1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập ngành luật

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật
Tác giả Lưu Thùy Trang
Người hướng dẫn Đỗ Duy Trung
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn: - Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.- Thảo luận b

Trang 1

Trường Đại học Mở Hà nội

Khoa luật

-BÁO CÁO THỰC TẬP HỌC PHẦN:

THỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Cán bộ hướng dẫn thực tập:

- Đỗ Duy Trung

Họ và tên sinh viên: Lưu Thùy Trang

Khóa: K21

Ngành: Luật

Năm 2023

Trang 2

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về tòa án

a) Giới thiệu chung

Bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công phối hợp chặt chẽ

để thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho hệ thống tòa án được gọi là

“Tòa án nhân dân” Hệ thống tòa án gồm có tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện và các tòa án khác do Luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án thực hiện xét sử những vụ án hình sự, dân

sự, hôn nhân và gia đình, lao động, nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật

tự, ổn định, bình yên, kiẻm soát quyền lực, xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật

Để đáp ứng những nhiệm vụ trên Tòa án thành phố Hà Nội nơi xét xử, giải quyết rất nhiều vụ án trên một năm luôn nhất quán, thực hiện nghiêm túc theo pháp luật Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của xã hội, có ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

b) Bộ máy lãnh đạo

 Chánh án : Nguyễn Hữu Chính

 Phó chánh án:

c) Cơ cấu tổ chức.

Trang 3

ỦY BAN THẲM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán Số lượng thành viên của ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa Phiên họp ủy ban Thẩm phán do Chánh án chủ trì

2 Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

- Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

- Tổng kết kinh nghiệm xét xử

- Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đoc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án

CÁC TÒA CHUYÊN TRÁCH :

 Tòa Hình sự :

- Có 40 công chức; trong đó có 20 Thẩm phán

- Chánh tòa: Ông Nguyễn Quốc Thành;

- Phó Chánh tòa: Ông Trương Việt Toàn và Ông Nguyễn Từ Bắc

 Tòa Dân sự :

- Có 31 cán bộ, công chức; trong đó có 16 Thẩm phán

- Chánh tòa: Ông Trần Trung Trực;

- Phó Chánh tòa: Bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Ông Đỗ Quảng Oai

 Tòa Kinh tế :

- Có 17 công chức; trong đó có 8 Thẩm phán

- Chánh tòa: Ông Hoàng Ngọc Thành;

- Phó Chánh tòa: Ông Hoàng Minh Thành, Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh

 Tòa Hành chính :

- Có 17 công chức; trong đó có 10 thẩm phán

- Chánh tòa:

- Phó chánh tòa:

 Tòa lao động :

- Có 14 công chức; trong đó có 07 Thẩm phán

- Chánh tòa: Ông Lại Vĩnh Trung;

- Phó Chánh tòa: Bà Nguyễn Thị Hà, Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 4

 Tòa gia đình và người chưa thành niên :

- Chánh tòa : Ông Nguyễn Đình Tiến;

- Phó Chánh tòa : Ông Vũ Quang Huy

 Chức năng của tòa chuyên trách

- Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật;

- Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, và tương đương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

BỘ MÁY GIÚP VIỆC

- Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân thành phô Hà Nội

d) Lịch sử hình thành và phát triển

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có trụ sở tại Ô đất 1-VP, Khu chức năng

đô thị Nam đường Vành đai 3, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Tiền thân của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là Tòa án đệ nhị cấp Hà Nội, ra đời vào ngày 24/01/1946 khi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án (Tòa án thường)

và các ngạch Thẩm phán Năm 1950, Tòa án đệ nhị cấp Hà Nội đổi tên thành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, có trụ sở tại 43, Hai Bà Trưng, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Sau một vài lần chuyển trụ sở, đến tháng 8/2020 thực hiện theo Quy hoạch xây dựng đồng bộ hệ thống trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến hết năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức xây dựng trụ sở Tòa án Nhân dân thành phố tại

lô đất 1-VP, Khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai Và được đi vào hoạt động từ tháng 10/2022 đến nay

e) Chức năng của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật

Trang 5

- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật

- Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có

vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị

- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật

2 Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp

a) Giới thiệu

- Họ và tên: Đỗ Duy Trung

- Chức vụ: Thư kí tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

- Vị trí công tác: Thư kí tòa chuyên trách tòa Hôn nhân gia đình và trẻ vị thành

niên

b) Mô tả công việc

– Tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

– Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

– Phổ biến nội quy phiên tòa;

– Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;

– Ghi biên bản phiên tòa;

– Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án

– Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa

án về hành vi của mình

II PHẦN NỘI DUNG

Trang 6

1.Nội dung công việc thẩm phán

a) Thẩm phán là người có chức năng xét xử của tòa án, và xuất hiện trong tất các các hội đồng xét xử Do đó, Thẩm phán được xem là sự hiện diện của nhà nước trong việc thực hiện chức năng xét xử Thẩm phán được chia làm 4 ngạch bao gồm:

 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

 Thẩm phán cao cấp

 Thẩm phán trung cấp

 Thẩm phán sơ cấp

Do đó, nơi làm việc của từng ngạch Thẩm phán cũng sẽ khác nhau Nhưng thời gian làm việc đều giống nhau theo nhiệm kỳ 5 năm cho lần đầu tiên và 10 năm cho nhiệm kỳ tiếp theo – điều này đã được thể hiện rõ trong Điều 66 và 74 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 b)Những yêu cầu trong việc thực hiện công việc của thẩm phán Thẩm phán là người “cầm cân nảy mực”, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo vệ và thực thi công lí, chính bởi vậy, có vô

số các yêu cầu và quy tắc cần được các thẩm phán tuân thủ nghiêm ngặt khi thực hiện công việc của mình

Những việc Thẩm phán phải làm để đáp ứng quy tắc ứng xử tại cơ quan gồm:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;

- Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; tôn trọng và thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ;

- Tích cực thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định khác về cán bộ, công chức và thi hành công vụ;

- Chấp hành quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý Khi thực hiện quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý, nếu có

Trang 7

căn cứ cho rằng quyết định đó là vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp với thực tế thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra;

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định, quy chế làm việc của

cơ quan, đơn vị;

- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của lãnh đạo

và đồng nghiệp; hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thẩm phán Tòa án nhân dân phải tận tụy với công việc và cống hiến hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp nhằm giải quyết nhanh nhất các vụ việc được giao.Khi giải quyết các vụ việc, Thẩm phán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, không để các

vụ việc quá hạn luật định vì những nguyên nhân chủ quan

2 Các công việc được giao thực hiện

Với 40 buổi thực tập tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuy không phải thời gian dài nhưng em đã được tiếp cận với môi trường thực tiễn, tìm hiểu về các hoạt động tố tụng, Các cô chú tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao một cách nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất

Trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội em đã được giao một số công việc liên quan chặt chẽ tới ngành mà em đang học như:

- Hỗ trợ thư kí cho luật sư sao chụp hồ sơ:

+ Hẹn luật sư tại khu tố tụng

+ Xem thẻ luật sư hoặc giấy ủy quyền

+ Đưa hồ sơ, hỗ trợ sao chụp

- Thực hiện photo tài liệu, các giấy tờ như bản án, cáo trạng,

+ Số lượng phô tô tùy theo mục đích và dựa theo số lượng bị cáo

- Tham dự các phiên tòa: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hôn nhân gia đình

để nắm vững thủ tục tố tụng với từng loại án

Trang 8

+ Với những phiên tòa trẻ vị thành niên sẽ được xử tại phòng xử án thân thiện.Trong phòng xử án, vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn; tường trong phòng xử án có màu xanh Bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng Người dưới 18 tuổi tham gia

tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

- Tập viết bảng kê bút lục trong hồ sơ vụ án hình sự, dân sự,

- Đi tống đạt bản án, kháng cáo, tại các Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân,

- Được tham gia các buổi hòa giải,

- Làm các công việc theo sự hướng dẫn của cô chú thẩm phán và thư kí thẩm phán,

- Được hướng dẫn ghi sổ, lấy số công văn và xin dấu tại văn phòng,

3 Đánh giá sự phù hợp của năng lực bản thân

Trải qua kì thực tập với 40 buổi, vượt qua những kho khăn, thử thách, trở ngại ban đầu đó chính là khoảng thời gian đáng nhớ, giúp em tích lũy, học hỏi được rất nhiều điều Với sinh viên chưa

có kinh nghiệm, chưa trang bị được cho mình được nhiều kiến thức nhưng em luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cô chú tại Tòa án giúp em được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, với thực tiễn trong ngành,

Kì thực hành vừa qua đã giúp em có được cho mình những bài học mới, những kinh nghiệm quy báu, những chia sẻ chân thành và bổ ích từ mọi người ở tòa án mà mỗi sinh viên cần có trong hành trang chinh phục ước mơ

Qua quá trình thực tập em đã được trải nghiệm, bắt tay vào những công việc thực tế, được đi tống đạt, làm quen với các môi trường chuyên nghiệp, nghiêm túc mà từ trước tới giờ em ít có cơ hội được tới và học tập

4 Những thuận lợi và khó khăn

a) Trong thời gian thực tập tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bản thân em đã may mắn khi gặp những thuận lợi như:

- Các cô chú tại tòa án luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi, chỉ dạy tận tình, giúp em nắm bắt vấn đề, luôn quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo khi em gặp khó khăn trong quá trình thực tập

Trang 9

- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có cơ sơ vật chất làm việc tốt luôn đảm bảo cho quá trình làm việc, nghiên cứu của mọi người và các thực tập sinh

- Tòa án có nguồn tài liệu phong phú, đầy đủ, được sắp xếp, phân loại rõ ràng, dễ tìm hiểu,

b) Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, em cũng gặp phải những khó khăn trong quá trình thực tập tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

- Thời gian đầu thực tập em còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè do thiếu tự tin, lượng kiến thức trang bị cho bản thân chưa đủ, kinh nghiệm còn hạn chế nên khi được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, thực tế tại tòa

án em cũng như các bạn thực tập sinh tại tòa án gặp những khó khăn nhất định

- Do khoảng cách cũng như sự thiếu chu đáo của bản thân em có đôi lần không thực hiện tốt nội quy giờ giấc khi tham gia thực tập tại tòa án

- Công việc thẩm phán là công việc có vai trò quan trọng, không thể thiếu

trong xã hội, là người “cầm cân nảy mực”, đảm bảo sự công bằng xã hội nên thường chịu áp lực rất lớn từ khối lượng công việc đến sức ép của các bị đương sự, bị cáo, trong 1 vụ án Cùng với là việc thiếu kinh nghiệm làm việc, sắp xếp thời gian hợp lí khiến đôi khi em gặp phải tình trạng quá tải trong công việc được giao

5 Bài học kinh nghiệm

Trải qua những ngày thực tập tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

em đã học hỏi được rất nhiều và có cái nhìn rõ hơn về ngành thẩm phán Tuy thời gian không quá dài nhưng qua những buổi thực tập tại đây, em đã học thêm được nhiều kĩ năng và kiến thức mới từ các bác,

và anh chị trong cơ quan Ngành thẩm phán là một ngành có vai trò quan trọng không thể thiếu và thay thế trong xã hội Để trở thành 1 thẩm phán không chỉ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng mà còn cả về đạo đức nghề nghiệp Để 1 sinh viên trở thành thẩm phán cần có sự rèn luyện bản thân nghiêm túc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

III KẾT LUẬN

Tuy thực tập chỉ kéo dài trong 40 buổi, nhưng bản thân em đã học được nhiều kiến thức mới, tích lũy những kinh nghiệm bổ ích cho công việc trong tương lai Thực hành không chỉ giúp chúng ta có được nhiều kiến

Trang 10

thức mà còn giúp chúng ta làm quen với thực tiễn công việc, được trải nghiệm, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tạo những mối quan

hệ mới, những cơ hội việc làm Có thể những gì sinh viên nghĩ sẽ hoàn toàn khác với thực tế làm việc, vì vậy quá trình thực tập làm bước đệm quan trọng cho sinh viên định hướng và phát triển nghề nghiệp trong tương lai

Sau kì thực tập em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, những sự chỉ bảo

và lời khuyên từ các cô chú để em có thể nhận ra những lỗi sai, những điều chưa tốt từ đó rèn luyện, hoàn thiện, định hướng phong cách cho riêng bản thân em Em hi vọng với sự nỗ lực của bản thân, của nhà trường và sự ủng hộ, hỗ trợ của đơn vị thực tập sẽ giúp em có những nhận thức đúng đắn, những kinh nghiệm quý giá cho sau này, kì thực tập chính là cầu nối cho những sinh viên như em tiếp bước trên con đường học tập và theo đuổi ước mơ

Em xin chân thành cảm ơn!

IV Xác nhận của cán bộ hướng dẫn thực tập

1 Xác nhận thời gian thực tập: Từ ngày 3/1/2024 đến ngày 1/6/2022

STT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG

VIỆC GHI CHÚ

1 Sáng 3/1/2024

2 Chiều 3/1/2024

Viết bảng kê bút lục có trong hồ sơ

3 Sáng 4/1/2024 Tham dự phiên tòa hình sự sơ thẩm về buôn bán

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w