Những đặc điểm đó đã mang đến những thuận lợi, khó khăn gì đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?. Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịc
Trang 1PGD&ĐT QUẢNG XƯƠNG ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 8
TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
A.PHẦN BẮT BUỘC: 4 điểm
Câu I:(2 điểm) Môi trường, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ở Biển Đông có
những đặc điểm rất đặc sắc Những đặc điểm đó đã mang đến những thuận lợi, khó khăn gì đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông? Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử đã diễn ra như thế nào?
Câu II:(2 điểm)
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
B PHẦN TỰ CHỌN: 16 điểm
Câu I: (3,5 điểm)
1 (2đ) Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam ?
2.(1,5đ) Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi nước ta?
Câu II: (3,5điểm)
Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó?
Câu III: ( 2,0 điểm)
Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?
Câu IV: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam cho biết ?
1 Cho biết Quốc lộ 1A từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh ta sẽ đi qua những đèo lớn nào?
2 Kể tên các dãy núi của nước ta theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung?
Câu V:(5điểm ) Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Lạng
Sơn
Nhiệt độ(oC) 13,7 14,5 18 22 25,6 26,9 27 26,6 25,3 22,2 18 14,8 Lượng mưa
(mm)
a Tính nhiệt độ trung bình năm ,tổng lượng mưa năm của trạm khí tượng Lạng Sơn
b Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Lạng Sơn
Hs được sử dụng át lát địa lí
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu I. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ở Biển Đông có những đặc
điểm rất đặc sắc Những đặc điểm đó đã mang đến những thuận lợi, khó khăn gì đối
bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?
Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử đã diễn ra như thế
nào?
2.0
* Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi
ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:
- Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam
(2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa
bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…
- Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc
gia trong khu vực…
1.0
0.5
0.5
* Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:
- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam diễn ra từ sớm và liên tục qua
nhiều thời kì: Thời tiền sử; Từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến thế kỉ X;
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV; Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX; Từ năm 1884 đến
năm 1945; Từ năm 1945 cho đến nay Trong đó tiêu biểu là quá trình khai phá, xác
lập chủ quyền và quản lí của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo
Trường Sa đã diễn ra liên tục Từ thời các chúa nhà Nguyễn đã tổ chức các đội
Hoàng Sa, Bắc Hải hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thực hiện
khai thác sản vật và quản lí biển đảo
- Sau các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn luôn quan tâm và duy trì tổ chức khai thác
thực hiện chủ quyền đối với biển đảo Từ năm 1802 – 1884 các vua nhà Nguyễn đã
tổ chức khảo sát, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ
quyền của Việt Nam
- Từ năm 1884-1945 sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ –nốt với triều Nguyễn, Pháp đại
diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt
Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa
- Từ năm 1945 đến nay, nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt
động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở
quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu II Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của
nhân dân ta?
2.0
Thuận lợi:
+ Khí hậu
Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm
lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông
và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta
mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn
=> thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và đời sống con người diễn ra quanh năm
+ Đa dạng các dạng địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
Các dạng đ hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài
mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát,các đầm
phá,các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô
Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng
suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ
Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và
phong phú
-> Thuận lợi phát triển đa dạng các loại hình kinh tế ven biển: xây dựng hải cảng,
giao thông vận tải, du lịch, nông nghiệp và ngư nghiệp
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú phục vụ cho sự phát triển các ngành kinh tế:
1.5
0.5
0.5
Trang 3
Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển
ngành công nghiệp khai khoáng
Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển là cơ sở cho ngành khai thác hải sản
Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển
Bờ biển: các bãi biển đẹp, vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch,
xây dựng hải cảng
0.5
* Khó khăn:
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4
cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là
với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta
- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển
nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ
Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn
chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai
0.25
0.25
Câu I
1 Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
+ Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Gồm Khu
vực đồi núi ĐB, Vùng núi Tây Bắc , Vùng núi Trường Sơn Bắc, vùng núi và cao
nguyên Trường Sơn Nam
+ Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%, cao
nhất là dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng cao 3143m
+ Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành
nhiều khu vực
2 Địa hình VN ảnh hưởng đến sông ngòi:
- Địa hình VN chạy theo hai hướng chính TB-ĐN và hướng vòng cung nên sông
ngòi ở VN chủ yếu có hướng TB-ĐN và hướng vòng cung ( d/c)
- Do địa hình núi lan ra sát biển nên sông ngòi phần lớn ngắn và dốc hướng chảy
theo hướng TB- ĐN
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nên sông có độ dốc lớn
2.0 đ
1,0 0,5 0,5
1,5
0,5 0,5 0,5
Câu II
Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Giải thích vì
sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó?
*Tính chất nhiệt đới
+Lượng nhiệt bức xạ luôn dương,bình quân 1m² lãnh thổ nhận được trên 1 triệu
kilô calo
+Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong 1năm
+Nhiệt độ trung bình năm trên 21⁰C
+Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam
*Tính chất gió mùa:
-Khí hậu nước ta chia thành mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa : mùa hạ nóng, ẩm với
gió mùa Tây Nam, mùa đông khô, lạnh với gió mùa Đông Bắc
*Tính chất ẩm
+Lượng mưa lớn từ 1500 – 2000mm/năm
+Độ ẩm không khí cao trên 80%
* Giải thích:
+Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa vì:
-Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên nền nhiệt cao
và lượng bức xạ lớn
-Nước ta nằm kề biển Đông, đường bờ biển kéo dài, biển Đông đã làm biến tính
các khối khí thổi vào đất liền nước ta nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông
-Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa, gió mùa kết hợp với tác động của
biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm cao
3,5
1,0
0,25 0,25 0,25 0,25
0,5
0,5
1,5
0,5 0,5 0,5
Trang 4Câu III Trình bày và giải thích các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước ( do địa hình đa dạng,
nhiều đồi núi, khí hậu mưa nhiều ) có tới 2360 con sông chiều dài từ 10 km trở
lên,(93% trở lên sông nhỏ , ngắn và dốc ) dọc bờ biển TB cứ 20km lại bắt gặp một
cửa sông
- Sông nhiều nước, chế độ nước theo mùa ( do nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp
điệu mùa mưa) Lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/ năm, trong đó có
60% là từ lưu vực bên ngoài lãnh thổ Mùa lũ tương ứng với mùa mưa chiếm 80%
lượng nước sông , mùa cạn tương ứng với mùa khô chiếm 20% lượng nước trong
năm Chế độ mưa diễn biến thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng
thất thường
- Sông ngòi có hai hướng chính theo hướng của địa hình: Hướng TB- ĐN và hướng
vòng cung
+ Hướng TB-ĐN: sông Hồng, sông Lô, sông Mã
+ Hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương, song Lục Nam
- Sông ngòi có hàm lượng phù sa lớn ( do địa hình chủ yếu là đồi núi, mưa lớn và
mưa tập trung vào một mùa ) Bình quân một mét khooisnw[cs có 223 gam cát bùn
và các chất hòa tan khác Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn
2,0
0,5
0,5
0,5 0,5
Câu IV
1.Quốc lộ 1A từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh ta sẽ đi qua những đèo lớn:
- Đèo Ngang: Hà Tĩnh
- Đèo Hải Vân: ( Giữa tỉnh TT Huế và Đà Nẵng)
- Đèo Cù Mông: ( Giữa Bình Định và Phú Yên)
-Đèo Cả : Nằm giữa Phú Yên và Khánh Hòa)
2.Hướng tây bắc – đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Pu Đen Đinh
-Hướng vòng cung: Cánh cùng sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5
Câu V
a.Nhiệt độ trung bình năm: 21 độ
Tổng lượng mưa năm là: 1134 mm
b.Vẽ biểu đồ
biểu đồ cần có :
-Tên biểu đồ
-Trục tung (2 trục : 1 trục thể hiện nhiệt độ , 1 trục thể hiện lượng mưa )
-Trục hoành ( thể hiện thời gian
- Có chú thích
-Chia khoảng cách đúng tỉ lệ , rõ ràng , các cột vẽ thể hiện tính thẫm mĩ
( Nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên trừ 0,25 đ)
1đ 1đ 3đ