Bối cảnh lịch sử toàn cầu thời kỳ 1955 1975 là sự đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN trên thế giới. Giữa hai phe đó là hàng loạt nước thuộc thế giới thứ ba cũng bị phân hóa bởi hai cực. Tình hình chung là sự đối đầu bằng chiến tranh lạnh. Có nơi, có lúc có chiến tranh nóng hoặc bên bờ của chiến tranh nóng. Miền Nam Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh kể trên, nhưng cũng có những điều kiện và vị trí riêng của nó. Vào thời kỳ này, trên thế giới có ba nước bị chia cắt làm hai miền, một nửa thuộc phe XHCN, nửa kia do Mỹ không chế, đó là Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Ở ba nước này, nửa do Mỹ khống chế được tăng cường cả về quân sự và kinh tế như một “tiền đồn” để đối đầu với phe XHCN, mà cụ thể nhất là với Liên Xô. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 1953, trong thời kỳ 1955 1975, hầu hết những sự đối đầu trên thế giới giữa hai phe là sự đối đầu dưới hình thức chiến tranh lạnh, đôi khi có tình trạng căng thẳng “bên miệng hố chiến tranh”, như vụ “bức tường Béclin” năm 1957, vụ khủng hoảng tên lửa Cu Ba 1962... Nhưng chỉ có ở Việt Nam, sự đối đầu giữa hai phe thể hiện dưới hình thức chiến tranh nóng, ở cường độ ác liệt nhất thế giới vào lúc đó. Sự hiện diện của Mỹ ở đây “đậm đặc” nhất thế giới. Chỉ riêng về mặt quân đội, lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam đông hơn rất nhiều tổng số lính Mỹ đóng tại các căn cứ nước ngoài cộng lại. Vào giai đoạn cao điểm, như dưới đây sẽ nói, quân đội Mỹ hiện diện ở Việt Nam lên tới hơn nửa triệu quân, trong khi đó ở Nam Triều Tiên chỉ là 60 nghìn, Thái Lan 26 nghìn, Đài Loan 5 nghìn, Nhật Bản 37 nghìn . Trong khung cảnh quốc tế đối đầu giữa hai phe thời đó, hầu như nước nào ở phe TBCN cũng đều lệ thuộc ở những mức độ khác nhau vào viện trợ Mỹ và sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhưng ít có một nước nào lệ thuộc như miền Nam Việt Nam, tới mức không còn là một quốc gia, một Nhà nước, cũng không còn là một nền kinh tế. Hầu hết những nước “tiền đồn” khác, cũng như những nơi Mỹ sử dụng làm căn cứ để bao vây phe XHCN, nền kinh tế đều có những sự phát triển nhất định và có xu hướng càng ngày càng ít lệ thuộc, dần dần trở thành một nền kinh tế phát triển, đa phương hóa các quan hệ quốc tế. Đó là trường hợp Tây Đức, Nam Triều Tiên, Đài Loan... miền Nam Việt Nam thì ngược lại sự trợ giúp của Mỹ đã thay thế hầu như mọi lĩnh vực của quốc gia: từ quân đội đến ngân sách, sản xuất, tiêu dùng và cả trong lĩnh vực ngoại giao. Với thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng và cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ một thuộc địa kiểu mới của Mỹ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, việc cải tạo kinh tế miền Nam lại càng là một nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp. Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam là một cuộc cách mạng sâu sắc, toàn điện, không chỉ nhằm giải quyết vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, mà còn phải thiết lập quan hệ sản xuất mới, sử dụng tốt lực lượng sản xuất hiện có, tổ chức lại sản xuất xã hội trên cơ sở quan hệ sản xuất mới, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển. Nói một cách tổng quát, cải tạo phải gắn chặt với xây dựng và lấy xây dựng làm chính. Để có thể quán triệt và vận dụng tốt phương châm trên vào việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các tỉnh phía Nam, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu sâu những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) và những di sản của nó.
Trang 1HV: Nguyễn Thanh Tú
MSHV: 11228229013263
Chuyên ngành: LSVN-K11
Giảng viên hướng dẫn: GS Võ Văn Sen
TÊN ĐỀ TÀI
Ý KIẾN VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
(1954-1975)
A MỞ ĐẦU
Bối cảnh lịch sử toàn cầu thời kỳ 1955 - 1975 là sự đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN trên thế giới Giữa hai phe đó là hàng loạt nước thuộc thế giới thứ ba cũng bị phân hóa bởi hai cực Tình hình chung là sự đối đầu bằng chiến tranh lạnh Có nơi, có lúc có chiến tranh nóng hoặc bên bờ của chiến tranh nóng Miền Nam Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh kể trên, nhưng cũng có những điều kiện và vị trí riêng của nó
Vào thời kỳ này, trên thế giới có ba nước bị chia cắt làm hai miền, một nửa thuộc phe XHCN, nửa kia do Mỹ không chế, đó là Đức, Triều Tiên và Việt Nam Ở ba nước này, nửa do Mỹ khống chế được tăng cường cả về quân sự và kinh tế như một “tiền đồn” để đối đầu với phe XHCN, mà cụ thể nhất là với Liên Xô
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, trong thời kỳ 1955 - 1975, hầu hết những sự đối đầu trên thế giới giữa hai phe là sự đối đầu dưới hình thức chiến tranh lạnh, đôi khi có tình trạng căng thẳng “bên miệng hố chiến tranh”, như vụ “bức tường Béclin” năm 1957, vụ khủng hoảng tên lửa Cu Ba 1962 Nhưng chỉ có ở Việt Nam, sự đối đầu giữa hai phe thể hiện dưới hình thức chiến tranh nóng, ở cường độ ác liệt nhất thế giới vào lúc đó Sự hiện diện của Mỹ ở đây “đậm đặc” nhất thế giới Chỉ riêng về mặt quân đội, lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam đông hơn rất nhiều tổng số lính Mỹ đóng tại các căn cứ nước ngoài cộng lại Vào giai đoạn cao điểm, như dưới đây sẽ nói, quân đội Mỹ hiện diện ở Việt Nam lên tới hơn nửa triệu quân, trong khi đó ở Nam Triều Tiên chỉ là 60 nghìn, Thái Lan 26 nghìn, Đài Loan 5 nghìn, Nhật Bản 37 nghìn1
Trang 2Trong khung cảnh quốc tế đối đầu giữa hai phe thời đó, hầu như nước nào
ở phe TBCN cũng đều lệ thuộc ở những mức độ khác nhau vào viện trợ Mỹ và
sức mạnh quân sự của Mỹ Nhưng ít có một nước nào lệ thuộc như miền Nam Việt Nam, tới mức không còn là một quốc gia, một Nhà nước, cũng không còn
là một nền kinh tế Hầu hết những nước “tiền đồn” khác, cũng như những nơi
Mỹ sử dụng làm căn cứ để bao vây phe XHCN, nền kinh tế đều có những sự phát triển nhất định và có xu hướng càng ngày càng ít lệ thuộc, dần dần trở thành một nền kinh tế phát triển, đa phương hóa các quan hệ quốc tế Đó là trường hợp Tây Đức, Nam Triều Tiên, Đài Loan miền Nam Việt Nam thì ngược lại sự trợ giúp của Mỹ đã thay thế hầu như mọi lĩnh vực của quốc gia: từ quân đội đến ngân sách, sản xuất, tiêu dùng và cả trong lĩnh vực ngoại giao Với thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng và cùng cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội
Từ một thuộc địa kiểu mới của Mỹ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, việc cải tạo kinh tế miền Nam lại càng là một nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp Cải tạo
xã hội chủ nghĩa ở miền Nam là một cuộc cách mạng sâu sắc, toàn điện, không chỉ nhằm giải quyết vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ,
mà còn phải thiết lập quan hệ sản xuất mới, sử dụng tốt lực lượng sản xuất hiện
có, tổ chức lại sản xuất xã hội trên cơ sở quan hệ sản xuất mới, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển Nói một cách tổng quát, cải tạo phải gắn chặt với xây dựng và lấy xây dựng làm chính
Để có thể quán triệt và vận dụng tốt phương châm trên vào việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các tỉnh phía Nam, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu sâu những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) và những di sản của nó
B NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 -1975)
Ít ai biết rằng thời kỳ tự do kinh doanh tại miền Nam chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1963, đánh dấu một cột mốc vàng son của một thế lực kinh tế mới tại Châu Á Cũng như Hàn Quốc và Đài Loan, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa
Trang 3được dẫn dắt và viện trợ bởi kinh tế Hoa Kỳ Cũng nhờ Hoa Kỳ mà Hàn Quốc
và Đài Loan trở thành hai trong bốn con hổ châu Á ngày nay; trong khi đó, Việt Nam Cộng Hòa cũng từng có một nền kinh tế thị trường từ rất sớm, nhưng nó đã sụp đổ từ sau năm 1975 Trong phần này, tôi sẽ tổng hợp các dữ liệu kinh tế chân thật nhất về nền kinh Việt Nam Cộng Hòa theo hai giai đoạn chính, từ 1954–1963 và từ 1963–1975, qua đó lý giải vì sao Sài Gòn có thể phát triển một cách vũ bão dưới thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa đã trải qua hai thời kỳ rõ rệt: thời kỳ kinh
tế được hoạch định (1954–1963) và thời kỳ tự do kinh doanh (1963–1975) Trong giai đoạn đầu, sau khi giành được độc lập, Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm đã hoạch định hai kế hoạch ngũ niên để hướng dẫn tiến trình công nghiệp hóa Chính phủ xuất ra một khoản ngân lớn để đầu tư vào các ngành công nghiệp quan trọng như: Công ty Đường Việt-Nam, Công ty Thủy-Tinh Việt-Nam, Cogido, Nhà máy Xi-măng Hà-Tiên, v.v Đồng thời, giới
tư nhân Sài Gòn cũng bắt đầu hăng hái xuất vốn đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp như: chế tạo dược phẩm (Tenamyd, Roussel,…), hóa chất căn bản (Vicaco, Namyco,…), nhựa dẻo (Ufiplastic), fibro xi măng (Eternit), v.v
Tuy nhiên, giai đoạn sau 1963 mới là thời kỳ đỉnh cao của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, khi mà các chính sách tự do hóa kinh tế được thực thi với mức
độ cao Nhưng đây cũng là thời điểm chiến tranh Việt Nam diễn ra khốc liệt nhất, hàng loạt cơ sở hạ tầng bị hủy hoại bởi bom đạn đã tạo ra một rào cản lớn cho việc đầu tư Do đó mọi năng lực quốc gia đều ưu tiên cho cuộc chiến và đảm bảo sinh hoạt của dân chúng Cũng vì tình hình bất ổn mà nhiều khu công nghiệp quy mô như khu An-Hòa làm phân bón hóa học, nhà máy lọc dầu Cam-Ranh, nhà máy chế tạo tơ bóng và làm acid sulfurique Biên-Hòa, v.v bị đình trệ Giới tư nhân chuyển sang đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn ít, cơ sở nhỏ tại các khu vực an ninh như: chế tạo dược phẩm, thực phẩm, điện khí, dệt, dược liệu, hóa phẩm, đường mía, sợi bông, v.v Bên cạnh đó, một sự thật không thể phủ nhận là sự có mặt của quân đội liên minh Hoa Kỳ đã có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn này
Nhìn chung, cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều có chung định hướng là phát triển miền Nam thành một nền kinh tế sản xuất Mặc dù sau năm
1963 kinh tế Việt Nam Cộng Hòa dần mang tính thương mại nhiều hơn, nhưng ý
Trang 4chí công nghiệp hóa luôn là khuôn khổ phát triển kinh tế toàn diện của chính quyền, từ đó xây dựng nền độc lập kinh tế – chính trị cho quốc gia và xóa bỏ sự
lệ thuộc vào ngoại bang Các chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa luôn chú trọng vào các vấn đề như: Hỗ trợ nông nghiệp như sản xuất phân bón, chế biến nông sản,…; Sản xuất nhu yếu phẩm; Khai thác những tài nguyên
có sẵn như cát trắng Ba-Ngòi, than Nông-Sơn, thủy điện,…Giải quyết vấn đề áp lực nhân khẩu, nhất là ở nông thôn do dân số gia tăng và nâng cao mức sống của dân chúng
Ngoài ra, sau cuộc cải cách điền địa, để hướng dẫn một số đại điền chủ bị truất hữu tham gia vào hoạt động công nghiệp, chính phủ đã cho thiết lập nhiều khu công nghiệp với nhiều ưu đãi về điện, nước, đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng, v.v Nhờ đó, giới tư bản lúc bấy giờ đã hăng hái tham gia khu công nghiệp Biên-Hòa, phát triển kinh tế đất nước
II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 – 1975)
1 Con đường ra đời của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam
Khác với những con đường hình thành cổ điền của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu như ở Anh, Hà Lan Con đường ra đời của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam có phần nào tương tự như chủ nghĩa tư bản dạng thuộc địa đã hình thành ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 17 - 18 và ở Ấn Độ, Trung Quốc sau này Tuy nhiên, nét đặc biệt là sự tồn tại của đủ các hình thái kinh tế - xã hội trong 4000 năm lịch sử Ở đây sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp đã căn bản quyết định những đặc điểm hình thành các quan hệ tư bản chủ nghĩa Quá trình “lai ghép” các lực lượng sản xuất mới và những hình thức quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển vào nền kinh tế phong kiến miền Nam đã tạo nên nhiều tác động rất phức tạp Đến năm 1954, những quan hệ tư bản chủ nghĩa ở miền Nam không kết thành một hệ thống thống nhất mà tách riêng thành những “mảnh” riêng lẻ, trong đó tư bản Pháp giữ vai trò quyết định
Mặc dù nhiều cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành, nhưng các quan hệ kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ chưa thực sự đóng vai trò định hình hoặc định hướng cho con đường phát triển kinh tế miền Nam Nền kinh tế miền Nam lúc đó vẫn đứng ở “ngã ba đường” trong “sự lựa chọn” con
Trang 5đường phát triển (chủ nghĩa tư bản chưa trở thành một phương thức sản xuất thống nhất; duy trì chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của địa chủ phong kiến ở vùng đồng bằng Nam kỳ; chế độ nô lệ đồn điền ở các đồn điền trồng cây cao su miền Đông và Tây Nguyên)
2 Viện trợ Mỹ là nguồn tài chính chủ yếu cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm 1955 - 1960, ngân sách của Việt Nam Cộng hòa khá ổn định, phần lớn là dư Cán cân thu chi hầu như là quân bình, chỉ có vài năm thiếu hụt, nhưng không đáng kể
Tuy nhiên, từ năm 1965, áp lực chiến tranh ngày càng gia tăng, ngân sách của chính quyền Sài Gòn luôn bị thiếu hụt nghiêm trọng do nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng sản xuất và nhu cầu chi cho quốc phòng ngày càng lớn Trên thực tế, ngân sách của Việt Nam Cộng hòa trung bình chi cho mục đích quốc phòng trong thời kỳ 1965 - 1975 thường xuyên chiếm trên 50% trong tổng chi2
Để bù đắp sự thiếu hụt, viện trợ quân sự của Hoa Kỳ đã phải tăng liên tục nhằm duy trì hệ thống cố vấn quân sự Mỹ và bổ sung các phương tiện chiến tranh
Bảng 1 Cân đối thu chi ngân sách
Đơn vị: tỷ $VN
Năm Tổng chi ngân sách Tổng thu ngân sách Quyết toán
Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn (1968)
Chánh sách tiền tệ Việt Nam, Sài Gòn tr 131.
Bảng 2 Ngân sách và ngoại viện 1966 – 1969
Đơn vị: tỷ $VN
Năm Số thực chi Số thực thu Tài nguyên Viện trợ Thiếu hụt
Trang 6Nguồn: Phạm Thành Tâm (2003), Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
ở miền Nam Việt Nam, LATS, Hà Nội, tr 42.
Qua bảng thống kê ngân sách và viện trợ, ta thấy phần đóng góp của viện trợ Hoa Kỳ chiếm từ 17% đến 37% trọng tổng cơ cấu viện trợ Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, khoản viện trợ này tăng từ 12,7 tỷ (1966) lên 14,7 tỷ $VN (1968) Như vậy số viện trợ Hoa Kỳ trong ngân sách Việt Nam Cộng không phải là nhỏ,
nó đã góp phần bù lấp các khoản bội chi về chi phí quân sự và các khoản chi phí cần thiết khác mà các nguồn lực trong nước không đáp ứng được
Như vậy, viện trợ Hoa Kỳ đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế - tài chính của Việt Nam Cộng hòa Nếu không có viện trợ thì áp lực lạm phát sẽ không thể kìm hãm và nên kinh tế không thể đứng vững Viện trợ Hoa Kỳ đã tạo ra sự thăng bằng, ổn định tạm thời cho thị trường miền Nam, dù chỉ là ngắn hạn
3 Chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam ra đời, trực tiếp phục vụ
và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc chiến tranh xâm lược Mỹ (1954 – 1975)
Nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, Mỹ đã áp đặt vào miền Nam con đường phát triển xã hội có lợi cho chủ nghĩa đế quốc: phát triển chủ nghĩa tư bản bản xứ lệ thuộc Mỹ, làm cơ sở kinh tế - xã hội cho việc xây dựng một chính quyền chống Cộng
Những khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ đối với miền Nam đã có tác động quyết định đến sự xác lập và bước đầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở đây trong thời kỳ 1954 - 1975
Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam trước hết là để phục vụ cho việc thành lập chính quyền tay sai Mỹ chỉ thực sự có thái độ dứt khoát đối với quan hệ sản xuất phong kiến trong nông nghiệp khi họ nắm chắc rằng giai cấp tư sản mới hình thành trong những năm 1960 ở thành thị miền Nam đã đủ sức thay thế giai cấp địa chủ phong kiến, làm cơ sở xã hội cho chính quyền Sài Gòn
Trong những năm 1973 - 1975, khi triển vọng giành chiến thắng quân sự
và lưu giữ chính quyền Sài Gòn ngày càng mờ mịt thì chủ nghĩa thực dân mới
Trang 7Mỹ đã không ngần ngại cắt giảm viện trợ, mác cho chủ nghĩa tư bản ở miền Nam phải đứng trước những khó khăn nghiêm trọng
Những tác động hạn chế, bất lợi hay thuận lợi của chiến tranh đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế miền Nam đã thể hiện rõ trong nhiều thời kỳ khác nhau của cuộc chiến tranh Thời kỳ 1955 - 1960, với không khí chính trị, quân sự “ổn định tạm thời” miền Nam đang có khả năng thu hút tư bản nước ngoài đầu tư, nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng đã được xây dựng Thời kỳ 1960 - 1964, chiến tranh mới bắt đầu, tư bản công nghiệp phát triển nhanh hơn tư bản thương nghiệp và ngân hàng Thời kỳ 1965 - 1968, tư bản thương nghiệp, địch vụ, ngân hàng theo đà phát triển của chiến tranh đã phát triển mạnh Tư sản mại bản xâm nhập vào nhiều ngành kinh tế, thao túng thị trường Thời kỳ 1969 - 1975, tổng đầu tư của tư bản tăng cao, tư bản công nghiệp tiếp tục phát triển nhưng chậm hơn tư bản thương nghiệp và ngân hàng Trong thời kỳ này, từ 1973 - 1975 sản xuất công nghiệp, hoạt động thương nghiệp, dịch vụ và toàn bộ hoạt động kinh tế nói chung chịu ảnh hưởng nặng của việc Mỹ rút quân, viện trợ sụt giảm Trong nông nghiệp, quan hệ tư bản chủ nghĩa mới bắt đầu phát triển
4 Chủ nghĩa tư bản ở miền Nam thời kỳ 1954 – 1975 đã bắt đầu quá trình xác lập vị trí thống trị của nó trong nền kinh tế của miền Nam
Tính hiện đại của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế miền Nam đã được thể hiện cả trong lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả phương diện cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm lẫn trong các hình thức kinh tế tổ chức, cơ chế kinh tế
Trong công nghiệp miền Nam (1954 - 1975) đã xuất hiện nhiều quá trình phát triển đánh dấu sự xác lập các yếu tố sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Do sự phát triển của quá trình cơ khí hóa nên các công trường thủ công và hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa chỉ còn lại rải rác ở một số ngành thủ công cổ truyền Trong công nghiệp đã hình thành một hệ thống “đại công nghiệp cơ khí” với những máy móc hiện đại, thuộc thế hệ những năm 1960, 1970 được nhập cảng
từ các quốc gia tư bản phát triển cao như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức Ngoài việc tập trung sản xuất trong những xí nghiệp lớn, công nghiệp còn có xu hướng tập trung ở những trung tâm công xưởng - nhà máy mà tiêu biểu nhất là khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định
Trang 8Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất đi liền với quá trình tích lũy tư bản trong công nghiệp Tỷ lệ vốn đầu tư trong mỗi lao động của xí nghiệp lớn cao hơn của cơ sở tiểu thủ công nghiệp Các hình thức sở hữu tư bản ngày càng đa dạng, trong đó có sự hình thành hàng loạt cổng ty cổ phần có vốn tương đối lớn
đã có vai trò rất quan trọng trong việc tập trung tư bản riêng lẻ Hình thức sở hữu tư bản đã bắt đầu liên hợp, tập thể Xu hướng chuyển tư bản đã tích lũy từ thương nghiệp sang công nghiệp xuất hiện ngày càng rõ Trên cơ sở tập trung tư bản trong công nghiệp, nhiều hình thức, tổ chức độc quyền đã xuất hiện: những nghiệp đoàn thương mại, các syndicate, trust
Trong ngành thương nghiệp, ngân hàng các quan hệ chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ Các cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải được xây dựng tương đối hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông hàng hóa, sự phát triển mạnh của ngành thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và việc hình thành thị trường thống nhất của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam
Hệ thống ngân hàng đã thực sự phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Không chỉ phát triển về số lượng mà
hệ thống ngân hàng còn phát triển theo hướng chuyên môn hóa chức năng: hình thành một hệ thống gồm ngân hàng trung ương cùng mạng lưới đông đảo các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư phát triển
Trong nông thôn và nông nghiệp miền Nam, đặc biệt là ở vùng đồng bằng
Nam Bộ, chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu được xác lập Dưới tác động của chính sách ruộng đất của Đảng ta và những chương trình cải cách điền địa của chính quyền Sài Gòn, giai cấp địa chủ phong kiến và thành phần kinh tế phong kiến đã lần lượt được xóa bỏ về căn bản, trung nông đã trở thành nhân vật trung tâm trong nông thôn Nam Bộ từ cuối những năm 1960 trở đi Trong sản xuất nông nghiệp miền Nam 1954 - 1975 đã có những biến đổi quan trọng theo hướng tăng cường tính chất thương mại hóa và hiện đại hóa Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường ngày càng nhiều đã làm tăng khả năng tận dụng đất đai cũng như tiết kiệm sức lao động Tuy sự phát triển của quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp nhưng sự chi phối và bóc lột của giai cấp tư sản thành thị đối với nông dân là rất lớn Tính chất nông nghiệp sản xuất hàng hóa ngày càng được tăng cường vào thời gian từ cuối
Trang 9những năm 1960 trở đi Cơ cấu nông nghiệp đã phát triển theo hướng phá dần thế độc canh cây lúa, tăng cường tính chất toàn diện của sản xuất nông nghiệp
5 Các yếu tố tích cực của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975)
Bên cạnh những mặt phản động trong việc phục vụ cho cuộc chiến tranh
và củng cố chính quyền Sài Gòn, chủ nghĩa tư bản ở miền Nam thời kỳ 1954
-1975 còn có vai trò tích cực trong việc phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động
Về lực lượng sản xuất, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử mà lực lượng sản xuất trong các ngành kinh tế ở miền Nam có bước phát triển nhanh như thời kỳ
1954 - 1975 Không có ngành kinh tế nào có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản
mà không có sự chuyển biến về kỹ thuật, không có sự tăng cường về cơ sở vật chất - kỹ thuật, ngay cả trong ngành nông nghiệp
Nhịp độ phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam là chậm hay nhanh, điều đó tùy ở điểm so sánh Nhìn chung chỉ trong một thời gian ngắn 15 - 20 năm, nhất là 10 năm cuối, chủ nghĩa tư bản ở miền Nam đã phát triển rất nhanh trong các ngành công thương nghiệp, tài chánh, ngân hàng So với các thời kỳ lịch sử trước đây, tốc độ phát triển của các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa
là rất nhanh Tuy nhiên, nếu so sánh với những nước Đông Nam Á và Đông Bắc
Á có điều kiện tương tự (Nam Triều Tiên, Đài Loan ), thì tốc độ phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam vẫn còn chậm
Bước sang thời kỳ mới, miền Nam cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, yêu cầu lịch sử đặt ra là cần phải biết “kế thừa”, phát huy nhiều thế mạnh sẵn có
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến lúc tiến hành Đại hội Đảng lần thứ
VI, chúng ta đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển khác Đó là:
“Nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần”, trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đang phát triển
Do vậy, chúng ta không phát huy được tiềm năng sản xuất của các thành phần kinh tế khác, không phát triển được lực lượng sản xuất
Trang 10Không tiếp tục phát triển tính chất mở cửa của nền kinh tế miền Nam, cũng như mối quan hệ kinh tế giữa thị trường trong nước với thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới nên đã liên tục gặp những khó khăn
Trong công nghiệp, nhiều quá trình phát triển bắt đầu từ những năm 1975
đã bị chặn lại Sản xuất công nghiệp chẳng những không tiếp tục quá trình tập trung sản xuất, phát triển kỹ thuật, mà có xu hướng phân tán, giảm sút: nhiều
cơ sở sản xuất phải chia nhỏ năng lực sản xuất để tồn tại và đối phó với công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiểu thủ công nghiệp bành trướng mạnh, đôi khi lấn át cả sản xuất của các cơ sở công nghiệp quốc doanh Lực lượng sản xuất trong công nghiệp giảm sút, trang thiết bị, máy móc xuống cấp, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm công nghiệp thấp
Trong công nghiệp, công cuộc điều chỉnh ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã làm suy giảm, nhiều điều kiện và động lực của nền sản xuất hàng hóa Kinh tế trung nông sản xuất hàng hóa và phú nông - tư sản nông thôn ở đồng bằng Nam Bộ bị sa sút nặng nề Trong nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp về vấn đề ruộng đất Những biến đổi quan trọng trong nông nghiệp đồng bằng Nam Bộ trước 1975 đã lần lượt bị chặn lại hoặc bị phá hủy hoàn toàn
Quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn bị hạn chế; thị trường thống nhất đang hình thành có nguy cơ bị phá hủy; vai trò trung tâm công thương nghiệp của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn đối với khu vực này ngày càng giảm
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới toàn diện đã được tiến hành và thời gian từ 1986 đến 1992, kinh tế miền Nam đã thu được nhiều thắng lợi đáng chú ý, góp phần làm sáng tỏ từng bước con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta: Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa tư nhân, xây dựng hệ thống kinh tế mở, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân
C KẾT LUẬN
Kinh tế Miền Nam trước năm 1975 đã có những bước phát triển chủ nghĩa
tư bản, đã có cơ sở vật chất kỹ thuật đáng kể (so với đương thời) trong công nghiệp và giao thông vận tải, các máy móc công nghiệp đã được ứng dụng nhiều