1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật nội soi

84 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật nội soi
Tác giả Vũ Trường Thịnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Thùy
Trường học Trường Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành Ngoại khoa
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 49,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (9)
    • 1.1. BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI (9)
      • 1.1.1. Định nghĩa (9)
      • 1.1.2. Phân loại bệnh (9)
      • 1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan (10)
      • 1.1.4. Nguyên nhân (10)
      • 1.1.5. Cơ chế bệnh sinh (10)
      • 1.1.6. Cấu tạo của sụn khớp gối bình thường (12)
      • 1.1.7. Giải phẫu bệnh (14)
      • 1.1.8. Nguyên nhân gây đau (15)
      • 1.1.9. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối (15)
      • 1.1.10. Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối (18)
    • 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU KHỚP GỐI (21)
      • 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu bình thường của khớp gối (21)
      • 1.2.2. Giải phẫu nội soi khớp gối (25)
    • 1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG NỘI SOI KHỚP GỐI. .22 1. Lịch sử phát triển nội soi khớp gối (28)
      • 1.3.2. Ứng dụng nội soi vào điều trị thoái hóa khớp gối (30)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (0)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (0)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân để tiến hành phẫu thuật (0)
      • 2.1.3. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu (0)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
      • 2.2.1. Nghiên cứu hồi cứu (0)
      • 2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu (0)
    • 2.3. KỸ THUẬT NỘI SOI LÀM SẠCH KHỚP GỐI (0)

Nội dung

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp trong nhóm bệnh lý mãn tính của khớp. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp, gây mòn và rách sụn khớp, phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch 1. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: chấn thương khớp gối, sự già hóa, chất lượng xương kém, … Các triệu chứng lâm sàng gồm đau, giảm chức năng vận động của khớp làm ảnh hưởng tới khả năng đi lại, sinh hoạt và lao động của người bệnh. Ngày nay bệnh trở thành mối quan tâm đặc biệt ở các nước có tuổi thọ trung bình cao và nền kinh tế phát triển. Ở Mỹ, hằng năm có khoảng 21 triệu người mắc bệnh THK, 4 triệu người phải nằm viện do bệnh, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại do bệnh nặng 2. Việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh là vấn đề đang được nhiều tác giả quan tâm. Mặc dù được điều trị nội khoa tích cực bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau khác nhau, kể cả corticoid kết hợp vật lý trị liệu nhưng kết quả cải thiện ít, bệnh nhân muốn có một phương pháp điều trị khác. Ngày nay với sự phát triển của ngoại khoa nói chung và chấn thương chỉnh hình nói riêng, phẫu thuật đã được áp dụng hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối. Tùy thuộc vào các giai đoạn bệnh khác nhau, bác sỹ có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp cho người bệnh. Phẫu thuật nội soi tỏ ra hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn sớm mà khi đó điều trị nội khoa ít có tác dụng hoặc không còn hiệu quả. Phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ có giá thành chi phí cao chỉ áp dụng cho những thoái hóa khớp gối nặng, bệnh nhân có điều kiện kinh tế trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng thì tuổi thọ của khớp gối nhân tạo chỉ từ 10 – 15 năm. Do vậy áp dụng phẫu thuật nội soi làm sạch khớp giúp bệnh nhân kéo dài thời gian phải thay khớp hoặc chưa có điều kiện thay khớp. Đã có nhiều kết quả của những tác giả nước ngoài đánh giá về hiệu quả của phẫu thuật nội soi làm sạch khớp gối. Moseley JB và cộng sự trong 1 nghiên cứu trên 180 bệnh nhân thoái hóa gối vào năm 2002 thấy rằng không có sự khác biệt trong hiệu quả điều trị giữa nhóm dùng giả dược và một trong hai nhóm rửa hoặc mở ổ khớp trong một năm 3. Theo 1 nghiên cứu của Aaron R.K. và cộng sự vào năm 2008, trong 58 bệnh nhân thoái hóa khớp gối nhẹ thì có 52 trường hợp cải thiện nhưng với 20 bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng chỉ có 5 trường hợp cải thiện 4. Vậy hiệu quả thật sự của phương pháp phẫu thuật này đến đâu, áp dụng cho đối tượng nào là phù hợp ? Việc tổng kết đánh giá kết quả của phẫu thuật này theo chúng tôi là cần thiết, do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật nội soi”

TỔNG QUAN

BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Thoái hóa khớp gối là tổn thương thoái hóa của sụn khớp do có sự bất thường trong quá trình sinh tổng hợp chất căn bản của các tế bào sụn Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp và hình thành các gai xương cạnh khớp [5].

- Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Sự lão hóa là nguyên nhân chính Bệnh thường xuất hiện muộn ở người trên 50 tuổi Cùng với sự thay đổi tuổi tác, sự thích ứng của sụn khớp với các tác nhân tác động lên khớp ngày càng giảm Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể là số lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng sụn; sự phân bố chịu lực của khớp bị thay đổi thúc đẩy quá trình thoái hóa.

- Thoái hóa khớp gối thứ phát

Thường là hậu quả của các quá trình sau:

+ Chấn thương: gãy xương nội khớp, can lệch, tổn thương sụn chêm, sau cắt sụn chêm, vi chấn thương liên tiếp, vẹo trục chi.

+ Sau các bệnh lý xương sụn: hoại tử xương, hủy hoại sụn do viêm, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh Paget.

+ Bệnh khớp vi tinh thể: Gút mạn tính, canxi hóa sụn khớp.

+ Bệnh nội tiết: đái tháo đường, to viễn cực, cường giáp trạng, cường cận giáp, mãn kinh [6]

1.1.3 Một số yếu tố nguy cơ liên quan [7]

- Chấn thương và vi chấn thương có vai trò quan trọng làm thay đổi bề mặt sụn, những chấn thương lớn gây gãy xương, trật khớp kèm theo tổn thương sụn hoặc phân bố lại áp lực trên bề mặt sụn khớp.

- Yếu tố nội tiết và chuyển hoá: bệnh to đầu chi, suy chức năng tuyến giáp, phụ nữ sau mạn kinh.

- Các dị tật bẩm sinh, khớp lỏng lẻo.

- Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính, hoặc mạn tính (viêm mủ khớp, lao khớp).

- Viêm khớp do các bệnh khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp).

- Thiếu máu, hoại tử xương.

- Rối loạn dinh dưỡng sau các bệnh thần kinh.

- Bệnh rối loạn đông chảy máu (Hemophilia), u máu.

Có 2 giả thuyết được đưa ra để nói về những nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thứ nhất là thuyết cơ học: Dưới ảnh hưởng của lực chấn thương cơ học, gây suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất proteoglycan trong tổ chức của sụn khớp.

Thứ hai là thuyết tế bào: Các tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực, các tế bào sụn giải phóng các enzym tiêu protein Enzym này làm hủy hoại dần dần các chất cơ bản là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp [8]

Khi khớp bị thoái hóa ở giai đoạn đầu, tại bề mặt sụn có những vùng nứt nhỏ, màu xám sần sùi, mất dần màu trắng, sáng bóng và trơn nhẵn Dần dần thương tổn này lan rộng và ngày càng nứt sâu xuống theo chiều dọc, rồi lan tới phần xương dưới sụn Biểu hiện quá trình già đi của sụn là sự đổi màu vàng toàn bộ sụn, sụn trở nên mỏng hơn so với ở trẻ em và thanh niên Mật độ tế bào trong sụn khớp cũng giảm dần ở tuổi trung niên.

Các tế bào sụn già tổng hợp rất ít protein và collagen dẫn tới suy giảm độ bền sụn khớp và giảm khả năng tái tạo, Vì vậy, mà các tế bào sụn già không khôi phục lại được các vết nứt cực nhỏ xuất hiện ở vùng đáy của sụn một cách nhanh chóng, thương tổn ban đầu xuất hiện và dần chuyển thành thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp ảnh hưởng tới tất cả các cấu trúc bên trong của khớp, không chỉ mất sụn Hyalin mà còn thay đổi cấu trúc xương, căng giãn bao khớp và làm yếu cơ quanh khớp Do vậy ơ khu vực mất sụn khớp khu trú, sự tăng áp lực lên sụn khớp làm mất sụn nhiều hơn Ở khu vực mất lớn sụn với xương thay đổi cấu trúc, khớp trở nên hẹp lại và lệch trục chi Lệch trục là yếu tố nguy cơ làm xấu thêm cấu trúc của khớp vì nó làm tăng áp lực lên một vùng khớp, diễn ra chu trình hủy hoại khớp dẫn đến mất chức phận của khớp [8].

Bảng tóm tắt cơ chế bệnh sinh trong bệnh thoái hóa khớp gối

1.1.6 Cấu tạo của sụn khớp gối bình thường

Các sợi collagen kiểm soát khả năng chịu đựng sức co giãn của sụn. Đặc trưng của sụn là collagène typ II Nó chiếm tới 90% collagen của sụn thường và sụn thoái khớp Chất collagen có 1 cấu trúc phức tạp, được tạo bởi từ 3 dải polypeptid quấn vào nhau chằng chịt tạo thành 1 bộ ba chân vịt Chỉ có collagenase mới có khả năng phá hủy collagene tự nhiên qua pH sinh học. Hoạt động của collagenase thường có trong sụn thoái khớp mà không có ở sụn thường.

Lão hóa Viêm Rối loạn chuyển hóa Nhiễm khuẩn

TB sụn tổn thương Tăng men phân hủy protein

Giảm sút enzym ức chế, dẫn tới hư hỏng collagen,

Sụn khớp bị tổn thương

Tạo nên thành phần cơ bản thứ 2 của sụn, chịu trách nhiệm về mức độ chịu đựng sức ép và giữ lại một lượng lớn dung môi Chúng được tạo thành từ

1 protein với các dải bên glycosaminoglycan (GAG) rất giàu tế bào sụn và keratane sulfate Cấu trúc này tạo nên những đám lớn kết nối với nhau bằng 1 dải axit hyaluronic được cố định qua 1 protein liên quan Số lượng các proteoglycan tăng lên từ trên bề mặt xuống đến đáy sụn.

Tế bào sụn là các thành phần cơ bản tạo nên sụn, có chứa rất nhiều proteoglycan, fibrin, sợi collagen Các tế bào sụn phân biệt với các loại tế bào khác qua 3 yếu tố:

+ Các mô sụn luôn sống trong môi trường kị khí.

+ Ở tuổi trưởng thành, nếu bị phá hủy, chúng sẽ không thể thay thế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp suy biến, người ta lại thấy có sự gián phân (sự phân bào có tơ)

Bình thường sụn bọc khớp gối dày từ 4 – 6 mm, có màu trắng ánh xanh, nhẵn bóng ướt, có độ trơ, khả năng chịu lực và đàn hồi cao Sụn bao bọc, bảo vệ các đầu xương và dàn đều sức chịu lực lên toàn bộ bề mặt khớp. Sụn khớp đảm bảo chuyển động trượt giữa các khoang xương khớp với một hệ số ma sát rất thấp và là phần đệm tốt giúp giảm sức ép đột ngột Trong tổ chức sụn không có thần kinh và mạch máu Lớp sụn khớp được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ tổ chức xương dưới sụn thấm qua các proteoglycan (PG) và từ các mạch máu của màng hoạt dịch thấm qua dịch khớp Thành phần chính của sụn là chất căn bản và các tế bào sụn Những tế bào sụn có nhiệm vụ tổng hợp ra chất căn bản Tế bào sụn có chứa rất nhiều proteoglycan, fibrin, sợi collagen Chất căn bản sụn có thành phần chính là nước chiếm 80%, còn lại là collagen và PG.

Các sợi collagen có cấu trúc phức tạp, được tạo từ ba dải polypeptit quấn vào nhau chằng chịt Chủ yếu là collagen typ II, chiếm tới 90% sụn bình thường và sụn thoái hóa Các PG là mucopolysacharit gắn với một protein gọi là chondromucoprotein (chondroitin sulphat và keratan sulphat), các đơn vị

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU KHỚP GỐI

1.2.1 Đặc điểm giải phẫu bình thường của khớp gối

Khớp gối là một khớp phức hợp, bao gồm khớp bản lề giữa xương đùi với xương chầy và khớp phẳng giữa xương bánh chè với xương đùi.

Khớp gối là một khớp phức hợp, bao gồm khớp bản lề giữa xương đùi với xương chầy và khớp phẳng giữa xương bánh chè với xương đùi. a Đầu dưới xương đùi Đầu dưới xương đùi có 2 mặt khớp, gọi là lồi cầu trong và lồi cầu ngoài, khớp với 2 mặt khớp lõm của đầu trên xương chầy (mâm chầy).

Phía trước 2 lồi cầu dính liền vào nhau, tạo thành 2 má của 1 ròng rọc, hướng ra phía trước gọi là diện bánh chè

Phía sau 2 lồi cầu tách xa nhau bởi hố gian lồi cầu. b Đầu trên xương chầy

Gồm mâm chầy trong và mâm chày ngoài cùng với 2 lồi cầu xương đùi tạo thành 2 diện khớp Mâm chầy trong tiếp khớp với lồi cầu trong, mâm chầy ngoài tiếp khớp với lồi cầu ngoài.

Hình 1.3: Giải phẫu khớp gối Nguồn: trích dẫn từ [6] c Sụn chêm

Có 2 sụn chêm nằm ở trên 2 mặt khớp trên của 2 lồi cầu xương chầy,làm cho 2 mặt khớp này sâu thêm và rộng thơm để khớp với 2 lồi cầu xương đùi: sụn chêm trong hình chữ C, sụn trên ngoài hình chữ O Hai sụn chêm dính vào xương chầy bởi sừng trước vào vùng gian lồi cầu trước, sừng sau vào vùng gian lồi cầu sau, và nối với nhau bởi dây chằng ngang gối

Hình 1.4: Sụn chêm và các dây chằng

Nguồn: trích dẫn từ [8] d Xương bánh chè

Mặt sau xương bánh chè tiếp khớp với ròng rọc xương đùi, đỉnh xương bánh chè là mốc để xác định khe khớp giữa xương đùi và xương chầy. 1.2.1.2 Phương tiện nối khớp a Bao khớp

Bao khớp bám vào rìa các mặt khớp của xương chầy và xương đùi, vào các bờ xương bánh chè và vào bờ chu vi của các sụn trên Màng hoạt dịch lót mặt trong bao khớp, bám vào rìa các mặt khớp và bờ chu vi của các sụn trên. b Dây chằng

Khớp gối có 5 hệ thống dây chằng:

+Dây chằng bên chầy: đi từ lồi cầu trong xương đùi tới bám vào mặt trong đầu trên xương chầy.

+Dây chằng bên mát: đi từ lồi cầu ngoài xương đùi tới bám vào chỏm xương mát.

+Mạc hãm bánh chè trong

+Mạc hãm bánh chè ngoài

Ngoài ra còn có cơ tứ đầu đùi, cơ may, cơ căng mạc đùi tăng cường

+ Dây chằng khoeo chéo là một chỗ quặt ngược của gân cơ bán mạc, đi từ trong ra ngoài và lên trên, bám vào sau lồi cầu ngoài xương đùi.

+ Dây chằng khoeo cung đi từ chỏm xương mác tỏa thành 2 bó bám vào xương chầy và xương đùi.

- Các dây chằng bắt chéo

+ Dây chằng bắt chéo sau đi từ mặt ngoài lồi cầu trong tới diện gian lồi cầu sau

+ Dây chằng bắt chéo trước đi từ mặt trong lồi cầu ngoài tới diện gian lồi cầu trước, gồm hai bó trước trong và sau ngoài

+ Hai dây chằng bắt chéo nhau hình chữ X, dây trước ở phía ngoài, dây sau ở phía trong Hai dây chằng này giữ cho khớp gối không trật theo chiều trước sau

- Các dây chằng sụn chêm

+ Dây chằng ngang gối: nối hai sừng trước của hai sụn chêm với nhau + Dây chằng chêm đùi trước: là một số sợi của dây chằng chéo trước đi từ lồi cầu ngoài xương đùi đến bám vào sừng trước sụn chêm trong.

+ Dây chằng chêm đùi sau: là một số sợi của dây chằng chéo sau đi từ lồi cầu trong xương đùi tới sụn chêm ngoài.

Khớp gối có nhiều vòng nối phong phú: Có bốn vòng nối được tạo thành do các nhánh của động mạch kheo: Động mạch gối trên ngoài, động mạch gối trên trong, động mạch gối dưới ngoài, động mạch gối trong Ngoài ra còn có sự tham gia của động mạch quặt ngược chày, động mạch mũ mác, nhánh hiển của động mạch đùi

1.2.1.4 Tầm vận động của khớp gối

Chủ yếu là gấp – duỗi Khi khớp gối bị hạn chế gấp – duỗi, động tác gấp sẽ gây nên hạn chế chức năng Tầm vận động của khớp gối bình thường là duỗi 0 o – gấp 140 o Gấp và duỗi theo một trục ngang đi qua chỗ bám của các dây chằng bên vào đùi

1.2.2 Giải phẫu nội soi khớp gối

1.2.2.1 Giải phẫu nội soi khớp gối bình thường

Quan sát toàn bộ khớp thấy bao hoạt dịch mềm mại, sụn khớp trong suốt và trắng xanh, nhẵn bóng, ướt, nó bao bọc các đầu xương, có chức năng sinh lý bảo vệ đầu xương và dàn đều sức chịu lực lên toàn bộ bề mặt khớp. Sụn khớp có độ dầy khoảng 4-6 mm, bề mặt sụn khớp gồm: Lồi cầu trong và ngoài đùi, sụn bánh chè, sụn mâm chày nhẵn bóng không có đường nứt vỡ, hai sụn chêm trong và ngoài bình thường không rách.

Khớp gối được chia thành các khoang như sau:

- Khoang giữa xương đùi – bánh chè: Đầu soi được đặt ở đường trước ngoài hoặc đường trên trong Tại khoang này quan sát được túi cùng trên xương bánh chè, màng hoạt dịch ròng rọc (nằm giữa hai lồi cầu xương đùi).Nếu đưa đầu soi lên cao, thấy bao hoạt dịch sâu khoảng 6cm trước xương đùi,tạo thành một túi cùng sau cơ tứ đầu đùi.

- Khoang đùi-chầy trong (giữa lồi cầu đùi và mâm chày trong): Đầu soi được đặt ở đường trước ngoài cho phép quan sát được mâm chầy, lồi cầu xương đùi và sụn chêm trong.

- Khoang đùi-chầy ngoài (giữa lồi cầu đùi và mâm chầy ngoài): Đầu soi được đưa vào đường trước ngoài, tại khoang này quan sát được ròng rọc đùi, túi cùng cơ tứ đầu đùi ở trạng thái duỗi và đi vào khoang trong Khi khớp gối gấp đầu soi sẽ đi từ khoang trong đến khoang ngoài cho phép quan sát được sụn chêm ngoài, sụn lồi cầu ngoài, mâm chầy ngoài, dây chằng chéo trước.

- Khoang sau trong: Sử dụng đầu soi nghiên 70 0 là tốt nhất để nhìn được khoang sau gồm: sụn chêm trong hình chữ C, lồi cầu trong và dây chằng chéo sau.

- Khoang sau ngoài: Đầu gối gấp 90 0 cho phép quan sát được túi cùng sau ngoài, lồi cầu ngoài xương đùi, điểm nối sụn chêm và màng hoạt dịch ngoài.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG NỘI SOI KHỚP GỐI .22 1 Lịch sử phát triển nội soi khớp gối

1.3.1 Lịch sử phát triển nội soi khớp gối

Những nghiên cứu đầu tiên về nội soi đã được tiến hành vào năm 1918 bởi Kenji Takagi ở trường đại học tổng hợp Tokyo, Nhật Bản Động cơ thôi thúc tác giả là do thời điểm này, bệnh lao hiện đang lan tràn ở Nhật và để lại di chứng nặng nề Năm 1919, ông đã dùng một ống soi đường kính 7,3 mm để soi khớp gối cho một bệnh nhân lao khớp gối Năm 1936, ông đã thành công chụp được ảnh màu và quay phim trong quá trình tiến hành nội soi khớp gối.

Cùng thời gian này, Eugene Bircher, bác sĩ người Thụy Sĩ đã viết công trình đầu tiên về nội soi khớp trong viêm khớp sau chấn thương vào năm

1921 Cũng trong năm 1921, Tiến sĩ Bicher (con trai của Bircher E.) công bố kết quả 18 trường hợp được nội soi khớp gối, trong đó 13 trường hợp được chẩn đoán chính xác, 3 trường hợp không rõ ràng và 2 trường hợp nghi ngờ lao khớp Năm 1925, Philip Kreusher, trong tạp chí y học bang Illinois, đã mô tả việc sử dụng phương pháp nội soi khớp để điều trị những thương tổn phần sụn chêm Sau đó Burman ở New York là người đầu tiên thí nghiệm nhuộm màu các mô trong cơ thể sống để mô tả sụn khớp thoái hóa Từ năm 1935 đến

1960, nhiều tác giả: Sommer (1937) và Vaubel (1938) ở Đưc, Hurter và Imbert ở Pháp (1955) cũng rất quan tâm đến nội soi khớp Ở Nhật, quyển sách đầu tiên của Watanabe về kỹ thuật nội soi khớp

“Atlas of Arthroscopy” đã được xuất bản vào năm 1957, tổng hợp các kinh nghiệm trước đó và kinh nghiệm của ông Năm 1969, quyển sách đã được tái bản với các bức ảnh thật của các bệnh lý khớp gối mà tác giả ghi nhận được qua thực tế lâm sàng.

Nhưng chỉ tới đầu năm 1960, nội soi khớp mới thật sự phát triển mạnh và có nhiều tiến bộ Với sự tham gia của đầu soi số 21 của Watanabe, phương tiện này cho phép nhìn thẳng và cả sang bên cạnh nhờ vào 2 loại đầu soi có kích thước rất nhỏ Một dòng huyết thanh sinh lý tràn qua đầu soi cho phép lau rửa được ở khớp và làm nguội hệ thống quang học, ta có thể chụp ảnh 1 cách trực tiếp qua nội soi.

Năm 1962, Watanabe lần đầu tiên đã thực hiện cắt sụn chêm một phần. Tiếp theo đó O’Connor B.(1974) đã thực hiện phẫu thuật cắt sụn chêm khớp gối qua nội soi tại Mỹ và đạt kết quả tốt Năm 1976, Jackson R.W và Dandy D.J đã xuất bản cuốn sách về nội soi khớp bằng tiếng Anh Năm 1978, cuốn sách được dịch ra tiếng Đức do Hans-Rudolf Henche thực hiện.

Năm 1974, Hiệp hội nội soi khớp quốc tế (International Association of Arthroscopy – IAA) được thành lập ở Philadenphia và Giáo sư Watanabe đã vinh dự được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của hiệp hội Năm 1975, hiệp hội nội soi khớp quốc tế đã tổ chức cuộc hội thảo đầu tiên dưới sự chỉ đạo của Watanabe [17].

Thành quả hiện nay của nội soi khớp nhờ những tiến bộ về phương tiện, có tính quyết định : sự phát triển cải tiến bộ phận quang học, sáng chế ra ánh sáng lạnh, sử dụng video, hoàn thiện các dụng cụ phẫu thuật Bản thân kỹ thuật nội soi thuật nội soi khớp cũng được biến đổi: từ quan sát ổ khớp cách thụ động trong nhiều năm, nay có thể sờ nắn được nhờ vào móc bám kết hợp với những can thiệp lên sụn, màng hoạt dịch, vật thể lạ…

Từ đó đến nay, nội soi khớp gối đã luôn được cải tiến, hoàn thiện và tỏ ra hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh khớp do khả năng thực hiện dễ dàng và rất ít biến chứng.

1.3.2 Ứng dụng nội soi vào điều trị thoái hóa khớp gối

Nội soi rửa khớp đơn thuần (Jackson 1991) [20] hoặc phối hợp với cắt bỏ mô tổn thương trên bề mặt khớp (Friedman 1984) [21] có thể làm giảm một số triệu chứng, đặc biệt là triệu chứng đau trên những bệnh nhân thoái hóa giai đoạn sớm.

Roy K.A (2006) và cs thực hiện nghiên cứu cắt ngang 122 BN nội soi làm sạch khớp gối mà không đáp ứng với các thuốc kháng viêm Thời gian theo dõi trung bình là 34 tháng [4].

Nguyễn Mai Hồng, Nguyễn Văn Hùng, Trần Ngọc Ân (2002) khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai đánh giá 30 BN điều trị thoái hóa khớp gối bằng nội soi gồm: 18 nữ, 12 nam chẩn đoán thoái hóa khớp theo tiêu chuẩn ACR (hội thấp khớp học Mỹ) 1986 [16].

Nguyễn Tiến Bình, khoa CTCH bệnh viện 108 và cs (2002) đã nghiên cứu 162 trường hợp thoái hóa khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau điều trị nội soi tại khoa CTCH, bệnh viện 108 từ tháng 2/1999 đến 12/2005 [8].

Võ Quốc Hưng (2003), đánh giá 74 bệnh nhân thoái hóa gối điều trị bằng nội soi khớp tại bệnh viện trung ương quân đội 108 [22].

Phan Đình Mừng (2007), đánh giá 49 bệnh nhân thoái hóa gối điều trị bằng nội soi tại bệnh viện 175 từ 10/2002 đến tháng 5/2007[23].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w