty, nó quyết định trực tiếp tới kết quả kinh doanh Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không Qua đó tìm ra biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động.

Tình trạng đảm bảo số lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng 2-10.

Trang 37

Bảng phân tích số lượng lao động công ty TNHH May Sao Việt

Đối với Sao Việt, loại hình hoạt động của công ty là công ty TNHH thêm vào đó vốn kinh doanh còn hạn hẹp nên số lao động của công ty còn hạn chế, vì vậy trong năm 2014 số lao động của toàn công ty còn có 82 người giảm đi 36 người tương ứng giảm 31,51% so với năm 2013 Trong đó có số công nhân giảm đi 29 người và số CBCNV giảm đi 7 người so với năm 2013 Tuy số lao động của công ty giảm đi rất mạnh nhưng năng suất lao động lại tăng lên chứng tỏ Công ty đã sử dụng tốt lượng lao động hiện có Và cũng phần nào cho thấy công ty ngày càng kí kết được các hợp đồng gia công đem lại hiệu quả.

So sánh tốc độ tăng trưởng lao động trong mối quan hệ tương quan với tốc độ tăng trưởng doanh thu để tính được mức tiết kiệm hay lãng phí tương đối lao động của công ty TNHH May Sao Việt năm 2014 LĐ tiết kiệm (lãng phí) :

Kết quả trên cho thấy năm 2014 Công ty đã tiết kiệm tương đối được 5 người Tuy không nhiều nhưng đối với công ty nhỏ và trong hoản cảnh kinh tế hiện nay điều này chứng tỏ việc sử dụng lao động trong năm 2014 hiệu quả hơn so với năm 2013.

Trang 38

b Phân tích chất lượng lao động của Công ty

Có thể nói chất lượng lao động là chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá tình hình sử dụng lao động của một công ty Chất lượng lao động chủ yếu thể hiện ở trình độ văn hóa, ngoài ra còn thể hiện ở cả kết cấu lao động theo độ tuổi và giới tính

Qua bảng phân tích 2-11 ta thấy rõ trình độ văn hóa của CBCNV trong Công ty đồng thời qua đó cũng gián tiếp thể hiện trình độ năng lực chung của Công ty Năm 2013, số lượng lao động có trình độ trên đại học là 9 người thì đến năm 2014 con số đó chỉ còn là 4 người giảm đi 5 người tương ứng giảm 66,66%, tỷ trọng chiếm 4,88% trong tổng số cán bộ công nhân viên Trình độ dưới Đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất 95,12% tương ứng với 78 người, giảm 31 người so với năm 2013.

Bảng phân tích chất lượng lao động của May Sao Việt

Trang 39

Có thể nói công ty đang có trong tay một lực lượng lao động có trình độ văn hóa chưa cao Điều này được lí giải do chính đặc thù công việc của công ty, hoàn toàn không yêu cầu quá cao Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất hầu hết chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng chuyên môn và tay nghề trong ngành may Lực lượng lao động này vẫn đang hoạt động rất tốt những công việc của Công ty Tuy năm 2014 Công ty có cắt giảm một số lượng khá lớn nhân sự nhưng hiện nay Công ty vẫn có chế độ tuyển dụng những lao động có tay nghề và chuyên môn cao song song với việc đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động có sẵn nhằm phát huy tối đa hiệu quả và năng suất lao động

Nếu theo dõi nghiên cứu theo chỉ tiêu độ tuổi ta thấy Công ty là một doanh nghiệp trẻ Các CBCNV trong doanh nghiệp đa số có tuổi đời nhỏ hơn 40 Số lượng lao động có tuổi đời nhỏ hơn 30 chiếm tới 52,44% chiếm tỷ lệ nhất trong tổng số lao động của Công ty Tuy rằng lực lượng lao động này còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh,còn chủ quan trong công việc nhưng đây lại chính là lực lượng nòng cốt cho sự nhiệt huyết và nhanh nhẹn hoạt bát đối với công ty chuyên gia công sản phẩm may mặc

Hơn thế nữa, trong thời đại mới thì lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe tốt, năng động và có khả năng tiếp thu những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và vô cùng thiết yếu Nhóm tuổi từ 30 đến 40 là 42 người chiếm tỷ trọng 39,02% chiếm tỷ trọng thứ hai trong công ty Đây là nhóm tuổi vừa có kinh nghiệm vừa có khả năng làm việc cao có thể truyền đạt kinh nghiệm và hướng đi của Công ty trong thời gian tới và hướng dẫn thao tác trực tiếp cho thế hệ tiếp theo Nhóm tuổi từ 40 đến 50 chỉ chiếm 1,22% số lao động trong Công ty Phần lớn các công nhân viên của Công ty nằm ở nhóm tuổi này là những người có kinh nghiệm đã cống hiến nhiều năm cho ngành may mặc.

Nói tóm lại, qua phân tích trên ta thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty là có tuổi đời còn rất trẻ Hay nói cách khác công ty có cơ cấu lao động trẻ Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có khả năng phát triển nhanh và mạnh hơn.

Áp dụng tính độ tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty theo phương pháp tính số bình quân gia quyền:

Ta có hệ số tuổi bình quân theo phương pháp gia quyền:

Với độ tuổi lao động bình quân là 32 tuổi ta có thể nói công ty TNHH May Sao Việt có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung, năng động Đây cũng là điều kiện tốt để công ty đi lên đúng hướng.

82

Trang 40

Là công ty hoạt động trong lĩnh gia công sản phẩm may mặc nên số lao động nữ bao giờ cũng nhiều hơn số lao động nam trong Công ty Điển hình số lao động nữ của Công ty năm 2014 là 65 người, chiếm 79,27% tổng số lao động, còn số lao động nam chỉ là 17 người với tỷ trọng là 20,73% Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế,khi mà lao động nữ có những đức tính cần cù, chịu khó và kiên trì, tỉ mỉ.

Nhìn chung, Công ty TNHH May Sao Việt là một công ty có chất lượng lao động khá, nhất là đối với một công ty mới thành lập và quy mô còn nhỏ hẹp.

2.4.2 Phân tích năng suất lao động

Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đã tiến hành một cuộc cái cách lớn, tinh giản lao động, đổi mới máy móc thiết bị,công nghệ , tổ chức sản xuất và quản lý Nhờ đó nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, ngày càng phát triển hơn trong cơ chế mới Kết quả sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã có những tiến bộ đáng kể trong năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế, của các doanh nghiệp nhà nước và cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bảng phân tích năng suất lao động của Sao Việt năm 2012-2014 Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đã tiến hành một cuộc cái cách lớn, tinh giản lao động, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, tổ chức sản xuất và quản lý Nhờ đó nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, ngày càng phát triển hơn trong cơ chế mới Kết quả sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã có những tiến bộ đáng kể trong năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế, của các doanh nghiệp nhà nước và cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thật vậy, năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng Năng suất lao động biểu thị khối lượng (giá trị) sản phẩm do một người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian, phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động Trong một ý nghĩa rộng hơn thì đó là chi phí tổng hợp lao động xã hội, tức là gồm cả lao động vật hóa và lao động sống trên một đơn vị sản phẩm.

Ngày đăng: 12/04/2024, 18:40

Tài liệu liên quan