1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề thi hsg địa 8 quảng ngọc

8 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNGTRƯỜNG THCS QUẢNG NGỌC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝThời gian làm bài: 150 phútkhông kể thời gian giao đềĐề gồm 1 trang,

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG THCS QUẢNG NGỌC

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 150 phút(không kể thời gian giao đề)Đề gồm 1 trang, 6 câu

A.PHẦN BẮT BUỘC: 4 điểm

Câu I ( 2 điểm): Quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích

ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?

Câu II( 2 điểm) Kể tên một số hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển, đảo nước ta?

Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế ở vùng biển Việt Nam?

B PHẦN TỰ CHỌN: 16 điểmPhân môn địa lí

Câu I(4,5 điểm):

1 Trình bày đặc điểm địa hình các đồng bằng nước ta?

2 Vùng đồng bằng nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

3 Chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều bắc - nam?

Câu II: (4.5 điểm)

1 Phân biệt chế độ nước của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thu Bồn và sông Mê Công? Tại sao hệ thống sông Hồng có lũ tập trung nhanh khi có mưa lớn? 2 Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn Việt Nam?

3.Trình bày đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa trên biển ở nước ta? vùng biển nước ta thường có những thiên tai nào?

Câu III( 2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 10 và kiến thức đã học :

1 Kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta?

2 So sánh sự khác nhau về mạng lưới sông của Hệ thống sông Hồng và Hệ thống sông Mê Công ?

Câu IV(5,0 điểm)

Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

1.Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm trên 2 Nhận xét và giải thích lượng mưa, lượng bốc hơi của các địa điểm trên.

(Học sinh được sử dụng At lat địa lí Việt Nam từ 2009 đến nay)

Hết

Trang 2

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu I

Quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thíchứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì

Giống nhau

- Hoạt động khai thác của con người ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đều diễn ra từ rất sớm.

- Hoạt động khai thác diễn ra nhằm mục đích chủ yếu là: phát triển nông nghiệp

- Bên cạnh đó, con người cũng thực hiện các hoạt động khác, như: khai thác nguồn lợi thủy sản từ sông nước; sử dụng sông ngòi, kênh rạch,… làm đường giao thông kết nối giữa các vùng,…

Khác nhau :

- Quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thủy.

- Quá trình khai khẩn châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là quá trình con người thích ứng với tự nhiên

Câu II Kể tên một số hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển, đảo nước ta?Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế ở

vùng biển Việt Nam?

Kể tên một số hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển, đảo nướcta: Giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác

và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,

Thuận lợi:

- Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản, ) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển

- Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu, là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển

0, 5

0,25

Trang 3

- Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo, tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo

Khó khăn:

- Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo

- Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo

1 Trình bày đặc điểm địa hình các đồng bằng nước ta?

2 Vùng đồng bằng nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối vớisự phát triển kinh tế - xã hội?

3 Chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều bắc -nam?

1 Đặc điểm địa hình các đồng bằng nước ta

Địa hình đồng bằng nước ta gồm đồng bằng châu thổ các sông và các đồng bằng Duyên hải miền Trung:

* Đồng bằng sông Hồng :

- + có diện tích khoảng 15000 km2

+ được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng + có hệ thống đê chống lũ khiến đồng bằng bị chia cắt, tạo thành những ô trũng, khu vực trong đê không được bồi đắp phù sa,

* Đồng bằng sông Cửu Long :

- + có diện tích khoảng 40000 km2 + do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp

+ không có hệ thống đê ngăn lũ, có hệ thống kênh rạch dày đặc, nhiều vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên

0, 5

0, 5

Trang 4

* Đồng bằng sông Duyên hải miền Trung :

- + có diện tích khoảng 15000 km2 + Nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát

2.Vùng đồng bằng nước ta có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

* Thuận lợi:

- Khu vực đồng bằng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, cư dân đông đúc nên thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp: Đồng bằng là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo

+ Là nơi thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú có điều kiện để tập trung các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại, hình thành nên nhiều trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông

- Khó khăn:

+ Do lịch sử khai thác lâu đời và dân cư tập trung đông đúc nên tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường nhiều nơi bị suy

Chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều bắc - nam 1,5* Theo Bắc - Nam: phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió

mùa có mùa đông lạnh; phần lãnh thổ phía Nam có khí hậu cận xích đạo gió mùa; chế độ nhiệt và chế độ mưa thay đổi từ Bắc vào Nam + Miền khí hậu phía Bắc từ Bạch Mã trở ra, nhiệt độ trung bình năm trên 200C Mùa đông do ảnh hưởng có gió mùa Đông Bắc nên có 2 đến

0,5

Trang 5

3 tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 180C, nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam, từ Bạch Mã trở vào, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không tháng nào dưới 200C, biên độ nhiệt nhỏ hơn 90C,

Câu II

1 Phân biệt chế độ nước của hệ thống sông Hồng, hệ thống sôngThu Bồn và sông Mê Công? Tại sao hệ thống sông Hồng có lũ tậptrung nhanh khi có mưa lớn?

2 Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn ViệtNam?

3.Trình bày đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa trên biển ở nước ta?vùng biển nước ta thường có những thiên tai nào?

1 Phân biệt chế độ nước của hệ thống sông Hồng, hệ thống sôngThu Bồn và sông Mê Công Tại sao hệ thống sông Hồng có lũ tậptrung nhanh khi có mưa lớn?

- Chế độ nước hệ thống sông Hồng:

+ Mùa lũ: từ tháng 6 - tháng 10, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm

+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm

- Chế độ nước hệ thống sông Thu Bồn

+ Mùa lũ: từ tháng 10 - tháng 12, chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm

+ Mùa cạn: từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả năm

- Chế độ nước hệ thống sông Mê Công

+ Mùa lũ: từ tháng 7 - tháng 11, chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm

+ Mùa cạn: từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm

Trang 6

- Hệ thống sông Hồng có lũ tập trung nhanh khi có mưa lớn vì

mạng lưới sông có dạng nan quạt, nhiều phụ lưu …nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt

2 Biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đối với thủy văn Việt Nam

- Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo

- Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng.

+ Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi, ngập lụt ở đồng bằng như ở sông Hồng.

+ Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương

3.Trình bày đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa trên biển ở nước ta?vùng biển nước ta thường có những thiên tai nào?

Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa trên biển ở nước ta

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C + Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm từ vùng biển phía nam lên phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

- Lượng mưa nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 10 và kiến thức đã học : 1 Kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta?

2 So sánh sự khác nhau về mạng lưới sông của Hệ thống sôngHồng và Hệ thống sông Mê Công ?

Trang 7

Câu III 3.Hệ thống sông Kì Cùng- BằngGiang 9 Hệ thống sông Mê Công

(Nếu HS kể thiếu 1 hệ thống sông trừ 0,25 điểm)

* So sánh sự khác nhau về mạng lưới sông của Hệ thống sông Hồng

và Hệ thống sông Mê Công

1 Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên.

* Yêu cầu:

- Vẽ đúng biểu đồ cột ghép (biểu đồ khác không cho điểm) - Vẽ chiều cao các cột chính xác theo bảng số liệu.

- Có ghi chú số liệu trên đỉnh cột, chú giải khoa học, có tên biểu đồ (thiếu 1 yếu tố trừ ít nhất 0,25 điểm)

2,5

Trang 8

2 Nhận xét và giải thích.

* Nhận xét :

- Lượng mưa có sự khác biệt giữa 3 địa điểm Huế có lượng mưa cao nhất (2.868mm), sau đó đến TP.Hồ Chí Minh (1931 mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1.676 mm).

- Lượng bốc hơi: tăng dần từ Bắc vào Nam: Hà Nội (989 mm), tiếp đến là Huế (1000 mm), cao nhất là TP Hồ Chí Minh (1686 mm).

- Cân bằng ẩm luôn dương, tuy nhiên khác nhau ở ba địa điểm: Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1.868mm), sau đó đến Hà Nội (+687mm), TP.Hồ Chí Minh (+245mm).

*Giải thích

- Lượng mưa cao nhất ở Huế do Huế nằm ở sườn đón gió Đông Bắc qua biển, bão từ biển Đông (mang nhiều hơi ẩm và mưa lớn) của dãy Trường Sơn và dãy Bạch Mã; đồng thời Huế cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động dải hội tụ nội chí tuyến

- Lượng bốc hơi cao nhất ở TP Hồ Chí Minh do có nền nhiệt độ cao nhất trong 3 địa điểm, nhiệt độ cao quanh năm ⟹ lượng bốc hơi lớn - Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất do có mùa đông lạnh, ít nắng; nền nhiệt trung bình thấp hơn TP Hồ Chí Minh

- Cân bằng ẩm ở Huế cao nhất do Huế có lượng mưa lớn nhất, lượng

bốc hơi nhỏ (do cũng có mùa đông ít nắng, mưa nhiều )

Ngày đăng: 09/04/2024, 00:08

w