Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh từ các sản phẩm du lịch bởi các nhà cung cấp đã giúp cho người tiêu dùng có thêm n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Hải Yến
Đơn vị chủ trì: Khoa Du lịch, trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục tiêu nghiên cứu 8
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Lịch sử nghiên cứu 10
6 Bố cục của bài nghiên cứu 12
Chương 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU DÙNG DU LỊCH VÀ BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH DU LỊCH 14
1.1 Hệ thống khái niệm 14
1.2 Xu hướng tiêu dùng du lịch 18
1.2.1 Đặc điểm của tiêu dùng du lịch 18
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tiêu dùng du lịch 21
1.3 Chuyển đổi số trong du lịch và tác động của chuyển đổi số đến xu hướng tiêu dùng du lịch 26
1.3.1 Tiến trình chuyển đổi số trong du lịch 26
1.3.2 Chuyển đổi số tác động đến xu hướng tiêu dùng du lịch 32
1.3.3 Ý nghĩa của việc phân tích xu hướng tiêu dùng du lịch 34
1.4 Vấn đề chuyển đổi số trong du lịch hiện nay tại Hà Nội 36
Chương 2.THỰC TRẠNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI HÀ NỘI 40
2.1 Khái quát tình hình thị trường tiêu dùng du lịch Hà Nội 40
2.2 Các xu hướng tiêu dùng du lịch tại Hà Nội hiện nay 45
2.2.1 Xu hướng về ứng dụng CNTT trong hoạt động tiêu dùng du lịch (4 giai đoạn: tìm – mua – sử dụng – đánh giá) 45
2.2.2 Xu hướng về loại sản phẩm du lịch được tiêu dùng 58
2.2.3 Xu hướng về chi tiêu trong hoạt động du lịch 64
2.3 Đánh giá chung 67
2.3.1 Ưu điểm 67
2.3.2 Nhược điểm 68
Chương 3.NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC ĐỀ XUẤT ĐẢM BẢO ĐÁP ỨNG SỰ THAY ĐỔI XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 69
3.1 Những vấn đề đặt ra trước những xu hướng tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đổi số qua nghiên cứu tại Hà Nội 69
Trang 33.1.1 Những vấn đề mới cần giải quyết nhằm nắm bắt xu hướng tiêu dùng
trong bối cảnh chuyển đổi số 69
3.1.2 Tình hình nguồn nhân lực trước xu hướng tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đối số 73
3.1.3 Định vị vai trò của công nghệ số trước xu hướng tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đổi số 76
3.2 Các đề xuất đảm bảo đáp ứng sự thay đổi xu hướng tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đổi số 78
3.2.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch 78
3.2.2 Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch 87
3.2.3 Đối với khách du lịch 93
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 100
Phụ lục 1: Bảng hỏi khảo sát của nhóm nghiên cứu 101
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 107
Phụ lục 3: Các câu hỏi phỏng vấn sâu 116
Phụ lục 4: Một số câu trả lời phỏng vấn sâu của tác giả 117
Phụ lục 5: Danh sách những người cung cấp thông tin 120
Trang 4DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 1 Nhu cầu tìm kiếm du lịch nội địa về hàng không ở
2 Biểu đồ 2 Nhu cầu tìm kiếm du lịch nội địa về cơ sở lưu trú ở
Việt Nam từ ngày 01/11/2021 đến 20/01/2022 34
3 Biểu đồ 3 Kết quả khảo sát về dịch vụ được chi tiêu nhiều nhất
4 Bảng 1 Kết quả khảo sát tình trạng ứng dụng các nền tảng số
trong quá trình tiêu dùng du lịch 45
5 Biểu đồ 4 Các thị trường tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt
6 Biểu đồ 5 Kết quả khảo sát tình trạng sử dụng Internet để tìm
kiếm thông tin, tham khảo các đánh giá về các sản phẩm du lịch
của người dân Hà Nội
8 Bảng 3 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các phương
tiện tới quyết định lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ của du
khách Hà Nội.
50
9 Bảng 4 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các phương
tiện đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách Hà
Nội.
51
10 Biểu đồ 4 Kết quả khảo sát về tình hình đặt mua dịch vụ lưu
trú và ăn uống của du khách Hà Nội 52
11 Bảng 3 Kết quả khảo sát tình trạng đánh giá sản phẩm du lịch
sau sử dụng trên các phương tiện của du khách Hà Nội 54
12 Biểu đồ 5 Kết quả khảo sát loại hình được du khách Hà Nội ưu
13 Biểu đồ 6 Kết quả khảo sát tình trạng chi tiêu trong quá trình
tham gia du lịch của du khách Hà Nội 63
Trang 5DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người trở nên hiện đại hơn, điều này cũng làm cho chúng ta xuất hiện những đòi hỏi ngày càng cao về nhu cầu sinh hoạt để đáp ứng những mong muốn của bản thân “Du lịch” chính là một hình thức, sự lựa chọn hàng đầu của con người ngày nay nhằm thoả mãn những nhu cầu đó, mức sống càng cao thì nhu cầu
du dịch của con người càng lớn Những năm gần đây du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nhờ biết cách khai thác và chọn lọc các nguồn tài nguyên, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu lớn cho nước ta Bên cạnh đó, du lịch còn tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá với các nước, đã vô hình góp phần tạo ra sự gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ ngoại giao Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2019, tổng thu du lịch đạt 755 nghìn
tỷ đồng Với kết quả này, ngành du lịch đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, góp phần giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Chính sự hấp dẫn này đã thôi thúc nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp, tư nhân chọn ngành du lịch là đối tượng kinh doanh phù hợp để phát triển kinh tế
Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh từ các sản phẩm du lịch bởi các nhà cung cấp đã giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một dịch vụ, sản phẩm du lịch phù hợp nhất và giá cả phải chăng cho điểm đến mà họ yêu thích và từ đây sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty … hoạt động về du lịch cũng càng cao Những yếu tố như văn hoá, giai tầng xã hội hay gia đình cũng là nguyên nhân làm cho hành vi tiêu dùng du lịch của du khách có sự thay đổi Theo thời gian và xu
Trang 7hướng phát triển của thời đại cũng thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng nói chung và hành vi tiêu dùng trong du lịch nói riêng Bên cạnh đó, trong suốt 2 năm qua, nhân loại đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề trên mọi phương diện do đại dịch Covid-19 gây ra và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại Đứng trước những tác động đó, đời sống của con người bị ảnh hưởng trầm trọng làm cho hành vi tiêu dùng cũng bị tác động Hành vi tiêu dùng du lịch của du khách dễ dàng thay đổi và chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau nên việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của du khách đóng vai trò quan trọng và cần phải được quan tâm thường xuyên
Việc nghiên cứu sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số, sẽ cung cấp nhiều thông tin và định hướng phát triển cho các tư nhân, doanh nghiệp … Kết quả đề tài mang lại sẽ phân tích và sắp xếp được các xu hướng tiêu dùng của du khách Từ đó, nhà quản trị sẽ
có thêm công cụ hỗ trợ để có thể xây dựng được những sản phẩm dịch vụ
du lịch đáp ứng được yêu cầu mà du khách đặt ra Bên cạnh đó, khách hàng cũng biết cách lựa chọn sản phẩm dịch vụ phù hợp để đem lại cảm giác thoải mái nhất cho bản thân trong chuyến vui chơi, nghỉ dưỡng
Hà Nội là thành phố lớn, là thủ đô của nước Việt Nam, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước, là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…cũng là khu vực có dân số đông, sức tiêu dùng
du lịch lớn Việc chọn địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện nghiên cứu sẽ
dễ dàng tìm hiểu được đa dạng khách thể, sẽ mang lại kết quả chính xác và
độ tin cậy cao
Với những lý do đã trình bày ở trên, nhóm tác giả chọn đề tài:
“Xu hướng tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số (Qua nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)” làm đề tài nghiên cứu để làm rõ xu hướng tiêu dùng du lịch tại địa bàn Hà Nội trước những tác động lớn của chuyển đổi
Trang 8số, từ đó có thể giúp các doanh nghiệp, cá nhân có thể tham khảo và đưa ra các định hướng phù hợp nhất để có thể phát triển trong giai đoạn này và cả trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu và chỉ ra xu hướng tiêu dùng các loại sản phẩm dịch vụ du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại thị trường Hà Nội; phân tích sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng du lịch trước và sau chuyển đổi số
2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định xu hướng tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại
Hà Nội hiện nay Từ đó, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số và đề xuất các giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch nhằm phát triển du lịch du lịch tại thị trường Hà Nội
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số
3 2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Hà Nội
Phạm vi thời gian: giai đoạn 10 năm, từ năm 2011 - năm 2021
Trong nội dung này, nhóm nghiên cứu nhận thấy không có một mốc thời gian cụ thể nào cho việc chuyển đổi số xuất hiện ở Việt Nam Bởi lẽ, chuyển đổi số như là một mạch nước ngầm, thấm dần dần vào đời sống kinh
tế xã hội Việt Nam Không đồng loạt, không cùng tốc độ, không cùng cường độ mà mỗi ngành, mỗi khía cạnh lại có tình hình ứng dụng chuyển đổi số khác nhau Chính vì thế, không thể xác định mốc thời gian cụ thể để
Trang 9phân chia khoảng thời gian thành một nửa là chưa có chuyển đổi số và một nửa là có chuyển đổi số
Về lý do tại sao lựa chọn phạm vi nghiên cứu về thời gian là 10 năm từ năm 2011 tới năm 2021, nhóm nghiên cứu nhận thấy, giai đoạn này là giai đoạn lí tưởng để có thể thấy rõ được sự thay đổi trong tiêu dùng du lịch của người dân Hà Nội nói riêng và toàn Việt Nam nói chung trước và sau khi có những tác động của việc chuyển đổi số Đặc biệt, vào năm 2020 Việt Nam khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, tiến tới xây dựng một Việt Nam số
Phạm vi nội dung: nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch trong bối cảnh diễn ra chuyển đổi số Tìm ra những xu hướng mới trong tiêu dùng của du khách (qua nghiên cứu thị trường cầu tại Hà Nội), nghiên cứu về khả năng
và mức độ ứng dụng những thành quả chuyển đổi số của du khách trong quá trình tham gia du lịch Từ đó, đưa ra những vấn đề mà các bên liên quan tới
tổ chức và tiêu dùng du lịch cần chú ý
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tư liệu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp này để tìm hiểu các tài liệu liên quan đến vấn đề chuyển đổi số hiện nay và những tác động của nó đến xu hướng tiêu dùng du lịch so với thời kì trước chuyển đổi số Đồng thời, thống kê và so sánh các số liệu liên quan để làm rõ các
dữ liệu được đưa ra
Phương pháp điều tra thực tế qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu
Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra qua các bảng hỏi với 194 lượt trả lời và phỏng vấn sâu các đối tượng đang sinh sống và làm việc tại
Hà Nội về những sự thay đổi trong nhu cầu, các vấn đề về việc đi du lịch như: tìm kiếm thông tin chuyến đi, lưu trú, ăn uống,
Trang 105 Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề xem xét các yếu tố tác động đến hành vi và xu hướng hành vi tiêu dùng là một chủ đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới, từ những nghiên cứu của James F Engel đã có từ năm 1960, sách viết về hành vi khách hàng tiêu dùng của Sheth và Howard năm 1969 (The theory of Buyer Behavior), sau này là Aen và Fishbein với 2 lý thuyết nổi tiếng: TRA và TPB, các tạp chí Journal of Consumer Research, Journal of Marketing Research, … cũng thường đăng những bài nghiên cứu về chủ đề này
Cùng với sự phát triển của du lịch, các nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng du lịch cũng ngày càng được chú trọng, quan tâm Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều bài nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng du lịch Có thể
kể đến như:
• Scott A Cohen, Girish Prayag & Miguel Moita (2014) “Consumer behaviour in tourism: Concepts, influences and opportunities” (Hành vi tiêu dùng du lịch: Khái niệm, ảnh hưởng và cơ hội) Bài viết nghiên cứu đưa ra khái niệm hành vi tiêu dùng du lịch và các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng du lịch
• TS Muhannad M.A Abdallat và TS Hesham EI – Sayed EI – Emam
“Consumer Behavior Models in tourism analysis study” (Các mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch) Tác giả đã tổng hợp các mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch khác nhau, như mô hình của Andreason (1965), mô hình của Mathieson và Wall (1982)
Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng du lịch mới được chú trọng trong những năm gần đây Do vậy mà số lượng nghiên cứu
về đề tài này là chưa nhiều Một số công trình nghiên cứu khoa học có đề tài liên quan tới hành vi tiêu dùng du lịch tiêu biểu của các tác giả Việt Nam như:
Trang 11• Lê Minh Hoàng (2019), “Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi (độ tuổi 20 – 30) tại Hà Nội” Ở bài luận này, nhóm người tiêu dùng được nghiên cứu trong độ tuổi 20 – 30 Bài luận này tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và phân tích nhu cầu tiêu dùng du lịch của thị trường khách trẻ tuổi; tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách trẻ tuổi; tìm ra những yêu cầu về chất lượng dịch vụ mà thị trường du khách trẻ tuổi mong muốn khi đi du lịch
• Huỳnh Minh Thiện (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng sản phẩm du lịch biển đảo của du khách nước ngoài tại TP HCM” Tác giả chủ yếu nghiên cứu và làm rõ hơn về vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng sản phẩm du lịch biển đảo tại TP HCM
• Ngoài ra, còn có các bài báo khác cũng nói về những xu hướng tiêu dùng du lịch như “Những xu hướng du lịch mới của thế giới và Việt Nam” (2019) trên Trang tin điện tử Đảng bộ TP HCM, “Nhận định một số xu hướng trong thời gian tới đối với ngành du lịch Việt Nam” (2021) của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam, …
Cho đến nay, nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số vẫn là một đề tài mới Trên thế giới và ở cả Việt Nam, các nghiên cứu về du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số chủ yếu là nghiên cứu
sự chuyển đổi kỹ thuật trong khâu sản xuất, kinh doanh du lịch (tức là nghiên cứu từ góc độ doanh nghiệp, nhà tổ chức du lịch) Các nghiên cứu
đó chủ yếu đang tồn tại dưới hình thức báo chí, tạp chí, blog Các tác phẩm tiêu biểu là: Shruti Goswami (2018), “Digital Transformation trends in travel and tourism industry” (Xu hướng chuyển đổi số trong ngành công nghiệp du lịch và lữ hành); Kevin Sigliano (2017), “Digital Transformation strategies in tourism” (Các chiến lược chuyển đổi số trong du lịch); Nguyễn
Trang 12Thị Huyền Thương (2020), “Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch thông minh tại một số quốc gia trên thế giới”; Thanh Minh (2019),
“Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước: phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh”, … Có thể khẳng định, hầu hết, các nhà nghiên cứu khai thác ảnh hưởng và hành động của các đơn vị quản lý và tổ chức du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số và chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu trực tiếp xu hướng tiêu dùng du lịch thay đổi như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi số Chuyển đổi số được coi là một nhân tố thay đổi xu hướng tiêu dùng trong các công trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng du lịch
Có thể khẳng định, nghiên cứu về Xu hướng tiêu dùng du lịch trong
bối cảnh chuyển đổi số (Qua nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội) cho đến
nay chưa có một công trình nghiên cứu độc lập, cụ thể và riêng biệt nào
Đề tài “Xu hướng tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số (qua nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)” được thực hiện là sản phẩm nghiên cứu, đánh giá khách quan, khoa học có tính thực tiễn cao, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào khác về xu hướng tiêu dùng du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại Hà Nội hiện nay
6 Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bài nghiên cứu được chia thành 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tiêu dùng du lịch và bối cảnh chuyển đổi
Trang 14Chương 1
1.1 Hệ thống khái niệm
Du lịch
Theo Luật Du Lịch năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”
Theo viện sĩ Nguyễn Khắc Viện và các nhà kinh tế là PGS Trần Nhạn, trong cuốn “Du lịch và kinh doanh du lịch” ông cho rằng: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”
Tóm lại, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người (cá nhân hoặc tập thể) đến những nơi không thuộc khu vực mình cư
Trang 15trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (không bao gồm mục đích công việc)
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành, giữa các bộ phận này có mối quan hệ phụ thuộc và bổ sung cho nhau Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch bao gồm: Kinh doanh lưu trú và
ăn uống; Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh vận chuyển du lịch; Kinh doanh thông tin du lịch
Tiêu dùng
Theo nhà kinh tế học Adam Smith: “Tiêu dùng là mục đích duy nhất của mọi hoạt động sản xuất” Có nghĩa là sản xuất hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng
Trong kinh tế vi mô, tiêu dùng được nghiên cứu chi tiết đối với từng hàng hóa cụ thể thông qua lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng Ngược lại trong mô hình kinh tế vĩ mô, tiêu dùng được hiểu đơn giản là việc mua hàng tiêu dùng Các nhà kinh tế vĩ mô tổng hợp tiêu dùng của dân cư về tất
cả các loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thành một đại lượng gọi là tổng mức tiêu dùng (hay đơn giản là tiêu dùng) Đây là một trong bốn thành tố chi tiêu của GDP (các thành tố khác là đầu tư, mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng)
Khái quát một cách ngắn gọn: “Tiêu dùng là hành vi sử dụng hàng hoá
và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của con người” Trên bình diện lý thuyết,
chúng ta có thể tính toán chính xác mức tiêu dùng Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta vấp phải một số khó khăn nảy sinh từ việc xử lý hàng tiêu dùng lâu bền Nếu tính toàn bộ hàng tiêu dùng lâu bền mà người tiêu dùng mua, chúng ta sẽ ước tính quá cao mức chi tiêu cho tiêu dùng hiện tại Trường hợp ngược lại (ước tính quá thấp) sẽ xảy ra nếu chúng ra không tính hàng
Trang 16tiêu dùng lâu bền Trường hợp lý tưởng là chúng ta chỉ ước tính giá trị của dòng dịch vụ mà hàng tiêu dùng lâu bền tạo ra trong mỗi thời kỳ
Tiêu dùng du lịch
Theo Solomon (2006), hành vi mua của người tiêu dùng du lịch là
“quá trình các cá nhân hoặc nhóm tham gia tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm,
sử dụng hay hủy bỏ các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn du lịch” Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà lữ khách/du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân,
tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”
Trang 17Thị trường du lịch
phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế” đã đưa ra khái niệm Thị trường du lịch như sau: “Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn
bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn
bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó
trong lĩnh vực du lịch”
Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá
Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch
Thị trường du lịch là loại hình cơ bản nhất của ngành du lịch, nó bao gồm tất cả các mối quan hệ và hành vi kinh tế xuất hiện từ quá trình trao đổi giữa khách du lịch và người kinh doanh Du lịch là một ngành có nhiều mặt, nhiều thành phần cùng hoạt động lẫn nhau theo cách phụ thuộc và tự do Các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển du lịch và doanh nghiệp thông tin du lịch đều là những ví dụ về doanh nghiệp du lịch
Sản phẩm du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cho rằng: “Sản phẩm du lịch
là sự tổng hợp của ba nhóm nhân tố cấu thành bao gồm: Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành; tài nguyên du lịch; hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.”
Dựa trên khái niệm về du lịch, năm 2017, Luật Du lịch đã đưa ra một khái niệm về sản phẩm du lịch như sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
Trang 18dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan”
Sản phẩm du lịch nằm trong tổng thể ngành du lịch và cũng là nhân tố quyết định đến phần lớn doanh thu của ngành du lịch
Dịch vụ du lịch
Theo Luật du lịch năm 2017 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”
Theo Michael M Coltman, dịch vụ du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát Điểm chung nhất mà dịch vụ du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hoá vật chất mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến đi du lịch Vậy để thu hút và lưu giữ khách du lịch, chúng
ta phải tổ chức các dịch vụ ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và đồng thời cả những nơi có các di tích lịch sử, các viện bảo tàng
Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thư giãn, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng Nói một cách đơn giản: Dịch vụ du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ
và hàng hoá du lịch
1.2 Xu hướng tiêu dùng du lịch
1.2.1 Đặc điểm của tiêu dùng du lịch
Có nhiều hình thức thực hiện hành vi tiêu dùng
Trang 19Người tiêu dùng du lịch có thể dùng nhiều hình thức trong quá trình lựa chọn, sử dụng (tiêu thụ) hay loại bỏ các sản phẩm dịch vụ cũng như phản ứng về cảm xúc, tinh thần và hành vi của người tiêu dùng Việc thực hiện mua các sản phẩm dịch vụ có thể thực hiện bằng hình thức truyền thống: du khách trực tiếp đến các đơn vị, cơ sở cung cấp sản phẩm và dịch
vụ để mua và loại bỏ Hình thức này diễn ra làm tăng thời gian thực hiện hành vi mua sản phẩm, gây ảnh hưởng xấu tới thái độ cũng như cảm xúc tới người mua hàng Trong bối cảnh hiện nay, từ sự phát triển của chuyển đổi
số với những thay đổi mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc thực hiện hành vi tiêu dùng của du khách được thực hiện dễ dàng hơn thông qua các sản phẩm của công nghệ: Khách hàng sử dụng các app công nghệ như Traveloka, MeTrip, Sygic Travel Trip Planner… để thực hiện hành vi tiêu
du lịch thông qua các thiết bị điện tử Những phát minh công nghệ, tiến bộ của khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ có thể hoàn toàn làm thay đổi xu thế tiêu dùng, thay đổi luồng khách, tạo ra sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính chất hữu hình nên sự góp mặt của chuyển đổi số đã làm nhẹ nhàng hơn phần việc của đơn vị phục vụ
và thuận tiện hơn cho du khách Quá trình thực hiện hành vi tiêu dùng diễn
ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, thao tác lại đơn giản phù hợp với nhiều đối tượng
Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng
Theo tháp nhu cầu Maslow của nhà tâm lý học Abraham Maslow Học thuyết này chỉ ra nhu cầu của con người được chia làm 5 tầng, được thể hiện bằng một hình kim tự tháp với các tầng đáy thể hiện các nhu cầu bậc thấp và đỉnh thể hiện các nhu cầu bậc cao, nhu cầu đi du lịch của con người
là một trong những hành vi đáp ứng nhu cầu sinh lý của con người Ngày này, vì điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu
Trang 20của con người không đơn giản chỉ dừng lại việc được ăn no mặc ấm, mà còn
ăn ngon mặc đẹp và còn xuất hiện những nhu cầu vui chơi giải trí Chính điều này đã làm cho nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng lớn và gia tăng mạnh Để đáp ứng được khối lượng nguồn khách lớn cộng với luồng nhu cầu phức tạp thì việc ứng dụng công nghệ số là biện pháp hiệu quả và là điều kiện tất yếu
Người tiêu dùng dịch vụ rất đa dạng và có các đặc điểm khác nhau trong khi mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch
Người tiêu dùng dịch vụ rất đa dạng với nhiều đối tượng khác nhau,
số lượng người đi du lịch ngày càng cao và có thể phân chia thành nhiều đối tượng, trong đó có 3 nhóm tuổi phổ biến nhất: nhóm học sinh, sinh viên muốn đi khám phá, nhóm những người đang trong độ tuổi lao động và cuối cùng là nhóm những người cao tuổi thích đi du lịch Việc lựa chọn, sử dụng (tiêu thụ) hay loại bỏ các sản phẩm dịch vụ cũng như phản ứng về cảm xúc, tinh thần đều xuất phát từ nhu cầu cá nhân của mỗi người Trong đó, nhu cầu của mỗi người tiêu dùng đều có những tiêu chí khác nhau, điều này dẫn đến việc có sự khác nhau trong vấn đề lực chọn sản phẩm và tiêu dùng du
lịch của du khách
động của nhiều yếu tố khác nhau
Tiêu dùng du lịch là một trong những lựa chọn nhằm thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý của con người, đây là đối tượng luôn không cố định và luôn phát triển theo sự thay đổi của thời gian và không gian Đồng thời, việc thay đổi thị hiếu trong tiêu dùng sản phẩm du lịch của con người còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố cá nhân, yếu tố tâm, các yếu
tố xã hội, điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân, ảnh hưởng của nhóm và sức
Trang 211.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tiêu dùng du lịch
Việc nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rất quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh du lịch để có thể đưa ra các chiến lược cụ thể Hành vi của người tiêu dùng du lịch thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, điển hình là bốn yếu tố gồm: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố
cá nhân và yếu tố tâm lý Cụ thể như sau:
Yếu tố văn hóa bao gồm: văn hóa nhân loại (chung), nhánh văn hóa
(nhóm), giao lưu hội nhập và biến đổi văn hóa Những nét đặc trưng về ảnh
hưởng của văn hóa tới hành vi tiêu dùng du lịch như sau:
Văn hóa ấn định những điều cơ bản về giá trị, sự thụ cảm, sự ưa thích
về các tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch và các dịch vụ, hàng hóa cho việc thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch Văn hóa là cơ sở nền tảng quyết định cái muốn và hành vi của du khách Quyết định khi lựa chọn đến đâu, đi bằng gì, ở đâu, Trong văn hóa chung thì mỗi nhóm người lại có văn hóa riêng đặc trưng cho nhóm Ví dụ văn hóa dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, học vấn, Còn văn hóa nhóm thể hiện tính đồng nhất, đặc trưng trong hành
vi tiêu dùng ở phạm vi nhỏ hơn so với văn hóa chung Ví dụ các cộng đồng
tiêu dùng khác nhau Về sự hội nhập và biến đổi văn hóa: Quá trình mà mỗi
cá nhân tiếp thu các văn hóa khác để làm phong phú thêm văn hóa của mình
và cũng chính trong quá trình đó, khẳng định giá trị văn hóa cốt lõi của họ được gọi là quá trình hội nhập văn hóa Chính các giá trị chung của mọi nền văn hóa đã tạo nên sự hội nhập văn hóa Sự biến đổi văn hóa là cách thức tồn tại của mọi nền văn hóa trong sự biến đổi không ngừng của môi trường
Sự biến đổi này là do sự giao thoa giữa các nền văn hóa và bắt nguồn từ nội tại của mỗi nền văn hóa Do tác động của hội nhập văn hóa và biến đổi văn
Trang 22hóa mà có thể tạo ra cơ hội cho loại sản phẩm du lịch này nhưng là thách thức cho sản phẩm du lịch khác
Yếu tố xã hội gồm: giai tầng xã hội, nhóm tham khảo (tham chiếu),
gia đình, vai trò và địa vị của du khách Giai tầng xã hội là tập hợp các cá nhân cùng hoàn cảnh xã hội được xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong
hệ thống xã hội Trong tiêu dùng du lịch tầng lớp trên có mong muốn cao hơn và dễ dàng hơn cho việc tiêu dùng du lịch Yêu cầu về chất lượng dịch
vụ cao, thương hiệu hay sản phẩm du lịch phải phù hợp với đẳng cấp của họ Nhóm tham khảo là nhóm mà cá nhân chịu sự chi phối và tác động đến hành
thường là gia đình, bạn bè hay gián tiếp, ít thường xuyên qua các hội, đoàn thể Ảnh hưởng của nhóm tới hành vi tiêu dùng của khách thông qua dư luận xã hội (dư luận nhóm) về điểm đến du lịch Thông qua cơ chế bắt chước, cá nhân có tính cộng đồng cao thì ảnh hưởng dư luận của nhóm càng mạnh
Yếu tố gia đình: các thành viên trong gia đình có tác động mạnh mẽ
đến quyết định chuyến đi và lựa chọn điểm đến cũng như độ dài thời gian, thời điểm đi du lịch và các dịch vụ hàng hóa trong quá trình du lịch của khách
Quy mô của hộ gia đình, thu nhập, địa vị xã hội có ảnh hưởng quyết định tới hành vi tiêu dùng du lịch của mỗi thành viên Vai trò của cá nhân trong xã hội bao hàm chức năng mà xã hội giao cho họ Mỗi vai trò gắn với một địa vị, phản ánh sự phân công của xã hội cho vai trò đó Địa vị liên quan đến sự sắp xếp cho cá nhân về mức độ đánh giá của xã hội như: sự kính trọng, uy tín với người khác Thể hiện vai trò xã hội là một nhu cầu của mọi
cá nhân trong đời sống xã hội Trong tiêu dùng du lịch vai trò xã hội thể hiện rất rõ thông qua mục đích, động cơ chuyến đi Phần lớn khách công vụ là
Trang 23những người có địa vị trong xã hội Hành vi tiêu dùng của đối tượng khách này là sự khác biệt nhiều so với khách du lịch là dân thường
Yếu tố cá nhân gồm tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống,
du lịch của con người, điển hình như nơi đến, chi phí cho chuyến đi, các dịch vụ sử dụng trong chuyến đi Nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến tính chất sản phẩm du lịch mà người tiêu dùng lựa chọn trong quá trình ra quyết định Sự lựa chọn khách sạn, nhãn hàng của nhóm nghề công nhân khác với nhóm nghề nhà báo hay văn nghệ sĩ Tình trạng kinh tế cũng có sự ảnh hưởng lớn đến việc tiêu dùng du lịch, để thực hiện chuyến đi du lịch của cá nhân phụ thuộc vào khả năng tài chính và hệ thống giá cả sản phẩm
du lịch Tình trạng kinh tế bao gồm nhiều thành phần: thu nhập, phần tiết kiệm, Lối sống: Lối sống có liên quan chặt chẽ tới nguồn gốc xã hội, gia đình, văn hóa nghề nghiệp Lối sống thay đổi hành vi tiêu dùng cũng thay đổi theo Lối sống có liên quan đến việc người tiêu dùng du lịch sẽ mua sản phẩm du lịch nào và cách thức ứng xử của họ đối với sản phẩm du lịch đó Nghiên cứu mối liên quan giữa sản phẩm du lịch và lối sống là việc rất cần thiết cho sự thành của các doanh nghiệp du lịch Cá tính: Cá tính là sự kết hợp của tính khí (sôi nổi – linh hoạt – điềm tĩnh – ưu tư) và tính cách thiên
về lý trí và thiên về tình cảm) Với mỗi cá tính khác nhau sẽ dẫn đến việc tiêu dùng du lịch khác nhau
Yếu tố tâm lý gồm động cơ, nhận thức, tập luyện, thái độ: Động cơ là
nội lực sinh ra từ nhu cầu trống rỗng cần được thỏa mãn Động cơ đi du lịch
là nội lực sinh ra từ các đặc điểm tâm lý (nhận thức, trạng thái tâm lý, nhu cầu du lịch ) của cá nhân Nội lực này thúc đẩy và duy trì hoạt động của cá nhân, làm cho hoạt động này diễn ra theo đúng mục tiêu đã định Động cơ
đi du lịch là nguyên nhân gây ra hành vi mua và là kết quả của hành vi mua
sản phẩm du lịch Nhận thức: Tri giác là quá trình cá nhân chọn lọc, tổ chức
Trang 24và lý giải thông tin để hình thành một bức tranh có ý nghĩa đối với mình về đối tượng Tri giác là quá trình tâm lý phản ảnh trọn vẹn thuộc tính của đối tượng vào trong bộ não của cá nhân Tri giác một mặt phụ thuộc vào tác
bản thân cá nhân Tập luyện: Trong quá trình tiêu dùng hình thành các thói
quen, trải nghiệm thông qua các tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong Nếu tiêu dùng được lặp đi lặp lại, thỏa mãn tốt nhất các mong muốn thì các lần tiêu dùng tiếp theo sẽ không cần hoặc giảm bớt các hoạt động tìm kiếm thông tin, quyết định tiêu dùng sẽ trở nên nhanh hơn Nhà kinh doanh du lịch có vai trò dạy người tiêu dùng thông qua hoạt động promotion mix, bảng chất lượng sản phẩm
Thái độ: Thái độ của người tiêu dùng du lịch đối với sản phẩm du lịch là tổng hợp quan điểm, lòng tin, kinh nghiệm, mong muốn và phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm du lịch Trên cơ sớ này người tiêu dùng duy trì mối quan hệ của mình với sản phẩm, đồng thời đưa ra những đánh giá, lựa chọn và hành động đối với sản phẩm
Về quá trình của tiêu dùng du lịch gồm các giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn nhận thức nhu cầu: Đây là giai đoạn đầu tiên, nhu cầu có thể phát sinh do các kích thích bên trong hoặc bên ngoài Việc đi du lịch có
sự kích thích bên trong, là sự mong muốn, khát khao được đi du lịch của người tiêu dùng hay có thể phụ thuộc vào tâm trạng của con người đang vui
vẻ, phấn khởi, muốn được hưởng thụ cuộc sống hoặc ngược lại là đang bị căng thẳng, cần giải tỏa năng lượng xấu Khi nhu cầu nào đó cần ưu tiên được giải quyết trước thì chính là giai đoạn nhận thức nhu cầu Cùng với đó
là sự kích thích bên ngoài, điển hình như sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch,
sự thu hút từ các chương trình marketing; sự thuyết phục của những người
Trang 25xung quanh hay xuất hiện nhu cầu đi du lịch một cách đột ngột; đây được coi
là yếu tố kích thích, “lôi kéo” con người đi du lịch
Giai đoạn tìm kiếm thông tin: Đây là giai đoạn người tiêu dùng đi tìm kiếm và xem xét các thông tin liên quan đến điểm đến du lịch Thực tế có thể thấy rõ hiện nay có hai nguồn thông tin chính Đầu tiên, là các nguồn thông tin chính thức: thông tin thương mại, thông tin đại chúng Với sự phát triển của công nghệ hiện nay người tiêu dùng du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin liên quan đến chuyến đi thông qua các trang web của các cơ sở kinh doanh du lịch đăng tải hay qua các trang mạng xã hội Các trang Web được đông đảo người tiêu dùng tin chọn là Agoda, Booking.com, Tripadvisor, AirBnb, Ivivu, Chudu24, Thứ hai đó là thông tin không chính thức: thông qua bạn bè, người thân, Đây là thông tin người tiêu dùng du lịch được nhận từ những người thân quen đã trải nghiệm chuyến đi và giới thiệu lại thông qua cảm nhận riêng của mỗi người Hoặc tìm kiếm trên kênh thông tin của các đơn vị người tiêu dùng đã từng sử dụng, mua bán sản phẩm, hợp tác
Giai đoạn đánh giá và lựa chọn: Giai đoạn này căn cứ vào nhiều yếu
tố, điển hình như: thuộc tính của sản phẩm, giá cả, kinh nghiệm tiêu dùng, các chính sách ưu đãi, dịch vụ kèm theo, hình ảnh sản phẩm, đánh giá của những người dùng trước đó giá cả, quy mô và dịch vụ lưu trú, điểm đến gần biển, điểm đến gần trung tâm, khoảng cách từ điểm đến tới sân bay, khoảng cách của các cơ sở lưu trú, cửa hàng mua sắm, các hoạt động tại điểm đến, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và các nhân tố an ninh an toàn Có thể thấy đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến việc người tiêu dùng du lịch quyết định đi du lịch hay không dựa vào việc đánh giá, cân nhắc giữa các yếu tố Người tiêu dùng bị tác động rất lớn bởi ý kiến của người đã trải nghiệm sản phẩm, nếu đánh giá tốt họ sẽ quyết định mua sản phẩm nhanh chóng, ngay cả khi giá cả có thể cao hơn các đơn vị khác; ngược lại, những
Trang 26sản phẩm có lượng đánh giá xấu cao người tiêu dùng sẵn sàng loại bỏ ra khỏi danh sách mua hàng Sau khi trải qua quá trình đánh giá, cân nhắc các lựa chọn người tiêu dùng chuyển sang bước lựa chọn sản phẩm, quyết mua tour, đặt phòng, đặt dịch vụ hay mua tour trọn gói từ nhà cung ứng
Giai đoạn tiêu dùng du lịch: Trong quá trình này người tiêu dùng sẽ
sử dụng sản phẩm dịch vụ mình đã nhắm đến Các trải nghiệm trong quá trình này để lại cảm xúc thật nhất cho người tiêu dùng, đây là giai đoạn quyết định xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm hay không, có quyết định đồng hành cùng đơn vị cung ứng cho những chương trình tiếp theo hay không
Giai đoạn sau khi mua và tiêu dùng: đây là giai đoạn cuối cùng, sau khi trải nghiệm người tiêu sẽ có cảm nhận riêng của mình và có thể thể hiện thông qua việc đánh giá chất lượng chuyến đi Chất lượng của sản phẩm du lịch được đánh giá theo công thức đơn giản như sau: Q = S = P – E (Q: chất lượng sản phẩm du lịch; S: Sự thỏa mãn của người tiêu dùng; P: cảm nhận khi trải nghiệm; E: sự kỳ vọng; Nếu S > 1 (trải nghiệm thực tế tốt hơn so với
sự kỳ vọng) là người tiêu dùng đạt sự thỏa mãn cao - viết đánh giá sản phẩm tốt, S = 0 (trải nghiệm thực tế tốt như với sự kỳ vọng) là đạt sự thỏa mãn - không viết đánh giá hoặc đánh giá đơn giản, S < 1 (trải nghiệm thực tế tệ hơn so với sự kỳ vọng) là không đạt được sự thỏa mãn - viết đánh giá tiêu cực, phản ánh bức xúc Các đánh giá của người tiêu dùng trong quá trình này ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng tiếp đó, có thể coi đây là một hành vi định hướng tiêu dùng xuất phát từ chính người sử dụng sản phẩm du lịch
1.3 Chuyển đổi số trong du lịch và tác động của chuyển đổi số đến xu
hướng tiêu dùng du lịch
1.3.1 Tiến trình chuyển đổi số trong du lịch
Trước thời kỳ chuyển đổi số
Trang 27Ngành du lịch truyền thống thể hiện rõ sự khó khăn trong việc vận hành của các doanh nghiệp du lịch và việc tiêu dùng du lịch của du khách cũng có những đặc điểm riêng
Về phía các doanh nghiệp du lịch
Trong quản lý: quản lý doanh nghiệp, công việc, nhân sự thủ công Lưu trữ danh sách tour, lịch trình, sổ sách, hóa đơn, thông tin khách hàng trên giấy
Trong kinh doanh: xây dựng các văn phòng bán tour tại vị trí đắc địa
để thu hút khách làm giới hạn khoảng cách tiếp cận khách hàng tiềm năng Hình thức tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi, bán tại cửa hàng
Trong chăm sóc khách hàng: sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ như điện thoại, email, thư Đứt gãy liên hệ với khách hàng do rơi rớt dữ liệu, không có quy trình hoặc không có phương tiện hỗ trợ
Cách thức hoạt động: tập trung vào trải nghiệm tại các văn phòng bán hàng để khiến khách hàng ở lại càng lâu càng tốt Trưng bày hình ảnh về sản phẩm như địa điểm trong tour, khách sạn, hình ảnh các hoạt động của tour nhằm thu hút khách hàng
Về khách du lịch
Ở giai đoạn này phần lớn là xu hướng đi du lịch theo đoàn, gia đình Dường như các dịch vụ đều được phục vụ ở mức cơ bản, chưa có nhiều sự nổi bật trong giai đoạn này, phần lớn là đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho du khách Các thiết bị hiện đại chưa được ứng dụng nhiều nên du khách gặp khó khăn trong việc trải nghiệm chuyến đi
Trong bối cảnh chuyển đổi số
Khác với mô hình truyền thống, hoạt động kinh doanh du lịch thời kỳ 4.0 dành sự tập trung nhiều hơn vào khách hàng và theo mô hình Chuỗi giá
Trang 28trị số (Digital value chain) Sự khác biệt và giá trị của các dự án đổi mới sáng tạo nằm ở tốc độ và tính hiệu quả trong thu thập dữ liệu và chuyển các
dữ liệu đó thành hiểu biết hữu ích, rồi thành các hành động phù hợp Chính các hành động đó sẽ đem lại giá trị và hiệu quả đầu tư, như thông qua việc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, đem lại lợi ích mới, thay đổi cách tương tác với khách hàng, hay tận dụng các hiểu biết đó để đến gần với việc đáp ứng hoàn chỉnh nhu cầu của khách du lịch hơn Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều mà doanh nghiệp du lịch hiện đại hoàn toàn tập trung vào bằng cách nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những kênh giao tiếp, tương tác và bán hàng một cách gần gũi, hiệu quả hơn với khách hàng của mình
Vài năm trở lại đây có khá nhiều doanh nghiệp du lịch trên thế giới không kịp thích ứng với thời đại mới đã phải đóng cửa, trong đó đặc biệt phải kể đến “Ông tổ” Ngành du lịch Thomas Cook Ngày 23/09/2019,
của Anh chính thức sụp đổ để lại món nợ lên tới 2,1 tỷ USD sau 178 năm tồn tại Trong những viên đạn đã “găm” ông trùm đến mức phá sản đặc biệt phải kể đến các mô hình kinh doanh du lịch trực tuyến mà nổi bật là Đại lý
du lịch trực tuyến (Online Travel Agent – OTA) Mô hình kinh doanh du lịch hiện đại và các kênh đại lý du lịch trực tuyến ngày càng có đất diễn, điển hình là sự bùng nổ của các ông lớn Booking, Agoda, Expedia, Traveloka, Klook, Điều này chứng minh một điều rằng: Thị trường du lịch đang cực kỳ cạnh tranh và những thay đổi, xu hướng mới giúp tinh giản
bộ máy sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp du lịch trong tương lai Các ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp du lịch tối
ưu hóa nhân sự, dễ dàng quản lý hệ thống, gia tăng hiệu suất công việc và nâng cao năng lực cạnh tranh Không chỉ áp dụng trong quản lý kinh doanh, công nghệ còn tạo ra sự kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự minh bạch và phát triển bền vững Cũng như các ngành khác, việc
Trang 29ứng dụng chuyển đổi số vào hệ thống kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp du lịch như cắt giảm chi phí vận hành, tăng tính liên kết toàn
hệ thống, ổn định và kiểm soát chất lượng dịch vụ, tăng lượng khách hàng tiếp cận,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp áp dụng giải pháp chuyển đổi số phù hợp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chăm sóc cá nhân hóa khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn…Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rõ rệt.Tầm quan trọng của quy trình trong doanh nghiệp
du lịch đã không còn là điều cần bàn cãi Doanh nghiệp nào sở hữu nền tảng
số hóa thì có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn
Đối với những doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc yêu cầu tăng lên tương ứng của bộ máy nhân sự và khối lượng công việc Nếu doanh nghiệp thiếu đi những quy trình được xây dựng
và quản lý chuẩn mực, việc mâu thuẫn trong các hoạt động, nghiệp vụ vận hành rất có thể sẽ xảy ra, đe dọa đến tiến độ cũng như kết quả mục tiêu của
cả tổ chức Doanh nghiệp du lịch quy mô vừa và lớn thường có rất nhiều quy trình phức tạp như quy trình quản lý bán hàng, marketing, quy trình quản lý điều hành, kết nối đối tác, kế toán, quyết toán Vì vậy việc sử dụng giải pháp chuyển đổi số giúp các quy trình này được chuẩn hóa hơn, giảm
ma sát, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc hơn rất nhiều Đơn
cử như quy trình booking và điều hành của một doanh nghiệp - là một quy trình phức tạp cần trải qua nhiều bước và bao gồm trách nhiệm của nhiều phòng ban Tuy nhiên khi đưa toàn bộ quy trình này lên phần mềm, thay vì phải tìm tới hàng chục đầu mối nhân sự để tìm kiếm thông tin và kiểm soát công việc, mọi thứ đều được hiển thị trực quan trên hệ thống Trước đây khi chưa sử dụng phần mềm, các phòng ban làm việc rời rạc và chỉ chịu trách nhiệm công việc của mình Ví dụ đối với các doanh nghiệp có nhiều
Trang 30booking trong một ngày, nếu các đề nghị đặt dịch vụ với Nhà cung cấp không được kiểm soát và phê duyệt một cách có hệ thống thì sai sót này chắc chắn xảy ra Hay một hiện trạng tiêu cực khác tồn tại như việc chọn nhà cung cấp không đúng chất lượng: nhà cung cấp có quan hệ với nhân viên Sales để nhận hoa hồng Khi quy trình này được đưa lên phần mềm thì việc có sự tham gia phê duyệt của bộ phận kế toán, bộ phận điều hành, bộ phận giám sát và quản lý kiểm tra tính minh bạch, chính xác là điều hoàn toàn dễ dàng Để kiểm soát "độ trơn" của luồng, khi nhìn vào giao diện phần mềm, người quản lý sẽ dễ dàng nắm bắt được tổng quan luồng công việc đang được thực hiện như thế nào Bao nhiêu nút cổ chai trong quy trình cần giải quyết (khâu nào đang bị tắc, tắc bao lâu, lý do là gì, ai là người chịu trách nhiệm ), kế hoạch làm việc của từng nhân viên ra sao để điều chỉnh lượng công việc cho phù hợp Đối với nhân viên của các phòng ban, họ sẽ nắm bắt được nhiệm vụ của mình trong bức tranh tổng quan chung, xây dựng kế hoạch làm việc, chăm sóc khách hàng theo quy trình tiêu chuẩn Từ
đó, để lại dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách du lịch bằng phong cách làm việc chuyên nghiệp
Ngày nay, khách hàng hiện đại luôn có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi
để tiết kiệm thời gian Do đó, trải nghiệm tương tác, booking dịch vụ du lịch tiện lợi mọi lúc mọi nơi chính là mong muốn của họ Việc tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng và các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách cho phép khách hàng được truy cập liên tục các dữ liệu đa dạng để nắm bắt sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian nhất Cùng với đó xu hướng đi du lịch trong thời kỳ chuyển đổi số ngày nay cũng có sự thay đổi rõ rệt so với thời
kỳ trước kia, cụ thể như sau:
Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng du lịch bắt đầu có những thay đổi mới mẻ từ chi trả tiền mặt sang thanh toán thẻ, sử dụng các ứng
Trang 31dụng thanh toán trên điện thoại thông minh Khách đi du lịch theo phương thức trả sau với 82% ứng từ lương cũng đang là xu hướng được ưa chuộng Các dịch vụ đặt chỗ vé máy bay, khách sạn thông qua điện thoại thông minh tăng mạnh Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch cũng đang thay đổi rõ rệt Những năm trước đây, nếu tỷ trọng chi tiêu của khách dành phần lớn cho dịch vụ cơ bản như ăn, uống, vận chuyển, thì nay tỷ trọng này đã nhường chỗ cho các dịch vụ như mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, thăm quan giải trí…Trên thực tế, ngành du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác nhau như: tour tự thiết kế, tour cao cấp, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch giải trí với các thiết bị hiện đại … Trước làn sóng này, lữ hành trong nước cũng phải đầu tư chất xám nhiều hơn trong việc xây dựng các sản phẩm tour đáp ứng nhu cầu thị trường Không chỉ thế giới mà ở Việt Nam, những chuyến đi nghỉ dưỡng đơn thuần không còn được lựa chọn nhiều Du khách đang quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến Khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến
có nhiều trải nghiệm thú vị Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm văn hóa địa phương Khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành Du lịch công nghệ cao như du lịch thông minh, du lịch thực
tế ảo, du lịch điện tử… thông qua các khu vui chơi giải trí hiện đại, các công viên, tổ hợp giải trí cũng ngày càng thu hút số lượng lớn khách du lịch Không nằm ngoài dòng chảy đó, diện mạo du lịch Việt cũng đang có những chuyển biến tích cực theo xu thế toàn cầu Chẳng phải ngẫu nhiên mà tổ chức UNWTO đánh giá khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới, và Việt Nam là một trong 10 quốc gia
có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất
Trang 321.3.2 Chuyển đổi số tác động đến xu hướng tiêu dùng du lịch
Sau những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, chuyển đổi số được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngành du lịch phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai
Với góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, chuyển đổi số được nhìn nhận là quá trình chuyển dịch cũng như hình thành nền tảng, môi trường kết nối, giao dịch, tương tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch bằng công cụ, ứng dụng, dữ liệu số Với tính năng vượt trội của công nghệ
số mà những giao dịch, tương tác trong ngành du lịch có thể trở nên hiệu quả hơn và có thể tạo ra những bứt phá mới trong hoạt động du lịch Người tiêu dùng du lịch là những người trực tiếp tiếp xúc với những biến đổi của chuyển đổi số trong du lịch, điều này dẫn đến việc thay đổi nhận thức về xu hướng tiêu dùng của chính bản thân khách hàng
Xu hướng du lịch thông minh
Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch hướng tới trải nghiệm được cá nhân hóa, thân thiện ngày càng phát triển Xu hướng du lịch thông minh đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa, trải nghiệm sâu, đặt ra yêu cầu cần phải
số hóa hệ thống dữ liệu lớn về điểm đến, sản phẩm du lịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ theo chuỗi giá trị Đồng thời, xu hướng này cũng đòi hỏi
sự phát triển của những ứng dụng số thông minh để đưa ra được những sản phẩm, những lời giải tối ưu nhất cho từng nhóm nhu cầu rất riêng của từng nhóm khách du lịch Theo đó, những giải pháp công nghệ khi kết hợp với những dữ liệu lớn về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, các cơ sở dịch vụ
du lịch theo chuỗi giá trị sẽ đưa ra được những lời giải hữu hiệu để phát triển du lịch thông minh
Người tiêu dùng tham gia du lịch chủ động hơn
Trang 33Khách du lịch ngày càng có xu hướng chủ động hơn trong việc lựa chọn dịch vụ, xây dựng chương trình và phương án đi du lịch, cũng như tự kết nối với các nhà cung cấp, tự trải nghiệm theo hướng dẫn của nhà cung cấp thông qua công nghệ
Ngoài ra, du khách cũng có thể tự đánh giá, chia sẻ về thông tin và những kinh nghiệm trong và sau chuyến đi Rõ ràng, với công nghệ những hoạt động của khách du lịch đã trở nên chủ động hơn
Đây là xu hướng mà người tiêu dùng du lịch trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành cũng như tiêu thụ sản phẩm du lịch Điều này tạo ra sự tương tác nhiều chiều với nhiều đối tượng, chủ thể trong ngành du lịch
Vì vậy, để tranh thủ tính chủ động của khách hàng, ngành du lịch cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, cung cấp đầy đủ thông tin điểm đến cũng như hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động tìm kiếm của khách hàng Đồng thời, tạo ra những ứng dụng, giải pháp thân thiện, mang tính ứng dụng cao
để có thể đáp ứng xu hướng du lịch chủ động của du khách "DN có càng nhiều dữ liệu điểm đến, có ứng dụng tìm kiếm tốt sẽ thu hút được càng nhiều khách hàng"
Xu hướng khuếch trương cực đại những cảm xúc trong trải nghiệm
Xu hướng thực tế ảo hiện đang rất phổ biến trong giới trẻ Từ thực tế
đó, chuyển đổi số du lịch cũng cần phải hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tương tác giữa thế giới thực và thế giới ảo
Trang 341.3.3 Ý nghĩa của việc phân tích xu hướng tiêu dùng du lịch
Đối với các doanh nghiệp du lịch
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành không chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mà còn chú trọng tới việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch để có những hiểu biết sâu hơn về du khách Rất nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm tới điều này để tìm hiểu động cơ, hành vi tiêu dùng của khách hàng tiềm năng Từ đó, giúp doanh nghiệp lữ hành nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nắm bắt được thị hiếu
để đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch còn giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu của du khách Đây là lợi thế đối với các doanh nghiệp trong việc tung ra các sản phẩm dịch vụ hướng tới việc chinh phục những khách hàng ngày càng khó tính cũng như để nâng cao vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đảm nhận các vai trò gồm: định hướng cho hoạt động du lịch phát triển tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vân giữ gìn các giá trị truyền thống và bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước; hình thành và hoàn thiện môi trường pháp lý toàn diện,
ổn định cho hoạt động du lịch trong cả nước, cho từng vùng và từng địa phương cụ thể; dung hòa mối quan hệ và lợi ích giữa du lịch với các ngành kinh tế khác, đảm bảo hài hòa về quyền lợi giữa cộng đồng dân cư, nhà đầu
tư du lịch và khách du lịch Việc nghiên cứu và nắm bắt được rõ xu hướng
được tối đa vai trò của mình
Trang 35Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch sẽ nắm bắt rõ tình hình tiêu dùng du lịch của du khách trên một phạm vi nhất định, từ đó, họ có thể xây dựng nên một thị trường du lịch phù hợp với nhu cầu của thời đại Tức là,
họ chuẩn bị cơ sở vật chất – hạ tầng và nhân lực, định hướng thị trường du lịch tại địa phương trực thuộc phải đáp ứng được yêu cầu của du khách và
việc nghiên cứu “dòng chảy” tiêu dùng du lịch và rút ra xu hướng tiêu dùng
được xu hướng tiêu dùng du lịch trong thời gian tới trên cơ sở đó, địa phương trực thuộc quản lý của họ có thể dẫn đầu về một xu hướng tiêu dùng
du lịch nào đó, họ có thể định hướng cầu chứ không đơn giản ở mức đáp ứng cầu nữa
Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tránh việc chạy theo xu hướng khi chưa phân tích kỹ càng Cần phải xác định rõ, xu hướng du lịch tại thời điểm nghiên cứu là xu hướng ngắn hạn hay nó còn tồn tại dài hạn Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước mới có thể quyết định lên phương án, kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương trực thuộc của mình Cũng trên cơ sở đó, nếu quyết định đầu tư phát triển, phải
biến mất của xu hướng tiêu dùng du lịch đó hay không
Đối với khách du lịch
Khách du lịch là đối tượng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm du lịch Họ luôn có nhu cầu được tận hưởng những giá trị mới mẻ Nếu nắm bắt rõ xu hướng tiêu dùng du lịch sẽ khiến du khách gia tăng giá trị chuyến đi của mình Khách du lịch có thể biết được phần nào tốt, phần nào xấu Du khách
có thể nhặt ghép những “mảnh ghép” tuyệt vời là những yếu tố cấu thành chuyến đi của họ, khiến họ có chuyến đi có độ hài lòng cao hơn Du khách
Trang 36sẽ có thể lựa chọn những địa điểm du lịch mới mẻ, hấp dẫn Họ cũng có thể chọn cho mình những hình thức di chuyển phù hợp, những đơn vị cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao, … Nói tóm lại, việc nắm bắt và hiểu rõ xu hướng tiêu dùng du lịch giống như việc có một bản đồ hoàn hảo dẫn đường chỉ lối trong mỗi hành trình, chuyến đi Nhờ có nó, du khách sẽ
có những trải nghiệm tuyệt vời hơn, những chuyến đi mang giá trị cao hơn
và mức độ hài lòng cũng lớn hơn
1.4 Vấn đề chuyển đổi số trong du lịch hiện nay tại Hà Nội
Đối diện với làn "sóng thần" COVID-19, mỗi doanh nghiệp, đơn vị quản lý du lịch đã và đang vạch ra nhiều hướng giải pháp quản trị riêng, xong tất cả đều chỉ ra được con đường tự cứu mình bằng ứng dụng công nghệ số
Chuyển đổi số đã chứng minh nó là tất yếu đối với mọi ngành nghề nếu muốn phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0 Nền kinh tế không khói cũng không nằm ngoại lệ, muốn chuyển mình mạnh mẽ là phải ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh Những năm trước, câu chuyện chuyển đổi số trong du lịch vẫn chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp, địa phương có tư duy nhạy bén, linh hoạt và mạnh tiềm lực tài chính, thì nay chính "sóng thần" COVID lại đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là bị đào thải Chuyển đổi số là đòn bẩy cho du lịch thực sự chuyển mình giống như một cuộc "lột xác," để toàn ngành có bước đệm phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới
Các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội đã và đang nỗ lực chuyển đổi
số, ứng dụng công nghệ vào quản lý và kinh doanh lữ hành Có thể kể đến CEO Nguyễn Tiến Đạt - được đánh giá là nhân vật tích cực lăn lộn và giàu tâm huyết của ngành du lịch Việt, Giám đốc Công ty Du lịch AZA Travel, ông chưa bao giờ hết niềm tin vào sự hồi phục của nền kinh tế không khói Ngay sau đợt dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam lần thứ ba, ông Đạt và
Trang 37một số CEO du lịch đã mở trung tâm đào tạo du lịch thực tế PRATO, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm nghề và cả những bài học mà họ đã phải trả giá bằng nhiều thời gian, tiền bạc và mồ hôi công sức trong quá trình hành nghề Đào tạo được vài khóa học trực tiếp trên lớp thì dịch COVID-19 lại
ập đến Rất nhanh nhạy, ông Đạt cùng cộng sự đã kịp thời chuyển sang mô hình đào tạo trực tuyến Ông Đạt cho biết các lớp học miễn phí online mang tên "Định hướng nghề kinh doanh lữ hành dưới góc nhìn doanh nghiệp" với
10 buổi học, mỗi buổi tối đa 500 người dự, đã và sẽ diễn ra vào thứ Năm hàng tuần, từ ngày 19/8-28/10/2021 Lớp học có sự tham gia đa dạng các đối tượng phục vụ trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ
Nắm trong tay hệ sinh thái dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Lux Group, ông Phạm Hà cho hay đã số hóa toàn bộ doanh nghiệp với các quy trình chuẩn được thiết lập Không chỉ đợi tới khi bánh
xe chuyển đổi số ồ ạt lăn qua các ngành nghề như thời gian qua, ngay từ năm 2004 bắt đầu khởi nghiệp Lux Group đã ứng dụng công nghệ thông tin, kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, số hóa dữ liệu, đầu tư trang web… Nhờ công nghệ thực tế ảo mà doanh nghiệp dễ dàng phân tích các thị trường: Khách châu Âu thích tìm hiểu gì, ở đâu, ăn món nào…; khách châu Á thích mua gì, chơi đâu, đến vùng khí hậu ra sao…? Quan trọng nữa là kết hợp với nghiên cứu thị trường thực tế để tạo được tệp 'big
Ông Hà nhấn mạnh: "Công nghệ điện toán đám mây sẽ đồng hành với Du lịch Việt Nam trong tương lai Vì thế, chuyển đổi số được thực hiện càng sớm càng tốt."
Toàn ngành du lịch cùng "bứt phá"
Không chỉ doanh nghiệp, trong bối cảnh COVID-19 bùng phát diện rộng, các cơ quan quản lý du lịch và một số địa phương cũng đã nhanh nhạy
Trang 38khi chuyển cách làm mới, thích nghi để tồn tại Ví dụ như: Hà Nội thu hút khách tham quan di tích bằng công nghệ số, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội giới thiệu trang trưng bày trực tuyến, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò ra mắt kênh phát thanh HoaLoPrisonRelic trên nền tảng Spotify; Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sản xuất các clip kể câu chuyện lịch sử về các danh nhân gắn bó với trường Quốc Tử Giám… Những sáng tạo và đổi mới này cho thấy các đơn
vị vốn có tiếng hoạt động "kiểu truyền thống" đang dần chuyển mình năng động hơn, bắt nhịp với xu hướng thời đại số Dẫu nội dung chưa thực sự
"hấp dẫn" nhưng hình thức thể hiện đã bắt đầu gần gũi hơn và giúp cộng đồng dễ dàng tiếp cận với những giá trị lịch sử hơn
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục
Du lịch, Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều sản phẩm công nghệ hữu ích Theo Phó giám đốc điều hành Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch), ông Hoàng Quốc Hòa: "Trung tâm đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên, cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch và hệ thống dữ liệu thống kê du lịch." Đặc biệt, công tác truyền thông
du lịch trên các nền tảng số ngày càng được đẩy mạnh với các dự án như: Google Arts & Culture - Kỳ quan Việt Nam; "Việt Nam: Đi để yêu!" trên YouTube, nền tảng tiện ích Trang vàng Du lịch Việt Nam
trangvangdulichvietnam.vn Trong đó, dự án Google Arts & Culture - Kỳ quan Việt Nam đánh dấu lần đầu tiên du lịch Việt Nam xuất hiện trên nền tảng trực tuyến nổi tiếng Google Arts & Culture - nơi đặt các bộ sưu tập của trên 2.000 bảo tàng trên thế giới, nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật, văn hóa, lịch sử các quốc gia Chuẩn bị cho lộ trình thí điểm "hộ chiếu vaccine" (chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19) đối với khách quốc tế
Trang 39đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh để đón du khách khi hoạt động du lịch quốc tế được mở lại
Có thể thấy, thị trường du lịch Hà Nội cũng như trên cả nước đang chủ động chuyển đổi số và tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với mục tiêu tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
và cơ quan quản lý Nhà nước Những người làm du lịch buộc phải tự nâng cấp mình, nâng cấp hệ thống, trang bị tri thức về công nghệ số Bởi chỉ có
"tiến trước thời đại" mới chiều lòng được những tín đồ thích xê dịch, ưa trải nghiệm lại đang đòi hỏi ngày càng cao
Trang 40Chương 2
2.1 Khái quát tình hình thị trường tiêu dùng du lịch Hà Nội
Đặc điểm dân số Hà Nội
Hà Nội là thành phố có tiềm năng phát triển du lịch ở mức tốt Lượng khách tiêu dùng lớn, đồng thời đa dạng về nhu cầu từ nhu cầu thiết yếu đến các dịch vụ bổ sung Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2019, Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 8.053.663 người Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8% Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau
Theo số liệu thống kê giáo dục, đến cuối năm 2018, toàn thành phố
Hà Nội có 2.709 trường và trung tâm giáo dục, bao gồm: 2.190 đơn vị công lập và 519 đơn vị ngoài công lập Trong số này có 1.128 trường mầm non,
735 trường tiểu học, 624 trường THCS, 222 trường THPT, 393 trung tâm kỹ thuật Tin học - ngoại ngữ, 29 trung tâm GDTX, 584 Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng Đây là thuận lợi lớn cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội
Kết quả Tổng điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2019 cho thấy, thành phố Hà Nội có 97,2% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang
đi học, là địa phương đạt tỷ lệ cao nhất trong cả nước
Về cơ cấu nghề nghiệp, theo kết quả điều tra lao động – việc làm của Tổng cục thống kê năm 2013, cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp của Hà Nội cho thấy, khu vực đô thị chiếm tỷ lệ cao những người làm các nghề như: lãnh đạo (1,7%), nghề chuyên môn kỹ thuật bậc cao (16%), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (3,7%), dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng (20,9%), nghề đơn giản (28,5%) Do đặc trưng vị trí là thủ đô trung tâm kinh tế văn hóa –