1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng phát triển ngành du lịch nước ta trong thời gian qua

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng phát triển ngành du lịch nước ta trong thời gian qua
Tác giả Ngô Bảo Long, Nhóm 15
Người hướng dẫn Trương Trần Tuấn Phát
Trường học Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Ngày nay du lịch được coi như là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội và là một trong những ngành kinh tế quan trọng của rất nhiều đất nước.Đối với một nước đang tr

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-o0o -TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA

TRONG THỜI GIAN QUA

Trương Trần Tuấn Phát

Thành viên: Ngô Bảo Long

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: “Thực trạng phát triển ngành du lịch của nước ta trong thời gian qua”do nhóm 15 nghiên cứu và thực hiện

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài “Thực trạng phát triển ngành du lịch của nước ta trong thời gian qua” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm

khác

Các tài liệu được sử dụng trong tiêu luận có nguòn gốc, xuất xứ rõ ràng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DU LỊCH 3

Du lịch là gì ? 3

Vai trò của du lịch đối với kinh tế xã hội 3

Nguyên tác và chính sách phát triển ngành du lịch hiện nay 4

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY 5

Thực trạng của ngành du lịch 5

Trang 4

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 0-1 Biểu đồ thống kê số lượng khách quốc tế 7

Hình 0-2 Biểu đồ thống kê số lượng khách nội địa 7

Hình 0-3 Du lịch Phố cổ Hội An 9

Hình 0-4 Du lịch Phú Quốc 9

Hình 0-5 Du lịch Hạ Long 9

Hình 0-6: Động Phong Nha Kẻ Bàng 9

Hình 0-7 Lễ hội Bà Chúa Xứ 9

Hình 0-8 Festival Hoa Đà Lạt 9

Hình 0-9 Carnival Hạ Long Bay 10

Hình 0-10 Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 10

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Thầy Trương Trần Tuấn Phát đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch được coi như là một sở thích mà bất kỳ ai đều có, chúng được coi như là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch được coi như là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội và là một trong những ngành kinh tế quan trọng của rất nhiều đất nước

Đối với một nước đang trên đà phát triển như nước ta thì ngành du lịch là không thể thiếu, tuy ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh

tế , giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động , góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới Thấy rõ được những lợi ích to lớn ấy, Đảng và nhà nucows ta đã

ra sức xây dựng, phát triển ngành du lịch trở thành một ngành mũi nhọn ở Việt Nam

Mục đích nghiên cứu đề tài

Giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát ề ngành du lịch của nước ta hiện nay, mang đến những phương diện lý luận và thực tiễn Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, nhất là với tình trạng sau dịch bệnh Covid bây giờ, nhanh chóng đưa du lịch trở lại phát triển đúng với tiềm năng của đất nước

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu web, đọc báo, tham khảo số liệu có sẵn

Đối tượng nghiên cứu

Ngành du lịch ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu.

Trong lĩnh vực du lịch những năm gần đây

Kết cấu bài tiểu luận

Gồm 2 phần chính:

- Giới thiệu về ngành du lịch

- Thực trạng ngành du lịch của nước ta hiện nay và giải pháp vào thực tiễn

Trang: 2

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG 1.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DU LỊCH

1.1.1 Du lịch là gì ?

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

1.1.2 Vai trò của du lịch đối với kinh tế xã hội

1.1.2.1 Về mặt kinh tế

- Hỗ trợ ngành giao thông vận tải, bảo hiểm, nhà hàng, dịch vụ ăn uống phát triển Dễ dàng nhận thấy, xung quanh những địa danh du lịch, cơ sở hạ tầng rất phát triển, đặc biệt là những con đường, nhà hàng khang trang mọc lên

- Lượng tiêu thụ sản phẩm tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tăng Du lịch kéo theo sự phát triển của các ngành khác, dẫn đến lượng tiêu thụ sản phẩm tăng cao, đóng góp to lớn cho tổng thu nhập quốc dân hàng năm

- Việc sử dụng ngoại tệ để trao đổi sẽ giúp đất nước gia tăng ngoại tệ, cân bằng thanh toán quốc tế

- Người bán có khả năng kiếm được lợi nhuận cao, đặc biệt đối với các mặt hàng thủ công, đồ cổ, sản phẩm truyền thống, vì không tốn khoản phí cho việc vận chuyển mà chỉ cần bán trực tiếp tới khách du lịch nên lợi nhuận sẽ cao hơn

1.1.2.2 Về mặt xã hội

- Du lịch giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân Việc phát triển du lịch cần một lượng lớn nhân công, điều này tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương

- Giúp duy trì và phát triển những địa danh như làng nghề, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử cũng tạo nên sự đa dạng về địa danh cho khách du lịch

Trang 8

- Quảng bá văn hóa tốt đẹp của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, từ đó có góc nhìn chân thực về con người, văn hóa nước ta

1.1.3 Nguyên tác và chính sách phát triển ngành du lịch hiện nay

1.1.3.1 Nguyên tác phát triển:

Theo Điều 4 Luật Du lịch 2017, việc phát triển du lịch phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, có kế hoạch cụ thể rõ ràng

- Phát triển du lịch nhưng phải bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Đảm đảm an ninh, an toàn quốc gia, mở rộng mối quan hệ với các nước, quảng

bá di sản văn hóa

- Đảm bảo quyền lợi quốc gia, doanh nghiệp,cá nhân kinh doanh du lịch

- Phát triển du lịch thu hút khách du lịch lẫn trong và ngoài nước, không phân biệt đối xử giữa khách du lịch nội và ngoại địa

1.1.3.2 Chính sách phát triển du lịch

- Tập trung phát triển, đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn của cả nước

- Sẽ có những chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh

du lịch

- Tập trung phát triển các hoạt động như kiểm tra, đánh giá, hoạch định phát triển giá trị tài nguyên du lịch Phát triển thương hiệu du lịch địa phương, quốc gia

Tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ khách du lịch

1.1.3.3 Nhà nước có những chính sách hỗ trợ phát triển bao gồm:

Nghiên cứu và phát triển cơ sở vật chất, dịch vụ chất lượng cao

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào phát triển du lịch

Xây dựng những khu du lịch phức hợp đầy đủ tiện nghi, phục vụ du khách

Tìm kiếm và khai thác những khu du lịch hoang sơ, chưa được biết đến

- Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch ngoại quốc về điều kiện lưu trú, thủ tục xuất nhập cảnh, thuế và những quyền lợi mà khách du lịch có

Trang: 4

Trang 9

1.2 THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY

1.2.1 Thực trạng của ngành du lịch

1.2.1.1 Những đóng góp và thành tựu

Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người

và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế

Điều này được minh chứng thông qua số lượng khách du lịch Việt Nam khá cao Thống kê số lượng khách quốc tế theo 6 tháng năm 2023 (nghìn lượt)

Trang 10

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

800

820

840

860

880

900

920

940

960

980

1000

871.2

933

895.4

984.1

916.3

975

Số lượng khách quốc tế theo 6 tháng

năm 2023

Số lượng khách quốc tế

Hình 0-1 Biểu đồ thống kê số lượng khách quốc tế

Thống kê số lượng khách nội địa theo 6 tháng năm 2023 (triệu lượt)

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

0

2

4

6

8

10

12

14

16

13

10.5

12.5

13.5

Số lượng khách nội địa theo 6 tháng

năm 2023

Hình 0-2 Biểu đồ thống kê số lượng khách nội địa

Trang: 6

Trang 11

Bên cạnh đó, hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt Những sản phẩm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển ngành Du lịch Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du lịch Một số khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam

Hình 0-4: Động Phong Nha Kẻ Bàng Hình 0-3Du lịch Phú Quốc

Trang 12

Sự phát triển không ngừng của ngành Du lịch góp phần vào GDP Việt Nam

GDP = C+I+G+(X-M)

Trong đó

C là các khoản chi tiêu của các gia đình về hàng hoá và dịch vụ

AI là tổng đầu tư của khu vực tư nhân

G là chỉ tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ

CM là xuất khẩu rồng

Bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP) Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP) Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11,2% Trong đó,

số việc làm trực tiếp do ngành Du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm) Đồng thời xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành Du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “xuất khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu chính viễn thông và dịch vụ tài chính So sánh với xuất khẩu hàng hóa, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu dầu thô, dệt may, giầy dép và

Trang: 8

Hình 0-10 Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng Hình 0-9 Carnival Hạ Long Bay

Trang 13

thủy sản Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính toán hết được

1.2.1.2 Những khó khăn

Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy không thể nhắc đến những rắc rối mà du lịch việt nam đang gặp phải

Một số nội dung tiêu chí là ngành kinh tế mũi nhọn chưa đạt hoặc đạt nhưng chưa bền vững, như: Chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học và không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị nên khi có diễn biến xảy ra

đã không chủ động và không lường hết tác động đến thị trường khách; chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và lâu dài về thị trường khách du lịch quốc tế, đang còn bị động phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn; kích cầu du lịch nội địa chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn thấp Nguyên nhân của tình trạng trên

là bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan như: Hệ thống chính chính sách, vai trò quản lý, năng lực đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu, còn do sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương chưa được phát huy đầy đủ; nhận thức về phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đầu tư du lịch còn hạn chế và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn; một số chính sách có liên quan đến du lịch còn bất cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch; vấn đề an ninh an toàn cho khách du lịch còn chưa được đảm bảo…

Từ đầu năm 2020 với sự bụng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các ngành nghề trên đất nước ta Trong đó thiệt hại nặng nhất đó chính là du lịch Theo kết quả điều tra chọn mẫu doanh nghiệp trên toàn quốc vào quý 4-2021 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bình quân 94% doanh nghiệp trong cả nước cho biết bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, nhưng đối với các doanh nghiệp du lịch (trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lữ hành; dịch

vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống) tỷ lệ này lên tới 98,36% Con số này cho thấy mức độ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp du lịch rất nặng nề Bên cạnh đó, mức thụ hưởng một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại bởi đại dịch chưa cao, đơn cử như

Trang 14

chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không có tác dụng nhiều với ngành du lịch vì hầu hết các doanh nghiệp trong ngành du lịch đều ngừng hoạt động, không có doanh thu trong hơn hai năm vừa qua

1.2.2 Giải pháp phát triển ngành Du lịch Việt Nam trong thời gian này

6 giải pháp chính:

- Thứ nhất, gia tăng đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch Trong đầu tư du lịch thì đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch có yếu tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là tạo điều kiện thu hút khách du lịch và cải thiện điều kiện dân sinh cho cộng đồng dân cư Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, đồng thời chú trọng lồng ghép đầu tư hạ tầng với du lịch với các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội; trong giai đoạn tới cần chú trọng đầu tư vào các khu điểm du lịch quốc gia để tạo đà bứt phá cho du lịch Việt Nam

- Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch Chất lượng

Trang: 10

1 Gia tăng đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch

2.Nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực

3 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong điều kiện hiện nay

4 Đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến du lịch

5 Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch nâng cao chất lượng du lịch

6 Giải pháp cho sau đại dịch Covid 19

Ngày đăng: 10/04/2024, 22:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w