1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của đảng

30 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn Trần Thị Mai Thanh
Trường học Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,04 MB

Cấu trúc

  • A. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ (3)
  • B. NỘI DUNG I: kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng 1: Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (3)
    • 2: Đường lối kháng chiến của Đảng (6)
    • II: Lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến từ năm 1947 – 1950 1. Tình hình chung (11)
      • 2. Công cuộc chuẩn bị kháng chiến lâu dài (0)
      • 3. Chỉ thị phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp(15/07/1947) (20)
      • 4. Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950 (24)

Nội dung

Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam tiếp tục kiềm chế, kiên trì thực hiện chủ trương hòa hoãn và bày tỏ thiện chí hòa bình, thái độ nhân nhượng nhằm tìm kiếm con đường hòa bìn

NỘI DUNG I: kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng 1: Kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Đường lối kháng chiến của Đảng

2.1: Quá trình hình thành đường lối kháng chiến

1 Đường đối kháng chiến chống thực dân Pháp được Đảng hình thành, bổ sung, phát triển qua thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 đến 1947 Nội dung cơ bản của đường lối đó được thể hiện trung nhiểu văn kiện quan trọng của Đăng, lời kêu gọi, bải viết, chỉ thi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, trong đó tập trung ở các văn bản: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25-1945); Chỉ thị sinh thành vi chủ trương (3-3-1946); Chỉ thị hóa để tiến (9-3-1946): Chỉ thị sần dần khẳng chiến (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946: Tác phẩm kháng chiếm nhất định thắng lợi của đảng chi Trường Chinh (8-1947)

- Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất (10-1946) và Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ (11-1946):

- Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể về tư tưởng, tổ chức để quân và dân có thể sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới với một kẻ thù nguy hiểm, không từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta.

- Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ nêu lên những vấn đề có tầm chiến lược và toàn cục cần phải tiến hành khi bước vào cuộc kháng chiến, đồng thời khẳng định niềm tin sắt đi vắc thắng lợi cuối cùng.

- Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (12-12-1946) của Ban thường vụ Trung ương Đảng và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Bản Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” làm rõ tính chất, mục đích của cuộc kháng chiến, các chính sách của cuộc kháng chiến như đoàn kết toàn dân, xây dựng thực lực về mọi mặt, đoàn kết quốc tế (cả với nhân dân Pháp để chống bọn thực dân Pháp phân động, đồng thời còn dự đoán về các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, về chương trình kháng chiến, về cơ quan lãnh đạo kháng chiến, về tuyên truyền trong kháng chiến

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là lời hịch của non sông, đất nước, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Đó chính là Cương lĩnh kháng chiến khái quát ở trình độ cao,

Bài thi môn: Lịch sử ĐCSVN Nhóm Sinh viên: nhóm 6 chứa đựng tư tưởng và đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tác phẩm “Kháng chiếc nhất định thắng lợi” (1947) của đồng chí Trường Chinh tiếp tục làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về đường lối kháng chiến như: Tính chất, mục đích kháng chiến, kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính…

2.2: Nội dung đường lối kháng chiến

-Tính chất của đường lối kháng chiến: Là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình, cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới, là cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân VN.

- Phương châm của đường lối kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

- Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân, động viên toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc tích cực tham gia cuộc kháng chiến Phải xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi phổ là một mặt trận” Trong đó Quân đội nhân dân và các lực lượng vũ trang là lực lượng làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

- Kháng chiến toàn diện là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ngay từ ngày đầu tháng chiến Cuộc chiến tranh về tổng thể là một cuộc đọ sức, đọ tài toàn diện giữa các bên tham chiến, không phải chỉ trên lĩnh vực quân sự, vũ trang Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta được Đảng và Hồ Chí Minh xác định phải đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ đánh địch bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, ngoại giao, trong đó mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò tiên phong, mũi nhọn, mang tính quyết định Phải động

1 viên, phát huy cho được mọi tiềm năng, sức mạnh của dân tộc, mọi nguồn lực vật chất, tinh thần trong nhân dân để phục vụ kháng chiến và chiến thắng.

Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình

*) Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "Triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu đài Vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ".

*) Chính sách đối nội phải đúng đắn:

+ Đoàn kết toàn dân chống chính sách lừa bịp, chia rẽ của địch

+ Phải củng cố Nhà nước Cộng hoà dân chủ, tăng cường bộ máy kháng chiến, thống nhất lãnh đạo, quân sự phụ thuộc chính trị, loại trừ cơ hội, quan liêu, quân phiệt, biệt phái, kiên quyết trấn áp bọn phản chách mạng

+ Củng cố hậu phương, cô lập kẻ thù

+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục chính trị, xây dựng niềm tin, chống bị quan, chủ quan khinh địch, thoả hiệp, trông chờ sự trung gian hoà giải của nước thứ 3

*) Chính sách đối ngoại phải khôn khéo, phù hợp:

+ Về cơ bản là cô lập kẻ thù, lôi kéo thêm bè bạn

Lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến từ năm 1947 – 1950 1 Tình hình chung

-Năm 1947: Sau chủ trương toàn quốc kháng chiến năm 1946 của Đảng, trên khắp các chiến trường Việt Nam thực dân Pháp đã rơi vào tình thế lúng túng, nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến và đầy tham vọng, thực dân Pháp đưa ra kế hoạch nhằm mở rộng chiến tranh, cuộc tiến công lên Việt Bắc là một kế hoạch nằm trong chiến lược đó Mục tiêu của cuộc tiến công là nhằm loại trừ bộ đội chủ lực ra khỏi vòng kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn toàn quốc, kết thúc chiến tranh và đặt lại ách thống trị lên toàn bộ nước ta, khóa chặt biên giới Việt

Bài thi môn: Lịch sử ĐCSVN Nhóm Sinh viên: nhóm 6 kháng chiến Yêu cầu của sự nghiệp khángchiến, kiến quốc đòi hỏi phải sửa đổi chương trình giáo dục,phải biên soạn sách và sửa đổi cách dạy cho phù hợp Nội đungchương trình và phương pháp đào tạo theo phương châm thiếtthực là chính, nhưng phải đề cao chất lượng

Dù chiến tranh ngày càng ác liệt và việc tổ chức lớp học ngày càng khó khăn, nhưng chính quyền các cấp và các cơ quan giáodục đã cố gắng duy trì hệ thống giáo dục trong vùng giải phóng Nền giáo dục kháng chiến được tổ chức khá đa dạng và toàndiện Ngoài báo dục hệ chính quy gồm các trường phổ thông vàcao đẳng, đại học còn có hệ bổ túc văn hoá và hệ thống các trường chính trị, quân sự Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và mở rộng.

Năm 1947, Khu X mở được 153 lớp, huấn luyện đào tạo3.745 giáo viên, động viên trên 130.000 học viên theo học cáclớp Bình dân, gấp 5 lần so với số lượng học viên năm trước Tạicác tỉnh Liên khu V và Bình - Trị - Thiên mặc dù bị địch baovây bắn phá, nhưng các cấp chính quyền dân chủ nhân dân đãkhắc phục khó khăn để bám đất, bám dân nhằm từng bước khôiphục các lớp Bình dân học vụ theo khẩu hiệu "Tay bút, taysúng", "Diệt dốt xâm lăng" Đến cuối năm 1947, cả nước đã thanh toán nạn mù chữ cho trên 1,2 triệu người, trong đó cónhiều làng, xã ở Hải Dương và Thái Bình được công nhận xoá xong nạn mù chữ. Ngành Giáo dục phổ thông phát triển khá nhanh Tính đếntháng 6-1947, số học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộlên tới 147.000 em, tăng 47% so với tháng 12-1946 Nội dunggiảng dạy và phương thức hoạt động trong các nhà trường phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc Chế độthi cử xác nhận bậc học của học sinh và tuyển chọn học sinh vàocác lớp trên được duy trì Tháng 4-1947, Chính phủ ra Nghị định mở kì thi Trung học và Tiểu học trong cả nước Đến cuối năm 1947, đã có hàng nghìn trường tiểu học và trung học thuhút hàng vạn con em nhân dân đến lớp học.Việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được chú ý.

3 Chỉ thị phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp

*) Mưu đồ của địch: chụp bắt cơ quan đầu não của ta; tiêu diệt bộ đội chủ lực; phá căn cứ địa kháng chiến; khóa chặt biên giới và khủng bố, uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta, đầu tháng 10-1947, địch huy động trên 12.000 quân với nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, mở cuộc tiến công lên Việt Bắc Đây là đòn tiến công có quy mô chiến lược - phản ánh sự cố gắng cao nhất của thực dân Pháp (lúc bấy giờ), thực hiện “tốc chiến, tốc thắng”, kết thúc chiến tranh trong vòng ba tuần, theo như tuyên bố của tướng Xa-lăng - Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Đông Dương, tác giả của “Kế hoạch tiến công Việt Bắc”.

Với Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng“Phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp” nhân dân ta đã đập tan kế hoạch của chúng, làm thay đổi cục diện kháng chiến, đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta tạo điều kiện đến thắng lợi cuối cùng.

- Ngày 15-10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi bộ đội, dân quân du kích Việt Bắc ra sức diệt địch Người cho rằng địch mưu hội quân ở Bắc Kạn, tạo thành cái ô bọc lấy Việt Bắc, rồi chúng cụp ô lại, dưới đánh lên, trên đánh xuống để tiêu diệt chủ lực ta và phá cho được cơ quan đầu não kháng chiến. Người chỉ rõ: Chúng chỉ mạnh về hai gọng kìm Gọng kìm mà gãy thì cái ô cụp xuống sẽ thành cái ô rách, cuộc tấn công của địch sẽ thất bại

- Nghiên cứu thế lực của ta và địch trên chiến trường, Bộ tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên 3 mặt trận: “Đánh mạnh ở mặt trận SôngLô; đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải tiếp tế địch, phục kích các đường rừng, đánh đường sông; tại những căn cứ của địch luôn quấy rối, với những vị trí nhỏ thì bao vây tiêu diệt để phối hợp với Việt Bắc” Quân đội ta sử dụng các trung đoàn 147, 165 (chủ lực Bộ); 72, 74, 121 (Khu 1); 11, 36; 59; 98 (Khu 12); 1 tiếu đoàn pháo binh và Trung đoàn Sông Lô (Khu 10); 5 tiểu đoàn

Bài thi môn: Lịch sử ĐCSVN Nhóm Sinh viên: nhóm 6 độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vị binh chủng và du kích trên địa bàn chiến dịch Chiến khu do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng Chiến dịch tấn công của quân Pháp bắt đầu thì chiến dịch phản công của quân đội ta tại Việt Bắc cũng bắt đầu.

- Ở mặt trận Sông Lô - Chiêm Hóa, địch vừa đổ bộ lên bến Bình Ca thì bị quân đội ta bắn chìm một pháo thuyền địch, tiếp đó diệt hơn một tiểu đội giặc lập chiến công đầu tiên trên sông Lô Những trận đánh địa lôi, phục kích, bắn tỉa của quân đội ta làm cho quân đội Pháp không thể tiến theo các đường thủy, đường bộ, buộc chúng phải tiếp viện quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa Đoàn pháo binh cùng các binh đoàn chủ lực bắn chìm một số tàu chiến và ca nô của quân Pháp tại Đoan Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau Đường tiếp viện của quân Pháp từ Hà Nội lên bị cắt đứt.

- Ở mặt trận đường số 4, các đại đội độc lập và quân dân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn phục kích, bắn tỉa trên đường địch hành quân, tiến công tiêu diệt địch tại Đông Khê, Thất Khê Tiểu đoàn tập trung Lạng Sơn lợi dụng địa hình đánh trận phục kích xuất sắc, diệt 33 xe cơ giới, gần 300 tên địch tại Bông Lau, thu toàn bộ vũ khí Đường số 4 thành “con đường máu” của thực dân Pháp. Ở mặt trận đường số 3, tự vệ quân giới phối hợp với dân quân dân tộc ít người đánh quân Pháp đi lẻ Các tiểu đoàn tập trung thuộc Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy Chiến khu 1, tập kích, đánh địa lôi hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt trong công sự, cắt đứt đường tiếp viện của quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Kạn. Các binh đoàn lớn của thực dân Pháp càng đi sâu vào căn cứ Việt Bắc càng bị chia cắt và hao mòn lực lượng.

Ngày 22/12/1947, cuộc chiến đấu chống địch tấn công Việt Bắc kết thúc thắng lợi Việt Bắc đã trở thành "mồ chôn quân Pháp" với hơn 6.000 tên địch bị loại, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô và tàu chiến và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Đúng như dự đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua hơn hai tháng đánh lên Việt Bắc, vấp phải sự chống trả kiên cường, sáng tạo của quân và dân ta, bị đánh

1 mạnh ở cả đường bộ, đường sông, chịu nhiều tổn thất, hàng ngàn quân bị loại khỏi vòng chiến đấu, nhiều phương tiện chiến tranh phá huỷ và đánh chìm, quân Pháp buộc phải co cụm vào các thị xã, thị trấn rồi rút đại bộ phận quân khỏi Việt Bắc Sự chỉ huy mưu lược của Đảng, Bác Hồ và Bộ Tổng chỉ huy kết hợp với sự nỗ lực vượt bậc, trí thông minh, sáng tạo, tinh thần chiến đấu dũng cảm, của các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã tạo nên nhiều chiến công vang dội trên Sông Lô, tại Đoan Hùng (ngày 25-10-1947), ở đèo Bông Lau (ngày 30-10-1947)…Chiến thuật quấy rối, phục kích, đánh tiêu hao, tiêu diệt địch ở mọi nơi đã vô hiệu hoá, tiến tới bẻ gảy từng gọng kìm của địch, đẩy chúng vào tình thế lúng túng trong những cuộc hành binh sục sạo và nhảy dù vô vọng Thất bại tại Việt Bắc cùng với khủng hoảng về chính trị, khó khăn về kinh tế làm cho Pháp nhận ra rằng không thể giải quyết chiến tranh bằng một cuộc hành quân lớn và cũng không thể tiến hành chiến tranh bằng sức lực đã cạn kiệt của nước Pháp, buộc Pháp chuyển sang chiến lược mới là đánh kéo dài, chuyển sang bình định các vùng chiếm đóng hòng vơ vét sức người, sức của,…

- Tại cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, có Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã trình bày bản dự thảo chỉ thị. Ngày hôm sau 15-10 bản chỉ thị được công bố Sau khi vạch trần âm mưu của thực dân Pháp, Bản Chỉ thị khẳng định chúng không mạnh, ta có thể đánh bại chúng Một mặt ta không được hoảng hốt, sợ địch mà không trấn tĩnh, mặt khác cũng không được chủ quan, khinh địch, đánh giá thấp lực lượng địch Nội dung quan trọng trong Chỉ thị là Thường vụ Trung ương đã vạch ra cụ thể các vấn đề chuẩn bị cho cuộc phản công làm thất bại âm mưu của thực dân Pháp “Phải đánh thế nào để phá kế hoạch mùa Đông của địch, làm cho địch thua thiệt nặng nề đến nỗi không thể gượng lại được sau chiến dịch mùa Đông này Phát triển chiến tranh du kích mạnh hơn, vũ trang nhân dân nhiều hơn, để đối phó với chiến sự ngày càng lan rộng và quyết liệt.”

- Sau 75 ngày đêm chiến đấu liên tục, ngày 21-12-1947, quân và dân ta đã lần lượt bẻ gãy tất cả các mũi tiến công nguy hiểm của giặc Pháp, loại khỏi vòng

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w