1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ

66 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết đến cấp huyện ở khu vực bắc trung bộ

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

BÁO CÁO

HỘI THẢO KH 2: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI CHI TIẾT ĐẾN CẤP HUYỆN Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Thuộc đề tài: nghiên cứu sử dụng số liệu ra đa để cảnh báo/ dự báo bão kèm mưa lớn, phục vụ xây dựng cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực

Bắc Trung Bộ

Mã số: TNMT.2016.05.300

NGHỆ AN, THÁNG 9 NĂM 2017

Trang 2

TAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ 29

THIÊN TAI 51

VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI 54

Trang 3

1

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO BÃO VÀ MƯA LỚN CHO KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Th.s Lê Đức Cương,Th.s Lê Hữu Huấn,Th.s Trần Quỳnh Trang C.n Hoàng Thị Thu Hương, C.n Đào Anh Công Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt Từ 1980 - 2015 thiên tai đã xảy ra ở hầu khắp các khu vực trên địa bàn cả 3 tỉnh, gây tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và tác động xấu đến môi trường Trong hơn 36 năm qua, trung bình hàng năm có tới 5 - 20 người chết và mất tích do thiên tai, thiệt hại về tài sản ước tính tương đương khoảng 1,0 - 1,5% GDP Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm thiên tai ở khu vực Bắc Trung Bộ có chiều hướng ngày càng phức tạp, gia tăng nhiều hơn so với những thập kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại và đi theo là những đột biến ngoài quy luật thông thường nhiều năm

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác Do vậy mà việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai là vô cùng cấp thiết, cần sự phối hợp của cả cộng đồng bao gồm cấp hộ gia đình, xã, làng, địa phương, quốc gia Giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai bao gồm một loạt các biện pháp và hành động nhằm quản lý thiên tai, giảm nhẹ tác động của thiên tai đến con người, xã hội và nâng cao năng lực để quản lý thiệt hại do thiên tai bao gồm việc nâng cao khả năng ứng phó và thích nghi với thiên tai trong một quá trình khôi phục sau khi thiên tai

Trang 4

2

xảy ra, bằng cách thực hiện các bước nhằm phòng tránh, ngăn ngừa các hiểm họa của thiên tai cũng như hạn chế những tác động bất lợi của chúng thông qua các biện pháp giảm nhẹ và phòng tránh

Ở khu vực Bắc Trung Bộ các hiện tượng thiên tai cỡ lớn, năm nào cũng có và gây nhiều tổn thất nhất là: Bão, ATNĐ, mưa lớn gây lũ lụt, ngập úng Các hiện tượng thiên tai này thường gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng kể cả tính mạng con người và công tác khắc phục sau khi hiện tượng xảy ra là vô cùng khó khăn, có nơi không thể khôi phục Bởi vậy mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng cần phải biết một số kỹ năng, biện pháp và hoạt động để quản lý thiệt hại do thiên tai

1 Phương pháp đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai do bão và mưa lớn

Thiên tai và những tác động của chúng đến kinh tế, xã hội và môi trường ngày càng gia tăng trên toàn thế giới với một tốc độ rất đáng báo động Con người, tài sản, xã hội và môi trường đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ các hiểm họa tự nhiên Những sự thay đổi như: hiện tượng nóng lên toàn cầu, tăng dân số, tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, công nghiệp hóa, phá rừng, mở rộng khu dân cư, di canh, di cư đã làm cho xã hội trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các hiểm họa tự nhiên (Takeuchi, 2006) Theo Jonkman (2005), tổng số người chết và bị ảnh hưởng do các loại thiên tai trên thế giới giai đoạn 1975 - 2001 tương ứng là 2 triệu và 4,2 tỷ người Trong đó, số người chết và bị ảnh hưởng do lũ lụt trong giai đoạn này tương ứng là 175 nghìn và 2,2 tỷ người So với các loại thiên tai khác, mặc dù không phải nguyên nhân gây tử vong lớn nhất, nhưng lũ lụt lại có mức độ ảnh hưởng lớn nhất Chính vì vậy, quản lý lũ lụt hay quản lý rủi ro do lũ ngày càng được quan tâm

Phân cấp cấp độ rủi ro do thiên tai là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá rủi ro, là yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ thiên tai và hỗ trợ các cơ quan quản lý ra các quyết định trợ giúp nhanh chóng, kịp thời đến người dân trong vùng bị ảnh hưởng

Trang 5

3

Khái niệm rủi ro đã có sự thay đổi theo hướng phát triển trong thời gian qua Crichton (2002) định nghĩa: Rủi ro là tổn thất tiềm năng của cộng đồng trước một hiện tượng tai biến nhất định, nó phụ thuộc vào mức độ tai biến, tính dễ bị tổn thương và mức tiếp xúc với tai biến Từ đó, tác giả đề xuất một tam giác rủi ro mà diện tích của tam giác chính là mức độ rủi ro Tam giác được hình thành bởi 3 thành phần là: tai biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi bày Nếu một trong 3 thành phần này tăng lên thì diện tích tam giác tăng lên và kéo theo là mức độ rủi ro tăng theo, ngược lại mức độ rủi ro sẽ giảm Kế thừa và phát triển nghiên cứu này, năm 2004 Dwyer và cộng sự đã đề xuất kim tự tháp 3 chiều, trong đó thể tích của kim tự tháp là mức rủi ro Ba mặt của kim tự tháp đặc trưng cho 3 thành phần là tai biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi bày Bất kỳ thành phần nào của kim tự tháp tăng lên đều làm cho thể tích kim tự tháp tăng, tức là mức rủi ro tăng và ngược lại (Hình 4.1)

Năm 2005, ADRC (Trung tâm giảm nhẹ thiên tai Châu Á) cho rằng, rủi ro là giá trị của thiệt hại như là: tính mạng, tổn thương, tài sản… bị ảnh hưởng bởi hiểm họa Rủi ro là hàm số của hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và tính phơi bày, ADRC đã sử dụng 3 vòng tròn đặc trưng cho 3 thành phần và mức độ rủi ro được xác định là phần diện tích giao nhau giữa 3 vòng tròn (Hình 4.1).“Tính dễ bị tổn thương” được định nghĩa là điều kiện kết quả từ các nhân tố hoặc quá trình vật lý, xã hội, kinh tế và môi trường Nó làm tăng tính nhạy của cộng đồng đối với tác động của hiểm họa tự nhiên, “Độ phơi bày” đặc trưng cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi hiểm họa tự nhiên như người và tài sản

Hình 1: Biểu đồ xác định rủi ro

Trang 6

4

Theo IPCC, rủi ro thiên tai được định nghĩa là khả năng xảy ra các thay đổi nghiêm trọng trong các chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội ở một giai đoạn thời gian cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con người, vật chất, kinh tế hay môi trường, đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi (IPCC, 2012a: 31) Rủi ro thiên tai xuất hiện từ việc kết hợp giữa hiểm họa tự nhiên và tính dễ bị tổn thương của các yếu tố bị phơi bày trước hiểm họa, và làm tăng khả năng không thực hiện các chức năng bình thường của xã hội khi thiên tai xảy ra

Theo báo cáo SREX của Việt Nam (2015), Rủi ro thiên tai không phải là thiên tai mà là một nguy cơ xảy ra thiên tai, là khả năng xảy ra các thay đổi nghiêm trọng các chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội ở một thời gian cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con người, vật chất, kinh tế và môi trường, đòi hỏi phải đối phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hổi Rủi ro thiên tai không cố định, nhưng liên tục và thiên tai là một trong nhiều khoảnh khắc mà không quản lý được những rủi ro đó Rủi ro thiên tai được cấu thành từ 3 yếu tố: Hiển họa (hazard), Mức độ phơi bày trước hiểm họa (Exposure) và Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability)

+ Phương pháp tiếp cận hiện đại trong Quản lý rủi ro thiên tai bao gồm 4 thành phần khác nhau về mục tiêu: (1) Xác định rủi ro, (2) Giảm thiểu rủi ro, (3) Chia sẻ rủi ro và (4) Quản lý thiên tai Trong đó, 3 hành động đầu tiên thường được tiến hành trước thiên tai và thành phần cuối cùng xảy ra sau thiên tai Xác định rủi ro thông qua việc đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro giúp hiểu rõ theemm và những người có liên quan và đóng vai trò quan trọng trong đánh giá rủi ro thiên tai

Trang 7

5

hoặc rủi ro khí hậu Đây là bước đầu tiên để giả thiểu, phòng tránh và chia sẻ rủi ro

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai trên các khu vực khác nhau và đã được triển khai ứng dụng trong thực tiễn như:

- Viet Trinh (2010) về “Ðánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị” Trong nghiên cứu, tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thương, coi tính dễ tổn thương do lũ là một hàm của bản đồ sử dụng đất và mật dộ dân số, tuy nhiên với cách tiếp cận này, nghiên cứu chưa xem xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng Với cách tiếp cận này, Viet Trinh và nnk chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau

- Mai Dang và nnk (2010), “Đánh giá các thông số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” Trong nghiên cứu đó, xác định rủi ro lũ lụt là sự kết hợp của nguy cơ lũ lụt và dễ bị tổn thương do lũ lụt, trong đó phơi nhiễm được coi là một phần của tổn thương và mô tả nó như sau:

Flood Risk = Flood Hazard * Flood Vulnerability

Báo cáo SREX Việt Nam, tháng 2/2015: Rủi ro như là sản phẩm của xác suất xảy ra của một số hiện tượng thiên tai và hậu quả do chúng gây ra, được biểu diễn dưới công thức:

Rủi ro = Xác suất thiên tai * Hậu quả do thiên tai gây ra

- PGS.TS Nguyễn Thanh Sơn chủ trì đề tài “Đánh giá mức độ tổn thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi”; thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, Mã số: KHCN-BĐKH/11-15 Đề tài cấp Nhà nước, MS:

Trang 8

6

BĐKH - 19 Đề tài đã xây dựng được bản đồ mức độ tổn thương dựa trên bản đồ ngập lụt, khả năng chống chịu, mức độ phơi nhiễm, kinh nghiệm chống lũ,

- Võ Hồng Tú và nnk (2012) đã đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó, sử dụng bộ công cụ PRA với tiếp cận bằng các tham số: Hiểm họa (lũ lụt), Diện lộ (con người, tài chính, vật thể, xã hội và tự nhiên) và khả năng chống chịu (các biện pháp ứng phó với lũ) và kết quả cho thấy được vốn sinh kế của người dân là dễ bị tổn thương cao hay thấp khi có lũ Nghiên cứu có xét yếu tố kinh tế nhưng chỉ là yếu tố ở trạng thái “tĩnh” mà chưa xét hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương và các tham số vật lý khác

- Năm 2011, Đặng Đình Khá đã sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận để tính toán tổn thương lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn, Quảng Trị Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành kết hợp bản đồ sự lộ diện lũ với bản đồ khả năng chống chịu của cộng đồng để đưa ra bản đồ tổn thương lũ cho vùng nghiên cứu Cũng giống như nghiên cứu của Cấn Thu Văn, nghiên cứu mới xét tới các nhân tố mưa, bốc hơi chỉ là nhân tố gián tiếp, tạo ra lũ là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng, tác động tới tính dễ bị tổn thương do lũ, cho nên, với những vùng, khu vực lũ không ảnh hưởng trực tiếp thì sẽ rất khó có thể đưa ra được đánh giá, nhận xét chính xác

Có 4 phương pháp phổ biến để xác định rủi ro:

+ Phương pháp định lượng rủi ro thường được sử dụng trong trường hợp tất cả các thành phần rủi ro được xác định cụ thể theo không gian với kịch bản hiểm họa và các yếu tố chịu rủi ro cho trước

Trang 9

7

+ Phương pháp phân tích cây sự kiện được sử dụng để phân tích xác suất liên hợp Các sự kiện đều được liên kết với nhau và được đặc trưng bởi xác suất xuất hiện

+ Phương pháp chỉ thị được sử dụng trong trường hợp thiếu số liệu để xác định số lượng các thành phần, chẳng hạn như tần suất, cường độ hiểm họa và tính dễ bị tổn thương

Trang 10

8

+ Phương pháp ma trận rủi ro được sử dụng khi dữ liệu không đủ để đánh giá định lượng hoặc có mức độ không chắc chắn Thay vì sử dụng các giá trị cố định, việc sử dụng các cấp độ cho phép đánh giá linh hoạt hơn cũng như có thể kết hợp với các ý kiến chuyên gia Tuy nhiên, mức độ tin cậy của phương pháp phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhóm chuyên gia tham vấn

Theo IPPC, rủi ro thiên tai được tính theo công thức: R = H*E*V

Trong đó: H: Hiểm họa, H phụ thuộc vào tần suất xảy ra (P), Khả năng xảy ra (F), cường độ (I) và phạm vi ảnh hưởng (EA) của thiên tai

E: Mức độ phơi bày, E phụ thuộc vào dân số (Po), Tài sản (Fur), Hoạt động kinh tế - xã hội (SE) và Môi trường

V: Tính dễ bị tổn thương, V cũng phụ thuộc vào dân số (Po), Tài sản (Fur), Hoạt động kinh tế - xã hội (SE) và Môi trường

Trong đề tài này, sử dụng công trình tính toán rủi ro thiên tai của IPPC theo phương pháp ma trận đến tính cấp độ rủi ro thiên tai trên khu vực Bắc Trung Bộ do mưa bão gây ra

2 Tính toán cấp độ rủi ro thiên tai do bão trên khu vực Bắc Trung Bộ

Để đánh giá đúng thực trạng về rủi ro do tác động của các hiện tượng thời tiết thủy văn nói chung, của bão, mưa lớn và ngập lụt nói riêng đến sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn khu vực Bắc Trung Bộ Xây dựng, tính toán cấp độ rủi to thiên tai do bão, lũ phù hợp đến cấp huyện, thị trên khu vực

Trang 11

9

Theo quyết định 44 về bão và ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực được chia làm 3 cấp gồm cấp 3, cấp 4 và cấp 5 Mức độ với bão và ATNĐ: rủi ro lớn, rủi ro rất lớn, thảm họa Chia cấp độ cho từng yếu tố ảnh hưởng bão và ATNĐ:

- Đối với hiểm họa (H): Được chia làm các cấp: Cao, rất cao và thảm họa; - Đối với mức độ phơi (E): Chia các mức: Thấp, trung bình, cao

- Đối với tính dẽ bị tổn thương (V): Chia các mức: Ít tổn thương, tổn thương một phần, tổn thương nhiều

- Đối với tần suất (P) và khả năng (F): Chia làm mức: Ít, thường xuyên, liên tục

- Đối với cường độ (I): Yếu, trung bình, mạnh

- Đối với phạm vi ảnh hưởng (EA): Chia các mức: Không ảnh hưởng, gián tiếp, trực tiếp

- Đối với RE chia các mức: thích ứng kém, thích ứng trung bình, thích ứng tốt - Đối với Thiệt hại đã xảy ra trong quá khứ D chia các mức: thiệt hại ít, thiệt hại nhiều, thiệt hại rất nhiều

- Đối với Po chia các mức: mật độ thấp, mật độ trung bình, mật độ cao - Đối với PR, SEA chia các mức: ít, trung bình, nhiều

- Đối với EV chia các mức: ít bị tổn thương, dễ bị tổn thương, tổn thương

Trong đó EPo, EPr, ESEA, EEV lần lượt là mức độ phơi bày của dân số, tài sản, hoạt động KT-XH và môi trường trước thảm họa

V = VPo x VPr x VSEA x VEV

Trang 12

10

Trong đó VPo, VPr, VEA, VEV lần lượt là tính dễ bị tổn thương của dân số, tài sản, hoạt động KT-XH và môi trường trước thảm họa

 Mức độ phơi bày của đối tượng được xem xét xét (dân số, tài sản, hoạt động KT-XH, môi trường) được đánh giá là phụ thuộc vào các yếu tố như sau: - Mật độ (mức độ hiện diện) hiện tại của đối tượng trong khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai (DEN): sự tồn tại của đối tượng trong phạm vi ảnh hưởng của thiên tai cho biết mức độ phơi bày của hiện tượng đó

- Khả năng chống chọi của đối tượng trước thiên tai (RA): đối tượng có kinh nghiệm và kỹ năng phòng, chống thiên tai tốt thì mức độ rủi ro sẽ giảm đi và ngược lại

- Khuynh hướng phát triển của đối tượng này trong tương lai (ký hiệu T): khuynh hướng phát triển của đối tượng tại khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai cũng là tiêu chí để cho biết về mức độ phơi bày

Như vậy:

Đối với dân số: EPo = DENPo x RAPo x TPo

Đối với tài sản: EPr = DENPr x RAPr x TPr

Đối với hoạt động KT-XH: ESEA = DENSEA x RASEA x TSEA

Đối với môi trường: EEV = DENEV x RAEV x TEV

Các cấp ảnh hưởng như sau cho từng yếu tố ảnh hưởng: Dân số: thấp, trung bình, cao; Tài sản: ít, trung bình, nhiều; KT-XH: ít, trung bình, nhiều; Môi trường: ít, trung bình, nhiều

 Tính dễ bị tổn thương của đối tượng được xem xét (dân số, tài sản, hoạt động KT-XH, môi trường) được đánh giá là phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

- Mức độ phơi bày của đối tượng đó trước thiên tai (E)

Trang 13

11

- Tác động của cường độ (I) và phạm vi ảnh hưởng (EA) thiên tai tới đối tượng: nếu đối tượng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai với cường độ lớn thì rõ ràng tính dễ bị tổn thương càng cao và ngược lại

- Tần suất xảy ra thiên tai (P): tần suất xảy ra thiên tai tại khu vực đối tượng đang hiện diện cho biết mức độ nguy hiểm mà đối tượng đó phải đối mặt (ít xảy ra, thường xuyên xảy ra, liên tục xảy ra)

- Thiệt hại đã xảy ra trong quá khứ (D): số liệu thiệt hại đã xảy ra đối với đối tượng xem xét trong quá khứ là thông tin quan trọng để cho biết tính dễ bị tổn thương của đối tượng trước thiên tai Rõ ràng, D một phần nào đó phản ánh khả năng chống chọi trước thiên tai (thiệt hại ít đồng nghĩa với khả năng chống chọi tốt và ngược lại) Bên cạnh đó, D cũng phản ánh I và EA thiên tai vì thông thường thiệt hại nhiều khi thiên tai ảnh hưởng trực tiếp và có cường độ lớn Tuy nhiên, nếu phương án phòng chống tốt, thì thiệt hại có thể giảm thiểu đáng kể

- Khả năng chống chọi của đối tượng trước thiên tai (RA): đối tượng có kinh nghiệm và kỹ năng phòng, chống thiên tai tốt thì mức độ rủi ro sẽ giảm đi và ngược lại

Như vậy:

Đối với dân số: VPo = PPo x IPo x EAPo x EPo x RAPo x DPo Đối với tài sản: VPr = PPr x IPr x EAPr x EPr x RAPr x DPr

Đối với KT-XH: VSEA = PSEA x ISEA x EASEA x ESEA x RASEA x DSEA

Đối với môi trường: VEV = PEV x IEV x EAEV x EEV x RAEV x DEV

Các cấp ảnh hưởng như sau cho từng yếu tố ảnh hưởng: Dân số: ít tổn thương, tổn thương một phần, tổn thương nhiều; Tương tự cho Tài sản, hoạt động KT-XH và Môi trường

 Qui trình xác định các cấp độ rủi ro thiên tai:

R = H x E x V H = P x F x I x EA

Trang 14

 Cách tính toán các yếu tố độc lập trong ma trận

- Tính P: dựa vào bản đồ tần suất xuất hiện đã biết để chấm điểm - Tính F: Sử dụng giả thiết quán tính khí hậu: tương lại giống quá khứ - Tính I: dựa vào bản đồ tần suất về cường độ đã biết để chấm điểm

- Tính EA: có thể dựa theo P và F, hoặc theo tham vấn chuyên gia (nói chung EA sẽ có ý nghĩa hơn khi áp dụng trong bài toàn nghiệp vụ, đối với bài toán tạo bản đồ rủi ro thì EA gần như đồng nghĩa với P hoặc F)

- Tính DEN (mật độ): tính cho từng đối tượng dễ bị tổn thương gồm dân số, tài sản, hoạt động KT-XH và môi trường: sử dụng số liệu đã thu thập, nếu không có sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia

- Tính T (khuynh hướng): tính cho từng đối tượng dễ bị tổn thương gồm dân số, tài sản, hoạt động KT-XH và môi trường: có thể sử dụng số liệu của các năm gần đây để tính toán xu thế, nếu không có thì sử dụng tham vấn chuyên gia Các cấp độ cho T theo 3 cấp: ít thay đổi, chậm, nhanh

- Tính D (thiệt hại): tính cho từng đối tượng gồm dân số, tài sản, hoạt động KT-XH và môi trường: sử dụng số liệu đã biết để tính, nếu không có thì sử dụng

Trang 15

- Tính RA (khả năng chống chọi trước thiên tai):

Như đã phân tích ở trên D (thiệt hại) một phần nào đó phản ánh khả năng chống chọi trước thiên tai (thiệt hại ít đồng nghĩa với khả năng chống chọi tốt và ngược lại) Do đó, có thể coi RA như là một hàm của D Nếu coi PA là năng lực phòng chống thiên tai của khu vực có thiên tai, thì với cùng một thiên tai ảnh hưởng trực tiếp với cường độ mạnh, thì nếu PA tốt, đồng nghĩa với thiệt hại sẽ giảm đáng kể Tuy nhiên, nếu PA không tốt, thì thiệt hại có thể lớn Do đó, để bảo hàm hết khả năng của phòng chống thiên tai gắn với thực tế RA có thể coi là hàm của D và PA:

RA = D x PA

Tính PA, phương pháp tham vấn chuyên gia sẽ được xác định là 3 cấp: yếu, trung bình, tốt

- Tính E (Mức độ phơi bày): Do có 3 yếu tố ảnh hưởng tới E là DEN, RA và T, nên cần chia cặp trước để tính, cụ thể:

Việc tính E được thực hiện cho từng đối tượng là dân số, tài sản, hoạt động KT-XH và môi trường Cụ thể là EPo, EPr, ESEA, EEV theo cách tính ở trên Ví dụ EPo

= DENPo x RATo x TPo Như vậy, sẽ tính được EPo, EPr, ESEA, EEV Sau cùng tính E tổng thể theo công thức:

E = EPo x EPr x ESEA x EEV

Do có 4 yếu tố ảnh hưởng, nên chia thành 2 cặp như sau: E1 = EPo x EPr E2 = ESEA x EEV

- Tính V (Tính dễ bị tổn thương)

Trang 16

Trong đó, từng yếu tố phụ thuộc đã biết và được tính ở trên Do mỗi V thành phần phụ thuộc vào 6 yếu tố nên cần chia làm 3 cặp Ví dụ:

VPo_1 = PPo x EPo VPo_2 = IPo x EAPo VPo_3 = RAPo x DPo

Sau đó, lại ghép 2 cặp:

V1 = VPo_1 x VPo_1 V2 = VPo_3 VPo = V1 x V2

Sau khi tính được VPo, VPr, VSEA và VEV

Sau cùng tính V tổng thể theo công thức: E = EPo x EPr x ESEA x EEV

Do có 4 yếu tố ảnh hưởng, nên chia thành 2 cặp như sau:

E1 = EPo x EPr E2 = ESEA x EEV E = E1 x E2

- Tính R (Rủi ro thiên tai)

Sau khi đã tính được H, E và V tổng thể, việc tính R sẽ thực hiện theo công thức R = H x E x V Do có 3 yếu tố nên cần chia cặp Mặt khác, do E và V về bản chất có quan hệ nên ghép 2 yếu tố này thành 1 cặp để hạn chế vấn đề tự tương quan Cụ thể:

 Cách lập ma trận và cách tính điểm

Do các yếu tố quyết định tới rủi ro thiên tai có quan hệ với nhau và đôi khi phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (ví dụ như tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào mức độ phơi bày, cường độ thiên tai, ) Do đó, việc tính toán cần thực

Trang 17

15

hiệ theo thứ tự ưu tiên, yếu tố nào độc lập thì tính trước, yếu tố phụ thuộc nhiều tính sau cùng Điểm gán cho yếu tố phải được sử dụng xuyên suốt trong quá trình tính toán Ví dụ, nếu cường độ là 3 điểm thì trong tính toán H và V phải đều là 3 điểm Ngoài ra, có một số yếu tố quan hệ tỷ lệ thuận với nhau như mức độ phơi bày E với khả năng bị ảnh hương EA là như nhau Do đó, cách tiếp điểm phải thông nhất, rõ ràng bị ảnh hưởng trực tiếp đồng nghĩa với mức độ phơi bày là nhiều, điều này đồng nghĩa phải chấm cùng 5 điểm cho cả E và EA

Cách chi điểm cần thống nhất chia 3 cấp: thang điểm chấm là 1, 3 và 5

Đối với 3 cấp cho bão,ATNĐ: Cách chuẩn hóa điểm từ ma trận về điểm chuẩn: từ [3,5) qui về 1 điểm; [5,9): qui về 3 điểm; [15,25): qui về 5 điểm

3 Xây dựng bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực Bắc Trung Bộ

Trang 18

16

Hình 2: Bản đồ phân bố số cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ từ 1985 – 2017

Dựa vào bản đồ tần suất xuất hiện bão, ATNĐ (Hình 2) đã xây dựng cho khu vực Bắc Trung Bộ ta chấm điểm như sau:

+ Khu vực có tần suất xuất hiện “ Cao” = 5 + Khu vực có tần suất xuất hiện “ TB ” = 3 + Khu vực có tần suất xuất hiện “ Ít ” = 1

- Tính F: Do tần suất xuất hiện bão không biến động lớn nên được sử dụng giả thiết quán tính khí hậu: tương lại giống quá khứ tương tự chọn

+ Khu vực có tần suất xuất hiện “ Cao” = 5 + Khu vực có tần suất xuất hiện “ TB ” = 3 + Khu vực có tần suất xuất hiện “ Ít ” = 1

- Tính I: Dựa vào bản đồ tần suất về cường độ đã biết để chấm điểm

Trang 19

17

Hình 3: Bản đồ phân bố tần suất gió mạnh ảnh hưởng do bão, ATNĐ - Khu vực có cường độ bão rất mạnh ≥ cấp 12 (≥ 32,7m/s): Mạnh = 5 - Khu vực có cường độ bão mạnh cấp 10 - cấp 11 (24,5 - 32.6 m/s): TB = 3 - Khu vực có cường độ bão thường ≤ cấp 9 (≤ 24,4m/s): Yếu = 1

Tính EA: Dựa vào các bản đồ tần suất bão và tần suất gió:

- Khu vực có tần suất xuất hiện bão cao và có cường độ bão mạnh: Ảnh

a) Đối với dân số: EPo = DENPo x RAPo x TPo

- Mật độ (DENpo): Mật độ dân số hiện có tại các huyện được chuẩn hóa > 1000 dân/km2 mật độ: Cao= 5

500 – 1000 dân/km2 mật độ: TB = 3

Trang 20

18 Còn lại < 500 dân/km2 mật độ: Thấp =1 - Khả năng chống chọi (Rapo):

Khu vục thường xuyên chịu ảnh hưởng có khả năng chống chọi Tốt = 5; Khu vục ảnh hưởng mức trung bình có khả năng chống chọi TB = 3; Khu vục ít ảnh hưởng có khả năng chống chọi kém = 1

- Khuynh hướng phát triển (TPo):

Khu vực mật độ dân cư đông khuynh hướng phát triển: Nhanh = 5 Khu vực mật độ dân cư TB khuynh hướng phát triển: Chậm = 3 Khu vực mật độ dân cư thấp khuynh hướng phát triển: Ít thay đổi = 1

b) Đối với tài sản: EPr = DENPr x TPr

Khu vực đông dân cư tài sản Nhiều = 5 Khu vực dân cư TB tài sản: TB = 3 Khu vực dân cư ít tài sản Ít = 1 (Khuynh hướng phát triển tương tự)

c) Đối với hoạt động KT-XH: ESEA = DENSEA x RASEA x TSEA

Do là hàm thuận nên tương tự được định lương như tài sản

d) Đối với môi trường: EEV = DENEV x RAEV x TEV

Do là hàm thuận nên tương tự được định lương như tài sản và dân số

3.1.3 Định lượng hóa mối quan hệ giữa tính dễ bị tổn thương (V) với các nhân tố ảnh hưởng: V = VPo x VPr x VSEA x VEV

a) Tổn thương dân số: VPo = PPo x IPo x EAPo x EPo x RAPo x DPo

+ Khu vực đông dân tổn thương: Lớn = 5 + Khu vực dân cư TB tổn thương: TB = 3 + Khu vực dân cư ít tổn thương: Ít = 1

(Các biến khác IPo, EAPo , EPo , DPo tương tự ) - Riêng khả năng chống chọi:

+ Khu vục thường xuyên chịu ảnh hưởng có khả năng chống chọi Tốt = 5;

Trang 21

19

+ Khu vục ảnh hưởng mức trung bình có khả năng chống chọi TB = 3; + Khu vục ít ảnh hưởng có khả năng chống chọi kém = 1

b) Tổn thương tài sản VPr = PPr x IPr x EAPr x EPr x RAPr x DPr ; Tổn thương KT- XH VSEA = PSEA x ISEA x EASEA x ESEA x RASEA x DSEA; Tổn thương môi trường VEV = PEV x IEV x EAEV x EEV x RAEV x DEV

(Tương tự như tổn thương dân số)

3.2 Xác định mối quan hệ giữa rủi ro thiên tai với các nhân tố ảnh hưởng R = H x E x V

Hiểm họa (H): H phụ thuộc vào P, F, I và EA, nên sẽ tách thành 2 cặp như sau: H1 = P x F H2 = I x EA H = H1 x H2

Mức độ phơi bày (E): Do có 3 yếu tố ảnh hưởng tới E là DEN, RA và T, nên cần chia cặp trước để tính, cụ thể:

E1 = DEN x T E2 = RA E = E1 x E2

Tính dễ bị tổn thương (V):

VPo_1 = PPo x EPo VPo_2 = IPo x EAPo VPo_3 = RAPo x DPo

Sau đó, lại ghép 2 cặp:

V1 = VPo_1 x VPo_1 V2 = VPo_3 VPo = V1 x V2

Rủi ro thiên tai (R): Sau khi đã tính được H, E và V tổng thể, việc tính R sẽ thực hiện theo công thức R = H x E x V Do có 3 yếu tố nên cần chia cặp Mặt khác, do E và V về bản chất có quan hệ nên ghép 2 yếu tố này thành 1 cặp để hạn chế vấn đề tự tương quan Cụ thể:

R1 = E x V R2 = H R = R1 x R2

Trang 22

20

Hình 4 : Bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai bão, ATNĐ khu vực Bắc Trung Bộ

Như vậy:

- Cấp độ rủi ro tiên tai do bão, áp thấp nhiệt đới thì đối với khu vực Bắc Trung Bộ là 3 cấp: Cấp 1 tương ứng mức độ rủi ro thấp; Cấp 3 tương ứng mức độ rủi ro cao; Cấp 5 tương ứng cấp độ rủi ro rất cao hay thảm họa

- Khu vực thường xuyên ảnh hưởng của bão mạnh, bão trung bình và mật độ dân cư cao mức độ rủi ro sẽ là thảm họa; Khu vực ảnh hưởng của bão mạnh, bão trung bình dân cư trung bình mức độ rủi ro rất cao; Các khu vực còn lại ở mức rủi ro cao

- Trong quá trình định lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng trong tính toán còn nhiều hạn chế nhất định.

Trang 23

21

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ DELFT - FIAT ĐÁNH GIÁ TÍNH RỦI RO DO NGẬP LỤT GÂY RA

Ths Lê Hữu Huấn Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ

I ÁP DỤNG CÔNG CỤ DELFT – FIAT ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO DO LŨ LỤT CHO LƯU VỰC HẠ LƯU SÔNG CẢ

1.1 Giới thiệu công cụ DELFT - FIAT:

Đây là công cụ được xây dựng và phát triển bởi Deltares, cho việc đánh giá tác động của lũ lụt và một số loại hình thiên tai khác dựa trên phương pháp tổn thất đơn vị Phương pháp này được đề xuất bởi De Bruijn năm 2005 [1]

Đây là một phần mềm mã nguồn mở, người dung có thể đăng ký để lấy mã nguồn (thư viện python) và sử dụng như một phần mềm miễn phí Delft – FIAT tính toán dựa trên các thư viện mã nguồn mở khác như GDAL và numpy, công cụ đã tích hợp các file thực thi độc lập hoặc cũng có thể sử dụng tập lệnh python Phương pháp đánh giá tác động do lũ sử dụng Delft – FIAT: Sử dụng bản đồ độ lộ diện, đánh giá tác động của lũ lụt được thực hiện cho mỗi trận lũ Bản đồ rủi ro ngập lụt được kết hợp với dữ liệu độ lộ diện và mô hình thiệt hại (các đường cong tổn thất) để tính toán tác động dự kiến do ngập lụt đối với từng chu kỳ lặp lại

Hình 1: Nguyên lý làm việc của Delft - FIAT

Trang 24

22

Nếu thiệt hại là những tổn thất gây ra do 1 sự kiện lũ (đơn vị tính là đơn vị tiền tệ) thì rất khó để so sánh thiệt hại đó giữa các khu vực không gian khác nhau, với các điều kiện về lũ khác nhau (giá trị ngập lụt với cùng tần suất hay độ lặp lại ở mỗi khu vực là không giống nhau) Do đó, để có thể so sánh được mức độ rủi ro gây ra do lũ ở từng tỉnh thì cần có cách tiếp cận khác Để đánh giá rủi ro do lũ, giá trị rủi ro được xem là một thước đo bao gồm xác suất xảy ra và giá trị tác động có liên quan Giá trị này thể hiện tác động dự kiến hằng năm (tổn thất hàng năm trung bình -AAL) Giá trị rủi ro được tính toán theo phương pháp được mô tả như Hình1 Một quá trình tính toán tương tự được áp dụng cho tính toán số người cũng như các đối tượng khác có nguy cơ bị tác động.Mỗi chỉ số được môtả thể hiện một giá trị rủi ro Giá trị rủi ro sẽ có đơn vị tính là tiền/năm (đối với các đối tượng có thể quy đổi ra tiền), hoặc đối tượng/năm (đối với các đối tượng không thể quy đổi, ví dụ con người)

Hình 2: Nguyên lý tính toán mức độ rủi ro từ thiệt hại trong Deltf – FIAT * Ví dụ minh họa trong hình 2:

Tính toán thiệt hại theo 3 chu kỳ lặp lại, RP=10,100 và 1000 Rủi ro ($/y) = diện tích dưới đường đồ thị

Giả thiết các sự kiện có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn 10 năm sẽ không gây thiệt hại

Trang 25

23

Diện tích được tính cho 5 vùng được đánh số trên hình vẽ Rủi ro bằng tổng diện tích các vùng

1.2 Các thành phần của Delft – FIAT

Công cụ Delft – FIAT cho phép tính toán tác động do của lũ lụt lên nhiều đối tượng khác nhau Công cụ gồm 2 thành phần chính: thành phần thiết lập thông số (gồm các file đầu vào dạng GeoTiff hoặc ASCII của các đối tượng phơi nhiễm, các hàm thiệt hại của những đối tượng cần đánh giá và giá trị ngưỡng thiệt hại lớn nhất của chúng), việc khai báo các thông số kỹ thuật sẽ thực hiện trên file excel cấu hình; và thành phần lõi tính toán (gồm chương trình tính đã được đóng gói) Sau khi thiết lập các tham số trong thành phần 1, lõi tính toán này sẽ sử dụng để đưa ra các kết quả đánh giá dưới dạng bản đồ &báo cáo Các bản đồ này có thể được mở bằng nhiều chương trình GIS phổ biến hiện nay như ArcGIS… Ngoài ra, với mã nguồn mở, người dùng cũng có thể tích hợp lõi tính toán này trên các chương trình, giao diện riêng biệt (Hình 3)

Hình 3: Các thành phần của công cụ Delft - FIAT

Trang 26

24

1.3 Tạo đầu vào cho mô hình 1.3.1 Dữ liệu rủi ro

Các dữ liệu về rủi ro: độ sâu ngập, thời gian ngập, vận tốc… cần được đưa về dạng GeoTiff hoặc ASCII với độ phân giải cố định tùy chọn (tuy nhiên cần thống nhất độ phân giải này với các lớp dữ liệu khác) Bạn có thể sử dụng phần mềm ArcGIS để thực hiện công việc này

Người dùng có thể tính toán tác động riêng rẽ của từng rủi ro hoặc tính đồng thời nhiều sự kiện bằng cách khai báo thông tin theo cấu trúc danh sách sự kiện (Hình 4)

Hình 4: Cấu trúc khai báo danh sách sự kiện rủi ro

1.3.2 Dữ liệu các đối tượng cần đánh giá tác động

Tương tự với bản đồ độ sâu ngập, các đối tượng cần đánh giá tác động cũng cần được chuẩn hóa về dạng lưới không gian (GeoTiffhoặc ASCII) Ví dụ đối với dân số: bạn sử dụng thông tin về mật độ thì đơn vị tính sẽ là người/ha, bạn cần nắm rõ các đơn vị tính này để tránh nhầm lẫn (Hình 5)

Hình 5: Chuẩn hóa dữ liệu về dạng lưới không gian Geotiffhoặc ASCII

Trang 27

25

1.3.3 Hàm thiệt hại

Hàm thiệt hại sẽ cho biết thông tin đối tượng bạn cần tính toán sẽ chịu tác động ra sao theo các giá trị độ sâu ngập lụt Các hàm này được xây dựng cho từng khu vực khác nhau trên thế giới Trong thư viện đi kèm, hướng dẫn đã cung cấp các hàm thiệt hại được xây dựng sẵn (Hình 6) File hàm thiệt hại có dạng *.csv gồm 2 cột: cột thứ nhất độ sâu ngập lụt (tính theo m), cột thứ 2 là là mức độ thiệt hại ứng với độ sâu ngập của cột thứ nhất (giá trị từ 0 đến 1, 0 là không thiệt hại, 1 là thiệt hại hoàn toàn)

Hình 6: Cấu trúc file hàm tác động

Hình 7: Một ví dụ cho thấy mối quan hệ giữa độ sâu ngập với mức độ thiệt hại của đối tượng cần đánh giá

Trang 28

II CÁCH TÍNH TOÁN TÁC Đ 2.1 Chạy mô hình Delft - FIAT

Chạy thử chương trình và xem k

ình và xem kết quả trong Delft - FIAT cho các đ

2.2 Phân tích kết quả và thảo luận

1= Tên các phân loại

2= Thiệt hại mỗi loại (cùng đơn v tiền tệ với dữ liệu vào)

3= Định lượng đối tư 4= Đơn vị các đối tượ

đánh giá thiệt hại do lũ

cho các đối tượng

i (cùng đơn vị u vào)

i tượng xét đến ợng xét đến

Trang 29

27

Đánh giá rủi ro

Hình 9: Kết quả đánh giá rủi ro do lũ

Tương ứng với mỗi bản đồ độ sâu ngập sẽ có một thư mục chuẩn riêng

Xây dựng bản đồ riêng cho mỗi loại thiệt hại (được tổng hợp thành bản đồ thiệt hại năm dự tính) Giá trịnày được ghi lại trong tài liệu riêng theo từng loại thiệt hại Giá trị này tính theo đơn vị năm và cùng đơn vị tiền tệ với dữ liệu

vào

Trang 30

28

Hình 10: Một ví dụ về kết quả tính mức độ thiệt hại đối với nông nghiệp phân bố

theo không gian (USD)

Tài liệu nghiên cứu

1 De Bruijn, K M.: Resilience and flood risk management: A system approach applied to lowland rivers, PhD Thesis – Delft University of Technology, Delft, the Netherlands, 2005

2 Deltares, Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường và HaskoningDHV Việt Nam, Báo cáo đánh giá nhanh, thuộc Dự án Hỗ trợ phục hồi rủi ro thiên tai ven biển Việt Nam, 2017

3 Vu, Thanh Tu and Roberto Ranzi 2017 "Flood risk assessment and coping capacity of floods in central Vietnam" Journal of Hydro-environment Research 14 (2017): 44-60

Trang 31

29

BÁO CÁO THAM LUẬN ĐÁNH GIÁ VIỆC XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ

Vụ quản lý dự báo

I Đánh giá việc xác định cấp độ rủi ro thiên tai

1 Tiêu chí phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai

Nhằm triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai, ngày 15 tháng 8 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai

Theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai được phân cấp dựa trên các tiêu chí chung sau:

- Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; - Phạm vi ảnh hưởng;

- Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường Tuy nhiên, với 19 loại thiên tai được quy định trong Luật Phòng, chống thiên tai, mỗi loại thiên tai sẽ có đặc điểm riêng về quy mô, tính phức tạp, mức độ nguy hiểm, khả năng gây thiệt hại,… nên để phân cấp độ rủi ro của các loại thiên tai nói trên tại Quyết định số 44, các tiêu chí phân cấp cho từng loại thiên tai được cụ thể hóa như sau:

- Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai được xác định chủ yếu dựa vào

cách phân định hiện hành đối với từng loại thiên tai cụ thể, không phụ thuộc vào nơi thiên tai xảy ra Ví dụ: đối với bão, áp thấp nhiệt đới, cường độ được xác định bằng cấp bão; đối với lũ là độ cao đỉnh lũ, được xác định bằng cấp báo động lũ ban hành kèm theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước; đối với mưa lớn và lũ quét là cường độ mưa 24 giờ trên diện rộng,…

Trang 32

30

- Phạm vi ảnh hưởng của thiên tai được xác định theo quy mô không gian (khu

vực/vùng, miền, vùng đồng bằng, miền núi,…); quy mô thời gian (ngày, nhiều ngày, tháng, nhiều tháng,…)

- Khả năng gây thiệt hại của thiên tai đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường Đây tiêu chí rất khó xác định định lượng mà chỉ có thể đánh giá định

tính trên cơ sở các yếu tố sau đây:

+ Năng lực ứng phó (Capacity): Tổ hợp các nguồn lực của cộng đồng, xã hội, tổ

chức có thể làm giảm tác động của thiên tai Tổ hợp này bao gồm hạ tầng cơ sở; phương tiện vật chất; thể chế; hiểu biết, kỹ năng của con người và các thuộc tính khác như các mối quan hệ xã hội, năng lực lãnh đạo, quản lý

+ Mức độ chịu tác động trực tiếp (Exposure): Các yếu tố có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bao gồm số lượng con người, giá trị tài sản có thể bị ảnh hưởng tại nơi xảy ra thiên tai

+ Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability): Các yếu tố về vật chất, xã hội, kinh tế và môi trường có thể làm tăng độ nhạy cảm (tính dễ bị thiệt hại) với thiên tai Tính dễ

bị tổn thương có thể là thiết kế và xây dựng kém chất lượng của các tòa nhà; của cải không được bảo vệ thỏa đáng; thiếu hụt về thông tin và cảnh báo; nhận thức về rủi ro và các biện pháp phòng ngừa còn hạn chế; coi nhẹ việc quản lý môi trường

Tính dễ bị tổn thương của các cộng đồng khác nhau khá nhiều và thay đổi đáng kể theo thời gian

Khả năng gây thiệt hại của thiên tai đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường được xem xét, đánh giá theo phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia Các trường hợp thiên tai cực đoan, thiên tai mang tính lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng, tài sản, hạ tầng và môi trường cũng được xem xét trong phân cấp độ rủi ro thiên tai

Tiêu chí “khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường” rất khó để lượng hóa Mặt khác, khả năng gây thiệt hại đến tính mạng,

Trang 33

31

tài sản, công trình hạ tầng và môi trường của các thiên tai khác nhau cũng có mức độ, hình thức và tính chất rất khác nhau, khó mô tả cụ thể, chi tiết Do đó, tiêu chí được mô tả mang tính khái quát chung, làm cơ sở để phân cấp độ rủi ro cho các loại thiên tai Cách mô tả khái quát này được tham khảo một phần từ kinh nghiệm của nước ngoài

Bảng 1: mô tả khái quát khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường của tất cả các loại thiên tai

- Ít có khả năng gây thiệt hại về người, vật nuôi

- Khả năng gây thiệt hại đến tài sản, công trình hạ tầng, môi trường không lớn

Cấp 2 (Rủi ro trung bình)

- Có khả năng gây thiệt hại về người, vật nuôi

- Có khả năng gây thiệt hại đáng kể đến tài sản, công trình hạ tầng và gây tác hại tương đối lớn đến môi trường

Cấp 3 (Rủi ro lớn)

- Có nhiều khả năng gây thiệt hại về người, vật nuôi

- Có khả năng gây thiệt hại lớn đến tài sản, công trình hạ tầng và tác động rất xấu, để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường

Cấp 4 (Rủi ro rất

lớn)

- Có khả năng gây thiệt hại lớn về người, vật nuôi

- Có khả năng gây thiệt hại nặng nề về tài sản, công trình hạ tầng, gây đình trệ các hoạt động KTXH khác; mất mát lớn về tài chính; phá hủy môi trường, để lại hậu quả lâu dài, khó có khả năng phục hồi

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN