Nộp đề thi hsg môn ls đl 8 quảng văn

10 1 0
Nộp đề thi hsg môn ls đl 8 quảng văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

2.Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta?. bị suy thoái,...- Nguyên nhân: sự gia tăng các nguồn thải từ đấ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG THCS QUẢNG VĂNGVdạy: Nguyễn Thị Thảo

ĐỀ MINH HỌA GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8

MÔN:LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giaođề)

Đề gồm trang, câu

A.PHẦN BẮT BUỘC: 4 điểm

Câu I ( 2.0 điểm): Đặc điểm môi trường biển nước ta Chứng minh môi trường biển đang

có xu hướng suy giảm về chất lượng và cho biết tại sao?

Câu II ( 2.0 điểm) a Quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích

ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau? b.Nền văn minh châu thổ sông Hồng được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi nào?

B PHẦN TỰ CHỌN: 16 điểmPhân môn địa lí

Câu I (2,0 điểm):

1 Địa hình đồi núi nước ta được chia thành những vùng nào? Trình bày đặc điểm của

địa hình đồi núi vùng Đông Bắc.

2 Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu vùng Đông Bắc.

Câu II: (4.0 điểm)

1 Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Nêu nguyên nhân của tính chất đó?

2.Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta?

Câu III ( 3.0 điểm)

1 Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta? Lấy ví dụ cụ thể

2 Thế mạnh của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên ở nước ta?

Câu IV ( 2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 6,7 và kiến thức đã học em hãy:

So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn

Trang 2

Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1451,3 1821,0 2010,5

a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp

của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.

b Qua biểu đồ rút ra nhận xét tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp giai

đoạn 1990 – 2010 Giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng ?.

(Học sinh được sử dụng At lat địa lí Việt Nam từ 2009 đến nay)

Trang 3

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 Đặc điểm môi trường biển nước ta Chứng minh môi trường biểnđang có xu hướng suy giảm về chất lượng và cho biết tại sao? 2.0

*Đặc điểm: Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành

*môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng

- Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển, ) bị suy thoái,

- Nguyên nhân: sự gia tăng các nguồn thải từ đất liền, tình trạng xả thải ra biển chưa qua xử lí; các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học,

Câu II

2.Quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự vàthích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long cóđiểm gì giống và khác nhau?

b.Nền văn minh châu thổ sông Hồng được hình thành và phát triểndựa trên những điều kiện thuận lợi nào?

a.- Giống và khác nhau- Giống nhau:

+ Hoạt động khai thác của con người ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đều diễn ra từ rất sớm.

+ Hoạt động khai thác diễn ra nhằm mục đích chủ yếu là: phát triển nông nghiệp Bên cạnh đó, con người cũng thực hiện các hoạt động

0.5

Trang 4

khác, như: khai thác nguồn lợi thủy sản từ sông nước; sử dụng sông ngòi, kênh rạch,… làm đường giao thông kết nối giữa các vùng,…

- Khác nhau:

+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thủy.

+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

b.Nền văn minh châu thổ sông Hồng được hình thành và phát triểndựa trên những điều kiện thuận lợi nào?

-Nền văn minh châu thổ sông Hồng được hình thành và phát triển dựa

trên nhữngcơ sở sau:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi ( khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng,

1.Địa hình đồi núi nước ta được chia thành những vùng nào? Trìnhbày đặc điểm của địa hình đồi núi vùng Đông Bắc.

Địa hình chiếm ¾ diện tích lãnh thổ và được chia thành bốn vùnglà:vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc,vùng núi Trường Sơn Bắcvà vùng núi Trường Sơn Nam.

-Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc.

+Phạm vi: Nằm ở bờ trái của sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến ven biển Quảng Ninh.

+Độ cao: Đây là vùng đồi núi thấp , độ cao trung bình dưới 1000m +Hướng địa hình: Đặc trung của vùng núi này là những cánh cung núi lớn bao gồm cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đông Triều và vùng đồi ( trung du) phát triển như ở Phú Thọ, Bắc Giang…

+Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

+Dạng địa hình cat- xtơ khác phổ biến tạo nên nhiều cảnh quan đẹp như

Trang 5

*Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu của vùng Đông Bắc:0,75

- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp làm cho gió màu Đông Bắc dễ dàng xâm nhập vào lãnh thổ nước ta, gây ra một mùa đông lạnh cho vùng - Làm cho khí hậu phân hóa theo đai cao theo hướng địa hình.

+Theo đai cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, ở các vùng núi cao như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liều Ti nhiệt độ trung bình năm là 180C ( so với Hà Nội là 20-240C), nhiệt độ trung bình tháng 7 là 18-200C ( so với Hà Nội là trên 280C) Ở các vungg núi cao chắn gió có lượng mưa lớn như Bắc Quang có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm.

* Tính chất nhiệt đới thể hiện qua:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,50C, Cà Mau: 27,50C)

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm + Cán cân bức xạ từ 70-100 kcal/cm2/năm.

- Nguyên nhân: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

- Nguyên nhân: do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.lãnh thổ hẹp ngang kéo dài

* Tính chất gió mùa.

Nước ta có 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ Do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa

Gió mùa mùa đông:

- Thời gian: từ tháng 11 – 4 năm sau - Nguồn gốc: áp cao Xi-bia.

Trang 6

thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

+ Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.

+ Nguyên nhân:

- Do vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia đi qua phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc sau đó đổ bộ trực tiếp vào nước ta, trên quãng đường dài như vậy, khối khí lại càng lạnh và mất ẩm nên khi vào nước ta gây nên kiểu thời tiết đặc thù là lạnh khô.

- Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển Bắc Bộ, các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

* Gió mùa mùa hạ:

- Thời gian: từ tháng 5 – 10

- Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.

- Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN - Đặc điểm:

+ Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho phía đông Trường Sơn và phía nam khu vựcTây Bắc.

+ Giữa và cuối mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước + Nguyên nhân:

- Ở miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nén gió thổi vào đất liền theo hướng ĐN.

- Nửa đầu mùa hạ, sau khi gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên, gió vượt dãy Trường Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc Ở hai bên dãy Trường Sơn thì Trường Sơn Tây hay Tây Nguyên mưa quây, Trường Sơn Đông hay ven biển miền Trung thì nắng

Trang 7

2.Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn TâyNam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta?

- Bắc Trung Bộ là khu vực hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự

hình thành và phát triển gió phơn Tây Nam

- Hoàn lưu khí quyển: Vào mùa hạ, áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp thấp ở Đồng bằng Sông Hồng đã hút gió từ phía tây tạo thuận lợi để khối khí chí tuyến vịnh Bengan vượt Trường Sơn thổi tới Bắc Trung Bộ theo hướng Tây Nam.

- Địa hình và bề mặt đệm:

+ Bắc Trung Bộ là khu vực hẹp ngang, phần lớn là đồi núi, phía tây là khu vực Trường Sơn Bắc với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, một số đỉnh cao hơn 2000m đã tạo nên tính chất khô nóng cho loại gió này.

+ Phía đông là những đồng bằng ven biển được bồi đắp bởi vật liệu phù sa sông, biển, bề mặt cát rất phổ biến Tính chất khô nóng của cát, thực vật kém phát triển là những nhân tố góp phần tăng cường sự bốc hơi bề mặt, tăng mức độ khô nóng cho gió tây nam

1 Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nướcta Lấy ví dụ cụ thể.

2.0

- Thay đổi chế độ dòng chảy:

+ Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.

- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu

làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.

- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng

lên Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.

♦ Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây

hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.

0,25

Trang 8

2 Thế mạnh của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên ở nước ta?1.0

Đối với phân hóa tự nhiên

- Địa hình nước ta chủ yếu là đới núi thấp, bảo toàn tính nhiệt đới của thiên nhiên trên phần lớn diện tích.Thiên nhiên phân hoá theo đại cao ở các vùng núi; Đại nhiệt đới gió mùa ,đất feralit có rừng mưa và rừng nhiệt đới gió mùa Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có rừng lá rộng cận nhiệt, đất feralit Đaii ôn đới gió mùa trên núi có thực vật ôn đới, đất chủ yếu là mùn thổ.

- Dãy núi ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên giữa các sườn núi: Dây Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc, làm mùa đông ở Tây Bắc ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.Dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn tạo ra khác biệt thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi.Dây Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta trở thành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu, với nhiều nét khác biệt giữa tự nhiên ở hai miền.

Câu IV

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 6,7 và kiến thức đã học em hãy:So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắcvà vùng núi Trường Sơn Nam?

- Vị trí: Vùng núi Trường Sơn Bắc từ phia nam sông Cả đến dãy Bach

Mã Vùng núi Trường Sơn Nam từ dãy Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ

- Độ cao: Trường Sơn Bắc thấp hơn Trường Sơn Nam Trường Sơn

Nam có một số dãy núi cao trên 2000 m như Ngọc Linh cao 2598 (m), Lang Biang cao 2187 ( m)

- Hướng địa hình: Vùng núi Trường Sơn Bắc có hướng Tây Bắc- Đông

Nam Vùng núi Trường Sơn Nam hướng vòng cung chủ đạo.

- Hình Thái: Vùng núi Trường Sơn Bắc hẹp nhang , cao hai đầu, ở

giữa thấp trũng là vùng đá vôi Vùng núi Trượng Sơn Nam có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông và sườn Tây Sườn Đông dố đứng, sườn Tây thoải dần xưỡng các cao nguyên xếp tầng

0,5 0.5

0.5

Trang 9

Câu V

a Vẽ biểu đồ

Vẽ biểu đồ kết hợp

- Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.

- Lưu ý:

+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.

+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu.

b Nhận xét:a Vẽ biểu đồ :

- Biểu đồ cột chồng ( tuyệt đối)

Vẽ biểu đồ đúng , chính xác, đầy đủ, khoa học……

Nếu thiếu tên biểu đồ, chú giải, chỉ tiêu, số liệu tuyệt đối…… mỗi ý trừ 0,25 điểm

* Nhận xét: Giai đoạn từ 1990 - 2010

- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta ngày càng tăng từ 1193,3 nghìn ha (1990 ) lên 2808,1 nghìn ha (2010) tăng 1608,1 nghìn ha ( tăng gấp 2,34 lần)

- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định, tăng từ 542,0 nghìn ha (1990) lên 864,0 nghìn ha( 2007)tăng 322,0 nghìn ha; giảm 66,4 nghìn ha (từ năm 2010- 2007).

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục từ 657,3 nghìn ha (1990) lên 2010,5 nghìn ha (2010) tăng 1353,2 nghìn ha ( tăng gấp 3,06 lần).

- So với cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm chiếm diện tích lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh.

* Giải thích :

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp( địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất nhiều loại , nước dồi dào…) thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp , đặc biệt cây công nghiệp lâu

Trang 10

năm ….

- Nguồn lao động dồi dào Nhiều chính sách khuyến khích của Nhà nước Thị trường thuận lợi…

HẾT

Ngày đăng: 09/04/2024, 00:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan