Vì thế, nhà xưởng luôn cần có một hệ thống thông gió công nghiệp để đẩy nguồn không khí ra bên ngoài để tạo một môi trường làm việc trong lành, đảm bảo sức khỏe cho người lao động một cá
KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ
Khảo sát đối tượng
Nhà xưởng may tại khu công nghiệp Long Khánh, có diện tích 100x25x9(m)
Số lượng nhân công: khoảng 500 người
Thời gian làm việc: 7h30-11h30 và 13h-17h
Xưởng may được chia thành nhiều khu vực khác nhau, vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý đến đặc điểm của từng khu vực sản xuất
• Khu vực nhà xưởng may gia công sinh nhiệt: Các khu vực trong xưởng may có sử dụng những thiết bị điện như thiết bị cắt vải, định hình, vắt sổ, may mặc,… sẽ sinh nhiệt và nóng hơn các khu vực thông thường Do đó, lưu lượng gió cung cấp phải vừa đủ nhu cầu làm mát và không được tạo ra hơi ẩm
• Khu vực nhà xưởng may gia công không sinh nhiệt: Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp thông gió nhà xưởng may tự nhiên như tấm cooling pad và quạt công nghiệp, để tận dụng gió tự nhiên, giảm đi chi phí điện năng tiêu thụ
• Đặc điểm nhà xưởng dệt may:
8 Đây là nơi tập trung nhiều công nhân lao động, cũng với hệ thống máy móc được hoạt động một cách liên tục Điều đó dẫn đển lượng nhiệt sinh ra là rất lớn Thông thường nhiệt độ chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài xưởng dao động 3-7 độ C, Có những nhà xưởng nhiệt độ chênh lệch lên tới 10-12 độ C Cùng với trong quá trình sản suất sinh ra rất nhiều cái hạt bụi, sợi vải nhỏ ly ti sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy móc và sức khỏe công nhân
Sử dụng hệ thống thông gió nhà xưởng may làm mát áp suất âm.
Nguyên lý vận hành hệ thống điều khiển
Hệ thống thông gió xưởng may này thường tập trung ở 2 đầu xưởng Hệ thống này hoạt động dựa trên phương phức:
• Đầu hút: Sử dụng hệ thống quạt hút để mang đi khí nóng, khí bẩn, bụi vải công nghiệp… từ bên trong xưởng may ra bên ngoài;
• Đầu thổi: Tại đây được trang bị quạt kèm hệ thống khung giàn làm mát Các khung giàn được cung cấp nước thường xuyên và phun ẩm đều giàn Khi luồng gió tươi được
9 quạt thổi vào từ bên ngoài qua giàn sẽ trở nên sạch và ẩm mát, đi vào nhà xưởng làm hạ nhiệt và thông thoáng nhà xưởng Ưu điểm của hệ thống thông gió nhà xưởng may áp suất âm:
• Thân thiện với môi trường
• Lắp đặt dễ dàng, vận hành ổn định, không tốn kém chi phí bảo dưỡng
• Hệ thống điều khiển tự động, an toàn cao
• Có thể điều chỉnh lưu lượng gió và vị trí lắp đặt thích hợp theo yêu cầu của nhà xưởng Nhược điểm hệ thống thông gió xưởng may làm mát áp suất âm:
• Do máy hút và máy thổi gió được lắp đặt tại hai đầu của xưởng may nên hiệu quả làm mát không đồng đều
• Khi hệ thống hoạt động, xưởng may cần phải kín Doanh nghiệp cần gia cố lại các nơi tạo khe hở như khe gió, cổng trời, mái nhà xưởng, vách xung quanh…
Nguyên lý vận hành của hệ thống quạt:
Hình2.1: Quạt hướng trục dùng ở nhà xưởng, hầm lò
Hình 2.2: Mạch động cơ quạt Để mở máy Quạt I ở chế độ làm việc bình thường đưa khóa chế độ làm việc về vị trí LVBT và ấn nút I, rơ le RTr4 tác động Tiếp điểm thường mở đóng lại xung từ khâu tạo xung thứ tư làm transistor 8T thông trong thời gian 1/6 chu kỳ lưới Máy phát xung 14 khz theo đường dây liên lạc tới máy thu phía chấp hành và transistor 7T bị thông Như đã trình bày ở phần máy thu tín hiệu, tín hiệu tương ứng từ khâu tạo xung thứ tư sẽ từ 0 (1BA) qua 7T rồi C10 tụ C10 nạp điện rồi phóng qua lớp E-B của 4T duy trì 4T thông trong thời gian 5/6 chu kỳ Rơ le Re4 tác động và đóng tiếp điểm thường mở của nó cấp điện cho Rơle chọn quạt 1 là 1RC Rơle này có cơ cấu tự giữ Rơle này nóng mạch mở cửa gió quạt I và chuẩn bị chạy quạt I, đóng sẵn mạch Rơ le 1RQ, ngắt mạch 2RC Sau khi cửa gió quạt I mở xong, công tắc hành trình cuối đóng mạch cho Rơle RTr2 nối khâu tạo xung thứ hai vào gốc transistor 8T để mở máy phát làm việc Tín hiệu 20khz trong 1/6T được gửi tới máy thu để mở transistor 7T Tương ứng với khâu tạo xung thứ 2, khi
11 transistor 7T thông thì khâu tạo xung thứ 2 cho xung qua 7T nạp tụ C8 và mở transistor 2T Rơ le Re2 tác động, bật đèn LCB báo đã mở cửa gió và chuẩn bị xong việc chạy quạt
I Ấn nút MI cho chạy quạt I, rơ le Rtr1 tác động và đóng khâu tạo xung thứ nhất cấp xung cho mạch bazo 8T để máy phát làm việc Tín hiệu 14KHz truyền tới máy thu và mở 7T Tương ứng khâu tạo xung thứ nhất cho xung qua 7T để nạp tụ C7 và mở 1T Rơ le Re1 tác động cấp điện cho 1RQ để từ đó đóng mạch khởi động từ 1KĐ Cuối cynfg là 1KĐ đóng mạch truyền động 1TĐCD để đóng máy cắt dấu 1CD chạy động cơ ĐB Lúc này các tiếp điểm thường đóng 1CD mở ra cắt mạch 1KĐ và cắt mạch 1RC(2RC) tránh đóng mở cửa gió khi quạt đang làm việc, tiếp điểm thường mở 1CD khác(hình 139) đóng lại làm rơ le Rtr 1 tác động, Khối phát xung thứ nhất được nối với máy phát 14KHz và tương ứng ở phía trung tâm điều khiển (13.10) máy thu mở transistor 7T để xung từ khối phát xung thứ nhất đóngt mạch rơ le Re1 báo chạy quạt I qua đèn LQI đèn LQI và đèn LDI sáng
Dừng quạt nhấn Stop St, rơ le Rtr3 tác động Từ đó, qua máy phát 14KHz và máy thu, tương ứng rơ le Re3 tác động và mạch rơ le dừng RD thông Rơ le RD tác động sẽ đóng mạch rơ le RN để rơ le này cắt mạch cuộn điện áp không 1CO ở máy cắt dầu 1CD dẫn tới cắt máy cắt dầu 1CD, ngắt điện động cơ 1ĐB đèn LQI tắt và đèn LDI sáng
Khi đảo chiều dòng khí, khóa đảo chiều Đ đóng, rơ le Rtr6 tác động xung từ khâu phát xung thứ 6 tới mở máy phát 14Khz làm việc và tín hiệu truyền tới máy thu phía chấp hành Tương ứng Re6 tác động, đóng mạch rơ le đảo chiều RD Các tiếp điểm thường hở của RĐ và tiếp điểm thường mở rơ le chọn quạt ( hoặc 1RC hoặc 2RC tùy theo quạt đỉnh đảo chiều) sẽ đóng mạch khởi động từ máy tới để thay đổi cửa gió tương ứng
Tín hiệu sự cố khi gối trục quạt quá nóng, thiết bị kiểm tra nhiệt độ đóng tiếp điểm thường mở 1KT( quạt I) hay 2KT(quạt II) làm rơ le Re 6 tương ứng tác động, bật đèn LT báo quá nhiệt độ gối trục, đóng mạch rơ le RT báo chuông, Ngắt tín hiệu chuông nhờ công tắc SW
Khi khí thông gió bị phá hủy,tiếp điểm 1K( thay đổi năng suất) hoặc 2K(giảm áp) đóng,
Rơ le Rtr3 tác động từ đó rơ le Re 3 tác động bật đèn báo LH và đóng mạch rơ le chuông
Qua các tiếp điểm thường đóng Re1, Re2, Re4, Re5, khi quạt làm việc, có thể dùng kiểm tra đường liên lạc vì rơ le RK tác động đóng mạch đèn báo LL và báo chuông Đèn LN tắt sẽ báo mất nguồn cấp cho sơ đồ Điều khiển tại chỗ: chuyển khóa chuyển mạch 1CM từ vị trí điều khiển từ xa TX về vị trí điều khiển tại chỗ TC Để chạy động cơ quạt I chuyển 2CM về vị trí QI rối ấn nút M để đóng mạch khởi động từ 1KĐ v.v… Quá trình mở máy như đã nêu
Dừng quạt chờ nhấn nút St
Hình2.3: Nguyên lí tạo xung
Các quạt công suất dưới 200 kW thường dùng động cơ không đồng bộ rotor ngắn mạch mở máy trực tiếp hay gián tiếp qua các phần tử hạn chế ở mạch stator Đôi khi dùng động cơ rotor dây quấn nếu cần thay đổi tốc độ trong phạm vi hẹp hoặc động cơ đồng bộ hạ áp Với quạt có công suất trên 200kW thường dùng động cơ đồng bộ cao áp
Thường động cơ đồng bộ kéo quạt được mở máy trực tiếp từ toàn bộ điện áp lưới Trường hợp do các thông số lưới hạn chế hay cần giới hạn tốc độ góc của quạt mà không được phép mở máy trực tiếp thì phải hạn chế điện áp mở máy qua cuộn kháng hoặc biến áp tự ngẫu đối với động cơ cao áp và qua điện trở tác dụng ở mạch stator đối với động cơ hạ áp
Sơ đồ mở may bất kì của động cơ đồng bộ đều phải tăng tốc động cơ tới gần tốc độ đồng bộ qua giai đoạn mở máy không đồng bộ Cuộn ngắn mạch
13 rotor động cơ đồng bộ (loại rotor cực lồi) dùng cho mở máy được tính ở chế độ làm việc ngắn hạn nên động cơ đồng bộ không được phép làm việc lâu ở chế độ không đồng bộ
Các thông số thiết kế của hệ thống điều khiển
1 Yêu cầu về chất lượng điều khiển
- Giảm nhiệt hiệu quả luồng không khí đi vào nhà xưởng đồng thời, kiểm soát và duy trì mức nhiệt trong suốt quá trình hoạt động
- Cung cấp luồng khí sạch và lan tỏa đồng đều trên toàn không gian mà không tạo ra gió lùa
2 Yêu cầu về đối tượng điều khiển
Lưu lượng thông gió theo diện tích:
• X là số lần không khí trong xưởng cần được thay thế (lần/giờ)
• T là thể tích nhà xưởng, xí nghiệp (T = DxRxC), (m3)
• Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3/h)
3 Yêu cầu về môi trường (năng lượng, các hệ thống hỗ trợ, tác động đến môi trường)
Tiêu chuẩn về số liệu khí hậu trong thiết kế xây dựng (Climatic data for building design)
Mục đích: Cung cấp những số liệu cụ thể về khí hậu tại từng địa điểm trên phạm vi toàn quốc Dựa vào đó, các kiến trúc sư có thể dễ dàng tính toán lưu lượng và số lượng quạt thông gió cần sử dụng cho nhà xưởng tại khu vực đó
4 Tính toán số liệu cần thiết của nhà xưởng
4.1 Lưu lượng thông gió nhà xưởng theo số người
Một nhà xưởng sản xuất các thiết bị cơ khí có chiều cao là 9m, chiều dài là 100m, chiều rộng là 25m Theo đó, thể tích của xưởng sẽ là:
Bởi đặc trưng là nhà xưởng sản xuất may mặc nên có các thiết bị tỏa nhiệt, do đó số lần thay đổi gió tươi trong nhà xưởng X dao động từ khoảng 40 lần/giờ cho đến 60 lần/giờ (Ta lấy mức 60 lần/giờ)
Như thế, tổng lưu lượng gió tươi cần cung cấp cho nhà xưởng cơ khí sẽ là:
4.2 Số lượng thiết bị quạt
Chọn lưu lượng gió của quạt là 45000 (m 3 /h)
5.1 Lắp biến tần cho hệ thống
Hệ thống quạt thông gió là hệ thống tiêu tốn khá nhiều năng lượng điện Khi vận hành động cơ của quạt luôn quay với 100% công suất Giờ cao điểm (đông công nhân, lượng máy móc hoạt động nhiều) thì hệ thống này phát huy tối đa công dụng Tuy nhiên, trong những giờ thấp điểm (vào ban đêm hay ca sản suất ít công nhân, ít máy móc hoạt động) lượng nhiệt sản sinh trong nhà máy không lớn Nhu cầu lưu thông gió trong xưởng sản suất là không nhiều Do đó quạt vẫn chạy với công suất 100% là rất lãng phí
Có nhiều seri biến tần được thiết kế để điều khiển tiết kiệm năng lượng quạt gió, cài đặt PID và phần mềm tiết giảm năng lượng tiên tiến Đặc biệt là, đại đa số quạt gió trong quá trình sử dụng đều tồn tại hiện tượng “ngựa khỏe kéo xe nhỏ”, cộng thêm sự thay đổi về sản xuất, công nghệ, cần thường xuyên điều tiết lưu lượng, áp lực, nhiệt độ không khí; ngày nay, rất nhiều đơn vị vẫn lựa chọn tầm điều tiết chắn gió hoặc phương thức độ mở cửa van lạc hậu để điều chỉnh lưu lượng, áp lực, nhiệt độ không khí
Bộ điều tốc biến tần xuất hiện output phương thức điều tốc xoay chiều là 1 cuộc cách mạng Cùng với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật biến tần hơn 15 năm nay, tính năng điều tốc biến tần ngày càng hoàn hảo, đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sử dụng điều tốc xoay chiều Điều tốc biến tần dùng để điều tốc động cơ không đồng bộ xoay chiều, với tính năng vượt xa phương thức điều tốc xoay chiều, 1 chiều nào khác mà kết cấu đơn giản, phạm vi điều tốc rộng, độ chính xác trong điều tốc cao, điều chỉnh lắp đặt thuận tiện, chức năng bảo vệ hoàn thiện, vận hành ổn định tin cậy, có hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng, nó đã trở thành trao lưu mới trong ứng dụng điều tốc động cơ xoay chiều
5.2 Ưu điểm khi sử dụng biến tần
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ tự động hóa, biến tần ra đời đã giúp giải quyết bài toán tiết kiệm năng lượng khi sử dụng quạt một cách dễ dàng Những ưu điểm của biến tần:
– Điều chỉnh tốc độ quạt linh hoạt phù hợp với những thời gian sản xuất khác nhau (tính năng tiết kiệm điện)
– Bảo vệ và giúp tăng tuổi thọ hệ thống cơ khí, động cơ
– Nâng cao chất lượng điện năng
5.3 Sử dụng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT cho hệ thống quạt thông gió
Dựa trên nguyên tắc tỉ lệ của quạt, nếu sử dụng dòng biến tần INVT để điều chỉnh tốc độ, chúng ta có thể vẽ đường thuộc tính quan hệ giữa áp suất H và lưu lượng gió Q cho quạt tại tốc độ N2, như đường cong 4 Tương tự, lưu lượng Q2, áp suất H3 giảm đột ngột và lúc này công suất P2 (bằng diện tích C-H30-Q2) cũng giảm rất nhiều Hiệu quả tiết kiệm điện là rất rõ ràng
Dựa trên nguyên tắc thủy lực, lưu lượng gió Q là tỉ lệ thuận với tốc độ quay, áp suất H lại tỉ lệ thuận với bình phường tốc độ quay, và công suất trên trục P thì tỉ lệ thuận với lập phương tốc độ quay Khi lưu lượng khí giảm và tốc độ quay của quạt gió giảm theo, công suất tiêu thụ trên trục sẽ được giảm đáng kể
Như vậy, trong máy móc có trang bị quạt gió và bơm, việc sử dụng dòng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT để điều chỉnh lưu lượng và áp suất là cách hiệu quả nhất để tiết kiệm năng lượng
Ví dụ về một hệ thống quạt hút trong công nghiệp có mô hình như sau:
Với hệ thống này khi lưu lượng gió giảm xuống 80% và tốc độ quay giảm xuống 80% thì công suất tiêu thụ trên trục giảm xuống tới 51% công suất định mức Khi lưu lượng gió giảm xuống 50%, công suất tiêu thụ trên trục giảm xuống 13% công suất định mức Công suất tiết kiệm không ảnh hưởng nhiều đến điều kiện làm việc thực tế, nhưng năng lượng tiết kiệm được là rất lớn Ứng dụng dòng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT cho hệ thống quạt
Khi sử dụng dòng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT, người dùng có thể điều khiển quạt hay bơm tại bất kỳ tốc độ nào dưới tốc độ lớn nhất cho phép Vì vậy có thể điều chỉnh lưu lượng gió hay áp suất mà không cần sử dụng van điều tiết lưu lượng gió hay van điều áp
Sử dụng một biến tần điều khiển nhiều quạt
Biến tần điều khiển 30 Motor 1.1kW –> Chọn Biến tần PV0370 37kW Trường hợp chạy trên định mức từ 51 – 65Hz Cần chọn cao hơn 37kW do lưu lượng gió khi tăng tốc độ quạt trên định mức sẽ tăng rất cao, dẫn đến dòng động cơ tăng theo và motor sẽ nóng hơn mức bình thường Theo thực tế, cần chọn công suất Biến tần cao hơn 1.5 lần công suất 10 Motor cộng lại => Chọn biến tần PV0450 45kW
R1 S1 T1: 3 pha nối với lưới 440V, 60Hz
A1 : Đồng hồ đo dòng tải
88M1 : Tiếp điểm của công tắctơ mạch chính
TR 1 : Biến áp hạ áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
GL12 : Đèn báo quạt gió hoạt động
RL13 : Đèn báo quạt gió bị quá tải
27X1 : Rơle cấp nguồn cho mạch điều khiển tự động
88M1; Công tắc tơ mạch chính cấp nguồn cho động cơ quạt gió
43 : Công tắc chọn chế độ điều khiển từ xa hay tại chỗ
PB11: Nút dừng ở trạm điều khiển tại chỗ
PB12 : Nút khởi động ở trạm tại chỗ
RHMI : Đồng hồ tính thời gian hoạt động của quạt gió
Stop : Nút dừng ở chế độ bằng tay của trạm điều khiển từ xa
Start : Nút khởi động ở chế độ bằng tay của trạm điều khiển từ xa
51X1 : Rơle cấp tín hiệu báo động khi quá tải
88X1,88X11, AXI,63X,63TX: Rơle trung gian
C11, C12: Tín hiệu tắt máy từ xa
H/P-OFF: Cảm biến áp lực gió máy chính (bình thường thì đóng nếu áp lực khi máy chính mà lớn thì mở ra)
L/P-ON Cảm biến áp lực gió mảy chỉnh (nếu áp lực khi máy chính thấp dưới mức quy định thì đóng lại)
89-2 : Áptômát cấp nguồn cho quạt gió
R2,S2,T2: 3 pha nối với lưới 440V, 60Hz
A2 : Đồng hồ đo dòng tải
31-2 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải
88M2 : Tiếp điểm công tắc tơ mạch chính cấp nguồn cho quạt gió số
M : Động cơ 3 pha quạt gió
F21, F22,F23, F24; Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển
TR2 : Biểm áp hạ áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
GL22 : Đèn bảo quạt gió hoạt động
RL23 ; Đèn báo quạt gió bị quá tải
43 : Công tắc chọn chế độ điều khiển từ xa hay tại chỗ
PB21 : Nút dừng ở trạm điều khiển tại chỗ
PB2 : Nút khởi động ở trạm điều khiển tại chỗ
Stop : Nút dừng ở chế độ bằng tay của trạm điều khiển từ xa
Start : Nút khởi động ở chế độ bằng tay của trạm điều khiển từ xa
88M2 : Công tắc tơ mạch chỉnh
5.3.1 Công suất và quan điểm thiết kế
Công suất từ 5,5kW - 110kW, 3 pha, 380V (-15%) đến 440V (+5%)
65 thông số cho hầu hết các ứng dụng bơm & quạt bao gồm:
• Các thông số cơ bản như thời gian tăng tốc / giảm tốc, tần số tham chiếu • Thông số động cơ,
• Thông số hiển thị và ghi lỗi
Lập trình hoàn toàn cho các cổng vào ra tín hiệu analog, digital và relay :
• Hai đầu vào analog (0-10V cho cổng đầu vào dạng áp VCI; 0-10V hay | 0/4-20mA cho cổng đầu vào dòng) Hai cổng đầu ra (0-10V, 0/4-20mA)
• 8 cổng đầu vào digital (lập trình), 2 cổng đầu ra
• 1 cổng đầu ra relay (lập trình) | Bản phím đèn LED dùng hiển thị và lập trình
Có thể tháo/lắp khi có điện Lựa chọn cổng giao tiếp RS 232/RS 485
Lựa chọn các tần số nhảy để bỏ qua các điểm cộng hưởng
Vận hành liên tục khi mất nguồn tạm thời (Power dip ride through) đối với tải quán tính lớn Động cơ chạy êm hơn với tần số đóng ngắt cao, có thể lựa chọn đến tần số 15 KHz hay tự động tỉnh chỉnh theo tai Khả năng hoạt động liên tục (ngăn ngừa sự cố):
• Bằng cách giới hạn momen dòng giúp giảm thiểu sự cố khi tải thay đổi
• Hạn chế sự cố xảy ra trong quá trình giảm tốc nhanh bằng cách điều chỉnh thời gian (sườn) giảm tốc và mức điện áp trên bus DC
5.3.2.1 Các kiểu điều khiển biến tần
Nó xác định các cách được nhận bởi các lệnh tác động START , STOP , FWD, REV , JOG & Lệnh khác,
+ Bảng điều khiển : Biến tần được điều khiển bởi các phím RUN , STOP & JOG trên bảng
+ Trạm điều khiển : Biến tần được điều khiển bởi các trạm FWD , REV & STOP trên trạm
+ Cổng truyền thông điều khiển : Tác động START , STOP được điều khiển bởi công truyền thông
Các kiểu điều khiển được chọn bởi thông số F0.03
Cần chắc chắn là các kiểu điều khiển được chọn thích hợp cho ứng dụng Chọn sai kiểu điều khiển là nguyên nhân gây hư hỏng thiết bị và đến tính mạng
Dòng sản phẩm PV có 6 cách chọn tham chiếu tần số ngõ vào
Tham chiếu tần số ngõ vào có thể là:
+ Phím UP, DW, "trên bảng điều khiển”
+ Cổng truyền thông nối tiếp
+ Điện áp tương tự ngõ vào (VCI)
+ Điện áp tương tự ngõ vào (CCI)
5.3.2.3 Trạng thái hoạt động của biến tần
Có 3 trạng thái tác động : trạng thái dừng, chạy, và tự động chỉnh thông số động cơ
+ Trạng thái dừng: Sau khi mở nguồn , nếu không có lệnh chạy hoặc có lệnh dừng, biến tần ở trạng thái dừng
+ Trạng thái chạy : Biến tần ở trạng thái chạy sau khi nhận được lệnh chạy
+ Trạng thái tự động chỉnh thông số động cơ:Có lệnh chạy sau khi FH.09 đặt 1 hoặc 2 biến tần sẽ ở trạng thái tự động chính thông số động cơ và dừng khi xử lí hoàn thành
Biến tần PV có 4 kiểu hoạt động mà ta có thể xếp thành chuỗi hoạt động tuần tự
Chạy theo kiểu vòng kín
Chạy với nhiều cấp tốc độ
Chạy đơn giản độ ưu tiên a Chế độ chạy nhắp - Jog:
TỔNG KẾT
Đánh giá lợi ích
Dòng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT có thể làm giảm thiểu năng lượng tiêu thụ của quạt Với phương pháp điều khiển vô cấp tốc độ, công suất tiêu thụ của quạt sẽ quan hệ chặt chẽ tới việc sử dụng thiết bị
Hệ thống quạt trong lò đứng, lò quay, các loại quạt thổi, quạt hút… được sử dụng rộng rãi trong nhiều khâu của các dây chuyền sản xuất, và rất cần thiết trong quá trình hoạt động của nhà máy Hệ thống quạt hoạt động liên tục cùng với phương thức điều khiển áp suất và lưu lượng truyền thống thông qua hệ thống van tiết lưu đã gây ra sự lãng phí điện năng rất lớn Tuy nhiên với việc sử dụng dòng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT cho hệ thống quạt công nghiệp đã mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc tiết kiệm điện năng, giảm chi phí bảo trì và giúp cho việc vận hành dễ dàng hơn, linh hoạt hơn
Tóm lại, dòng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT có thể làm giảm thiểu năng lượng tiêu thụ của quạt Với phương pháp điều khiển vô cấp tốc độ, công suất tiêu thụ của quạt sẽ quan hệ chặt chẽ tới việc sử dụng thiết bị Khi xây dựng hệ thống Bơm/Quạt với Dòng biến tần tiết kiệm năng lượng INVT, có thể nhận thấy rằng điện năng có thể tiết kiệm từ 15% đến 40%, thậm chí cao hơn.
Kết luận
Sau một thời gian thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Trương Việt Anh cộng với sự nỗ lực của các bạn trong nhóm trong việc tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu liên quan nhóm em đã hoản thành xong bài báo cáo môn học của mình theo đúng thời gian GV đề ra Với đề tài “ Ứng dụng điều khiển quạt hút cho nhà xưởng"" đã giúp em hiểu rõ hơn về lý thuyết và ứng dụng thực tế của đề tài nhằm củng cố thêm các kiến thức đã được học Kết thúc quá trình Thiết kế em đã thu được một số kết quả như sau :
Nghiên cứu về lý thuyết biến tần và những ứng dụng của biến tần
Nghiên cứu về phụ tải dạng quạt gió, ứng dụng của phụ tài trong thực tế
28 Đây là một đề tài khá hiện đại và khả năng ứng dụng cao Trong nền công nghiệp hiện nay được sử dụng khá rộng rãi
Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn thì em sẽ nghiên cứu được sâu hơn về cấu trúc biến tần , các ứng dụng của biến tần trong thực tế, trong nền công nghiệp hiện nay
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình, những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để em rút ra được những thiếu xót của mình, tạo cho mình những kiến thức cơ bản trong quá trình làm việc sau này và để đề tài này phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.