1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng quy trình dự báo quỹ đạo bão, dự báo mưa lớn từ trường mây bão ở khu vực bắc trung bộ

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

BÁO CÁO

HỘI THẢO KH 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH DỰ BÁO QUỸ ĐẠO BÃO, DỰ BÁO MƯA LỚN TỪ TRƯỜNG MÂY BÃO Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Thuộc đề tài: nghiên cứu sử dụng số liệu ra đa để cảnh báo/ dự báo bão kèm mưa lớn, phục vụ xây dựng cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực

Bắc Trung Bộ

Mã số: TNMT.2016.05.300

NGHỆ AN, THÁNG 7 NĂM 2018

Trang 2

MỤC LỤC

1 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CẢNH BÁO, DỰ BÁO QUỸ ĐẠO BÃO, ATNĐ BẰNG SỐ LIỆU RADAR TRS-2730 Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 1 2 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CẢNH BÁO CHI TIẾT CẤP ĐỘ RỦI RO

THIÊN TAI DO BÃO, ATNĐ Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 14 3 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CẢNH BÁO, DỰ BÁO

MƯA LỚN TỪ TRƯỜNG MÂY BÃO BẰNG SỐ LIỆU RADAR TRS-2730 Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 28 4 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CẢNH BÁO, DỰ BÁO CHI TIẾT CẤP

ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO MƯA LỚN TỪ TRƯỜNG MÂY BÃO GÂY NGẬP LỤT Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 41

Trang 3

1

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CẢNH BÁO, DỰ BÁO QUỸ ĐẠO BÃO, ATNĐ BẰNG SỐ LIỆU RADAR TRS-2730 Ở KHU VỰC

BẮC TRUNG BỘ

K.s Đặng Ngọc San, Th.s Lê Đức Cương, K.s Trần Đức Bá Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ Th.s Nguyễn Quang Vinh Đài khí tượng cao không

MỞ ĐẦU

Công tác dự báo Khí tượng Thủy văn luôn là thách thức lớn đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực KTTV nói chung và những người làm công tác dự báo nói riêng Đặc biệt là do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), các hiện tượng KTTV nguy hiểm (bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, rét hại kéo dài, triều cường, sóng, nước dâng) ngày càng diễn biến phức tạp, với tần suất nhiều hơn và cường độ mạnh hơn Do vậy cần phải nâng cao năng lực, đầu tư và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực dự báo và cảnh báo

Khu vực Bắc Trung Bộ (BTB) gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết Biển Đông, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt, đặc biệt là Bão và Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) Từ 1980 - 2015 thiên tai đã xảy ra ở hầu khắp các khu vực trên địa bàn cả 3 tỉnh, gây tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và tác động xấu đến môi trường Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm thiên tai ở khu vực BTB có chiều hướng ngày càng phức tạp, gia tăng nhiều hơn so với những thập kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại

Để phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do bão và ATNĐ gây ra, việc xây dựng công nghệ và quy trình dự báo, cảnh báo Bão và ATNĐ bằng ra đa, theo

Trang 4

2

hướng khai thác các định dạng số liệu, tổ hợp ảnh và xây dựng phần mềm xác định vị trí tâm mắt bão, cường độ bão, hướng và tốc độ di chuyển của tâm bão, gió bão khi ra đa đã thu nhận được các thông số về bão, với mục tiêu dự báo được sự phân bố trường gió và trường mưa trong bão thông qua cấu trúc hệ thống mây, xử lý và tổ hợp ảnh sản phẩm của Radar TRS-2730 hiện có tại TP Vinh, là việc làm hết sức cần thiết./

I BÃO VÀ CẢNH BÁO, DỰ BÁO BÃO BẰNG RA ĐA TRS - 2730 1.1 Bão trên Biển Đông:

Theo lý thuyết hình thành thì xoáy thuận nhiệt đới được hình thành khi có sự phối hợp của 5 điều kiện:

- Có nhiễu động xoáy thuận ban đầu

- Sự bất ổn định của khí quyển tạo điều kiện cho đối lưu phát triển - Trị số lực Coriolis đủ lớn

- Nhiệt độ nước biển ≥ 270C

Với tất cả các đặc điểm này, biển Đông trở thành nơi hình thành xoáy thuận nhiệt đới, một số phát triển thành bão, tác động trực tiếp đến đất liền, nhất là đối với khu vực Bắc Trung Bộ (KV BTB)

1.2 Đặc điểm hoạt động của bão trên biển Đông

Hàng năm có rất nhiều xoáy thuận nhiệt đới được hình thành trên biển Đông, trong đó có khoảng 9-10 cơn bão tác động vào bờ biển Việt Nam và Đông nam Trung Quốc Theo thống kê trong 137 năm qua (1880-2016), có 142 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến KV BTV, trung bình mỗi năm có 1-2 cơn Có 2 năm là 1885 và 1976 không có bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến BTB, còn lại không nhiều thì ít năm nào cũng có Có năm tới 6 cơn (1910), 5 cơn bão (2005) đổ bộ vào lãnh thổ BTB

Các cơn bão hoạt động trên biển Đông thường có sức gió rất mạnh, gây gió giật và mưa lớn Sức gió trong bão có thể đạt tới 30-40m/s khi đổ bộ vào đất liền

Trang 5

3

Đặc biệt , trong các trận bão xảy ra ngày 30-5-1960 và 9-9-1963, tốc độ gió đã đạt tới 50m/s và trên 50m/s Lượng mưa trong một cơn bão cũng là một đặc trưng khác thường, có thể đạt tới 300-500mm Ví dụ, trong cơn bão xảy ra ngày 24-10-1931 ở Ở Hà Tĩnh cường độ mưa 600mm/ngày, hay trong cơn bão Kit đổ bộ vào Quảng Bình năm 1978 đã gây ra mưa liên tục trong 4 ngày và lượng mưa tại Kỳ Anh lên tới 1.280mm, gây ra úng, lụt ở nhiều nơi, làm thiệt hại rất lớn về người và của nhân dân ở BTB

Mùa bão chính ở BTB xảy ra trong các tháng từ tháng 6 -11, nhiều nhất xảy ra trong tháng 9 và 10 Kết quả thống kê số liệu từ năm 1998-2008 cho thấy trong những năm gần đây hoạt động của bão và áp thấp khá thất thường, không còn theo quy luật nữa Áp thấp xuất hiện từ tháng 1 (năm 1999 và 2008) còn bão có từ tháng 3 (năm 1999), tháng 12 vẫn có bão cùng áp thấp hoạt động ở giữa Biển Đông

Hiện nay, bão vẫn là một loại hình thiên tai khó dự đoán và gây thiệt hại nặng nề cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta Do đó, cần nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo bão

1.3 Bản chất, cấu trúc của bão trên biển Đông

Hầu hết các cơn bão được hình thành từ biển, là do nước biển bay hơi, tạo ra trên mặt biển một lớp không khí ẩm Cột khí ẩm bay thẳng lên cao, ngưng tụ thành một bức tường mây dày đặc Không khí chuyển động từ mặt biển thẳng lên cao luôn luôn bị tác động bởi một lực sinh ra do không khí chuyển động đối với mặt biển gọi là lực Coriolis Do có sự kết hợp với lực Coriolis nên không khí có chuyển động xoáy tròn, còn gọi là hoàn lưu Khi tốc độ hoàn lưu này nhỏ hơn 17 m/s được gọi là áp thấp nhiệt đới và khi tốc độ lớn hơn được gọi là bão

Trung tâm của bão được gọi là mắt bão (tâm bão): thường có hình trụ tròn, đường kính có thể từ 8km đến 200km tùy theo bão yếu hay mạnh Vùng mắt bão là khu vực gần như lặng gió, quang mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và có nhiệt độ cao hơn vùng xung quanh

Trang 6

4

Xung quanh mắt bão có mây bão dạng gần như thẳng đứng theo hình vành khăn, có thể cao đến 15km, dày đến hàng chục km Nhìn từ ảnh vệ tinh chụp từ trên cao, vùng này có màu trắng, giữa có hình tròn đen là mắt bão tạo nên gió xoáy, lốc mạnh nhất, mưa nhiều nhất và nguy hiểm nhất

Bão là một cột không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra ngoài ở trên đỉnh Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không

Thời gian tồn tại của một cơn bão: Một cơn bão tồn tại từ nhiều giờ cho đến

nhiều ngày và trải qua 3 giai đoạn chính :

- Thấp nhiệt đới : tốc độ gió dưới 61km/h (38mph ) - Bão nhiệt đới : tốc độ gió từ 63- 87km/h ( 39 – 73mph ) - Bão mạnh: tốc độ trên 88km/h ( 74mph )

Trên đường di chuyển, khi đến nơi có nhiệt độ thấp dưới 27oC, đến vùng biển lạnh hoặc vào sâu trong đất liền, bão sẽ mất nguồn năng lượng bổ sung cần thiết, do vậy bão sẽ yếu dần và tan đi nhanh

1.4 Công tác cảnh báo, dự báo bão:

Bão là một loại hình thời tiết cỡ lớn và rất nguy hiểm, thường gây ra thảm họa cho những nơi nó đi qua Hiện nay, do ảnh hưởng của BĐKH, diễn biến của bão ngày càng bất thường, do vậy cần phải nghiên cứu nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo bão Có rất nhiều phương pháp và công nghệ dự báo bão, nhưng sử dụng dữ liệu, số liệu, sản phẩm của Radar để dự báo bão là một trong những phương pháp cho kết quả dự báo chính xác, nhanh, dự báo được trong thời hạn ngắn và cực ngắn

Để sử dụng số liệu của Radar để dự báo bão hiệu quả, phải có Quy trình công nghệ cảnh báo, dự báo, nhất là dự báo cho các thời đoạn ngắn (3 giờ, 6 giờ, 9

Trang 7

5

giờ, 12 giờ) theo định hướng khai thác, xử lý các định dạng số liệu, tổ hợp ảnh và xây dựng phần mềm xác định vị trí tâm mắt bão, cường độ bão, hướng và tốc độ di chuyển của tâm bão bằng số liệu Radar

Công tác cảnh báo, dự báo bão ở Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ:

Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ hiện có nhiều phương pháp, công nghệ phục vụ việc cảnh báo, dự báo bão và ATNĐ mang lại hiệu quả phục vụ tốt cho công tác PCTT và phát triển sản xuất

Radar TRS – 2730 mà Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ đang quản lý, khai thác và sử dụng để quan sát, phát hiện phục vụ cho việc cảnh báo, dự báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm cho thời đoạn ngắn và cực ngắn nói chung, cảnh báo, dự báo bão nói riêng, đã phát huy được tính năng, tác dụng của nó Đặc biệt là bộ CSDL và sản phẩm của Radar tại Đài là rất phong phú và đa dạng, cần được khai thác và sử dụng

Để cảnh báo và dự báo được quỹ đạo, cấp gió, vị trí đổ bộ của bão và ATNĐ cần phải có công cụ dự báo mà dữ liệu đầu vào là bộ CSDL và các sản phẩm của Radar Hiện nay, với thực tế ở Đài khu vực và Đài tỉnh cần phải cân nhắc, lựa chọn và xác định những phương pháp dự báo phù hợp khả năng của dự báo viên và đáp ứng yêu cầu dự báo phục vụ phòng tránh thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Theo đó, Quy trình và hướng dẫn Quy trình dự báo phải đáp ứng được yêu cầu về khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng dự báo và có tính khả thi cao

Cụ thể là từ số liệu, dữ liệu và các ảnh mây Radar phải tính toán sự phân bố trường gió và trường mưa trong bão, tâm bão và quỹ đạo của bão trong từng thời đoạn (3 giờ, 6 giờ…) thông qua cấu trúc hệ thống mây xung quanh tâm bão, cường độ của bão và hướng di chuyển của bão ở các thời đoạn liền trước đó

1.5 Cảnh báo, dự báo bão bằng Ra đa TRS-2730:

Sử dụng Radar để theo dõi, phát hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm nói chung, phát hiện theo dõi và cảnh báo, dự báo bão nói riêng đã mạng lại hiệu quả

Trang 8

6

rất lớn, nâng cao mức độ chính xác, kịp thời và dự báo cho các thời đoạn ngắn và cực ngắn 3giờ, 6 giờ…

Dựa vào phân bố của mây và cường độ năng lượng phản xạ Radar thu được cho ta biết được độ xoắn, độ đậm đặc và khả năng phát triển của vùng mây xung quanh tâm bão Độ đậm đặc của mây được tính tỉ lệ thuận với năng lượng phản xạ Đối với cường độ mưa thường được hiệu chỉnh bằng số liệu đo tại chỗ Ưu điểm chính của radar TRS-2730 tại Vinh là cho kết quả đo trực tuyến, độ chính xác cao, với độ phân giải không gian và thời gian cao (~1km, 5-10 phút), khu vực bao phủ rộng lớn (100 – 200km) nên thuận lợi trong việc theo dõi và dự báo bão trong tầm hoạt động Tuy nhiên, Radar TRS-2730 tại Vinh bị che khuất bới ngọn núi Quyết và một số nhà cao tầng, do vậy việc theo dõi, cảnh báo, dự báo một số cơn bão từ số liệu Radar bị hạn chế, nhất là việc xác định tâm bão gần bờ

Cấu trúc của trường PHVT mây và mưa trong bão: Nhìn chung trường

mây thể hiện trên màn hình Radar của một cơn bão thường bao gồm các thành phần:

- Đường gió giật - Các dải đối lưu - Các dải mây xoắn

- Trường mây mắt bão và mắt bão - Mây đuôi bão

- Thông thường bão càng mạnh thì mắt bão có hình tròn rõ ràng, và có nhiều dải xoắn và ngược lại

- Cường độ của bão phụ thuộc vào tốc độ gió và tường mây mắt bão Khi tâm bão ở trên Biển trong phạm vi 300 – 350 km cách Radar thì việc xác định cường độ bão thường cho sai số lớn

II QUY TRÌNH CẢNH BÁO, DỰ BÁO BÃO BẰNG RAĐAR THỜI TIẾT 2.1 Sử dụng Radar TRS-2730 dự báo bão, ATNĐ:

Trang 9

7

Radar TRS-2730 do Cộng hòa Pháp sản xuất , hoạt động ở băng sóng C (5,6 cm) Ưu điểm là quan trắc nhanh Trong khoảng thời gian vài phút có thể thu thập được thông tin về mây và các hiện tượng thời tiết liên quan trong một khu vực rộng hàng trăm kilômét với chiều dày hàng chục kilômét Vì vậy mà hoạt động của ra đa thời tiết có vai trò đáng kể cho công tác giám sát thời tiết từ khu vực nhỏ, vừa đến khu vực rộng lớn, đặc biệt là theo dõi hoạt động của các hoàn lưu cỡ vừa như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn (gây ngập lụt)…

Ở Việt Nam nói chung, Đài KTTV KV Bắc Trung Bộ nói riêng đã có nhiều kết quả đáng kể Đối với dự báo phục vụ địa phương, radar quét giám sát 24/24h phát hiện và cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm cho các tỉnh Trong công tác theo dõi và cảnh báo bão, ATNĐ, radar là công cụ rất tốt cho việc xác định tâm, hướng và tốc độ di chuyển của bão, ATNĐ khi chúng nằm trong vùng hoạt động của radar Tuy nhiên radar TSR- 2730 không thể cung cấp số liệu về tốc độ gió trong một lần đo

Khi có bão, ATNĐ, radar hoạt động liên tục để thu thập và ghi lại các biến đổi trong cấu trúc PHVT trường mây bão Một trong những nội dung phải xác định là:

- Vùng mắt bão - Vị trí tâm bão

- Tốc độ di chuyển của bão, ATNĐ

- Vị trí đổ bộ và vùng có khả năng bị ảnh hưởng của bão

Đối với những cơn bão mạnh mắt tròn sắc nét việc xác định tâm bão khá đơn giản, còn đối với những cơn bão yếu hay ATNĐ việc xác định tâm thường dựa vào phương pháp nội suy dải mây xoắn trong cùng

Tốc độ di chuyển của Bão và ATNĐ được xác định bằng khoảng cách của vị trí tâm Bão, ATNĐ tại thời điểm 1 h trước thời điểm hiện tại với vị trí tâm Bão, ATNĐ tại thời điểm hiện tại

Trang 10

8

Hướng di chuyển của Bão và ATNĐ được xác định bằng cách cho loop liên tiếp các ảnh PPI ở cùng góc nâng trong khoảng thời gian 1h qua

Vị trí đổ bộ và vùng ảnh hưởng của bão được dự báo dựa vào hướng, tốc độ di chuyển và hoàn lưu của cơn bão trên sản phẩm PPI của chúng

Khi bão đã ở gần vị trí ra đa, có thể ước lượng vị trí tâm bằng cách điều khiển radar cắt thẳng đứng theo hướng xác định Sản phẩm RHI sẽ cho biết chính xác hơn vị trí tâm cơn bão và cấu trúc thẳng đứng của trường mây bão

Hình ảnh cắt qua tâm cơn bão số 5 năm 2007 trên sản phẩm PPI và RHI

Khi đã xác định được vị trí liên tiếp của tâm mắt bão thì hoàn toàn có thể xác định được khu vực đổ bộ của bão

Trang 11

9

Đối với mưa trong bão, ATNĐ thường là nguyên nhân gây ra các đợt lũ lụt nghiêm trọng, vì vậy việc ước lượng cường độ mưa do bão, ATNĐ có ý nghĩa rất quan trọng

2.2 Nội dung và yếu tố dự báo trong bản tin dự báo bão, ATNĐ: 1) Vị trí tâm bão, áp thấp nhiệt đới trong thời hạn dự báo

2) Cấp gió mạnh nhất, gió giật mạnh nhất vùng gần tâm bão, ATNĐ 3) Phạm vi gió mạnh cấp 6 trở lên

4) Sóng lớn, nước dâng trong bão, ngập lụt vùng ven biển 5) Cấp gió mạnh, gió giật trên đất liền

6) Mưa lớn và vùng mưa lớn trên đất liền

2.3 Quy trình dự báo, cảnh báo bão, ATNĐ bằng Radar :

1) Thu thập, xử lý các lại dữ liệu:

a) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão trên các bản đồ thời tiết;

b) Dữ liệu về quan trắc tăng cường khi áp thấp nhiệt đới, bão có khả năng ảnh hưởng đến đất liền;

c) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão bằng thông tin viễn thám;

d) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão qua các sản phẩm mô hình dự báo số trị; đ) Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão từ các Trung tâm dự báo bão quốc tế e) Số liệu và sản phẩm Radar:

- Ảnh mây RHI - Ảnh mây PPI - Độ PHVT

- Tổ hợp số liệu, sản phẩm của mạng lưới Radar (nếu có thể)

Những sản phẩm này được cập nhật mỗi 5 phút và liên tục trong 24 giờ (ảnh trường mây bão và độ PHVT trường mây bão )

2) Phân tích, đánh giá hiện trạng của bão, ATNĐ từ số liệu Radar:

- Xác định vị trí tâm bão, ATNĐ trên cơ sở số liệu của Radar

Trang 12

10

- Xác định tốc độ gió mạnh nhất, gió giật vùng gần tâm bão và ATNĐ;

- Xác định bán kính vùng gió mạnh cấp 6, cấp 10 trên cơ sở số liệu của Radar

- Xác định diễn biến của bão, ATNĐ, hướng và tốc độ di chuyển, gió mạnh nhất gần tâm bão, ATNĐ trong các thời đoạn 3 và 6 giờ trước trên cơ sở số liệu của Radar

3) Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo bão, ATNĐ:

Từ việc phân tích các loại dữ liệu kết hợp với sản phẩm của Radar TRS - 2730

- Xác định vị trí tâm bão, áp thấp nhiệt đới trong thời đoạn dự báo dựa vào trường mây quanh mắt bão và mắt bão, thông thường bão càng mạnh thì mắt bão có hình dải xoắn và ngược lại

- Xác định cấp gió mạnh nhất, cấp gió giật mạnh nhất vùng gần tâm bão, ATNĐ; Xác định phạm vi gió mạnh cấp 6, cấp 10 dựa vào các đường gió giật, tương quan giữa tốc độ gió quan trắc và khoảng cách đến tâm bão, kết hợp với cơ sở phân tích số liệu vệ tinh,

- Xác định diễn biến của bão, ATNĐ về hướng và tốc độ di chuyển trên cơ sở kết hợp số liệu vệ tinh, radar thời tiết, số liệu quan trắc trong khoảng 6 đến 12 giờ trước

- Xác định khả năng sóng lớn, nước dâng do bão, ngập lụt vùng ven biển theo phương pháp toán đồ, theo phương pháp giải tích và kết hợp với mô hình số trị

4) Thảo luận dự báo quỹ đạo của bão và ATNĐ:

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo quỹ đạo của bão, ATNĐ bằng ảnh mây và số liệu Radar trong các bản tin dự báo gần nhất

Trang 13

11

- Tổng hợp các kết quả dự báo quỹ đạo của bão, ATNĐ bằng các phương pháp khác nhau (Synop, kinh nghiệm, mô hình cảu các Trung tâm dự báo khác), nhận định của các dự báo viên

- Người chịu trách nhiệm ra bản tin dự báo quỹ đạo của bão và ATNĐ cho các thời đoạn dự báo phù hợp

5) Xây dựng bản tin cảnh báo, dự báo quỹ đạo của bão và ATNĐ

Nội dung bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão được quy định tại điều 8 và điều 9 Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg “Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai” của thủ tướng chính phủ ngày 15 tháng 8 năm 2014 Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg “Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai” của thủ tướng chính phủ ngày 15 tháng 8 năm 2014

6) Cung cấp bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão:

Các bản tin dự báo, cảnh báo và ATNĐ cần được chuyển nhanh, kịp thời, đầy đủ đến các cơ quan lãnh đạo các cấp, các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức có hoạt động liên quan đến phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; các cơ quan, tổ chức truyền thông về thiên tai được quy định tại Quyết định

7) Cập nhật, bổ sung bản tin cảnh báo, dự báo quỹ đạo bão và ATNĐ:

Trong trường hợp phát hiện bão, ATNĐ có diễn biến bất thường, khác với bản tin phát trước đó, cần cập nhật, bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo ngoài quy định về tần suất và thời gian ban hành bản tin bão và ATNĐ tại Quyết định

8) Đánh giá chất lượng cảnh báo, dự báo quỹ đạo bão và ATNĐ:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình dự báo bão và ATNĐ

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền các bản tin cảnh báo, dự báo bão và ATNĐ theo quy định và bổ sung ngoài quy định

Trang 14

12

- Đánh giá chất lượng bản tin dự báo thông qua việc so sánh kết quả cảnh báo, dự báo với quan trắc thực tế, gồm: Vị trí tâm bão; Cấp gió mạnh nhất; Thời gian bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp; Thời gian đổ bộ; Phạm vi ảnh hưởng trực tiếp; Gió mạnh trên đất liền, mưa nước dâng và sóng lớn

Các dự báo viên phải thu thập đầy đủ các ảnh mây, số liệu PHVT trong suốt quá trình Radar theo dõi, quan trắc từng cơn bão Tổng hợp, phân tích, đánh giá và so sánh với quỹ đạo thực tế của từng cơn bão Đây là cơ sở cho việc cảnh báo, dự báo các cơn bão tương tự tiếp theo

10) Tần suất và thời gian ban hành bản tin cảnh báo, dự báo bão và ATNĐ

- Tần suất và thời gian ban hành bản tin dự báo, cảnh báo bão và ATNĐ được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai

- Khi bão và ATNĐ có diễn biến khác với bản tin ban hành trước đó thì phải thực hiện cảnh báo, dự báo và phát bản tin bổ sung ngoài quy định tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg

KẾT LUẬN

Quy trình cảnh báo, dự báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm nói chung, quỹ đạo bão và ATNĐ nói riêng bằng Radar là công cụ hỗ trợ các dự báo viên thực hiện cảnh báo, dự báo bão và ATNĐ trong tầm hoạt động của Radar một cách nhanh nhất, chính xác và đầy đủ theo quy định về cảnh báo, dự báo thiên tai tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Nội dung cơ bản là việc khai thác các định dạng số liệu, tổ hợp ảnh trường mây bão và độ PHVT để xác định quỹ đạo của bão và ATNĐ cho từng thời đoạn, cụ thể là xác định hướng và tốc độ di chuyển của tâm bão, vị trí tâm mắt bão hiện tại, cường độ bão và diễn biến thời tiết trong bão Quy trình được xây dựng trên cơ

Trang 15

13

sở của phần mềm cảnh báo, dự báo quỹ đạo của bão bằng số liệu Radar TRS – 2730 khi bão, ATNĐ có khả năng đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ và Radar bắt đầu quan trắc được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Quyết định: 172/2007/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007, của Thủ tướng chính phủ;

2, GS.TS Đào Xuân Học, 2009, “Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”; Trang tin Hội đập lớn;

3 GS.TS Hà Văn Khối, 2012, “Đánh giá khả năng điều tiết, những thuận lợi, khó khăn trong việc vận hành hệ thống hồ chứa cắt lũ và phương án ứng phó khi xảy ra tình huống khẩn cấp”;

4,Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, 2011, Tài liệu kĩ thuật – Dự án: “Nâng cao năng lực thể chế về Quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến Biến đổi khí hậu (SCDM)”;

Trang 16

14

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CẢNH BÁO CHI TIẾT CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO BÃO, ATNĐ Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Th.s Lê Đức Cương, K.s Đặng Ngọc San, C.n Bùi Xuân Tuyên Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ

Th.s Hoàng Minh Toán Đài Khí Tượng cao không

MỞ ĐẦU

Mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra không chỉ phụ thuộc vào cường độ và phạm vi ảnh hưởng của hiện tượng mà còn phụ thuộc vào khả năng ứng phó và phòng chống của cộng đồng Do vậy, việc cảnh báo mức độ rủi ro của thiên tai là trang bị cho cộng đồng công cụ quan trọng để giảm thiểu thiệt hại về vật chất, tinh thần và bảo vệ cuộc sống trước những thảm họa của thiên tai

Cảnh báo rủi ro thiên tai đã được Thủ tướng Chính Phủ quy định trong Quyết định và Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Luật phòng chống thiên tai, nhiều các đề án, dự án và các đề tài nghiên cứu khoa học về cảnh báo, dự báo thiên tai

Bắc Trung Bộ là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, trong đó bão và lũ lụt là nghiêm trọng nhất Trung bình mỗi năm khu vực Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng từ 1- 2 cơn bão và 4-5 trận lũ Nhiệt độ và mực nước Biển tăng làm cho các hiện tượng như hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, giá rét và nhiều thiên tai khác xảy ra cực đoan hơn, nhiều hơn và cường độ cũng mạnh hơn gây ra nhiều thiệt hại về người và của, mà lớn hơn là gây trở ngại đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Trung Bộ nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung

Được sự cho phép của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ đã và đang chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa

học “Nghiên cứu sử dụng số liệu ra đa để cảnh báo/ dự báo bão kèm mưa lớn,

Trang 17

15

phục vụ xây dựng cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực Bắc Trung Bộ” Một trong

những mục tiêu của nghiên cứu là cảnh báo chi tiết và phù hợp cấp độ rủi ro thiên tai do bão và ATNĐ ở khu vực Bắc Trung Bộ

I BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (ATNĐ) 1.1 Bão là gì:

Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) được hình thành trên vùng biển nhiệt đới, là một vùng gió xoáy thổi vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, có đường kính tới hàng trăm kilômét với áp suất thường ở mức nhỏ hơn 1000mb Sự chênh lệch về khí áp ở vùng tâm bão với các vùng xung quanh là nguyên nhân gây ra tốc độ gió rất lớn Như vậy có thể xem bão là một vùng gió xoáy từ các phía ngoài thổi vào vùng tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm km một giờ, nhưng vùng mắt bão là một vùng gió tương đối nhẹ có khi lặng gió Trong một cơn bão, khối không khí ẩm xung quanh thổi vào giữa hình xoắn ốc, đến vùng gần trung tâm bão thì khối không khí ẩm chuyển động lên cao rồi toả ra tứ phía, đến một độ cao nhất định thi hơi nước ngưng tụ lại thành mây dày đặc và gây ra mưa nhiều, mưa to

1.2 Bão và ATNĐ trên Biển Đông:

Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10

Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa Thời kỳ nửa đầu mùa bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thường đổ bộ vào Đông Nam Trung quốc, Nhật Bản Thời kỳ sau quỹ đạo thiên hướng Tây về phía Việt Nam Trung bình, từ tháng 1 - 5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt nam Từ tháng 6 - 8, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ Từ tháng 9 - 11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam bộ

Trang 18

16

Ở nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp, và ngược lại, bão thường di chuyển phức tạp trong nửa cuối mùa bão Quỹ đạo của bão trong Biển Đông có thể được chia thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn Các đặc điểm trên đây là những tính chất trung bình đặc trưng nhất Trong mỗi năm cụ thể, sự xuất hiện và tính chất quĩ đạo bão có thể khác nhiều so với các giá trị trung bình này

1.3 Bão và ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ:

Theo thống kê sau 137 năm qua (1880-2016), có 142 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung Bộ, trung bình mỗi năm có 1-2 cơn Có 2 năm là 1885 và 1976 không có bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, còn lại không nhiều thì ít năm nào cũng có Có năm tới 6 cơn (1910), 5 cơn bão (2005) đổ bộ vào lãnh thổ Bắc Trung Bộ

Các cơn bão hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung Bộ thường có sức gió rất mạnh, có thể đạt tới 40-50m/s, gió giật và mưa lớn Các trận bão xảy ra ngày 30/5/1960 và 09/9/1963, tốc độ gió đã đạt tới 50m/s, trên 50m/s Lượng mưa trong một cơn bão có thể đạt tới 300-500mm Ví dụ, cơn bão xảy ra ngày 24/10/1931 ở Ở Hà Tĩnh cường độ mưa 600mm/ngày, hay trong cơn bão Kit đổ bộ vào Quảng Bình năm 1978, mưa tại Kỳ Anh lên tới 1.280mm, gây ra úng, lụt ở nhiều nơi, làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân ở khu vực Bắc Trung Bộ

Mùa bão chính ở khu vực Bắc Trung Bộ xảy ra từ tháng 6 -11, nhiều nhất xảy ra trong tháng 9 và 10 Kết quả thống kê số liệu từ năm 1980-2015 cho thấy bão và ATNĐ hoạt động khá thất thường, không còn theo quy luật nữa ATNĐ xuất hiện từ tháng 1 (1999 và 2008), bão có từ tháng 3 (1999), có năm tháng 12 vẫn có bão ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ

Trang 19

17

Thời gian tồn tại của một cơn bão: Một cơn bão tồn tại từ nhiều giờ cho đến

nhiều ngày với các cấp bão như sau: - Áp thấp nhiệt đới : tốc độ gió từ 39 - 61km/h (cấp 6, cấp 7) - Bão nhiệt đới: tốc độ gió từ 62- 88km/h (cấp 8, cấp 9) - Bão mạnh: tốc độ trên 89 – 117 km/h (cấp 10, cấp 11)

- Bão rất mạnh: tốc độ từ 118 – 183km/h (từ cấp 12 đến cấp 15)

- Siêu bão: tốc độ từ 184 – 220 km/h (cấp 16, cấp 17), trên 220 km/h là siêu bão cuồng phong (từ cấp 18 trở lên)

Khi đến nơi có nhiệt độ thấp dưới 27oC, đến vùng lạnh hoặc vào sâu trong đất liền bão sẽ yếu dần và tan đi nhanh

Hiện nay, bão vẫn là một loại hình thiên tai khó dự báo và rủi ro do bão thường rất nặng nề, do vậy đòi hỏi phải cảnh báo chi tiết và sát đúng cấp độ rủi ro do bão, ATNĐ đến từng vùng, tỉnh, huyện, xã

1.4 Công tác cảnh báo, dự báo bão ở Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ

Bão là một loại hình thời tiết cỡ lớn và rất nguy hiểm, thường gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho những nơi nó đi qua Hiện nay, do ảnh hưởng của BĐKH, diễn biến của bão ngày càng bất thường, cường độ cũng mạnh hơn Do vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu nâng cao mức độ chính xác của cảnh báo, dự báo bão Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ hiện có nhiều phương pháp, công nghệ phục vụ việc cảnh báo, dự báo bão và ATNĐ chính xác, phục vụ tốt cho công tác PCTT và phát triển sản xuất

Ngoài việc cảnh báo và dự báo chính xác được quỹ đạo, cấp gió, vị trí đổ bộ của bão, ATNĐ và mưa lớn do bão thì cảnh báo chi tiết, phù hợp các cấp độ rủi ro thiên tai do bão và ATNĐ đến từng vùng, từng tỉnh, từng huyện, xã là rất cấp thiết Bởi đây là cơ sở cho việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong tổ chức ứng phó với thiên tai, đặc biệt là góp phần tích cực nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai ở khu vực Bắc Trung Bộ 1.5 Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ

Trang 20

18

Thực hiện tốt việc cảnh báo các cấp độ rủi ro thiên tai là thực hiện tốt Luật Phòng chống thiên tai và Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg và 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 về việc cảnh báo, dự báo thiên tai nói chung, cảnh báo chi tiết các cấp độ rủi ro thiên tai và truyền tin thiên tai nói riêng Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ luôn coi việc cảnh báo chi tiết, phù hợp cấp độ rủi ro thiên tai đến từng khu vực, tỉnh, huyện, xã là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong công tác dự báo phục vụ phòng chống giảm nhẹ thiên tai Cảnh báo, dự báo thiên tai căn cứ và cường độ và phạm vi ảnh hưởng của từng loại thiên tai để cảnh báo, dự báo khu vực chịu ảnh hưởng, khả năng gây thiệt hại của thiên tai Trong dự báo bão và ATNĐ, theo quy định cấp độ rủi ro thiên tai do bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5 Nhưng với cùng một cường độ, khi bão và ATNĐ đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ thì ở những vị trí khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau, bởi mật độ tập trung dân cư, các công trình kinh tế, chính trị, phúc lợi và mức độ nhạy cảm ở mỗi vị trí là rất khác nhau Do vậy cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở mỗi vùng, tỉnh, huyện, xã trên toàn khu vực là khác nhau

II QUY TRÌNH CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO BÃO VÀ ATNĐ Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

2.1 Cơ sở để xây dựng các cấp độ rủi ro thiên tai do bão và ATNĐ:

- Căn cứ vào Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg, ngày 15/8/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ quy định về cấp độ rủi ro thiên tai do bão, ATNĐ được quy định theo 3 cấp độ, thấp nhất là cấp 3, lớn nhất là cấp 5, cụ thể:

1 Cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

a) Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông, vùng biển ven bờ trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ;

b) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông , vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;

Trang 21

19

c) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông

2 Cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:

a) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

b) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;

c) Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông

4 Cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão được tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

a) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên Biển Đông, vùng biển ven bờ kết hợp với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam mạnh;

b) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên đất liền nơi đang xảy ra mưa lớn, lũ, ngập lụt lớn hoặc trùng hợp với thời kỳ triều cường, nước biển dâng cao ở vùng ven bờ

Mỗi cấp độ được quy định chi tiết về cường độ, vùng hoạt động, mức độ khẩn cấp và nguy hiểm của ATNĐ, bão và được thể hiện bằng thang mầu từ

- Có nhiều khả năng gây thiệt hại về người, vật nuôi

- Có khả năng gây thiệt hại lớn đến tài sản, công trình hạ tầng và tác động rất xấu, để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường

Trang 22

20 Cấp 4

(Rủi ro rất lớn)

- Có khả năng gây thiệt hại lớn về người, vật nuôi

- Có khả năng gây thiệt hại nặng nề về tài sản, công trình hạ tầng, gây đình trệ các hoạt động KTXH khác; mất mát lớn về tài chính; phá hủy môi trường, để lại hậu quả lâu dài, khó có khả năng phục hồi

Cấp 5

(Thảm họa)

- Có khả năng gây thiệt hại rất lớn về người; vật nuôi; dịch bệnh phát sinh, cộng đồng dân cư không đủ khả năng phục hồi thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai

- Có khả năng gây phá hủy tài sản, các công trình hạ tầng, thiệt hại nặng nề về tài chính, cần trợ giúp từ bên ngoài

- Môi trường có khả năng bị tàn phá nặng nề, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài, không có khả năng phục hồi

Cụ thể cấp độ rủi ro do áp thấp nhiệt đới, bão

- Xác định diễn biến của ATNĐ, bão theo các nội dung

1) Vị trí tâm bão, áp thấp nhiệt đới trong thời hạn dự báo

2) Khu vực bão, ATNĐ có thể đổ bộ, ảnh hưởng trong thời hạn dự báo 3) Thời gian bão, ATNĐ đổ bộ, ảnh hưởng

4) Cấp gió mạnh nhất, gió giật mạnh nhất vùng gần tâm bão, ATNĐ 5) Phạm vi gió mạnh cấp 6 trở lên

6) Sóng lớn, nước dâng trong bão gây ngập lụt vùng ven biển

Trang 23

21 7) Cấp gió mạnh, gió giật trên đất liền

8) Vùng mưa lớn, vùng có nguy cơ ngập lụt trên đất liền

- Xác định cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão theo các nội dung:

Cập nhật kết quả dự báo quỹ đạo ATNĐ, bão và dự báo mưa lớn có khả năng gây ngập lụt, chạy mô hình hỗ trợ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão và mưa lớn cho toàn khu vực chi tiết đến cấp huyện, xã

2.2 Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ và bão:

- Cập nhật thông tin: Bộ phận cảnh báo thiên tai do ATNĐ, bão có trách nhiệm:

1) Thông tin về ATNĐ, bão: Diến biến của ATND, bão từ bản tin dự báo bão của TT KTTV QG, của bộ phận dự báo bão của Đài, sản phẩm của Radar, kết quả mô hình dự báo quỹ đạo của bão trong thời đoạn cảnh báo

2) Lịch sử rủi ro do ATNĐ, bão: Rủi ro thiên tai do các cơn bão, ATNĐ tương tự đã xảy ra trong 5 – 10 năm gần đây

3) Kết quả mô hình: Thu thập kết quả mô hình hỗ trợ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão và mưa lớn gây ngập lụt ở khu vực Bắc Trung Bộ

4) Thông tin về hoạt động KTXH: Thu thập thông tin về hoạt động kinh tế, xã hội hiện tại mà ATND, bão có thể tác động xấu

- Hội thảo xác định cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão:

1) Xác định sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai: Xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực tiềm ẩn nguy hiểm, khu vực an toàn đến vùng, huyện, xã trên toàn khu vực

2) Xác định sơ họa khả năng ứng phó với thiên tai do ATNĐ, bão ở từng tỉnh, huyện, xã và phương án giải quyết hậu quả thiên tai ở từng địa phương

3) Tổng hợp và xây dựng bảng rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão: Xác định cấp độ rủi ro thiên tai từng khu vực, huyện, xã và xây dựng Bảng tổng hợp rủi ro thiên tai

Trang 24

22

4) Trình: Bộ phận cảnh báo rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão trình Giám đốc Đài, hoặc người có trách nhiệm, quyền hạn ra cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai Bảng tổng hợp rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão trong thời đoạn cảnh báo, dự báo

- Ra quyết định cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão:

1) Ra quyết định: Giám đốc Đài hoặc người có trách nhiệm, quyền hạn ra quyết định cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão phải phân tích, đánh giá Bảng tổng hợp rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão trong thời đoạn cảnh báo, dự báo và ra quyết định cảnh báo cấp độ rủi ro phù hợp

2) Ra khuyến cao: Giám đốc Đài hoặc người có trách nhiệm, quyền hạn ra quyết định cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão ra khuyến cáo về rủi ro/quan tâm ưu tiên/cần giải quyết trước, sau thiên tai cho từng địa phương, ưu tiên là người dân

Trang 26

24

2.3 Xây dựng bản tin cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão:

- Nội dung của bản tin cảnh báo thiên tai do ATNĐ, bão thực hiện đúng theo quy định tại Điều 22 Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg “Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai”

- Cấp độ rủi cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg “Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai” Có dự báo cảnh báo mưa lớn, sóng biển và nước dâng trong bão theo mẫu Nội dung chính của bản tin cảnh báo:

- Nội dung bản tin phải bảo đảm rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu

- Tổng kết, đánh giá chi tiết mức độ rủi ro đã xảy ra ở từng khu vực nếu có - Thông tin về phạm vi gió mạnh cấp 6, cấp 10… trên đất liền, trên biển, nước biển dâng, sóng cao, vùng mưa lớn, khu vực có nguy cơ ngập lụt trong 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ 12 giờ, 24 giờ (giờ Hà Nội)

- Cảnh báo, dự báo mức độ nguy hiểm, phạm vi, thời điểm có thể xảy ra cấp độ rủi ro do ATNĐ, bão chi tiết và phù hợp trên đất liền, trên biển

- Khuyến cáo các khu vực chịu tác động trực tiếp, gián tiếp, môi trường và công tác thông tin liên lạc và truyền tin thiên tai, những biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra

2.4 Cung cấp bản tin cảnh báo cấp độ rủi ro do ATNĐ, bão:

- Thời gian và địa chỉ cung cấp bản tin cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão thực hiện đúng theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg “Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai” (sơ đồ cung cấp bản tin cảnh báo rủi ro thiên tai)

- Chậm nhất là 15 phút kể từ thời điểm hoàn thành bản tin cảnh báo gần nhất phải Đài khu vực phải gửi được bản tin đến các Đài tỉnh (sơ đồ)

Trang 27

25

- Phương tiện gửi bản tin: Email, Fax , trang Web, điện thoại Trong trường hợp cần thiết phải dùng đến mạng bưu chính công cộng, quốc phòng hoặc trực tiếp mang bản tin đến những địa chỉ có thể, đọc trên loa công cộng

SƠ ĐỒ CHI TIẾT HỆ THÔNG CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO BÃO VÀ ATNĐ

2.5 Cập nhật, bổ sung bản tin cảnh báo, dự báo quỹ đạo bão và ATNĐ:

Trong trường hợp có bản tin dự báo, cảnh báo ATNĐ, bão bổ sung do ATNĐ bão có diễn biến bất thường, khác với bản tin dự báo phát trước đó, cần cập nhật, bổ sung bản tin cảnh báo thiên tai theo nội dung của bản tin dự báo, cảnh báo ATNĐ, bão bổ sung ngoài quy định về tần suất và thời gian ban hành bản tin cảnh báo thiên tai Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg

Trang 28

26

2.6 Đánh giá chất lượng cảnh báo, dự báo quỹ đạo bão và ATNĐ:

- Đánh giá việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định của Quy trình cảnh báo rui ro thiên tai do ATNĐ, bão

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc truyền tin cảnh báo theo quy định và bổ sung ngoài quy định

- Đánh giá chất lượng bản tin cảnh báo thông qua việc so sánh cảnh báo với thực tế, gồm: Vị trí, phạm vi, mức độ và thời gian bắt đầu, kết thúc ATNĐ, bão; khu vực ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, cấp độ rủi ro ở từng vùng, huyện, xã, mức độ thiệt hại công tác ứng phó và những vấn đề liên quan nhằm giảm thiêu thiệt hại - Đánh giá trách nhiệm của các dự báo viên, người ra quyết định cảnh báo thiên tai và máy móc, thiết bị công nghệ cảnh báo thiên tai, làm cơ sở cho việc thực hiện tốt cảnh báo lần sau

KẾT LUẬN

Quy trình cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ, bão nhờ có sự hỗ trợ từ các mô hình, phần mềm là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện tốt quy định về cảnh báo thiên tai theo Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg “Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai” vừa giúp giảm thiểu thiệt hại về người và kinh tế do ATNĐ, bão

Quy trình cảnh báo sẽ phát huy tác dụng một khi có sự phối hợp đồng bộ từ kết quả dự báo ATNĐ, bão đến công cụ hỗ trợ cảnh báo thiên tai đến quyết định cảnh báo thiên tai của người đứng đầu, người có trách nhiệm trong cảnh báo thiên tai, đây là cơ sở cho việc tổ chức ứng phó và phòng tránh rủi ro đạt hiệu quả cao nhất Do vậy, ngoài ra kinh nghiệm cảnh báo, dự báo, đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bước quy trình, ra quyết định cảnh báo phải phù hợp, chi tiết đến vùng, huyện, xã… nhằm giảm nhẹ rủi ro có thể xảy ra do ảnh hưởng ATNĐ và bão

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w