Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước kia chỉ đánh nhau về mặt quân sự, nhưng ngày nay đánh nhau về đủ mọi mặt, quân sự, kinh tế, chính trị, tư tưởng… Không dùng toàn lực lượng của nhân dâ
Trang 1BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ: III NĂM HỌC: 2020-2021
Học phần: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hình thức thi : Tự luận nộp bài sau
Ngày thi : 31/7/2021
Đề thi:
Giảng viên: Trần Thị Mai Thanh Sinh viên: Phan Thị Diệu Linh
Mã sinh viên: 61DDL28180
Mã lớp: CT6004 (N05)
Hà Nội, 2021
Trang 2ĐỀ BÀI Câu 1 : Phân tích đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ
và tự lực cách sinh của Đảng Cộng sả Việt Nam trong khang chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) vận dung đường lối trên trong việc xây dựng
và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay?
Câu 2 : Phân tích đường lối quân sự và ngoại giao của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Vận dụng đường lối ngoại giao của Đảng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Lào và Campuchia trong giai đoạn hiện nay
BÀI LÀM Câu 1 :
- Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước Việt Nam bước sang một chặng đường mới với rất nhiều thuậ lợi nhưng cũng còn vô vàn các khó khăn chồng chất Khó khăn đầu tiên là hệ thống chính quyền còn non trẻ, yếu kém về nhiều mặt Hậu quả của chết độ cũ để lại rất nặng nề, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng.nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tiếpp quản một nền kinh tế rất xơ xác với nền công nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa Thêm vào đó là các hủ tục lạc hậu, thói hư tật xấu ,
tệ nạn xã hôi chưa được khắc phục 95% dân số thất học, mù chữ Nhưng thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu, hành động quay trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp Ngày
2-9-1945 quân Pháp đa trắng trợn gây hấn, bắn vào cuộc mít ting mừng ngày độc lập của dân ta tại Sài Gòn- Chợ Lớn
- Hành động của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương hòng chiếm nước ta một lần nữa không phải là việc bất ngờ đối với Đảng
và nhân dân ta Ngay Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào, Đảng ta chỉ rõ, đế quốc Pháp lăm le khôi phục vị trí của chúng tại Đông Dương
- Và đứng trước thách thức lớn như vậy, Đảng ta không thể lầm ngơ Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt là: diệt giặc đói, giặc dốt
và diệt giặc ngoại xâm Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, nhận định tình hình và nêu ra đường lối của Cách mạng Việt Nam Tiếp đó, trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bất
kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp
để cứu Tổ quốc” Đây là định hướng chiến lược đối với toàn dân ta ngay
từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Đường lối cơ kháng chiến Thục dân Pháp của Đảng ta được hình thành,
bổ sung, phát triển qua thực tiễn cách mạng Việt Nam từ năm 1945-1947 Nội dung cơ bản của đường lối là: dụa trên sức mạnh toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính Đường lối đó được thể hiện qua
Trang 3nhiều vưn kiện quan trọng của Đảng như: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc(1945), Chỉ thị tình hình và chủ trương(1946), chỉ thị toàn dân kháng chiến(1946), lời kêu gọi toàn quốc Kháng chiến(1946), tác phẩm Khángchiến nhất định thắng lợi của dồng chí Trường Chinh( 1947)
+ Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp âm lược, giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn, vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới
+ Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích cực thâm gia kháng chiến Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi noi, mọi lúc,” mỗi người dân
à một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận” Trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trongLời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(tháng 12-1946): “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, đây chính là một định hướng chiến lược, một cẩm nang hoạt động đối với toàn dân ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
+ Kháng chiến toàn diện là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mjawt trận không chỉ bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao, Trong đó mặt trận quân sự, đánh tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, giữ vai trò chủ lực, mang tính quyết định Động viên và phát huy cho được mọi tiềm năng, sức mạnh của dân tộc, mọi nguồn lực vật chất, tinh thần trong nhân dân phục vụ kháng chiến thắng lợi
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước kia chỉ đánh nhau về mặt quân sự, nhưng ngày nay đánh nhau về đủ mọi mặt, quân sự, kinh tế, chính trị, tư tưởng… Không dùng toàn lực lượng của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó thì không thể nào thắng lợi được”.Vì thế, để đánh bại chiến tranh tổng lực của kẻ thù, phải dùng sức mạnh của toàn dân tộc, phải chú trọng xây dựng sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao, trong đó sức mạnh về quân sự có vai trò quyết định, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển Toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt đảng phái, trai gái, trẻ già, giai cấp, tín ngưỡng và nghề nghiệp… đều phải trở thành chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: Quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến Mỗi mặt trận có vị trí, tác dụng khác nhau nhưng cùng thống nhất ở mục đích là tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi cuối cùng
Trên mặt trận chính trị, Đảng ta đã quy tụ, tập hợp được sức mạnh
to lớn của nhân dân từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng tự do đến vùng tạm bị chiếm; phát huy
Trang 4được sức mạnh của các yếu tố nội lực, truyền thống và con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Mỗi người dân yêu nước trên từng cương vị của mình đều tích cực tham gia sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, đóng góp vào chiến thắng Điện Biên Phủ
Mặt trận kinh tế trong suốt 9 năm kháng chiến được Đảng và Chính phủ đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; ban hành nhiều sắc lệnh giảm
tô, giảm tức, xóa nợ, chia lại ruộng đất cho nông dân sản xuất; chú trọng phát triển ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp quốc phòng; đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng thiết yếu… Nhờ đó, nền kinh tế ngày càng thu được những thành tựu quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng để huy động nguồn lực cho kháng chiến
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, với ý chí “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, đồng bào các dân tộc trong cả nước, đặc biệt là đồng bào Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 đã đóng góp hơn 260 nghìn dân công (tính ra thành 14 triệu ngày công), 20.991 xe đạp thồ và hàng chục nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ Về bảo đảm vật chất, đồng bào đã đóng góp cho chiến dịch 25.056 tấn lương thực, 907 tấn thịt
và hàng nghìn tấn thực phẩm khác Chỉ tính riêng số vật phẩm đã chuyển được ra mặt trận là hơn 20 nghìn tấn, trong đó có 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, hơn 62 tấn đường, 577 tấn thịt và 565 tấn thức ăn khô
Trên mặt trận văn hóa - giáo dục, Đảng chủ trương vừa đánh đổ văn hóa ngu dân, nô dịch và ngoại lai phản động, vừa xây dựng nền văn hóa mới của nước Việt Nam độc lập theo ba nguyên tắc Dân tộc, khoa học, đại chúng, tạo tiền đề và cơ sở để tiến lên xây dựng nền văn hóa mới, tiến bộ Nền giáo dục mới không ngừng phát triển, đạt được mục tiêu đào tạo con người mới, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là xây dựng được đội ngũ cán bộ, trí thức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc Cùng với đó, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh, góp phần nâng cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, yêu chế độ mới, cổ vũ, động viên quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ dồn sức cho chiến thắng
Ở mặt trận quân sự, Đảng đặc biệt chú trọng xây dựng thế trận “cả nước đánh giặc” với khẩu hiệu “Mỗi người dân là một chiến sĩ”, “Mỗi xóm làng là một pháo đài”, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân Thế trận chiến tranh nhân dân của ta phát triển ngày càng vững chắc, rộng khắp, khiến đội quân xâm lược không những phải đối mặt với
bộ đội chủ lực mà còn phải đối diện với thế trận toàn dân đánh giặc Thế trận đó tạo thành “tấm lưới thiên la địa võng” khổng lồ thường xuyên uy hiếp, vây hãm quân thù, khiến cho quân Pháp rơi vào những mâu thuẫn không sao gỡ nổi
Trang 5+ Kháng chiến trường kỳ là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng, trường kỳ kháng chiến là là một quá trình vừa đánh tiêu hao lực lượng quân địch vừa xây dựng, phát triển lực lượng ta, từng bước làm so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta; lấy thời gian là lực lượng vật chất để chuyển hóa yếu thành mạnh Kháng chiến lâu dài nhưng không có nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước nhảy vọt về chất, thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, là sự kế thừa chiến lược trong chỉ đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền của lãnh tụ Hồ Chí Minh Phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần vốn có của nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến trânh nhân dân Trên cơ sở đó, để tìm kiếm, phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng họ, giúp đỡ tinh thần và vật chất của quốc tế khi có điều kiện Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu
tố quan trọng hàng đầu
+Dựa vào thế trận toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ta liên tiếp mở các đòn tiến công chiến lược khắp các chiến trường, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược ra nhiều hướng, đẩy địch lâm vào thế bị động đối phó, không thể thực hiện được ý đồ chiến lược do Nava vạch ra Quyền chủ động trên chiến trường thuộc về ta Điện Biên Phủ trở thành nơi địch tập trung binh lực mạnh nhất - điều nằm ngoài dự kiến trong “Kế hoạch Nava”.Với lực lượng kháng chiến lớn mạnh cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ta đã huy động 5 đại đoàn chủ lực bao vây tiến công địch và 26 vạn dân công liên tục phục vụ chiến dịch Bằng tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ ngoài mặt trận, sự chi viện
to lớn của hậu phương, trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã kết thúc với thắng lợi hoàn toàn về ta
+Phối hợp với đấu tranh quân sự, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận ngoại giao Ngày 21-7-1954, các văn kiện của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân về nước, phải công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
+Thắng lợi của ta trong cuộc tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam, trí tuệ và bản lĩnh con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh Dưới ánh sáng đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sức mạnh cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc, sức mạnh của tiền tuyến và hậu phương, vật chất và tinh thần, trong nước và thời đại… đã được huy
Trang 6động, phát huy lên tầm cao mới.
+Bằng bản lĩnh và sức mạnh đó, ta đã từng bước làm chuyển biến lực lượng, từ yếu hóa mạnh, ít thành nhiều, tạo nên sức mạnh áp đảo để giành thắng lợi cuối cùng Bài học về phát huy sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện hiện nay
==> Qua đó ta thấy rằng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiếncủa Đảng là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên Đường lối đó được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuọc kháng chiến chống Pháp
* Vận dung đường lối trên trong việc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay :
- Trong thời kỳ hiện nay, dù đất nước đã hoàn toàn độc lập, chiến tranh đã chấm dứt nhưng Đảng và Nhà nước vẫn vận dụng được đường lối toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh để xây dựng và phát triển đất nước đặc biệt Đảng ta đã kế thừa, vận dụng yếu tố toàn dân, toàn diện trong tiến trình đổi mới đất nước, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
- Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc Nếu như thời kỳ trước đổi mới, công nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước thì sang thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường, gắn với phát triển nền kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh
tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại hội XII (2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
Trang 7Như vậy, kế thừa truyền thống lịch sử dân tộc về phát huy sức mạnh toàn dân trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; ngày nay, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo về việc khơi dậy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn mới
- Phát huy sức mạnh toàn dân xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, giải phóng mạnh
mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.Trong quá trình phát triển kinh tế, yếu tố toàn dân, toàn diện còn được thể hiện rõ trong chủ trương của Đảng về việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người nếu toàn dân, toàn diện trong kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm mục tiêu cuối cùng là phương châm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước thì ngày nay, việc huy động tiềm năng, thế mạnh trong các thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chính là sự vận dụng, kế thừa và phát triển sáng tạo phương châm toàn dân, toàn diện của Đảng ta nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển và thực hiện cho được mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Hiện nay, nước ta
đã chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các mối quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp Do vậy, việc kế thừa và vận dụng yếu tố toàn dân, toàn diện trong đường lối kháng chiến trước đây vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng hiện nay ở nước ta có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết
- Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta chủ trương khơi dậy và phát huy sức mạnh dân tộc, đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước và của con người lên hàng đầu; đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng để xây dựng và phát triển đất nước; không bỏ lỡ thời cơ, vận hội; phát huy tự lực, tự cường, đẩy lùi mọi nguy cơ, vượt qua mọi trở ngại, thách thức do chính xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đem lại để thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
- Với chủ trương trường kỳ, Đảng và Nhà nước luôn ý thức được nên kinh tế nước nhà còn đang trong công cuộc phát triển, vì vậy luôn đưa ra các chính sách lâu dài nhằm phát triển toàn diện đất nước về mọi mặt
Trang 8- Phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được Đảng ta xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông ta từ ngàn xưa Đồng thời, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để hoàn thiện đường lối kháng chiến phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta Việc xác định đường lối đúng đắn của Đảng đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta trong kháng chiến chống chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
Ngày nay, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo phương châm kháng chiến phù hợp với những biến đổi của tình hình mới để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Minh đã rút ra kết luận: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập’ vốn dĩ Tinh thần dân tộc là sự kết tinh ý chí, sức mạnh của toàn dân nên việc phát huy tinh lần tự lực, tự cường không chỉ là trách nhiệm của lực lượng lãnh đạo
mà là của muôn dân Tính tự lực, tự cường không chỉ giúp mỗi con người thành công mà còn giúp họ trở thành những người có lòng tự trọng, hiểu biết và có một cuộc đời hữu ích Do đó, mỗi người dân phải tự tìm việc làm, tự lên kế hoạch, tự vượt qua khó khăn để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc; mỗi khi gặp khó khăn thì tinh thần tự lực, tự cường trong
họ càng phải được trỗi dậy và phát huy cao độ Hồ Chí Minh còn cho rằng tự lực, tự chủ là phẩm chất, quyền lợi mang "tính người" và nếu con người không có quyền tự chủ thì không còn là con người nữa Dù hiện tại, việc ngoại giao đã được mở rộng, đất nước ta đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế, nhưng ta không được phụ thuộc vào điều đó
mà trở nên lười biếng Nội lực luôn giữ vai trò quyết định, ngoại lực chỉ gia tăng sức mạnh cho nội lực mà thôi Sức mạnh nội sinh của một dân tộc không phải là những điều "mặc định" và "bất biến" nên để phát huy nội lực thì phải tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường vốn là nét đẹp trong truyền thống văn hóa Việt Nam và đã được Hồ Chí Minh phát triển lên một tầm cao mới Những chỉ dẫn quý báu về tinh thần tự lực, tự cường của Hồ Chí Minh ngày càng tỏ rõ giá trị và tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam trong hành trình tiến tới "sánh vai với các cường quốc năm châu" như khát vọng lớn lao mà Người đã ký thác lại cho toàn Đảng, toàn dân ta
Câu 2 :
*Đường lối quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng
Trang 9- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam -Trước âm mưu và cuồng vọng của kẻ thù, trí tuệ, bản lĩnh và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta càng ngời sáng; phương hướng tiến công chiến lược của Đảng trong Đông Xuân 1953 - 1954, được hoạch định ngay sau chiến dịch Tây Bắc (cuối năm 1952) và trong suốt quá trình xây dựng triển khai kế hoạch mới Trên bình diện nghệ thuật quân sự, chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự truyền thống và là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp Điều đó được thể hiện trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo, điều hành chiến tranh (chiến lược quân sự), nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp từ ngày 25-01 đến ngày 30-01-1953, đã vạch ra phương hướng chiến lược, phương hướng tác chiến và tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954
- Về chỉ đạo kháng chiến và chính sách quân sự trong giai đoạn tiến công chiến lược Nghị quyết (2) xác định:
Một là, phương hướng chiến lược của ta là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng
tự do, tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Bắc Bộ
Hai là, từ phương hướng chiến lược đó, Trung ương quyết định phương hướng tác chiến với tinh thần chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển của kháng chiến: Quân đội ta phải đánh địch ở những nơi địch sơ hở, đồng thời phải hoạt động mạnh sau lưng địch; tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta
Ba là, cũng tại Hội nghị này, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của quân đội ta một lần nữa được khẳng định: Không chủ quan khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh Bốn là, về việc xây dựng củng cố lực lượng vũ trang, Hội nghị xác định: Ngoài việc tăng cường bộ đội chủ lực và xây dựng bộ đội địa phương, các vùng tự do và vùng căn cứ du kích cần phải xây dựng những tổ chức dân quân du kích không thoát ly sản xuất, để đàn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn trị an, bảo vệ lợi ích quần chúng đấu tranh với địch, phối
Trang 10hợp tác chiến với bộ đội chủ lực; phải phối hợp mặt trận trước mặt địch với mặt trận sau lưng địch một cách linh hoạt
- Ở đồng bằng Băc Bộ, Bình- Trị- Thiên, liên khuV và Nam Bộ, quân
ta và dân ta hoạt động đều khắp, giam chân và tiêu diệt nhiều sinh lực địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng Đầu tháng 3-1954, lực lượng địnch Điện Biên Phủ đã lên tới 20 tiểu đoàn, phần lớn là lính Âu- Phi, bố trí 49 cứ điểm, được sự tiếp tế và hỗ trợ chiến đấu của 80% số máy bay của Pháp ở Đông Dương Dương Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để chiến thắng” Đảng đã động viên sức người, sức của cho mặt trận Điện Biên Phủ Hơn 26 vạn dân công với trên 10 triệu ngày công đã tham gia phục vụ chiến dịch 27400 tấn gạo được huy động chuyển đến mặt trận trong đó đồng bào Tây Bắc mới giải phóng góp 7300 tấn Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp với công binh mới mở và sửa chữa hàng nghìn
km đường, các loại phương tiện vận tải kể cả xe đạp được huy động tối đa
-Kế hoạch tác chiến đề ra hai phương châm: một là đánh nhanh thắng nhanh hai là đánh chắc tiếng chắc Khi địch mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, quân và dân ta chuẩn bị đánh nhanh thắng nhanh trước ngày quân ta dự định nổ súng tiến công (25-1-1954), tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được tăng cường Bộ chính trị chuẩn y đề nghị Đảng ủy Mặt trận chuyển sang phương châm “đánh chắc tiến chắc” và hoãn ngày mở đầu chiến dịch Đây được coi là một quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử Bằng quyết định này, ta đã làm cho Bộ chỉ huy quân Pháp hoàn toàn bất ngờ Thực tế lịch sử diễn ra trong 56 ngày đêm (từ 13/3 -7/5/1954) chứng minh cho thấy quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định sáng suốt và đầy trách nhiệm của Bộ Tư lệnh chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp
để phối hợp và “chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ Điều này đã làm cho kế hoạch tập trung quân cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc bộ của Navare không thể thực hiện đựợc Bộ chỉ huy quân Pháp cực chẳng đã, buộc phải phân tán lực lượng lên Điện Biên Phủ, Trung - Hạ Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.Ngày mồng một tháng Giêng năm 1954, Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được thành lập Trước ngày lên đường ra Mặt trận, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận - Võ Nguyên Giáp đã đến Khuổi Tát chào Bác Hồ Người đã căn dặn Đại tướng: “Tổng Tư lệnh
ra mặt trận Tướng quân tại ngoại Trao cho chú toàn quyền quyết định Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” Theo phương châm tác chiến này, ta tập trung
ưu thế binh hỏa lực, nhằm vào chỗ hở sườn nhất của địch, đánh thốc thẳng vào trung tâm Mường Thanh, tạo thế chia cắt, cô lập, cô lập từng