1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề thi hsg cấp huyện 2023 2024 quảng định

6 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện năm học 2023-2024
Tác giả Nguyễn Thị Thúy
Trường học Trường THCS Quảng Định
Chuyên ngành Lịch sử- Địa Lí
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Định
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 32,36 KB

Nội dung

b.Hãy xác định phạm vi, vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam.Câu 45 điểm: Cho bảng số liệu sauBẢNG 5: Bảng số liệu Lượng mưa Hà Nội và lưu lượng trung bình sông HồngNguồn Trung tâm T

Trang 1

TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐỊNH- GV NGUYỄN THỊ THÚY

ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2023- 2024 Môn thi: Lịch sử- Địa Lí

Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian chép đề)

Đề bài:

Câu 1(5 điểm):

1 Địa hình đồi núi nước ta được chia thành những vùng nào? Trình bày đặc điểm

địa hình vùng núi Đông Bắc

2 Địa hình vùng núi Đông Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?

Câu 2(6 điểm):

1 Phân tích ảnh hưởng của hai miền khí hậu đối với hoạt động du lịch ở nước ta

2 Tại sao có sự khác nhau về mùa mưa và mùa khô ở duyên hải Nam Trung Bộ và

Tây Nguyên

Câu 3 ( 4 điểm):

a.Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ chế ngự và thích ứng với chế

độ nước của sông Cửu Long.Tại sao Sông Hồng lại có hàm lượng phù sa lớn?

b.Hãy xác định phạm vi, vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam

Câu 4(5 điểm): Cho bảng số liệu sau

BẢNG 5: Bảng số liệu Lượng mưa Hà Nội và lưu lượng trung bình sông Hồng

Tháng

Lượng

mưa(mm) 22,5 24,4 47,0 91,8

185, 4

253, 3

280, 1

309, 4

228, 3

140,

7 66,7 20,2

Lưu

lượng(m3/s)

984 924 934 108

1

1668 3080 5632 5662 3584 2647 1863 1159

(Nguồn Trung tâm Thông tin và dữ liệu khí tượng thủy văn 1.Vẽ biểu đồ thích hợp bảng số liệu đã cho

2 Nhận xét mối quan hệ giữa lưu lượng dòng chảy các sông và mùa mưa Vì sao

các sông ở các khu vực sông ngòi Bắc – Trung- Nam nước ta có chệ độ nước khác

nhau

-Hết

Trang 2

-HDC ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2023- 2024 Môn thi: Lịch sử- Địa Lí

1 Địa hình đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và được chia

thành 4 vùng là : vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi

Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

* Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc

- Phạm vi: Nằm ở phía bờ trái của sông Hồng từ dãy núi Con Voi

đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh

- Độ cao: Đây là một vùng đồi núi thấp độ cao trung bình phổ biến

dưới 1.000 m

- Hướng địa hình: Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung

núi lớn bao gồm cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông

Triều và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng như ở Phú Thọ ,

Bắc Giang ,

- Quy định hướng chảy các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là

sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

- Dạng địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp

như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long

1.0

0,5

0,5

0,5 0,5

2 Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Đông Bắc đến khí hậu của vùng:

- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp làm cho gió mùa Đông Bắc dễ

dàng xâm nhập vào lãnh thổ nước ta, gây ra một mùa đông lạnh cho

vùng Đây cũng là vùng có mùa đông dài và lạnh nhất cả nước

(mùa đông đến sớm và kết thúc muộn)

0.5

0,5

Trang 3

- Làm cho khí hậu phân hóa theo đai cao, theo hướng địa hình:

+ Theo đai cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, ở các vùng núi cao

như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti nhiệt độ trung bình năm là dưới

18 °C (so với Hà Nội là 20 -24 °C), nhiệt độ trung bình tháng 7 là

18-20°C ( so với Hà Nội là trên 28°C) Ở các vùng núi cao chắn gió có

lượng mưa lớn như Bắc Quang có lượng mưa trung bình năm trên

2800mm

+ Theo hướng địa hình: Hướng vòng cung của các cánh cung của

vùng núi Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập

sâu và mạnh hơn làm cho vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta, ảnh

hưởng đến sự phân hóa đai cao của vùng làm hạ thấp đất đai cận

nhiệt

0,5

0.5

1 Phân tích ảnh hưởng của hai miền khí hậu đối với hoạt động

du lịch ở nước ta

- Khi hậu nước ta ảnh hưởng chủ yếu đến du lịch biển, du lịch núi

Mỗi miền khí hậu có những thuận và khó khăn cho phát triển hai loại

hình du lịch này

- Miền khí hậu phía Bắc:

+ Mùa hạ nóng ẩm thuận lợi cho hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng, còn

mùa đông lạnh làm du lịch biển bị gián đoạn

+ Các vùng núi cao phía bắc có khí hậu mát mẻ quanh năm tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, tham quan Mùa

đông xuất hiện băng giá, tuyết ở một số vùng thu hút du lịch tham

quan, trải nghiệm

- Miền khi hậu phía Nam

+ Quanh năm nắng nóng thuận lợi cho du lịch biển diễn ra suốt năm

+ Sự phân hoá khí hậu theo đại cao tạo nên những điểm du lịch nghỉ

dưỡng mát mẻ

- Ngoài ra, ở mỗi miền, các hiện tượng như mưa lớn, bão, nắng nóng,

giá rét gây trở ngại cho các hoạt động du lịch ngoài trời

3,0

0,5

0,5 0,5

0,5 0,5

0, 5

Trang 4

2 Có sự khác nhau về mùa mưa và mùa khô ở duyên hải Nam

Trung Bộ và Tây Nguyên vì:

- Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của gió mùa kết hợp với hướng

núi (sườn đón gió hay khuất gió)

- Về mùa hạ: gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến gặp dãy Trường

Sơn, gây mưa lớn cho Tây Nguyên ở sườn đón gió và gây hiệu ứng

phơn khô nóng (gió Tây) cho duyên hải Nam Trung Bộ ở sườn khuất

gió Do đó, mùa mưa ở duyên hải Nam Trung Bộ đến chậm hơn ở

Tây Nguyên

- Về mùa đông: gió mùa Đông Bắc và gió Mậu dịch bán cầu Bắc gặp

dãy Trường Sơn gây mưa cho duyên hải Nam Trung Bộ ở sườn đón

gió và không gây mưa hoặc rất ít mưa cho Tây Nguyên ở sườn khuất

gió Do đó, mùa mưa ở duyên hải Nam Trung Bộ kết thúc chậm hơn

ở Tây Nguyên

3,0

1.0

1.0

1.0

Câu a

Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ chế ngự và

thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.Tại sao Sông Hồng

lại có hàm lượng phù sa lớn?

2,0

-Với đồng bằng phì nhiêu,rộng lớn vùng đất Nam Bộ Việt nam sớm

được khai khẩn và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước thời

Vương quốc Phù Nam

-Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu đẩy mạnh từ

khoảng thế kỷ XVII với nhiều dòng kênh lớn đào và đưa vào khai

thác

- Các cộng đồng dân cư đến từ phía Bắc cùng với những nhóm cu dân

có mặt từ trước đã sát cánh khai thác trên quy mô lớn phát triển vùng

đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước

-Cuộc sống trên sông nước,gần sông nước và những ứng xử thường

xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông

nước

-Chợ nổi ,nhà nổi là những cách thích ứng với môi trường sông nước

0,5

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25 0,25

Trang 5

của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.

- Sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn vì

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đem lại cho nước ta lượng mưa rất

lớn và tập trung treo mùa,mặt khác ở vùng núi địa hình bị cắt xẻ

mạnh,quá trình phong hoá diễn ra mạnh khiến đất có tầng phong hoá

dày và tơi xốp,dễ bị cuốn trôi khi có mưa lớn

+ Mưa lớn rửa trôi các lớp vật chất vụn bở ở vùng núi xuống phần hạ

lưu bồi đắp nên đồng bằng rộng lớn

Câu b Hãy xác định phạm vi, vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam 2,0

Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần

của Biển Đông

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của

Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao

gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng

đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền

và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung

Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po,

Thái Lan và Cam-pu-chia

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta

- Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc

(tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh

Kiên Giang)

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và

quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Trang 6

trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp,

nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu

lục khác

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết

nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở

đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh

1 Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn

Có chủ giải, tên biểu đồ, có số liệu trong biểu đồ (Nếu thiếu một

trong các yếu tố, trừ mỗi yếu tố 0,25 điểm)

2

2 Nhận xét

- Lưu lượng trung bình, tổng lưu lương dòng chảy cả 3 hệ thống sông

nước ta đều lớn

+ Sông có lưu lượng lớn nhất là sông Cửu Long (72620 m 3 /s, trung bình

6051,7 m 3 /s )

+ Tiếp đến là lưu lượng sông Hồng ( 28818 m 3 /s, trung bình 2401,5 m 3 /s.)

+ Sông có lưu lượng nhỏ nhất là sông Thu Bồn (3429 m 3 /s, trung bình

285,8 m 3 /s)

- Lưu lượng trung bình 3 hệ thống sông phân bố không đều trong năm

+ Sông Hồng, có lưu lượng dòng chảy lớn từ tháng 6 - tháng 10(mùa

lũ), lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn từ tháng 11- tháng 5 năm sau(mùa

cạn)

+ Sông Mê công có lưu lượng dòng chảy lớn từ tháng 7 - tháng

11(mùa lũ), lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn từ tháng 12- tháng 6 năm

sau(mùa cạn)

+ Sông Thu Bồn có lưu lượng dòng chảy lớn từ tháng 9 - tháng

12(mùa lũ), lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn từ tháng 1- tháng 8 (mùa

cạn)

* Giải thích: Chế độ nước ở các khu vực sông ngòi Bắc - Trung - Nam nước ta

khác nhau là do:

- Do chế độ nước sông, lưu lượng dòng chảy của sông phụ thuộc chặt

chẽ và lượng mưa, chế độ mưa

- Do khí hậu nước ta phân hóa từ Bắc đến Nam, các khu vực sông

ngòi Bắc – Trung – Nam thuộc các miền khí hậu khác nhau có chế dộ

mưa khác nhau nên chế độ nước sông khác nhau

(Lưu ý không có dẫn chứng không cho điểm tối đa)

2

0.5

0.5

1.0

0.5

0.5

HẾT

Ngày đăng: 09/04/2024, 00:08

w