Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số 4.0 và sự tăng trưởng thu nhập bình quân, xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt, thanh toán sử dụng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trong đời sống của hầu hết người dân. Thẻ tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ sở hữu với vô vàn chương trình ưu đãi hấp dẫn, sản phẩm đa dạng, một phương tiện thanh toán tiện lợi, an toàn, bảo mật. Không những vậy, trong bối cảnh công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ thì xu hướng không sử dụng tiền mặt cũng góp một phần tích cực. Có thể nhận thấy dịch vụ thẻ tín dụng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện thói quen thanh toán của người tiêu dùng, nhất là trong thời gian vừa qua khi tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -HOÀNG THỊ HẠNH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hạnh
Trang 4LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Tổng quan về dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Thẻ tín dụng ngân hàng 4
1.1.2 Dịch vụ thẻ tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại 8
1.2 Phát triển dịch vụ thẻ của các Ngân hàng Thương mại 13
1.2.1 Khái niệm về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng 14
1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng ngân hàng thương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIB 28
2.1 Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng VIB 30
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh VIB giai đoạn 2018-2022 33
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 40
2.2.1 Sản phẩm thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 40
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 44
2.2.3 Thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quôc tế Việt Nam qua khảo sát 55
2.4 Đánh giá chung về sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB 65
Trang 52.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) 74
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam thời gian tới 74
3.1.1 Bối cảnh chung và tiềm năng phát triển của thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam 74
3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam thời gian tới 75
3.1.3 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB thời gian tới 78
3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 79
3.2.1 Phát triển đồng bộ các hệ thống thẻ 79
3.2.2 Xây dựng quy định, quy trình, nghiệp vụ thẻ thống nhất và đầy đủ 80
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 81
3.2.4 Nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm thẻ tín dụng mới 82
3.2.5 Tăng cường đầu tư và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ 82
3.3 Kiến nghị 83
3.3.1 Kiến nghị với các bộ ban ngành 83
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88
Trang 7Bảng 2.5: Số lượng máy POS của VIB giai đoạn 2019-2022 51
Bảng 2.6: Thu từ dịch vụ thẻ tín dụng của VIB giai đoạn 2019-2022
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về chăm sóc sau bán 62
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về công nghệ và bảo mật thông tin thẻ tín dụng của VIB 64
Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng bán lẻ và ROE của các ngân hàng năm 2022 34
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ cho vay bán lẻ của VIB giai đoạn 2018-2022 35
Biểu đồ 2.3: Danh mục và tỷ trọng bán lẻ của VIB giai đoạn 2018-2022 36
Biểu đồ 2.4: Doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm của VIB giai đoạn 2018-2022 37
Biểu đồ 2.5: Huy động vốn của VIB giai đoạn 2018-2022 39
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng số lượng và chi tiêu thẻ TD Master
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ máy POS của các ngân hàng năm 2022 52
Biểu đồ 2.: Phân bổ thẻ tín dụng theo vùng miền 2019-2022 50
Biểu đồ 2.: Tỷ lệ máy POS của các ngân hàng năm 2022 52
Trang 82022 53 Biểu đồ 2.: Phân bổ khách hàng theo vùng miền 2019-2022 54 Biểu đồ 3.1: Mức độ thâm nhập thẻ tín dụng theo quốc gia năm
Hình ảnh
Hình 2.1: Sơ đồ dòng thời gian quá trình phát triển của VIB 29 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 31
Trang 9TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -HOÀNG THỊ HẠNH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số 4.0 và sự tăng trưởng thu nhập bình quân, xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt, thanh toán sử dụng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trong đời sống của hầu hết người dân Thẻ tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ sở hữu với vô vàn chương trình ưu đãi hấp dẫn, sản phẩm đa dạng, một phương tiện thanh toán tiện lợi, an toàn, bảo mật Không những vậy, trong bối cảnh công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ thì xu hướng không sử dụng tiền mặt cũng góp một phần tích cực Có thể nhận thấy dịch vụ thẻ tín dụng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện thói quen thanh toán của người tiêu dùng, nhất là trong thời gian vừa qua khi tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích.
Từ góc độ của các ngân hàng thì thẻ tín dụng là một kênh tiềm năng, đem lại lợi nhuận và giá trị lớn cho ngân hàng phát hành, giúp các ngân hàng tăng doanh số, biên lợi nhuận, tiếp cận được tệp khách hàng lớn hơn, rộng hơn Nhận thấy tiềm năng phát triển và những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thẻ tín dụng, các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ, đã và đang tập trung đẩy mạnh chiến lược bán lẻ mà trọng tâm là dịch vụ thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng
Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB - ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong hoạt động kinh doanh và luôn nắm bắt, sáng tạo xu hướng thẻ mới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trong khu vực và đạt được nhiều giải thưởng về thẻ tín dụng trong nhiều năm gần đây Là ngân hàng hàng đầu về sáng tạo và đột phá với sản phẩm nổi bật là thẻ Online Plus 2in1 tích hợp 2 chip trong 1 chiếc thẻ (một đầu thẻ tín
Trang 11dụng và một đầu thẻ ghi nợ), 2021 VIB đã được Master Card vinh danh ở 9 hạng mục về tăng trưởng và chi tiêu thẻ Theo số liệu của Hội thẻ Việt Nam, cuối năm 2021, VIB đứng top 3 về tổng chi tiêu thẻ và chiếm đến 10% thị phần trên toàn thị trường Để đạt được nền tảng kinh doanh vững mạnh kết hợp với sự sáng tạo dẫn đầu xu thế thẻ, VIB đã và đang đẩy mạnh đầu tư, chú trọng vào phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác và các chi nhánh ngân hàng quốc tế khác tại Việt Nam hiện nay và dịch vụ thẻ tín dụng của VIB vẫn đang còn những hạn chế và thách thức cần cải thiện và phát triển Việc tìm ra giải pháp giúp tăng cường và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB cả về chiều rộng và chiều sâu là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với chiến lược phát triển của VIB trong thời gian tới Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng và mong muốn có đóng góp thiết thực cho đơn vị công tác, tôi quyết
định thực hiện luận văn: “Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)”.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB).
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài sẽ tập trung vào ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết nền tảng, cơ sở lý luận về thẻ tín dụng và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ
Trang 12thẻ tín dụng tại VIB trong 5 năm gần đây từ 2018-2022 từ đó chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB.
- Thứ ba, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển dịch vụ thẻ tín dụng trên phạm vi toàn hệ thống VIB trong khoảng thời gian từ 2018 – 2022.
3.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: tất cả các chương của luận văn đều sẽ sử dụng phương pháp này Cụ thể, sử dụng phương pháp này để đi sâu vào phân tích lý thuyết về dịch vụ thẻ tín dụng và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng để từ đó rút ra những đánh giá, kết luận và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam.
- Phương pháp thống kê phân tích: Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo thẻ tín dụng VIB và báo cáo thường niên VIB các năm từ 2018-2022 và số liệu thứ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn, điều tra sẽ được phân tích và trình bày dữ liệu dưới dạng bảng hoặc biểu đồ để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu – so sánh: Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của luận văn Tác giả đã so sánh thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng và thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB qua các năm từ 2018-2022 để từ đó rút ra được những điểm tốt và hạn chế trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB.
Trang 13- Phương pháp suy luận logic: Từ cơ sở lý thuyết và thực trạng phát triển thẻ tín dụng của VIB, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB, tác giả suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm giúp VIB phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.
- Phương pháp thực nghiệm: Dựa trên dữ liệu sơ cấp từ kết quả khảo sát bảng hỏi với các tiêu chí được thiết kế dễ hiểu và phù hợp với đề tài dựa trên một số các tiêu chí của mô hình SERVPERF và phỏng vấn khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB, tác giả xử lý dữ liệu trên excel và đo lường độ hài lòng của khách hàng bằng thang đo linkert theo thang điểm 1-5 để có thể đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB theo chiều sâu.
4 Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu, bảng biểu:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ tíndụng của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngânhàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tạiNgân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàngthương mại
1.1.1 Thẻ tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một loại thẻ được cấp bởi ngân hàng hay các tổ chức tài chính, cho phép chủ thẻ dùng để thực hiện giao dịch
Trang 14thanh toán, giúp chủ thẻ mua hàng trước trả tiền sau trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành.
1.1.1.2 Phân loại và đặc điểm của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng có thể được phân loại thành nhiều loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào nhóm khách hàng hướng tới, cụ thể:
- Theo hạng thẻ: thường các ngân hàng sẽ phân loại thành thẻ hạng chuẩn, hạng vàng và hạng bạch kim và điều kiện mở, hạn mức thẻ tùy thuộc vào từng hãng thẻ.
- Theo chủ thẻ sử dụng: thông thường thẻ được chia thành thẻ tín dụng cá nhân và thẻ tín dụng doanh nghiệp
- Theo phạm vi sử dụng: thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng
- Bảng sao kê thẻ tín dụng: Đây được coi như là hóa đơn mà ngân hàng phát hành thẻ gửi cho chủ thẻ vào cuối kỳ sao kê
- Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng: Là số tiền thấp nhất mà chủ thẻ cần phải trả để không bị tính phí phạt hoặc không bị cho vào danh sách nợ xấu
- Lãi suất thẻ tín dụng: Đó là mức lãi suất tính trên số dư nợ còn lại của khách hàng (sau khi hết thời gian miễn lãi)
1.1.1.3 Chức năng và lợi ích của thẻ tín dụngThẻ tín dụng có các chức năng chính sau:
- Thanh toán chậm
Trang 15- Rút tiền mặt - Trả góp
Lợi ích và bất lợi khi dùng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi những lợi ích sau:
- An toàn, loại bỏ rủi ro khi mang tiền mặt
- Chi tiêu tiện lợi không cần tiền mặt, chi tiêu trước trả tiền sau
- Chi tiêu tiền ngắn hạn được miễn lãi - Hưởng nhiều chương trình ưu đãi - Quản lý chi tiêu dễ dàng
- Khả năng mua trả góp lãi suất 0% - Mua sắm trực tuyến
Bên cạnh những tiện lợi thì thẻ tín dụng cũng có những hạn chế và bất lợi nhất định nếu như chủ thẻ sử dụng thẻ không đúng cách cụ thể như sau:
- Rủi ro về thông tin - Lãi suất trả chậm cao - Phải trả phí khi dùng thẻ
1.1.2 Dịch vụ thẻ tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại
1.1.2.1 Dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại
Dịch vụ thẻ tín dụng thuộc nhóm dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng hiện đại của ngân hàng thương mại Dịch vụ thẻ tín dụng cung cấp sản phẩm là thẻ tín dụng phương thức thanh toán tiên tiến hiện đại cho khách hàng, là một dịch vụ đem lại cho ngân hàng thương mại nguồn thu phí dịch vụ lớn.
Dịch vụ thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại thường gồm các dịch vụ sau:
- Dịch vụ thanh toán
Trang 16-Đối với nền kinh tế
Dịch vụ thẻ tín dụng giúp thay đổi thói quen giao dịch thanh toán của người dân, làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông kinh tế, tăng tốc độ lưu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế.
-Đối với Ngân hàng thương mại
Dịch vụ TTD là một dịch vụ quan trọng đem lại doanh thu và lợi nhuận cho các Ngân hàng thương mại Dịch vụ TTD góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa công nghệ NH và cải thiện kỹ năng chuyên môn Dịch vụ TTD của ngân hàng còn tác dụng tích cực đến sự đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Việc phát triển dịch vụ thẻ của các NHTM sẽ giúp giảm chi phí bảo quản và vận chuyển tiền mặt.
-Đối với người sử dụng dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ tín dụng đem lại cho khách hàng, chủ thẻ sự thoải mái và linh hoạt trong chi tiêu, thanh toán cả trong và ngoài nước.
-Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ
Các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ tiết kiệm được thời gian trong việc kiểm đếm, phân loại và lưu trữ tiền mặt Sẽ thiết lập được mối quan hệ mật thiết với ngân hàng và khách hàng cho những giao dịch sau.
1.2 Phát triển dịch vụ thẻ của các Ngân hàng Thương mại
Trang 171.2.1 Khái niệm về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng cả về quy mô (độ rộng) và cả chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng cung cấp cho khách hàng (chiều sâu) đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh đáp ứng và phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ.
1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụngngân hàng thương mại
Mức độ phát triển dịch vụ thẻ tín dụng được đo lường bằng
- Mức độ tăng chi tiêu thẻ
- Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng
- Mức độ tăng trưởng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ - Mức độ tăng doanh thu từ dịch vụ thẻ tín dụng
- Sự hạn chế rủi ro trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng
Thứ hai là nhóm các chỉ tiêu định tính phản ánh phát triểndịch vụ thẻ tín dụng
- Tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu mở thẻ tín dụng của khách hàng
- Chính sách phí lãi hợp lý, rõ ràng
- Chăm sóc khách hàng trước và sau bán
- Công nghệ thẻ hiện đại bảo mật, hệ thống ổn định
Trang 181.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ tíndụng của ngân hàng thương mại
- Nhân tố chủ quan
Thứ nhất là tiềm lực tài chính của ngân hàng
Thứ hai là năng lực quản trị điều hành và chiến lược nhân lực hiệu quả
Thứ ba là hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại Thứ tư là chính sách khách hàng
Thứ năm là kênh phân phối đa dạng
Thứ sáu là danh tiếng và thương hiệu của ngân hàng
- Nhân tố khách quan
Thứ nhất là cơ sở pháp lý, chính sách của chính phủ
Thứ hai là tình hình chính trị xã hội và tăng trưởng kinh tế Thứ ba là nhu cầu của khách hàng
Thứ năm là đối thủ cạnh tranh trên thị trường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIB
2.1 Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phầnQuốc tế Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tên viết tắt là VIB (Viet Nam International Bank) dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18 tháng 9 năm 1996 với số vốn ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên Sau hơn 20 năm thành lập, VIB đã đạt được những bước phát triển vượt bậc và trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàngTMCP Quốc tế Việt Nam
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng VIB
Trang 192.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh VIB giai đoạn 2018-2022
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh bán lẻ của Ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam giai đoạn 2018-2022
Hiện tại ở VIB có 6 mảng kinh doanh bán lẻ chiến lược bao gồm: Cho vay (mua nhà, mua xe, vay kinh doanh), thẻ tín dụng, bảo hiểm, tiền gửi và wealth, ngân hàng số và tài khoản lương, giao dịch ngân hàng
Trong cơ cấu danh mục bán lẻ từ 2018-2022, chiếm phần lớn là cho vay bất động sản, tiếp đó là cho vay ô tô, cho vay kinh doanh Dư nợ cho vay mua bất động sản và sửa chữa nhà ở tăng dần qua các năm, đặc biệt là cho vay mua nhà ở
2.1.3.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam giai đoạn 2018-2022
Huy động vốn của VIB giai đoạn 2018 đến 2022 được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên VIB các năm
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của VIB giai đoạn 2018-20222.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngânhàng TMCP Quốc tế Việt Nam
2.2.1 Sản phẩm thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tếViệt Nam
Trang 20Hiện nay, VIB đang triển khai 10 hạng thẻ tín dụng bao gồm 7 sản phẩm thẻ thương hiệu MasterCard, 2 sản phẩm thương hiệu Visa và 1 sản phẩm thương hiệu Amex.
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng Ngânhàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
2.2.2.1 Thực trạng số lượng sản phẩm thẻ tín dụng
Số lượng sản phẩm thẻ của VIB có xu hướng tăng qua các năm từ 2018-2021 và duy trì với số lượng 10 sản phẩm từ năm 2021 cho đến nay Năm 2018 là năm mà số lượng sản phẩm thẻ tín dụng tăng mạnh nhất bởi đây chính là năm mà VIB quyết định chuyển đổi mảng thẻ tín dụng và cho ra bộ 5 sản phẩm thẻ tín dụng mới gồm VIB Financial Free, VIB Rewards Unlimited (Gold), VIB Cash Back, VIB Travel Élite (World), VIB Happy Drive Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác thì sản phẩm thẻ tín dụng của VIB chưa đa dạng bằng cả về số lượng sản phẩm thẻ và loại thẻ phát hành.
2.2.2.2 Thực trạng số lượng thẻ tín dụng phát hành và chi tiêu thẻtín dụng
a Thực trạng phát triển số lượng thẻ tín dụng
Chủ yếu thẻ tín dụng đang lưu hành của VIB là thẻ Master, chiếm tới trên 90% số lượng thẻ đang lưu hành Thẻ Visa của VIB mới chỉ phát triển từ năm 2021 Số lượng thẻ tín dụng của VIB có xu hướng tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm
Trang 21b Thực trạng phát triển chi tiêu thẻ tín dụng
Tốc độ tăng chi tiêu qua thẻ của VIB tăng ổn định qua các năm từ 2019-2022 Cụ thể tổng chi tiêu qua thẻ tín dụng của VIB giai đoạn 2019 đến 2022 được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Trang 22Có thể thấy số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của VIB giai đoạn 20119-2022 có xu hướng tăng qua các năm
2.2.2.4 Thực trạng mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tíndụng
Số lượng máy POS của VIB theo báo cáo thẻ của VIB được thể hiện và tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.3: Số lượng máy POS của VIB giai đoạn 2019-2022
Số máy POS toàn hệ
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thẻ VIB
Số lượng máy POS của VIB tăng đều qua các năm thuộc giai đoạn 2019-2022, tuy nhiên thì tỷ trọng số máy POS trên tổng số máy POS toàn hệ thống lại có xu hướng tăng không ổn định Hiện tại, máy POS của VIB có mặt trên hầu khắp các tỉnh cả nước, tuy nhiên tập trung nhiều tại các thành phố lớn, chú trọng vào các ngành kinh doanh bán lẻ như đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi, bán vé tàu hỏa, siêu thị, bệnh viện, cửa hàng vàng bạc đá quý,….tại hầu hết các thành phố thương mại và khu du lịch trên cả nước Tuy vậy, so với các ngân hàng trong hệ thống thì hiện tại số máy POS của VIB vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với các ngân hàng khác.
2.2.2.5 Thực trạng nguồn thu từ dịch vụ thẻ tín dụng
Thu từ dịch vụ thẻ tín dụng của VIB bắt đầu tăng từ cuối năm 2018 khi mô hình phát triển thẻ tín dụng đa kênh với sự kết hợp
Trang 23của ngân hàng số song song với việc cho ra mắt các dòng thẻ cạnh tranh trên thị trường Thực trạng thu từ dịch vụ thẻ tín dụng của VIB giai đoạn 2019-2022 được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.4 Thu từ dịch vụ thẻ tín dụng của VIB giai đoạn
Tỷ lệ rủi ro gian lận trong phát hành và thanh toán thẻ của VIB được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tỷ lệ rủi ro gian lận trong thanh toán và phát hành thẻ tín
Nguồn: Báo cáo thẻ tín dụng VIB 2019-2022
2.2.3 Thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngânhàng TMCP Quôc tế Việt Nam qua khảo sát
2.2.3.1 Mục đích khảo sát
Để đánh giá được chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của khách hàng về dịch vụ thẻ tín dụng của VIB để phục vụ cho nghiên cứu này Để từ đó đánh giá được chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB cũng như mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ này tại VIB
Bảng hỏi khảo sát xây dựng câu hỏi dựa trên mô hình nghiên
Trang 24cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng dựa trên thang do chất lượng SERVPERF được giới thiệu bởi Cronin và Taylor (1992) Đồng thời tác giả cũng sử dụng thang đo Likert để cho điểm với 5 thang đo mức độ hài lòng.
- Cách thức thu thập thông tin: Tác giả gửi thông tin bảng hỏi bằng google sheet qua mai, zalo và gọi điện đến những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB.
- Thời gian khảo sát: diễn ra từ tháng 4.2023 đến tháng 10.2023
- Số lượng mẫu khảo sát: Khảo sát thực hiện với mẫu gồm 400 khách hàng và mẫu này đủ để đại diện ý kiến của khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng của VIB.
Cụ thể số mẫu cần thiết được tính như sau:
Hiện tại có khoảng 267.000 khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng của VIB.
Theo công thức tính số mẫu cần thiết n = N/(1+N *e2) với N là tổng số khách hàng đang sử dụng thẻ TD VIB, e là sai số tối đa với giá trị là 0,05 sẽ tính được số mẫu cần thiết n=400.
2.3.2.2 Kết quả khảo sát (phụ lục kết quả)
Sau khi khảo sát 400 khách hàng thu được kết quả chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB như sau:
Tiêu chí 1: Khả năng thỏa mãn nhu cầu mở thẻ tín dụng củakhách hàng
Mức độ hài lòng của khách hàng với khả năng thỏa mãn nhu cầu mở thẻ của khách hàng ở mức khá duy chỉ có yếu tố thời gian xử lý hồ sơ và phát hành thẻ không được đánh giá tốt.
Tiêu chí 2: Chính sách phí, lãi
Phần lớn khách hàng đồng ý với việc VIB minh bạch, rõ ràng về phí lãi thẻ tín dụng trong khi đó, thì về mức phí lãi của thẻ tín dụng VIB thấp hơn các ngân hàng khác thì đa số khách hàng thể hiện sự không đồng tình.
Trang 25Tiêu chí 3: Nhân viên tư vấn của ngân hàng
Nhân viên VIB được đánh giá cao về hình ảnh và thái độ tư vấn, tuy nhiên không được đánh giá cao về kiến thức chuyên môn, sản phẩm.
Tiêu chí 4: Chăm sóc khách hàng sau bán
Việc chăm sóc khách hàng là nhóm tiêu chí mà ngân hàng cần quan tâm cải thiện nhất khi không được đánh giá cao do không liên lạc được với bộ phận chăm sóc, đường dây hay quá tải, ít các chương trình khuyến mãi kèm theo.
Tiêu chí 5: Công nghệ và bảo mật thông tin thẻ
Công nghệ và vấn đề bảo mật thẻ tín dụng của VIB hiện không được khách hàng đánh giá cao Thời gian xử lý giao dịch của hệ thống được đánh giá ở mức tạm ổn Tuy nhiên, độ ổn định hệ thống của VIB lại không nhận được phản hồi tốt.
2.4 Đánh giá chung về sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng
- Thứ ba, tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào thẻ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng.
- Thứ tư, lợi nhuận từ dịch vụ thẻ tín dụng mang lại nguồn thu ít rủi ro cho VIB
- Cuối cùng, chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng được chú tâm nâng cao để thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế
Trang 26- Thứ nhất, tốc độ tăng doanh thu từ dịch vụ thẻ tín dụng chưa tương xứng với tốc độ tăng số lượng thẻ tín dụng
- Thứ hai, Sản phẩm thẻ tín dụng chưa thực sự đa dạng
- Thứ ba, quy mô mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ chưa đồng đều và rộng khắp
- Thứ tư, chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng chưa thực sự tốt
2.4.2.2 Nguyên nhân
a Nguyên nhân chủ quan
- Một là, đầu tư cho công nghệ chưa toàn diện
- Hai là, quy trình xử lý nghiệp vụ chưa được đồng bộ và có văn bản thống nhất
- Ba là, việc đào tạo cho cán bộ nhân viên về sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng chưa được chú trọng
- Bốn là, chính sách phí lãi thẻ tín dụng chưa hợp lý
b Nguyên nhân khách quan
- Một là, thói quen chủ yếu nhận thanh toán bằng tiền mặt - Hai là, cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng khác trên thị trường
- Ba là, sự cạnh tranh của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác không cần sử dụng thẻ và POS như ví điện tử hay Qrcode.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNGTMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngânhàng TMCP Quốc tế Việt Nam thời gian tới
3.1.1 Bối cảnh chung và tiềm năng phát triển của thịtrường thẻ tín dụng tại Việt Nam
3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tếViệt Nam thời gian tới
Trang 27- Phát triển nhân lực bền vững dựa trên bộ công cụ quản trị, vận hành ưu việt và văn hóa tổ chức tiên tiến
- Bộ sản phẩm toàn diện và vượt trội
- Phát triển công nghệ và ngân hàng số xuất sắc
- Kiên định với mục tiêu trở thành ngân hàng sáng tạo nhất và luôn hướng đến khách hàng tại Việt Nam
- Đi đầu trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế và tập trung quản trị rủi ro, tuân thủ vững mạnh
3.1.3 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIBthời gian tới
Trong giai đoạn tới VIB vẫn tiếp tục tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua đơn giản hóa quy trình mở thẻ và đẩy nhanh thời gian phê duyệt thẻ trên cơ sở phút và giây Đồng thời cá nhân hóa mọi trải nghiệm mở và sử dụng thẻ của khách hàng, phục vụ các nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với các nhu cầu khác nhau tại từng thời điểm khác nhau Chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng cũng sẽ được tăng cường thông qua các công nghệ sinh trắc học như nhận diện giọng nói để đơn giản hóa nhưng vẫn đáp ứng tính bảo mật cao khi khách hàng giao dịch với VIB.
3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàngTMCP Quốc tế Việt Nam
3.2.1 Phát triển đồng bộ các hệ thống thẻ
3.2.2 Xây dựng quy định, quy trình, nghiệp vụ thẻ thốngnhất và đầy đủ
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.2.4 Nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm thẻ tín dụng
Trang 283.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
KẾT LUẬN
Kinh tế ngày càng phát triển thì xu hướng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng phát triển theo Xu thế phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là một phần trong đó đã và đang tạo ra sự thay đổi chiến lược của hầu hết các ngân hàng thương mại Hiện tại, các ngân hàng đang chuyển hướng sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại với sự đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển công nghệ, dịch vụ, nhân lực Dịch vụ thẻ tín dụng chính là một trong các mục tiêu chiến lược của các ngân hàng trong việc phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ.
VIB không nằm ngoài xu hướng với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam mà dịch vụ thẻ tín dụng là một dịch vụ cốt lõi được chú trọng Chiến lược chuyển đổi mảng thẻ tín dung của của VIB từ cuối năm 2018 đã đạt được nhiều thành tựu và giúp VIB duy trì vị thế ngân hàng dẫn đầu xu thế thẻ với những sản phẩm thẻ vượt trội về công nghệ và ưu đãi Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ thẻ của VIB thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như hệ thống giao dịch chưa đáp ứng được quy mô, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ còn hạn chế, chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng chưa thực sự tốt Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng hay nguyên nhân khách quan từ các ngân hàng đối thủ hay môi trường kinh tế xã hội Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp giúp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại VIB cả về quy mô và chất lượng với hy vọng rằng những thông tin và giải pháp sẽ đóng góp vào thực tiễn hoạt động phát triển thẻ tín dụng của VIB
Trang 29TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -HOÀNG THỊ HẠNH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Trang 31PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số 4.0 và sự tăng trưởng thu nhập bình quân, xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt, thanh toán sử dụng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trong đời sống của hầu hết người dân Thẻ tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ sở hữu với vô vàn chương trình ưu đãi hấp dẫn, sản phẩm đa dạng, một phương tiện thanh toán tiện lợi, an toàn, bảo mật Không những vậy, trong bối cảnh công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ thì xu hướng không sử dụng tiền mặt cũng góp một phần tích cực Có thể nhận thấy dịch vụ thẻ tín dụng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện thói quen thanh toán của người tiêu dùng, nhất là trong thời gian vừa qua khi tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích.
Từ góc độ của các ngân hàng thì thẻ tín dụng là một kênh tiềm năng, đem lại lợi nhuận và giá trị lớn cho ngân hàng phát hành, giúp các ngân hàng tăng doanh số, biên lợi nhuận, tiếp cận được tệp khách hàng lớn hơn, rộng hơn Nhận thấy tiềm năng phát triển và những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thẻ tín dụng, các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ, đã và đang tập trung đẩy mạnh chiến lược bán lẻ mà trọng tâm là dịch vụ thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng
Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB - ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong hoạt động kinh doanh và luôn nắm bắt, sáng tạo xu hướng thẻ mới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trong khu vực và đạt được nhiều giải thưởng về thẻ tín dụng trong nhiều năm gần đây Là ngân hàng hàng đầu về sáng tạo và đột phá với sản phẩm nổi bật là thẻ Online Plus 2in1 tích hợp 2 chip trong 1 chiếc thẻ (một đầu thẻ tín dụng và một đầu thẻ ghi nợ), 2021 VIB đã được Master Card vinh
Trang 32danh ở 9 hạng mục về tăng trưởng và chi tiêu thẻ Theo số liệu của Hội thẻ Việt Nam, cuối năm 2021, VIB đứng top 3 về tổng chi tiêu thẻ và chiếm đến 10% thị phần trên toàn thị trường Để đạt được nền tảng kinh doanh vững mạnh kết hợp với sự sáng tạo dẫn đầu xu thế thẻ, VIB đã và đang đẩy mạnh đầu tư, chú trọng vào phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác và các chi nhánh ngân hàng quốc tế khác tại Việt Nam hiện nay và dịch vụ thẻ tín dụng của VIB vẫn đang còn những hạn chế và thách thức cần cải thiện và phát triển Việc tìm ra giải pháp giúp tăng cường và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB cả về chiều rộng và chiều sâu là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với chiến lược phát triển của VIB trong thời gian tới Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng và mong muốn có đóng góp thiết thực cho đơn vị công tác, tôi quyết
định thực hiện luận văn: “Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)”.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp để tăng cường sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB).
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài sẽ tập trung vào ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết nền tảng, cơ sở lý luận về thẻ tín dụng và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại VIB trong 5 năm gần đây từ 2018-2022 từ đó chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB.
Trang 33- Thứ ba, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển dịch vụ thẻ tín dụng trên phạm vi toàn hệ thống VIB trong khoảng thời gian từ 2018 – 2022.
3.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: tất cả các chương của luận văn đều sẽ sử dụng phương pháp này Cụ thể, sử dụng phương pháp này để đi sâu vào phân tích lý thuyết về dịch vụ thẻ tín dụng và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng để từ đó rút ra những đánh giá, kết luận và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam.
- Phương pháp thống kê phân tích: Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo thẻ tín dụng VIB và báo cáo thường niên VIB các năm từ 2018-2022 và số liệu thứ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn, điều tra sẽ được phân tích và trình bày dữ liệu dưới dạng bảng hoặc biểu đồ để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu – so sánh: Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của luận văn Tác giả đã so sánh thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng và thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB qua các năm từ 2018-2022 để từ đó rút ra được những điểm tốt và hạn chế trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB.
- Phương pháp suy luận logic: Từ cơ sở lý thuyết và thực trạng phát triển thẻ tín dụng của VIB, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB, tác giả suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm giúp VIB phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.
Trang 34- Phương pháp thực nghiệm: Dựa trên dữ liệu sơ cấp từ kết quả khảo sát bảng hỏi với các tiêu chí được thiết kế dễ hiểu và phù hợp với đề tài dựa trên một số các tiêu chí của mô hình SERVPERF và phỏng vấn khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của VIB, tác giả xử lý dữ liệu trên excel và đo lường độ hài lòng của khách hàng bằng thang đo linkert theo thang điểm 1-5 để có thể đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của VIB theo chiều sâu.
4 Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu, bảng biểu:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Trang 35CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tổng quan về dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàngthương mại
1.1.1 Thẻ tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng được phát hành lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1951 bởi Ngân hàng quốc gia Franklin, loại thẻ này giúp khách hàng vay tiền ngân hàng để chi tiêu trước và trả tiền sau Tiếp sau đó là sự ra đời của thẻ tín dụng Visa vào năm 1970 bởi nhà phát hành là Công ty dịch vụ BankAmericard- công ty kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và phát hành thẻ với các ngân hàng trên thế giới; và tiền thân của Mastercard xuất hiện vào năm 1966 bởi Hiệp hội thẻ Liên ngân hàng Mỹ (ICA) Tại Việt Nam, thẻ tín dụng chính thức được giới thiệu vào ngày 27/6/1990 thông qua sự kiện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký kết hợp đồng đại lý thanh toán thẻ visa với BFCE Singapore
Có khá nhiều định nghĩa về thẻ tín dụng Theo Arthur O’Sullivan và Steven M Sheffrin (2003), Economics: Principles in action cho rằng: “Thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán được cấp cho người sử dụng (chủ thẻ) để chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng cho người bán và các dịch vụ dựa trên lời hứa của chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ về việc thanh toán cho họ số tiền cộng với các khoản phí đã thỏa thuận khác”.
Hay theo Federal Deposit Insurance Corporation (2007), Risk Management Examination Manual of Credit Card Activities định nghĩa “Ở dạng vật lý, thẻ tín dụng là một thẻ nhựa mỏng, hình chữ nhật Mặt trước của thẻ gồm thông tin số thẻ và mặt sau thẻ sẽ là thông tin điện tử của tài khoản và chữ ký chủ thẻ Ở dạng phi vật
Trang 36chất thì thẻ tín dụng đại diện cho một cơ chế thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho cả giao dịch kinh doanh thương mại và tiêu dùng, bao gồm việc mua hàng và ứng tiền mặt.”
Vậy có thể hiểu rằng, thẻ tín dụng là một loại thẻ được cấp bởi ngân hàng hay các tổ chức tài chính, cho phép chủ thẻ dùng để thực hiện giao dịch thanh toán, giúp chủ thẻ mua hàng trước trả tiền sau trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành.
1.1.1.2 Phân loại và đặc điểm của thẻ tín dụng
Phân loại thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng có thể được phân loại thành nhiều loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào nhóm khách hàng hướng tới, cụ thể:
- Theo hạng thẻ: thường các ngân hàng sẽ phân loại thành thẻ hạng chuẩn, hạng vàng và hạng bạch kim và điều kiện mở, hạn mức thẻ tùy thuộc vào từng hãng thẻ.
- Theo chủ thẻ sử dụng: thông thường thẻ được chia thành thẻ tín dụng cá nhân và thẻ tín dụng doanh nghiệp
- Theo phạm vi sử dụng: thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế
- Theo thương hiệu: thẻ visa, mastercard, JCB, American express,…
Các đặc điểm của thẻ tín dụng:
- Hạn mức thẻ tín dụng: Là số tiền tối đa mà chủ thẻ được chi tiêu Hạn mức thẻ tín dụng của khách hàng sẽ được ngân hàng phê duyệt phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ thẻ tại thời điểm mở thẻ Hạn mức này sẽ được ngân hàng đánh giá định kỳ dựa trên giao dịch chi tiêu và khả năng tài chính để tăng hoặc giảm hạn mức chi tiêu của thẻ.
- Bảng sao kê thẻ tín dụng: Đây được coi như là hóa đơn mà ngân hàng phát hành thẻ gửi cho chủ thẻ vào cuối kỳ sao kê Bảng
Trang 37sao kê sẽ thể hiện tất cả các giao dịch mà khách hàng sử dụng thẻ để chi tiêu, số dư nợ thẻ tín dụng, ngày đến hạn thanh toán và số tiền tối thiểu cần thanh toán.
- Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng: Là số tiền thấp nhất mà chủ thẻ cần phải trả để không bị tính phí phạt hoặc không bị cho vào danh sách nợ xấu Số tiền tối thiểu sẽ phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng và thông thường là khoảng 5% tổng số dư nợ.
- Lãi suất thẻ tín dụng: Đó là mức lãi suất tính trên số dư nợ còn lại của khách hàng (sau khi hết thời gian miễn lãi) Và số tiền dư nợ càng nhiều thì số tiền lãi càng lớn Do đó, khách hàng nên thanh toán tối đa để tiết kiệm chi phí tiền lãi.
1.1.1.3 Chức năng và lợi ích của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng có các chức năng chính sau:
- Thanh toán chậm: chủ thẻ có thể dùng thẻ để chi tiêu trước và thanh toán sau đó Thông thường chủ thẻ nếu thanh toán trong 45 ngày sẽ không phải chịu lãi suất, còn sau thời gian này thì lãi suất phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng.
- Rút tiền mặt: Khách hàng có thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại ATM, hạn mức tối đa bằng hạn mức tín dụng và sẽ mất phí rút tiền tùy thuộc vào từng ngân hàng.
- Trả góp: chủ thẻ có thể đăng ký trả góp theo tháng, thông thường từ 3-12 tháng cho các khoản chi tiêu thẻ tín dụng của mình, khoản trả góp có thể không lãi suất hoặc có lãi suất tùy thuộc vào chương trình trả góp.
Lợi ích và bất lợi khi dùng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi những lợi ích sau:
- An toàn, loại bỏ rủi ro khi mang tiền mặt: Khi sử dụng thẻ tín dụng và không may bị mất, trộm hoặc cướp giật khách hàng có thể báo khóa thẻ ngay lập tức Như vậy số tiền trong thẻ sẽ được bảo vệ và không bị mất nếu khóa thẻ kịp thời Đây chính là ưu
Trang 38điểm của việc sử dụng thẻ so với việc dùng tiền mặt, bởi khi sử dụng tiền mặt mà gặp rủi ro thì số tiền đó sẽ mất và khó có thể được tìm thấy.
- Chi tiêu tiện lợi không cần tiền mặt, chi tiêu trước trả tiền sau: Một trong những lợi ích tiếp theo mà thẻ tín dụng mang lại cho người dùng đó là thanh toán tiện lợi Đi bất cứ đâu chỉ cần mang theo chiếc thẻ là có thể thanh toán giao dịch ngay lập tức mà không cần mang theo tiền mặt Hơn nữa, khách hàng dùng thẻ tín dụng tức là đang được chiếm dụng vốn của ngân hàng để chi tiêu trước và trả tiền sau Điều này giúp khách hàng chi trả chi phí phát sinh bất ngờ mà không cần phải có tiền trong tài khoản.
- Chi tiêu tiền ngắn hạn được miễn lãi: Việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ có tối đa 45 ngày miễn lãi để thanh toán cho ngân hàng Khách hàng sẽ không phải trả thêm bất kì một khoản phí nào về lãi suất nếu trả nợ đúng hạn Nói một cách khác thì đây chính là việc khách hàng có thể sử dụng vốn trước mà không mất lãi vay, rất phù hợp cho những chủ hộ kinh doanh khi cần nhập hàng hoặc người tiêu dùng khi muốn mua món đồ có giá trị lớn ngay lập tức ngay cả khi chưa thu xếp được nguồn tiền.
- Hưởng nhiều chương trình ưu đãi: Thẻ tín dụng có liên kết với nhiều trang thương mại điện tử, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn trong các chương trình khuyến mãi độc quyền và các chương trình hoàn tiền khi thanh toán, người tiêu dùng có thể tiết kiệm từ 5 - 20% mỗi giao dịch khi thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Các chương trình khi dùng thẻ tín dụng như ưu đãi 50% khi ăn uống tại nhà hàng, giảm giá 40% dành cho các chủ thẻ khi mua sản phẩm tại một cửa hàng thời trang hay khi đặt phòng tại khu nghỉ dưỡng, đặt vé máy bay trong mùa du lịch rất có lợi cho chủ sở hữu thẻ… Tất cả những ưu đãi hấp dẫn đó đều kèm theo những điều kiện về sử dụng thẻ ngân hàng mà không phải tất cả khách
Trang 39hàng đều được hưởng.
- Quản lý chi tiêu dễ dàng: Khi dùng thẻ tín dụng chủ thẻ sẽ nhận được sao kê hàng tháng về các khoản chi tiêu hoặc có thể theo dõi lịch sử mua sắm của để cân đối và kiểm soát tài chính cho hợp lý.
- Khả năng mua trả góp lãi suất 0%: Trả góp là một lợi ích không thể thiếu của thẻ tín dụng Khi sử dụng thẻ tín dụng để mua một món đồ có giá trị lớn, chủ thẻ có thể chuyển đổi giao dịch đó thành khoản trả góp theo tháng lãi suất 0% hoặc 1-2% tùy chương trình của ngân hàng, hoặc chuyển đổi dư nợ thẻ thành khoản trả góp khi dư nợ quá lớn mà chưa thu xếp được tiền để trả Việc chuyển đổi trả góp cũng giống như khi khách hàng vay ngắn hạn với các kỳ hạn thường là 3,6,9 hoặc 12 tháng mà không cần thẩm định, ký kết hợp đồng vay.
- Mua sắm trực tuyến: Để tận dụng triệt để những ưu đãi dành cho chủ thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể đăng ký internetbanking để thực hiện thanh toán hàng ngày hoặc liên kết với các trang web mua sắm để thanh toán giao dịch.
Bên cạnh những tiện lợi thì thẻ tín dụng cũng có những hạn chế và bất lợi nhất định nếu như chủ thẻ sử dụng thẻ không đúng cách cụ thể như sau:
- Rủi ro về thông tin: Mặc dù thẻ được tích hợp EMV, nhưng khi thanh toán (cà thẻ POS) lại không yêu cầu nhập PIN nên khi làm mất thẻ mà không báo khóa thẻ kịp thời thì người khác có thể dễ dàng lấy thông tin và sử dụng số tiền trong thẻ.
- Lãi suất trả chậm cao: Khách hàng sẽ được sử dụng số tiền miễn phí lãi suất nếu thanh toán đúng hạn Tuy nhiên, chẳng may thanh toán chậm, khách hàng sẽ phải chịu mức lãi suất cao, ngang mức lãi suất do các công ty tài chính áp dụng, thậm chí có thể sẽ cao hơn, nếu bị dính vào trả chậm và nợ xấu Hơn nữa, khi thanh toán dù chỉ thiếu 1 đồng thì lãi sẽ được tính trên tổng dư nợ
Trang 40của thẻ đã sử dụng trong tháng đó chứ không tính trên dư nợ còn lại.
- Phải trả phí khi dùng thẻ: Khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải trả rất nhiều loại phí đi kèm như phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí chi tiêu vượt hạn mức, phí chuyển đổi ngoại tệ,…
1.1.2 Dịch vụ thẻ tín dụng tại các ngân hàng thươngmại
1.1.2.1 Dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại
Để hiểu được dịch vụ thẻ tín dụng là gì, trước hết cần hiểu dịch vụ là gì?
Có nhiều quan điểm, khái niệm về dịch vụ được đưa ra, nổi bật có thể kể đến những quan điểm sau:
Theo J William Stanton (1994) định nghĩa “Dịch vụ là những hoạt động vô hình có thể nhận dạng riêng biệt, về cơ bản mang lại sự thỏa mãn mong muốn và không nhất thiết phải gắn liền với việc bán một sản phẩm hoặc một dịch vụ khác.” Hay Philip Kotler và Gary Armstrong (2004) cho rằng “Dịch vụ là một hoạt động hoặc lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên khác về cơ bản là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu bất kỳ thứ gì Sản xuất của nó có thể có hoặc có thể không gắn với một sản phẩm vật chất” Hoặc theo Hiệp hội tiếp thị Hoa Kỳ đưa ra khái niệm “Dịch vụ là các hoạt động, lợi ích hoặc sự thỏa mãn được cung cấp để bán hoặc được cung cấp liên quan đến việc bán hàng hóa”
Từ các quan niệm trên có thể hiểu rằng dịch vụ là sản phẩm của lao động, do một bên cung cấp dịch vụ cho một bên có nhu cầu và có phí và hoạt động này không tồn tại dưới dạng vật chất Ngân hàng thương mại cũng nơi cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng của mình dụ thể gồm các nhóm dịch vụ sau: dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ huy động vốn, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử