DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy Ban Nhân Nhân KGĐT: Không gian đô thị CBD: Khu vực Trung tâm hành chính và thương mại của Thành phố DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, H
Sự cần thiết và lý do chọn đề tài
Với một đô thị, người ta nhìn nhận lịch sử của nó đầu tiên qua lịch sử kiến trúc đô thị Nói đến đô thị Sài Gòn thì chắc chắn phải nói đến khu trung tâm Sài Gòn Đó là trung tâm hành chính của thành phố, cũng là trung tâm chính trị khác với Chợ Lớn là trung tâm thương mại buôn bán Trung tâm Sài Gòn dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, văn hóa và khảo cổ, có thể nhận thấy có ít nhất vùng lõi đô thị phải được bảo tồn nguyên vẹn vì đó là đô thị Sài Gòn từ thời Nguyễn cho đến thời Pháp Ý nghĩa và giá trị biểu tượng của nó không khác khu vực Hồ Gươm ở Hà Nội Lịch sử của Sài Gòn và Hà Nội có thể không so sánh được về thời gian nhưng giá trị văn hóa lịch sử thì không chỉ phụ thuộc vào độ dài thời gian mà phụ thuộc chủ yếu vào quá trình xây dựng và đặc điểm của các đô thị này
Một cách nhìn khái quát, nếu muốn tìm kiếm một sự biểu hiện tương đối tập trung và toàn diện bức chân dung văn hoá đô thị xuyên qua dặm dài phát triển, người ta thường đề cập đến trung tâm lịch sử của nó Bởi trung tâm lịch sử thường là nơi hội tụ, lắng đọng nhiều lớp giá trị tinh thần và vật chất của tiến trình phát triển đô thị Bởi không gian của nó là tấm gương soi rọi ước mơ, hoài bão và nghị lực mà nhiều thế hệ cộng đồng đã góp sức để thể hiện giá trị của mình trong kiến trúc, trong khung cảnh sống cũng như trong sự biến đổi của môi sinh Với những đô thị có tuổi đời hàng trăm năm hoặc nhiều hơn thế, trung tâm lịch sử thường là nơi mà những lớp giá trị văn hoá cũ và mới cộng sinh và tiếp biến trong một quá trình phát triển tiếp nối Nhưng cũng có đôi khi, đó lại là nơi chứng kiến sự lìa bỏ những thành tựu quá khứ trong một quá trình hiện đại hoá thiếu vắng ký ức
Trong những năm gần đây, thực trạng chỉnh trang và phát triển không gian trung tâm thành phố đã phản ánh khá sắc nét dấu ấn và cả sức ép của nhu cầu phát triển so với những mục tiêu văn hoá xã hội thiết yếu khác Những kiến trúc hiện đại đang hiện hữu ở khu trung tâm chẳng khác gì kiến trúc của nhiều thành phố trên thế giới Cảnh quan chung sẽ khiến người ta hoàn toàn không còn nhận biết về nét riêng của Sài Gòn Nét riêng không chỉ là sự “cổ xưa” mà cái mới, cái hiện đại vẫn có thể có bản sắc riêng Các hậu quả phát sinh từ sức ép này đòi hỏi vấn đề bảo tồn trong phát triển phải được nhận thức và giải quyết một cách toàn diện hơn Tầm nhìn đó đã được thể hiện trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2025 Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, vì vậy, thường là một vấn đề biện chứng trong quá trình cải tạo và phát triển đô thị Ở thời điểm hiện tại, sự hài hoà giữa hai nhân tố ấy đã được nhìn nhận như là một nhu cầu thiết yếu của đời sống đô thị tại các quốc gia phát triển Ngược lại nó vẫn đang là một vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn nội tại ở nhiều nước Châu Á, bất chấp những cảnh báo về nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá đô thị Xu hướng đó dường như không phải là hiện tượng dị biệt tại các đô thị lớn ở Việt Nam, mà TPHCM có thể được xem là một ví dụ điển hình
Với định hướng quy hoạch trên cơ sở bảo tồn, chỉnh trang khu vực trung tâm hiện hữu của thành phố, đồng thời phát triển mở rộng không gian trung tâm sang vùng đất Thủ Thiêm giàu tiềm năng, việc tạo lập mối cân bằng động giữa bảo tồn và phát triển đã có được chỗ dựa mang tính thực tiễn cao
Vấn đề đặt ra là khả năng nhận diện các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng của trung tâm hiện hữu, để từ đó không chỉ xác định giải pháp bảo tồn, mà còn cả các giải pháp khơi thông, tiếp biến những giá trị đó vào dòng chảy của đô thị hiện đại
Nhu cầu tìm kiếm các định hướng bảo tồn không gian đô thị đặc trưng trong bối cảnh phát triển mở rộng, sự cân bằng giữa các giá trị cũ và mới tại trung tâm hiện hữu TPHCM là nguyên nhân làm hình thành nên hướng nghiên cứu của Luận văn này.
Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp tài liệu về tiến trình lịch sử phát triển đô thị của khu vực trung tâm TPHCM, trọng tâm là khu 5 (Khu cận lõi trung tâm) những định hướng bảo tồn và phát triển không gian đô thị tại Khu 5 (Khu cận lõi trung tâm) Tp HCM có tác động như thế nào đối với bộ mặt đô thị trong khu vực nghiên cứu
- Phân tích những bài học kinh nghiệm, các giải pháp của các đô thị phát triển trong khu vực Châu Á và phương Tây, để có cái nhìn tổng quát về các giải pháp đã được thực hiện, từ đó nhận định được những ưu khuyết điểm trong từng giải pháp để có các bài học thực tế áp dụng vào khu vực nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Định hướng bảo tồn không gian đô thị gồm hai nhóm đối tượng cơ bản là di sản kiến trúc và cảnh quan kiến trúc đô thị
- Đề xuất duy trì và chuyển tải các giá trị di sản kiến trúc và cảnh quan bằng giải pháp bảo tồn và cải tạo thích ứng, chỉnh trang cảnh quan kiến trúc đô thị và xây dựng mới,
- Đề xuất đưa các công năng mới vào các khối công trình kiến trúc cũ, cải tạo chỉnh trang trục đường Phó Đức Chính thành đường đi bộ kết nối các điểm – các công trình kiến trúc cổ tạo nên mảng không gian đô thị cần bảo tồn và phát triển.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các phương pháp tiếp cận khoa học như:
1 - Phương pháp lịch sử và logic thông qua các cứ liệu lịch sử đáng tin cậy bằng bản đồ và văn bản, không chỉ của khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM mà còn của cả một số trường hợp điển hình tương tự trong và ngoài nước Đây là công cụ để xác định quy luật lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc đô thị tại trung tâm thành phố, đồng thời dự báo được những kịch bản của chân dung kiến trúc đô thị tương lai- tương ứng với những phương thức ứng xử khác nhau đối với các giá trị di sản của quá khứ
2 - Phương pháp điều tra, khảo sát được tiến hành trên phạm vi trung tâm hiện hữu Đây là công cụ để xác định thực trạng của đối tượng nghiên cứu Giới hạn nội dung khảo sát được tập trung vào các tiêu chí căn bản đã được xác định trong nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ giá trị di sản đô thị, và phù hợp với chính điều kiện thực tiễn của địa phương Cụ thể là thông qua ba tiêu chí cơ bản: công trình kiến trúc, cảnh quan kiến trúc đường phố, không gian công cộng
3 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến nội dung bảo tồn, kiến trúc và thiết kế đô thị trong và ngoài nước, các thông tin về nội dung quy hoạch khu vực trung tâm hiện hữu, quy hoạch chung TP.HCM Kết hợp với những luận cứ được đúc kết thông qua hai phương pháp nghiên cứu đầu tiên, thao tác phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá là công cụ để xây dựng cơ sở khoa học lý thuyết và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Các vấn đề liên quan đến kiến trúc, thiết kế đô thị, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị tại trung tâm TP.HCM đã được thể hiện qua nội dung của một số các công trình nghiên cứu Đề tài luận văn có kế thừa các cơ sở khoa học cần thiết từ các công trình nghiên cứu có liên quan Tuy nhiên luận văn đã được triển khai với cách tiếp cận mới
Những đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài bao gồm:
Kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc đô thị của trung tâm hiện hữu TP.HCM dựa trên các dữ liệu đa dạng liên quan đến bối cảnh văn hoá lịch sử, đặc điểm hiện trạng của đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được phân tích dưới góc độ khái niệm di sản mở rộng, không chỉ có các di tích, di sản kiến trúc đơn lẻ mà còn bao hàm các không gian cảnh quan kiến trúc đô thị tích hợp các giá trị thành phần đa dạng về chức năng, hình thái đô thị, không gian công cộng, công trình kiến trúc Đề xuất duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng bằng nhiều giải pháp đa dạng, không chỉ giới hạn trong nội dung bảo tồn, mà còn thông qua các giải pháp cải tạo thích ứng, chỉnh trang, xây dựng mới
Triển khai đề xuất trên phạm vi một khu vực cụ thể là khu vực 5 (khu cận lõi trung tâm) trong quy hoạch trung tâm hiện hữu TP.HCM, trong bối cảnh phát triển mở rộng kết nối Luận văn đã đề xuất các định hướng bảo tồn không gian đô thị và đề xuất quản lý, quy hoạch tạo không gian công cộng kết nối từ trục đường Phó Đức Chính dẫn ra sông Sài Gòn, kết nối với một phần đường Võ Văn Kiệt
Bảo tồn các giá trị kiến trúc, không gian đô thị trong bối cảnh phát triển là vấn đề thiết yếu đối với việc quy hoạch đô thị, đặc biệt là đối với trung tâm hiện hữu TP.HCM, nơi chứa đựng những đặc điểm đa dạng về kiến trúc đô thị qua các thời kỳ phát triển Các nội dung nghiên cứu của Luận văn bao hàm nhiều vấn đề được xác định là trọng tâm và cấp bách, được thể hiện trong nội dung các cơ sở pháp lý thực tiễn như: Điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2025, Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hiện hữu 930 ha, Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP.HCM năm 2013.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 BỐI CẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Hiện trạng và đặc điểm tự nhiên khu vực
Với vị thế là khu vực trung tâm của thành phố, khu vực quy hoạch có đủ các chức năng như kinh doanh, thương mại, hành chính, văn hóa của thành phố cũng như khu vực phía Nam Trong khu vực này có nhiều công trình kiến trúc có giá trị lịch sử từ thời Pháp như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, … cũng như có những khu vực có đặc điểm phát triển đô thị trong suốt thời Pháp Thuộc Theo quan sát, cảnh quan lịch sử tập trung quanh các công trình này và dọc những đại lộ chính của khu vực, như Võ Văn Kiệt Với các công trình hành chính, kinh doanh và không gian tiện ích công cộng nằm trên đường Phó Đức Chính, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ tạo thành cảnh quan phố tiêu biểu Ngoài ra, cảnh quan lịch sử cũng trải rộng ra từ các công trình Trong quá trình cải tạo chỉnh trang khu vực, vấn đề duy tu bảo tồn và đảm bảo tính hài hòa là rất cần thiết
Một số công trình hiện được bảo tồn theo nhóm hoặc riêng biệt trong khu vực với những khối công trình xây dựng vốn đã được duy trì cơ bản theo cách đô thị hóa ban đầu Một vài trong số các công trình này hiện vẫn đang được bảo tồn chung hoặc riêng biệt trong khu vực nơi mà các lô đất xây dựng về cơ bản vẫn được duy trì như việc đô thị hóa ban đầu Khi tiến hành xây cất công trình mới, cần phải tính đến sự phát huy và duy trì tính hài hòa với hiện trạng Nhìn từ tiến trình phát triển lịch sử, quy mô đơn vị ở hoặc chức năng phục vụ cuộc sống dân sinh hiện đại trong các biệt thự hiện nay là không còn thích hợp Do đó, sự gia tăng các công trình cao tầng trên các khu đất lớn là một điều tất yếu Tuy nhiên, việc xây dựng này cần phải đảm bảo hài hòa với các công trình lịch sử và khả năng đáp ứng của năng lực đường xá và bãi đậu xe
Phía Nam của khu vực quy hoạch, có hệ thống đường bàn cờ với lộ giới nhỏ hẹp cắt ngang một phần các ô phố với cơ cấu sử dụng đất gồm phức hợp các chức năng kinh doanh, thương mại và ở Về cơ bản, khu vực là phần mở rộng của khu CBD với cơ cấu sử dụng đất tương tự tuy có chức năng ở lớn hơn khu CBD Do vậy, chức năng sử dụng đất trong tương lai cũng sẽ tương tự như khu vực CBD và một phần khu bờ Tây sông Sài Gòn Vì lý do đó, việc cải tạo chỉnh trang Khu Lân cận CBD phải tính toán đến quy mô phát triển, chức năng và năng lực giao thông
Công trình tiện ích hoặc không gian mở chiếm diện tích nhỏ nhất trong toàn bộ khu vực quy hoạch, ngoại trừ khu vực kênh Bến Nghé Vấn đề này phải được tính toán trong sự phát triển tương lai
Khu vực quy hoạch có cảnh quan sông nước độc đáo, có tầm nhìn ra sông Sài Gòn và khu đô thị mới Thủ Thiêm đem lại nhiều tiện nghi sống Được đánh giá là khu vực tiềm năng, do đó, có thể bố trí các chức năng thương mại, ở và văn hóa Việc chỉnh trang phát triển mới cần phải được tiến hành thận trọng sao cho hài hòa với cả khu CBD hiện hữu và đô thị mới Thủ Thiêm do đây là quỹ đất lớn nhất còn lại của trung tâm thành phố Với mục tiêu này, lượng giao thông dày đặc lưu thông từ đường Nguyễn Tất Thành qua đường Tôn Đức Thắng dọc theo bờ sông sẽ phải được giảm thiểu bằng cách sử dụng giao thông công cộng, trong đó có tuyến UMRT dự kiến
Gần đây, nhiều dự án phát triển đô thị quy mô lớn đã và đang được tiến hành do sức ép phát triển đô thị nặng nề lên khu vực Tuy vậy, hệ thống hạ tầng của khu vực, bao gồm thoát nước và giao thông, đã được xây dựng cùng thời với các công trình nêu trên, cần phải được cải tạo lại Lưu lượng giao thông đông đúc đi qua khu vực quy hoạch đã gây tác động tiêu cực lên cảnh quan vô giá nói trên và làm hạn chế sự phát triển sau này nếu xét đến vấn đề năng lực đường sá Địa hình Địa hình khu vực quy hoạch tương đối bằng phẳng và thấp, có cao độ dưới 2m Hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Khu vực quy hoạch có địa hình cao ở phía Đông Bắc (Quận 3) và thấp dần về phía sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé
Phần tiếp giáp sông Sài Gòn dọc trục đường Tôn Đức Thắng của quận 1 khá bằng phẳng với địa hình thoải dần hướng lên khu quận 1 và 3 kế cận Địa chất thủy văn
Khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông Theo số hiệu quan trắc tại trạm Phú An: Mực nước cao nhất: 1,58m; Mực nước thấp nhất: -2,4m
Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ cao và ổn định
Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều Mưa tập trung nhất vào tháng 8, 9 và thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thoát nước không tốt
Gió: Chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính: Hướng Tây - Tây Nam: vận tốc trung bình 1,5 - 3m/s từ tháng 6 đến tháng 9 Hướng Đông - Đông Nam: vận tốc trung bình 1,5 - 2,5m/s từ tháng 2 đến tháng 5 Ngoài ra có gió Bắc và Đông Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
Nhiệt độ: Bình quân năm 27ºC Độ ẩm: Vào mùa mưa: 75% - 95%; Vào mùa khô: 65% - 85%; Lượng bốc hơi trung bình năm 1.100mm - 1.300mm
Nhìn chung khí hậu tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của gió bão, không có gió Tây khô nóng, mùa Đông không lạnh và không có sương muối, ánh sáng dồi dào trong năm
Hiện trạng: Hạ tầng kỹ thuật
Các trục đường chính trong khu vực quy hoạch gồm có: đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Đại lộ Đông Tây Hiện nay, trong khu vực quy hoạch chưa có tuyến xe điện và UMRT
- Hiện trạng thoát nước mưa và thoát nước bẩn
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có một hệ thống thoát nước chung cho nước mưa, nước thải sinh hoạt được quản lý bởi Công ty Thoát Nước Đô Thị (doanh nghiệp trực thuộc Sở Giao thông Vận tải) Nước thải sinh hoạt được đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước không qua xử lý Hệ thống thoát nước được xây dựng từ năm 1890, trải qua nhiều thời kỳ, hệ thống thoát nước vẫn được sửa chữa liên tục Tuy nhiên hiện nay hệ thống này đang bị xuống cấp nghiêm trọng nên khi vào mùa mưa kết hợp với triều cường dâng cao thì nhiều khu vực trong trung tâm thành phố bị ngập úng
Hiện nay, hầu hết các khu vực nằm trong dự án quy hoạch đều sử dụng nguồn nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Thủ Đức (750.000 m³/ngày), Tân Hiệp (300.000 m³/ngày) và được quản lý bởi công ty thành viên Cấp nước Nhà Bè (Quận
4), Cấp nước Bến Thành (Quận 1) của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO)
Hiện trạng: Cảnh quan đường phố
Kiến trúc đô thị khu vực qua các thời kỳ phát triển
VỰC NGHIÊN CỨU -TP.HCM QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN
1.1.2.1 Kiến trúc đô thị truyền thống
Từ thế kỷ XVI, các tài liệu lịch sử của Chân Lạp rồi Việt Nam đã lần lượt đề cập đến hai địa danh Prey Nokor và Kas Krobey Hai thị tứ cổ xưa đó chính là tiền thân của khu vực Chợ Lớn (tên cũ là Sài Gòn), và Sài Gòn (tên cũ là Bến Nghé) ngày nay Từ năm 1698, sự kiện Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập Dinh Phiên Trấn đã chấm dứt giai đoạn di dân tự phát, mở ra một thời kỳ mà nhu cầu cấp bách của việc khai thác xứ sở mới đất rộng, người thưa là vấn đề được đặt lên hàng đầu Trong bối cảnh đặc biệt ấy, các Chúa Nguyễn đã nới lỏng chính sách cai trị truyền thống để thực thi chính sách “thả nổi”: tự do chiếm hữu ruộng đất, khuyến khích thương mại, khuyến khích tư hữu… Các chính sách “thả nổi” ấy đã làm đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang lập ấp, biến lúa gạo thành hàng hoá Từ khi lúa gạo trở thành hàng hoá, Sài Gòn có thêm nhiều phố để chứa hàng và nhiều chợ (thị) để trao đổi và mua bán “Phố thị” Sài Gòn đã hình thành trong bối cảnh thịnh vượng do mặt hàng nông sản tạo ra Từ đó xuất hiện thêm nhiều chợ và phố buôn bán các mặt hàng khác hoặc làm nghề thủ công dịch vụ, tại những nơi “trên bến dưới thuyền”
Năm 1772, Luỹ Bán Bích được xây dựng, đã khép kín địa bàn Sài Gòn, tạo cho nó một thể thống nhất về địa lý, kinh tế, xã hội và quốc phòng Năm 1790, với cột mốc khởi công xây dựng Thành Bát Quái lập Gia Định Kinh, và với sự định hình của cả hai yếu tố “thành” và “phố”, địa phương Sài Gòn đã trở nên một “thành phố’ với đầy đủ ý nghĩa của danh xưng này [14]
Thành Bát Quái (Thành Quy) là toà thành đầu tiên được xây dựng trên cơ sở kết hợp quan niệm phong thuỷ Phương Đông với kỹ thuật xây dựng Phương Tây theo kiểu Vauban tại Việt Nam Đô thị hoá vào cuối thế kỷ XVIII đã có những bước phát triển mạnh mẽ Cùng với sự hưng thịnh cực điểm của phần “đô” với tư cách là một kinh sư, phần “thị” cũng phát triển tấp nập và phồn thịnh Hai mặt hướng ra sông Bến Nghé và Thị Nghè của Thành Quy có “phố xá đông đúc, dày đặc” Dọc theo đường bộ và đường sông nối liền Sài Gòn và Chợ Lớn, các xóm làng phát triển trù mật Nhà khoa học người Anh Finlayson đến Sài Gòn vào thời điểm này, đã nhận thấy “nhà cửa rộng lớn, thích hợp với phong thổ Mái lợp ngói Cột điều mộc Vách thì trét đất sét lên sườn tre rồi tô hồ Nhiều nhà cao cẳng, sàn bằng ván, xếp hàng dọc theo bờ kênh, bờ sông hay dọc theo đường cái rộng rãi quang đãng Phố xá ngay hàng thẳng lối hơn nhiều kinh thành ở Châu Âu” [14]
Kết thúc sứ mạng lịch sử sau mười năm đảm nhiệm vai trò kinh sư (1790 -
1801), Sài Gòn nhường lại vị thế chính trị cho kinh đô Huế, lui xuống vị trí thủ phủ Lục tỷnh với tên gọi Gia Định Thành Phần “đô” của Sài Gòn, vì vậy, buộc phải giản lược dần Vai trò hành chính-chính trị của nó, từ cấp “kinh” xuống cấp “thành”, cấp
“tỷnh”, và sau năm 1836, Thành Quy bị triệt hạ, thay thế bằng Thành Phụng với quy mô nhỏ hơn nhiều
Trong bối cảnh suy thoái đó của phần “đô”, ngược lại, phần “thị” của Sài Gòn vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ Phố thị của Sài Gòn vẫn là một trung tâm thương mại sầm uất và thịnh vượng [28] Thành phần dân cư trở nên đa dạng, với sự hiện diện của người Việt, Hoa kiều, người Khmère, người Âu Ngay từ đầu thế kỷ XIX, Sài Gòn đã mang dáng dấp của một đô thị quốc tế Đó chính là di sản truyền thống quan trọng mà Sài Gòn để lại trước khi nó chuyển mình vào một quá trình đô thị hoá theo phương thức mới kể từ nửa sau thế kỷ XIX [52] (Hình 1.2)
1.1.2.2 Kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc
Năm 1859, thực dân Pháp tiến chiếm Sài Gòn Trong cuộc xâm lược này, thành Gia Định (thành Phụng) đã bị san phẳng, xoá sạch đi dấu vết cuối cùng của phần “đô”
Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của phương thức quy hoạch theo kiểu “thành lũy phòng thủ”, mở ra giai đoạn phát triển với mô hình kiến trúc đô thị hiện đại, trong bối cảnh giao lưu với văn hóa phương Tây
Trong bước khởi đầu của quá trình phát triển này, phương án quy hoạch do sỹ quan công binh Coffyn thiết lập thường được nhắc đến như là bản quy hoạch đầu tiên tại Sài Gòn thời Pháp thuộc Đồ án quy hoạch Coffyn năm 1862 là dự án có mục tiêu chuyển đổi một thực thể đô thị mang đặc điểm Á Đông thành một đô thị hiện đại 500.000 người theo tiêu chí phương Tây Với cách nhìn đó, phương án này không bận tâm nhiều đển các đặc điểm của vùng đất nhiều ao hồ, sông rạch, xoá bỏ phần “đô”, và xới nát phần “thị” cũ bằng mạng lưới quy hoạch mới
Tính chất phân khu chức năng được thể hiện rõ ràng với các khu hành chính, thương mại, công nghiệp, quân sự và nhà ở riêng biệt
Không gian công cộng được quy hoạch có điểm nhấn dưới dạng công trường bán nguyệt tại vị trí nay là công trường Mê Linh, còn lại là các bến sông, quảng trường công cộng, giếng phun và vòi nước tại mỗi khu phố Quy hoạch giao thông có cấu trúc định hướng đường thẳng dạng ô cờ, với hai cấp đường rộng từ 20 đến 40 mét Theo hình dung của Coffyn: “Tuy đã cố gắng dung hòa các lợi ích khác nhau, chúng tôi hầu như phải loại bỏ toàn bộ … những góc chéo của đường phố … góc chéo gây thêm khó khăn cho việc xây dựng, nguy hiểm cho an toàn giao thông và làm cho việc phân chia các lô đất, vốn rất lâu dài và khó khăn, hầu như không thể t hực hiện được”
Tuy nhiên, đồ án này chỉ là phác thảo cho một thủ phủ thuộc địa, bị cho là không tưởng vì dự kiến một số dân quá lớn và vượt quá khả năng thực hiện Trên thực tế, đô thị hoá hiện đại tại Sài Gòn được triển khai bước đầu chỉ trên một diện tích rất nhỏ vào năm 1863, trên cái nền bình địa của phần “đô” cũ Vùng đất cao này trở thành trung tâm hành chính và khu ở của người phương Tây, cách ly rõ rệt khỏi vùng đất trũng thấp là không gian thương mại và bình dân của người bản xứ Quá trình này làm hình thành nên một chân dung kiến trúc đô thị đa dạng về văn hoá nhưng hoàn toàn không đồng đều về chất lượng: thành phố người Âu tại trung tâm Sài Gòn (quận 1, quận 3 hiện nay); các khu phố chằng chịt vây quanh các bang hội người Hoa tại trung tâm Chợ Lớn (quận 5, quận 6); nhà phố liên kế của người Ấn tại các khu chợ ở Sài Gòn; và mạng lưới ngõ hẻm nhỏ bé, chật chội của người Việt tại các vùng lân cận ngoại ô
Trong bức tranh đô thị đa dạng đó, Chợ Lớn và các khu vực ngoại ô là không gian kiến trúc đời thường chật hẹp, với nhà phố, đình chùa truyền thống Còn trung tâm Sài Gòn trở thành một thành phố khác biệt, một không gian kiến trúc biểu diễn, phô trương
Từ năm 1887, chủ trương thiết kế không gian kiến trúc đô thị mang tính biểu diễn phô trương ấy đã làm ngưng trệ các công trình xây dựng hạ tầng Nhà sử học Wright đánh giá thành phố lúc đó là một “thành phố mã ngoài” [52] do các vấn đề thiết thực đã không được đề cập đến hoặc không được giải quyết một cách rốt ráo Nhưng dù sao đi nữa, vẫn phải khách quan thừa nhận rằng thành phố Sài Gòn vẫn phát triển sôi động trong bối cảnh con người và lịch sử ở giai đoạn “các đô đốc -toàn quyền” Quyết tâm“tách một hạt ngọc thoát khỏi vỏ bọc đất đá của nó” [52] đã góp phần thúc đẩy Sài Gòn phát triển ngang tầm với những đô thị lớn như Hong Kong hoặc Singapore, đã tạo lập nên huyền thoại về một “Hòn ngọc Viễn Đông” xinh đẹp Nơi ấy “các kinh lấp cũ đã cho ra đời những đại lộ tuyệt đẹp” , “không gian kiến trúc khu trung tâm Sài Gòn không thua gì một số ví dụ thành công nhất của thế kỷ XVIII ở Pháp, với những đại lộ rộng lớn trồng cây xanh, và với những công trình đồ sộ như dinh Norodom khống chế một tầm nhìn cảnh quan bao la” [52] Đó thật sự là những tiền đề quan trọng cho các định hướng mới của việc phát triển Sài Gòn sau khi chiến tranh Thế giới thứ Nhất kết thúc
Trong thời kỳ “mở mang kinh tế thuộc địa” từ năm 1920, chính phủ Pháp đã tiến hành cải cách bộ máy hành chính, chính sách phát triển kinh tế thuộc địa cùng các quy chế về kiến trúc và quy hoạch đô thị Trong bối cảnh đó, hoạt động xây dựng Sài Gòn đã có được nhiều chuyển biến với sự có mặt chính thức của các nhà kiến trúc và quy hoạch, thông qua vai trò của cơ quan trung ương về kiến trúc
Kiến trúc sư Ernest Hébrad, một trong những nhà tiên phong về quan niệm mới của quy hoạch đô thị Pháp, đã được bổ nhiệm làm người đầu tiên cho vị trí phụ trách quy hoạch đô thị Đông Dương Hébrard nhìn nhận một số thành tựu nhất định về phát triển đô thị ở Sài Gòn thời kỳ các đô đốc, tuy nhiên đó vẫn là những thành tựu bề nổi của một quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn lâu dài, vì những hạn chế về hạ tầng và sự thiếu vắng các không gian công cộng đúng nghĩa của nó
Trên thực tế, các đề xuất của Hébrard đã chỉ được tiến hành như là sự vận dụng mang tính thử nghiệm cho các ý đồ quy hoạch mới trên các đô thị thuộc địa, và chưa bao giờ được thực hiện một cách đúng nghĩa Sự mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính thực dụng đã là nguyên nhân chính khiến cho các đồ án mau chóng bị lãng quên Trong bối cảnh đó, đóng góp của ông cho Sài Gòn nói riêng hay các đô thị Việt Nam nói chung không phải là những giải pháp quy hoạch, mà chỉ giới hạn trong một số thiết kế kiến trúc mang phong cách Đông Dương [52]
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ KHOA HỌC VỀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1 Nội dung liên quan đến trung tâm lịch sử đô thị và kiến trúc đô thị Đô thị hàm chứa những khái niệm phức tạp về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và nghệ thuật
“Đô thị dù ở quy mô nào cũng đồng thời là một không gian vật thể, một không gian kinh tế và một không gian văn hoá xã hội Không gian vật thể là phần “cứng” dùng để chứa đựng hai không gian sau.” (Trương Quang Thao) [54]
Dưới góc độ hình thái học đô thị, tác giả Nguyễn Quốc Thông xác định các yếu tố đặc trưng là đặc điểm cấu trúc đô thị, loại hình kiến trúc đô thị tiêu biểu, đặc điểm tổ chức không gian đô thị [57] Tác giả Kim Quảng Quân xác định các yếu tố sử dụng đất, bố trí hệ thống giao thông, bố cục hình thể không gian và các yếu tố vật chất khác [48]
Dưới góc độ bảo tồn di sản đô thị, các Hiến chương quốc tế xác định giá trị di sản dựa trên đặc điểm nội tại và mối quan hệ hữu cơ của các yếu tố: chức năng, hình thái đô thị, không gian công cộng, bối cảnh tự nhiên và nhân tạo, công trình kiến trúc
Trong luận văn này, thuật ngữ kiến trúc đô thị được sử dụng một phần trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu có giá trị khoa học cao như “Chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị TPHCM” do Giáo sư Lê Quang Ninh chủ trì, và định nghĩa của Giáo sư Trương Quang Thao, kiến trúc đô thị là kiến trúc, với những quy mô đa dạng từ công trình đến quần thể, khu phố, đô thị và thậm chí cả một vùng lãnh thổ, theo quan niệm Urbanisme của trường phái Pháp-Nga [55]
Ngoài ra, căn cứ theo phạm vi nghiên cứu, luận văn giới hạn nội dung kiến trúc đô thị khu vực trung tâm hiện hữu TP.HCM trong hai nhóm đối tượng cơ bản là: di sản kiến trúc (gồm di tích kiến trúc, các công trình kiến trúc có giá trị), và cảnh quan kiến trúc đô thị (gồm các khu vực “mảng”, “tuyến”, “cụm” đặc trưng, với sự tích hợp các thành phần công trình kiến trúc, không gian công cộng (quảng trường, công viên, không gian mở), chức năng và hình thái mạng lưới đường - phố)
SƠ ĐỒ 1.1: Khái niệm cỏ bản về kiến trúc đô thị
1.2.2 Các nội dung liên quan đến bảo tồn di sản kiến trúc đô thị và phát triển tiếp nối
1.2.2.1 Khái niệm cơ bản về bảo tồn di tích
Các khái niệm, nguyên tắc cơ bản về bảo tồn di tích đã được khẳng định tại Việt Nam trong nội dung Luật di sản văn hoá năm 2001, và được thế giới thừa nhận thông qua các công ước quốc tế, đặc biệt là “Hiến chương bảo tồn và trùng tu các di tích và di chỉ lịch sử” tại Venice năm 1964 [29] [31]
Di tích là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật liên quan đến một giai đoạn phát triển, một nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia hoặc của cả nhân loại Bảo tồn di tích là bảo quản lâu dài, không làm biến đổi những đặc điểm có giá trị của hiện vật về lịch sử và văn hóa Yêu cầu tính nguyên góc là mục tiêu hàng đầu
1.2.2.2 Khái niệm cơ bản về bảo tồn di sản đô thị
Di sản đô thị là những cấu trúc vật thể và phi vật thể hình thành vào một giai đoạn hoặc trong toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển của đô thị, có giá trị trên các phương diện về công trình kiến trúc, hình thái mặt bằng đô thị, tổ chức không gian công cộng, bối cảnh tự nhiên và nhân tạo, sự đa dạng của các chức năng công trình và các phương thức sinh hoạt đã được kế thừa và gạn lọc trong suốt tiến trình phát triển của đô thị
Bảo tồn di sản đô thị về bản chất là xác lập phương thức dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển Di sản đô thị thường là những cấu trúc sống động với sự tích tụ đầy đủ nhịp điệu sinh hoạt và phát triển của nó trong quá khứ và cả hiện tại, nên phương thức bảo tồn di sản đô thị phức tạp và đa dạng hơn so với bảo tồn di tích Việc phối hợp nhiều cấp độ bảo tồn là cần thiết để duy trì cấu trúc vật chất của di sản ở một mặt, và đồng thời là cải tạo, tái sử dụng, thích ứng các giá trị vật thể và phi vật thể của nó vào dòng chảy của cuộc sống đô thị hiện đại ở một mặt khác
SƠ ĐỒ 1.2: Khái niệm cơ bản về bảo tồn di sản
1.2.2.3 Khái niệm cơ bản về phát triển tiếp nối
Phát triển tiếp nối là một khái niệm được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là tại Hội thảo Kiến trúc sư quốc tế Bắc Kinh năm 2002 Theo khái niệm phát triển tiếp nối, các đô thị lịch sử được nhận thức là những sản phẩm vật chất, xã hội, nhân văn được cô đúc trong tiến trình phát triển, với sự nối tiếp của nhiều thế hệ cư dân và nhiều giai đoạn lịch sử, tạo nên một thực thể kết nối quá khứ với hiện tại
Thực trạng phát triển đô thị tại nhiều nơi trên thế giới trong những thập kỷ vừa qua đã phản ánh rằng, khi sự xung đột giữa cái cũ và cái mới thường kết thúc bởi sự vượt trội của cái mới, thì có nhiều đô thị đã tự mình đánh mất ký ức lịch sử trong cơn lốc hiện đại hoá
Bảo tồn trong phát triển tiếp nối là phương thức giảm thiểu những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa “chủ thể hoá” và “hiện đại hoá” Cách ứng xử này giúp ngăn ngừa những rào cản phát triển ở một mặt, và cả các hiện tượng đào thải cái cũ một cách duy ý chí ở một mặt khác Bảo tồn trong phát triển tiếp nối sẽ khơi thông, tiếp nối dòng chảy lịch sử của đô thị, củng cố tính chất hài hoà và liên tục lịch sử của cảnh quan kiến trúc đô thị [32] [37]
1.2.3 Thuật ngữ “định hướng bảo tồn không gian đô thị” trong nội dung luận văn
Trong nội dung luận văn này, thuật ngữ “định hướng bảo tồn không gian đô thị” được lựa chọn vì các lý do:
- Luận văn kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc đô thị của trung tâm hiện hữu qua lăng kính của khái niệm di sản mở rộng Dưới góc nhìn đó, nội dung các đề xuất không chỉ giới hạn ở giải pháp bảo tồn di tích, mà còn liên quan đến các giải pháp đa dạng khác Vì vậy mà nếu chỉ sử dụng thuật ngữ liên quan đến bảo tồn, thì ý nghĩa và nội dung của luận văn có thể sẽ không được thể hiện đầy đủ theo đúng với nội hàm của nó
- Các biện pháp kỹ thuật của bảo tồn di tích là rất nghiêm ngặt, được thể chế hóa qua các công ước, hiến chương, và pháp lệnh bảo vệ di tích Mục tiêu quan trọng nhất của bảo tồn chính là bảo vệ tính nguyên gốc về cấu trúc vật chất Trong khi đó, trung tâm hiện hữu TP.HCM là một thực thể đô thị đang tồn tại và đang phát triển, chứa đựng các giá trị văn hoá vật thể lẫn phi vật thể đa dạng Nội dung nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh trung tâm hiện hữu phát triển mở rộng
CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN, VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA VIỆT
Lý luận về cấu trúc đô thị
2.1.1.1 Quan hệ chức năng – hình thức đô thị
Cặp phạm trù nội dung và hình thức đô thị có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả tạo nên một cấu trúc đô thị toàn vẹn
Theo Hiến chương kiến trúc hiện đại (1933), đô thị có các chức năng chính là: Ở, Làm việc, Giải trí và Đi lại Các chức năng này được cụ thể hóa thành: Khu vực định cư (có nhiều dạng khác nhau); Khu vực sản xuất (công xưởng, văn phòng); Khu vực trung tâm công cộng (hành chính, thương mại, dịch vụ, quảng trường ); Khu vực nghỉ ngơi, giải trí (công viên, vườn hoa, hoạt động thể thao, ); Hạ tầng kĩ thuật; Không gian nông nghiệp, kho tàng và dự trữ phát triển
Hình thức đô thị là không gian vật thể của đô thị được hình thành nhằm đáp ứng các yêu cầu về chức năng sử dụng Đó là hình ảnh đô thị mà con người nhìn thấy và cảm nhận được trong quá trình sử dụng các không gian chức năng của đô thị
Có nhiều lý luận về hình ảnh đô thị Chẳng hạn Kevin Lynch khái quát nhận diện hình ảnh đô thị qua 5 yếu tố chính là:1) Tuyến, 2) Diện, 3) Đường viền, 4) Giao điểm, 5) Điểm nhấn [61] Trong khi Christopher Alexander lại nêu lên 15 thuộc tính cơ bản, là: 1) Tỷ lệ, 2) Khu trung tâm, 3) Đường biên, 4) Nhịp điệu, 5) Không gian tích cực, 6) Hình khối, 7) Đối xứng, 8) Liên kết, 9) Thứ bậc, 10) Tương phản, 11) Độ thô ráp, 12) Âm thanh, 13) Khoảng trống, 14) Đơn giản, 15) Hợp khối.[63]
Như vậy có thể nói cấu trúc đô thị là sự kết hợp giữa chức năng và hình thức đô thị Trên cơ sở đó có nhiều lý luận về cấu trúc đô thị như: Cấu trúc tầng bậc, cấu trúc phi tầng bậc, cấu trúc không gian đô thị…
2.1.1.2 Sức hút, tính trung tâm đô thị
Sức hút hay tính trung tâm do sự hấp dẫn của chức năng đô thị có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc KGĐT Ví dụ một đô thị có chức năng Du lịch thì sức hút, theo đó là tính trung tâm được tạo ra bởi các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, không gian nghỉ ngơi kết hợp với cảnh quan tự nhiên đặc sắc
Giải trí, dịch vụ V2: Ảnh hưởng xung quanh 3: Tập trung dịch vụ
4: Vùng ảnh hưởng đô thị L-L: Giới hạn vùng ảnh hưởng
Sơ đồ minh họa tính trung tâm của đô thị [64]
2.1.1.3 Cấu trúc không gian đô thị
Theo Kim Quảng Quân, cấu trúc KGĐT là tổ hợp của mội trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường hoạt động [65]
Tiếp cận từ phương diện hình thái học đô thị thì cấu trúc KGĐT là sự kết hợp có nguyên tắc các thành phần như: 1) Tự nhiên (địa hình, cảnh quan), 2) Mạng đường (tuyến phố), 3) Phân lô (thửa đất), 4) Công trình (phần đặc), 5) Không gian công cộng (phần rỗng) [25]
Giữa các thành phần có mối quan hệ hữu cơ để tạo nên cấu trúc KGĐT Mặt khác, trong quá trình phát triển, tốc độ biến đổi của các thành phần là khác nhau, khẳng định tính bất biến và biến trong cấu trúc KGĐT Đồng thời cách kết hợp các thành phần khác nhau tạo nên các dạng cấu trúc KHĐT khác nhau Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu để nhận biết được quy luật, giá trị và khả năng thích ứng với nhu cầu thời đại của cấu trúc KGĐT trong chuyển hóa KGĐT.
Lý luận về chuyển hóa không gian đô thị
Lý luận chuyển hóa phát triển dựa vào phép biện chứng duy vật khi xét mối quan hệ cũng như sự thay đổi giữa Lượng và Chất trong quá trình phát triển của sự vật
Trong quá trình chuyển hóa còn có những yếu tố tác động khác như: Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, trong đó sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác; Điểm Nút chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật hay Bước nhảy chỉ sự chuyển hóa về Chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên Đây là sự kết thúc một giai đoạn của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới trong suốt quá trình vận động và phát triển liên tục
2.1.2.1 Biện chứng và quy luật phát triển đô thị
Phép biện chứng giải thích quá trình sự vật vận động do các yếu tố khách quan (Lượng) và chủ quan (Chất) tương tác lẫn nhau để phát triển mang tính tất yếu khách quan nhưng đồng thời lại chịu ảnh hưởng của quy luật xã hội Trong thế giới, các sự vật và hiện tượng cũng như các bộ phận của chúng không tồn tại một cách tĩnh tại, bất biến mà luôn vận động, chuyển hóa lẫn nhau, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Nói đến biện chứng tức là nói đến quá trình vận động tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật và hiện tượng Và thường có khuynh hướng phát triển diễn ra theo đường “xoáy ốc”
Sơ đồ chuyển hóa luận đô thị: Nguyên lý dòng và nguồn chuyển hóa
(Nguồn: http://www.sume.at/urban_metabolism)
Quy luật phát triển đô thị dưới con mắt biện chứng cũng được hiểu là quá trình tiến hóa đô thị, phụ thuộc vào quy luật khách quan và quy luật xã hội, cũng như tư duy thời đại Quy luật phát triển đô thị còn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng đô thị theo từng thời kì lịch sử khác nhau, mang tính độc lập Nhưng khi thế giới càng mở rộng mối liên hệ kinh tế xã hội ở mức độ toàn cầu, các đô thị còn chịu tác động ảnh hưởng của các quy luật kinh tế và xu hướng phát triển từ bên ngoài tạo ra những thay đổi, có thể đột biến, mà không tuân thủ quy luật thông thường trước đây Mô hình thành phố toàn cầu (Global city) là một ví dụ
2.1.2.2 Chuyển hóa luận trong kiến trúc và đô thị
Chuyển hóa luận (Metabolism) có nguồn gốc từ sinh học Chuyển hóa luận trong kiến trúc chủ trương kiến trúc phát triển không ngừng theo các yêu cầu mới của xã hội Kiến trúc, vì thế có khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường và sự thay đổi Đó là tính “động” và tính “luôn thay đổi để thích ứng” của kiến trúc
Từ cách nhìn nhận như trên, chuyển hóa luận trở thành một cuộc cách mạng trong kiến trúc ở Nhật Bản với quan niệm trong kiến trúc tồn tại hai bộ phận: khả biến và bất biến Bộ phận bất biến chính là các giá trị “tinh thần” của công trình như biểu tượng, nội hàm tôn giáo, sở thích, thẩm mỹ… là những cái chỉ có thể nhận biết được bằng vốn sống và nhận thức văn hóa của mình Vì vậy, hai yếu tố khả biến và bất biến chính là những yếu tố đã tạo cho kiến trúc chuyển hóa luận một sức sống mãnh liệt để vừa hấp thu được các giá trị quốc tế và hiện đại, lại vừa lưu giữ được đặc trưng của văn hóa truyền thống Các công trình tiêu biểu là Tháp “Con nhộng” Nakagin do KTS Kisho Kurokawa và Trung tâm Báo chí và Phát thanh Shizuoka do KTS Kenzo Tange thiết kế Những luận điểm của Kiến trúc chuyển hóa luận đã trở thành cơ sở lý luận cho quy hoạch đô thị theo chuyển hóa luận sau này
Chuyển hóa luận trong đô thị đề cập đến nhiều khía cạnh trong đời sống của đô thị từ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa sinh học, năng lượng và môi trường đến chuyển hóa không gian, kinh tế, xã hội Gần đây vấn đề chất lượng môi trường được chú ý nhiều hơn.Tuy nhiên trong các nghiên cứu chuyển hóa đô thị vấn đề chuyển hóa không gian được chú trọng hơn so với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường
Trung tâm báo chí và phát thanh đài truyền hình Shizuoka- Tokyo
2.1.2.3 Chuyển hóa không gian đô thị
Chuyển hóa KGĐT đề cập đến quá trình vận động, biến đổi không gian của đô thị dưới tác động của biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường Chuyển hóa KGĐT thuộc bộ môn Hình thái học đô thị (Urban Morphology) được chú trọng nghiên cứu ở nước ngoài Cho đến nay có 2 xu hướng chính: Trường phái Italy điển hình với các nghiên cứu của Saverio Muratori từ thập niên 1940 và những người khác trong những năm 60 thế kỷ 20 dựa trên các cấu trúc không gian đô thị lịch sử để phát triển mới Ở một số nước châu Âu, bắt đầu từ các nghiên cứu của S Muratori, người Italia (1940) sau đó là những người Pháp (1960) dựa trên phân tích hình thái học cấu trúc KGĐT lịch sử để phát triển cấu trúc mới Trong khi ở các nước Anh, Mỹ với các công trình nghiên cứu của Conzen, K Lynch, R Trancik…, cấu trúc KGĐT được nghiên cứu và phát triển dựa trên phân tích hình ảnh đô thị
Dựa trên cơ sở lý luận về hình thái học đô thị, về cấu trúc KGĐT và hệ thống các phương pháp phân tích đô thị, nghiên cứu quá trình chuyển hóa cấu trúc KGĐT là để nhận diện các quy luật phức tạp về không gian với nội hàm kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của đô thị, đồng thời xác định các hằng số bất biến và các tham số khả biến, nhất là các giá trị của KGĐT được định hình trong quá trình chuyển hóa Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất cấu trúc KGĐT mới thích ứng với nhu cầu phát triển của đô thị.
CÁC CƠ SỞ, VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM
2.2.1 Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu trung tâm hiện hữu TP Hồ Chí
Quyết định 6708/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) Khu Trung tâm hiện hữu thành phố
Hồ Chí Minh (930ha) Quy hoạch Khu trung tâm được phân bố thành 5 phân khu: Phân khu 1 (Khu lõi Trung tâm Thương mại – Tài chính); Phân khu 2 (Khu Trung tâm Văn hóa – Lịch sử); Phân Khu 3 (Khu bờ Tây sông Sài Gòn); Phân khu 4 (Khu thấp tầng); Phân khu 5 (Khu lân cận lõi trung tâm)
2.2.2 Văn bản pháp luật đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa do Hồ Chủ Tịch ký Ở nước ta chỉ mới hai tháng sau khi đọc bản tuyên ngôn độc lập, Hồ chủ tịch đã chăm lo đến công tác bảo tồn Cụ ban hành sắc lệnh bảo tồn các công trình cũ – Sắc lệnh 65/SL/1945 ký ngày 23/11/1945 của Hồ Chí Minh: “ấn định nhiệm vụ Phương Đông Bác cổ học viện” có nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam Sắc lệnh đã đánh giá cao vai trò của di sản văn hoá coi “Việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước nhà” Sắc lệnh nêu rõ: “Nghiêm cấm việc phá hủy những đình chùa, đền miếu hoặc nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, có ích cho lịch sử, nhưng chưa được bảo tồn”
2.2.3 Luật di sản văn hóa
Luật “Di sản văn hóa” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2001 ra đời, luật di sản 2001 cũng làm rõ và chỉ ra các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân và góp phần phát triển kinh tế – xã hội
Pháp lệnh về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh” Đến năm 2009, luật DSVH nước Cộng hòa xã hội chủ - Việt Nam 2009 ra đời nhằm sửa đổi bổ sung cho luật DSVH năm 2001
2.2.4 Cơ sở pháp lý Việt Nam về bảo tồn di sản văn hoá
Hiện nay, Việt Nam về cơ bản đã xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất để bảo tồn và phát triển hệ thống di sản văn hóa thông qua các văn bản: Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) và Nghị định số 98/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành luật sửa đổi bổ sung năm 2009
Luật Di sản văn hoá gồm 7 chương, 79 điều Chương I quy định các điều khoản chung, chương VI quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm, chương VII quy định về các điều khoản thi hành, còn lại 4 chương của Luật là những quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hoá
Về cơ bản, Luật di sản văn hóa phù hợp với các điều ước quốc tế về di sản văn hóa mà Việt Nam đã tham gia Luật đề cập cụ thể đến mục đích của luật, khái niệm về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; quyền và nghĩa vụ của các cá nhân đối với di sản văn hóa
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật kể trên, nhà nước còn ban hành nhiều văn bản khác để cụ thể hoá chính sách, phương hướng, mục tiêu cũng như những cách thức để thực hiện hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Có thể kể đến Quyết định số 25/1993 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII,
1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 nêu vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; Quyết định số 36/2005 của Thủ tướng chính phủ, lấy ngày 23/11 hàng năm là “ngày Di sản văn hóa Việt Nam” Đây là một trong những hành động thiết thực khẳng định giá trị của di sản văn hóa, tôn vinh giá trị của di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể [04]
2.2.5 Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP: Quyết định số 05/2003/QĐ – BVHTT, ngày
06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về “Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh” bao gồm 9 chương, tại điều 1 của chương 1 đưa ra mục đích của quyết định này nhằm bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhưng làm sao phải bảo đảm giữ gìn được tối đa các yếu tố nguyên gốc & các giá trị chân xác của di tích nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa di tích với môi trường cảnh quan xung quanh Cũng trong chương này tại điều 5 đưa ra những nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích nhưng làm sao phải đảm bảo “tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn và sự bền vững” của di tích Nếu muốn thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ “những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mới thay thế với những bộ phận khác” [20]
Sự tham gia cộng đồng giữa phát triển du lich trong qui hoạch di sản cộng đồng trong việc bảo tồn các khu phố lịch sử, cân bằng du lịch và bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn di sản kiến trúc gỗ tại các khu phố lịch sử và củng cố các cấp chính quyền, chuyên môn và hợp tác Quốc tế”
Hiện nay nước ta đã có nhiều văn bản mang tính pháp lý được sử dụng rộng rãi, việc quản lý các di sản kiến trúc phải tuân theo các văn bản pháp luật được ban hành Đây là những văn bản pháp lý và quy chế bảo tồn di sản kiến trúc ở Việt Nam, với những cơ sở và lý luận quan trọng nhằm bảo tồn các di sản kiến trúc.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN KHÔNG
2.3.1 Trường hợp Nhật Bản Ở Nhật Bản – quốc gia có nhiều công trình, quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử văn hóa trong đó có tới 18 Di sản Văn hóa thế giới – điểm nổi bật trong công tác bảo tồn là gắn bảo tồn với phát triển du lịch để bảo đảm sự bền vững về kinh tế cũng như văn hóa xã hội Các công trình quần thể kiểu này đều được bảo hộ theo Luật bảo tồn đền chùa cổ, tuy nhiên đối tượng và phạm vi đã được mở rộng hơn, bao gồm cả làng mạc lịch sử và nhà bình dân
Việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên làm công tác tu sửa, tôn tạo được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, và ban hành các qui chế về kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa Những công trình kiến trúc công cộng, nhà cửa gắn với phong tục, tập quán, hoạt động, lễ hội hàng năm của người dân (thuộc tài sản văn hóa vật chất quan trọng) cũng được xác lập cụ thể, tạo cơ sở thuận lợi cho công việc bảo tồn Những tài sản này được Cục Văn hóa và chính quyền địa phương tài trợ cho việc tu sửa định kỳ, phòng cháy, hoạt động thể nghiệm Đối với những ngôi nhà cổ mang nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống thì việc quản lý, tu sửa do chủ sở hữu hoặc đoàn thể quản lý tiến hành, song sẽ được Nhà nước hỗ trợ về mặt tài chính Công việc phục chế, tu sửa, bảo dưỡng các công trình kiến trúc (công cộng và tư nhân) có giá trị lịch sử – văn hóa đều phải tuân thủ các qui định nghiêm ngặt, dưới sự chỉ đạo, thẩm định của hội đồng chuyên môn kết hợp giữa Nhà nước và địa phương Qua đó, địa phương không chỉ bảo tồn nguyên vẹn giá trị văn hóa mà còn giữ được đặc trưng kiến trúc truyền thống vốn có ở mỗi vùng miền
Việc lưu trữ hồ sơ địa chính tốt hỗ trợ rất nhiều công tác bảo vệ di sản Lấy Tokyo làm thí dụ Trận động đất lớn Kanto vào năm 1923 đã từng san phẳng Tokyo, và sau đó vào năm 1945, Tokyo cũng đã trải qua những trận bom rất khốc liệt, với nhiều khu vực trong thành phố bị phá hủy Nhưng chỉ sau đó chừng mười năm, Tokyo đã được xây dựng lại gần như hoàn toàn, trong đó các khu vực cảnh quan đô thị lịch sử đã được phục dựng lại rất tốt Đó chính là nhờ việc lưu trữ tốt hồ sơ địa chính cũng như hình ảnh, bản vẽ, sa bàn, các hoạt động văn hóa truyền thống của đô thị cổ
Song hành với công việc bảo tồn kiến trúc, người Nhật Bản còn phát huy những đặc trưng văn hóa truyền thống vào phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương – Tức là kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Hàng năm, những địa điểm này thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương Ngân sách dùng để bảo tồn các công trình kiến trúc ở địa phương cũng dựa nhiều vào những nguồn thu không hề nhỏ này Ngoài những công trình kiến trúc có sẵn thì việc xây dựng nhà ở và các cơ sở dịch vụ du lịch ở những khu vực này đều phải tuân theo qui định nghiêm ngặt của chính quyền địa phương để không phá vỡ môi trường, cảnh quan lịch sử – văn hóa khu vực đặc trưng đã được xác định Thành phố Nara hay Kyoto là hai trong số những địa phương điển hình thành công trong công tác bảo tồn này Nhìn chung, tại các địa phương thu hút khách du lịch, Nhật Bản khuyến khích việc xây dựng các công trình kiến trúc theo phong cách truyền thống thay vì nhà cao tầng mang phong cách hiện đại (Ando,
2014) Bảng tóm tắt các giai đoạn liên quan đến bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Nhật Bản (Hình 2.1)
Cũng theo tác giả Ando Katsuhiro, dưới đây là một số bài học kinh nghiệm của Nhật Bản mà Việt Nam có thể tham khảo trong việc kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch bền vững và bảo tồn phát huy không gian đô thị với các giá trị di sản văn hóa:
Du lịch: Gắn kết phát triển và bảo tồn a) Về quản lý: Hoạt động bảo tồn cần được quản lý tốt hơn để tiếp đón du khách
Một trong những điều kiện có tính quyết định trong việc phát triển du lịch bền vững là việc sử dụng các di sản văn hóa, không gian văn hóa Mô hình các điểm du lịch di sản văn hóa thành công bao gồm: Quản lý và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa, không gian văn hóa; Duy trì chất lượng của di sản văn hóa để thu hút du lịch; Nhận thức của cộng đồng địa phương và chính quyền về tầm quan trọng của việc phối hợp bảo tồn không gian văn hóa, đô thị với phát triển bền vững b) Về du lịch: Cân bằng mối giao lưu giữa Khách (du khách) và Chủ (cộng đồng địa phương) Việc sử dụng bền vững di sản văn hóa cần được xem là sự phát triển hài hòa của 3 mặt: Duy trì và phát triển các điều kiện kinh tế xã hội; Nâng cao mức sống; Bảo tồn được tài sản văn hóa
Du lịch mang lại một nguồn thu lớn và lâu dài cho cộng đồng địa phương, và họ có thể sử dụng một phần nguồn thu đó cho việc bảo tồn và cải thiện đời sống của chính họ để có thể mang lại một diện mạo nơi chốn và phong cách sống hấp dẫn độc đáo hơn, qua đó thu hút thêm du lịch trải nghiệm (Hình 2.3)\ c) Tham quan và sinh sống: Du lịch có thể mang lại kết quả tích cực nhưng nếu không có chính sách phát triển quản lý tốt, có thể đem đến nhiều tiêu cực như phá vỡ lối sống, sự cân bằng xã hội và làm mất đi bản sắc văn hóa ở địa phương (trong đó có di sản kiến trúc, không gian văn hóa) Vì thế cần có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các bên liên quan như cộng đồng địa phương, chính quyền và các cơ quan hữu quan, các hiệp hội trong đó có du lịch, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và phát huy tối đa những giá trị tích cực mà nó mang lại để phát triển bền vững và duy trì bản sắc địa phương (Hình 2.4)
Hợp tác công – Tư: Chìa khóa vàng trong phát triển và bảo tồn Để tạo nguồn tài chính ngoài nguồn quỹ công cho các dự án bảo tồn, trùng tu tôn tạo di sản kiến trúc, không gian đô thị, ngoài nguồn thu trích từ du lịch đã nói ở trên, Nhật Bản còn đưa ra một số chính sách pháp luật khôn khéo để gây quỹ từ các nhà đầu tư bất động sản tư nhân Nổi bật nhất là Hệ thống Khu vực với Hệ số Sử dụng Đất Ngoại lệ (tiếng Nhật: Tokurei Yosekiritsu Tekiyo Kuiki Seido; tiếng Anh: Exceptional Floor Area Ratio Zone Sytem, viết tắt là EFARZS) thuộc hệ thống quy hoạch đô thị của Nhật, được đưa ra vào năm 2000 Điểm đặc sắc của hệ thống mới là nó cho phép về mặt pháp lý chuyển đổi những quota (chỉ tiêu cho phép) sử dụng đất không dùng tới ở các công trình di sản (thường là thấp tầng và mật độ xây dựng thấp) sang các công trình thương mại cao tầng kế bên để tạo điều kiện cho phát triển Đổi lại, các chủ đầu tư các công trình kế bên này phải trả tiền “mua” những quota dư thừa này, và khoản tiền đó được dùng để đầu tư cho việc bảo tồn, trùng tu hay tôn tạo di sản Hệ thống chính sách mềm dẻo này lần đầu được áp dụng cho việc bảo tồn Tòa nhà Marunouchi thuộc Nhà Ga Tokyo và Dự án Nâng cấp Khu vực Nhà Ga Tokyo (116,7 ha) Nó đã giúp gây quỹ cho dự án tu tạo công trình di sản kiến trúc Nhà Ga Tokyo bằng việc đánh đổi 700% trong tổng số 900% là giá trị hệ số sử dụng đất cho phép ở khu vực này thông qua một dự án Chuyển nhượng Quyền Xây dựng Phát triển (Transfer of Development Rights) được hoàn thành vào năm 2012 (Song, 2017)
“Adaptive Reuse” - Cơ chế cộng sinh giữa Bảo tồn và Phát triển Ở Nhật, adaptive reuse đước hiểu và áp dụng như một thủ pháp kết hợp giữa Bảo tồn di sản và Khái thác sử dụng chúng bằng cách đưa vào các công năng mới (thí dụ thương mại) một cách phù hợp và tinh tế để đem lại văn hóa cao hơn so với cải tạo thông thường Về cơ bản, adaptive reuse đòi hỏi vỏ ngoài công trình cần được giữ lại tối đa và cẩn trọng trong khi nội thất có thể cải tạo lại khá tự do, và có liên quan mật thiết tới quan điểm “di sản sống” (living heritage) là cái mà Nhật Bản cổ súy Một số đặc thù bối cảnh ở Nhật bản được cân nhắc tới, thí dụ như cần đưa vào các thiết bị và cấu kiện chống động đất và hỏa hoạn mới Thêm nữa, trong hoàn cảnh mà dân số ngày càng giảm và suy thoái đô thị xảy ra ở nhiều thành phố vừa và nhỏ trên đất Nhật, nhiều công trình côt bị bỏ hoang Vì vậy, adaptive reuse lại càng trở nên cần thiết để tận dụng các công trình đó, đem lại chức năng cũng như sức sống mới Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chứ năng mới đưa vào (thí dụ quán ăn) tạo ra những xung đột về sinh họat và môi tường với những ngôi nhà lân cận
Các quốc gia thường phải đối mặt với những khó khăn tài chính để bảo tồn và trung tu di sản, bảo tồn không gian đô thị, trong khi áp lực phát triển từ cơ chế thị trường đe dọa sự tồn vong của các di sản và không gian di sản Tuy bảo tồn và phát triển thường có mâu thuẫn cố hữu với nhau, nhiều nước tiên tiến trong đó có Nhật Bản đã cho những bài học về các cách đi khéo léo, thực dụng và hiệu quả để giúp hai yếu tố giảm thiểu “Tương khắc”, tăng cường “Tương sinh”
Phân tích ba điểm quan trọng (1) Du lịch – gắn kết Phát triển và Bảo tồn, (2) Hợp tác Công – Tư: chìa khóa vàng trong Phát triển và Bảo tồn, (3) Adaptive reuse: Cơ chế cộng sinh giữa Bảo tồn và Phát triển Việc dung hòa và phối hợp giữa Bảo tồn và Phát triển có thể đạt được tốt nhờ vào ba điểm nói trên, trên tinh thần “win – win” và dưới động lực của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước từ đó đảm bảo được tính bền vững kinh tế - tài chính bên cạnh bền vững văn hóa - xã hội
Nhật Bản như một đại diện ở Châu Á cho cách bảo tồn chuẩn mực, nghiêm ngặt, hiệu quả và mềm dẻo có điều kiện Những chiến lược này có thể là nguồn tham khảo tốt cho Việt Nam vì khu vực kinh tế tư nhân của chúng ta đang ngày càng phát triển và được coi trọng
2.3.2.1 Trường hợp khu 36 phố phường Hà Nội
Khi Hà Nội càng bước gần đến ngày kỷ niệm 1.000 năm thành lập, các chuyên gia về di sản đều lo ngại và kiến nghị rằng, những nhà quản lý phải quyết định dứt khoát nếu không muốn để cho thành phố này lặp lại các bài học mang tính cảnh báo ở Châu Á, khi quá trình hiện đại hoá đã khiến nhiều đô thị đánh mất bản sắc
Các nhà thiết kế đô thị phải tìm cách để thực hiện một thế cân bằng giữa hiện đại hóa và bảo tồn ký ức đô thị Sự khó khăn trong việc duy trì thế cân bằng này đã được nhận thấy tại khu phố thị, nơi được x em là linh hồn của Hà Nội với 36 phố phường mà mỗi con đường đều được gọi bằng những cái tên quen thuộc in sâu vào lịch sử Mặc dù có nhiều người muốn bảo tồn khu vực này, nhưng thực tế cho thấy rằng việc duy trì những nét đặc trưng truyền thống tại đây là một thách thức lớn
Nguyên nhân chính xuất phát từ việc giá trị di sản đô thị tại đây chưa được nhìn nhận phù hợp, khách quan theo đúng với bản chất của chính nó Quy chế áp đặt cho khu 36 phố phường Hà Nội là phương thức ứng xử với một khu bảo tàng, khu di tích Nhưng về thực chất thì cấu trúc vật chất của nó phần lớn đều có niên đại muộn, còn giá trị đích thực vốn in sâu vào những phương thức sinh sống truyền thống, vào văn hoá, vào con người của địa bàn lịch sử đã chưa thực sự được quan tâm
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Giá trị của không gian văn hóa – lịch sử không chỉ nằm riêng ở một công trình riêng lẻ như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, chợ Dân sinh, … mà giá trị của nó nằm ở cả một không gian lịch sử, nằm ở giá trị tinh thần mà không gian ấy chứa đựng Do đó, cần phải có những định hướng mang tính khái quát hơn là chỉ bảo tồn một hoặc một vài công trình lịch sử
Chuyển hóa không gian đô thị đề cập đến quá trình vận động, biến đổi không gian của đô thị dưới tác động của biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường
Từ cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất cấu trúc không gian đô thị mới thích ứng với nhu cầu phát triển của đô thị Định hướng đưa ra những giải pháp phát triển không gian đô thị và kết hợp các không gian đi bộ của các trục đường kết nối thu hút khách du lịch Định hướng cần có những quy định cụ thể về hình thức kiến trúc như: Quy mô, bố cục, chiều cao, hình thức, màu sắc, … để những công trình mới xây hay cải tạo chỉnh trang trong khu vực có cơ sở để thực hiện Nếu những yếu tố trên không được kiểm soát chặt chẽ thì cấu trúc đô thị lịch sử sẽ dần bị thay đổi, mất đi những bản sắc vốn có của nó
Qua việc phân tích luật di sản, các kinh nghiệm của các nước ta thấy rằng bảo tồn di sản không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn di sản kiến trúc nhất định mà phải bảo tồn cả khung cảnh lịch sử truyền thống xung quanh di sản Và khi đánh giá một công trình kiến trúc phải dựa vào các yếu tố gốc cấu thành di sản và yếu tố chân thực lịch sử
Các bài học kinh nghiệm thực tiễn cho ta thấy rằng bảo tồn di sản và khung cảnh lịch sử truyền thống xung quanh di sản là một việc cần thiết phải làm ở mỗi quốc gia Vì không gian này hội tụ đầy đủ những cội nguồn văn hóa dân tộc và mang đặc điểm bản sắc nơi chốn, cho ta thấy được dấu ấn lịch sử và những hình ảnh hào hùng của thành phố xưa.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ 3.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY CỦA KIẾN TRÚC 54 3.2 ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH, BIỆT THỰ PHÁP TRONG TƯƠNG LAI
Sử dụng vào hoạt động kinh doanh (chợ Dân sinh; các quán cà phê & nhà hàng)
Tiền thân của chợ Dân Sinh là khu ăn chơi cờ bạc khét tiếng Kim Chung Đến cuối năm 1954, khu Kim Chung đổi tên thành chợ Dân Sinh, chuyên bán đồ quân trang, quân dụng cũ và mới của quân đội Mỹ
Từ năm 1978 đến năm 1989 là giai đoạn đất nước chưa mở cửa, kinh tế khó khăn, hàng hóa khan hiếm nhưng lại là giai đoạn cực thịnh của chợ Dân Sinh với các loại từ quần áo, vật dụng đồ nghề cũ như phụ tùng xe hơi, xe gắn máy, Năm 1990 đến năm 1992, chợ Dân Sinh bắt đầu xuất hiện hàng mới, đến khoảng năm 1997 thì lượng hàng mới hầu như chiếm lĩnh, hàng cũ trở thành hàng souvenir, dành cho khách du lịch, Việt kiều và người ưa hoài niệm sưu tầm hoặc làm quà tặng nhau Từ 1992 đến năm 2000, luật doanh nghiệp ra đời tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, nhiều cửa hàng kim khí điện máy, trung tâm mua bán, siêu thị xuất hiện , chợ Dân Sinh từ đó bước vào giai đoạn "thoái trào"
Tuy nhiên, một số khách hàng quen thuộc của chợ Dân Sinh, vì ưa cái cảm giác cà kê trả giá nên vẫn thường xuyên lui tới chợ, nói: “Đi chợ Dân Sinh bây giờ hơi chạnh lòng bởi cảm giác trống trải Vào một số thời điểm trong ngày, quả thật người bán đông hơn người mua"
Vậy tại sao chúng ta không cải tạo không gian đô thị, làm lại vỉa hè, ngăn bớt xe hơi, quy hoạch về chỗ đậu xe, giữ lại các cây cổ thụ và trồng cấy thêm để tái tạo không gian đô thị, tạo nên không gian chợ du lịch để có được không gian hoài cổ, mang bản sắc đặc trưng để cho các bạn trẻ và khách du lịch nước ngoài tham quan, đi dạo và mua sắm (Hình 3.3)
Quán cà phê & nhà hàng
Cà phê Cô Ba Sài Gòn Rooftop
Là một trong những quán cà phê đẹp ở Sài Gòn mang đậm nét cổ xưa sở hữu cảnh sắc ven sông cùng với vị thế đẹp giữa trung tâm, Cô Ba Sài Gòn Rooftop là điểm lui tới yêu thích của những ai yêu thích dáng dấp Sài Gòn xưa và sự yên tĩnh
Chất Sài Gòn thượng lưu được thể hiện rõ bằng những vật dụng mà chủ quán kỳ công sưu tầm từ những khung cửa sổ, tủ gỗ, bàn ghế, cho đến những mâm sứ được tái hiện hình ảnh sống động, màu sắc thập niên 1980 Rất nhiều món đồ “cổ thật”, được bày trí một cách gần gũi trong không gian hoài cổ cùng tiếng nhạc xưa Địa chỉ: Lầu 5, 2-4-6 Đồng Khởi, P Bến Nghé, Q.1
Tiệm cơm-cafe Hoa Giấy
Dành cho những bạn không thể đến Hội An, cà phê Hoa Giấy trên đường Lương Tịnh Của (quận 3) mang đến một góc rất cổ ngay giữa Sài thành Tông màu vàng rực chủ đạo khiến giàn hoa giấy trước cổng nổi bật, đặc biệt là vào hôm hoa nở rộ, sắc hồng điểm trên nền vàng và ô cửa màu xanh lá xinh xinh, thêm vài chiếc đèn lồng treo lơ lửng, chỉ nhìn thôi đã thấy thật thanh bình Quán chỉ bán vài món nước ép đơn giản, cà phê quen thuộc nên không có nhiều sự lựa chọn, cùng mỳ Quảng tôm thịt, mỳ gà… đặc trưng xứ Quảng Địa chỉ: 19 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3
Tuy luận văn nhắm đến việc bảo tồn giá trị không gian đô thị, trong đó công trình chỉ có tác động nhỏ nhưng cũng góp phần làm điểm nhấn, tô đậm nét của một không gian đô thị Trên đây là một trong số ích những công trình tuy không phải là công trình cổ nhưng từ ý thức của chủ đầu tư đã đưa được các giá trị về đặc điểm kiến trúc, mang hồn cốt Việt Nam vào công trình Đây cũng là một ý tưởng hay để gợi nhớ về những không gian đô thị thời xưa.
Sử dụng vào hoạt động du lịch
Nhà chú Hỏa nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Biệt thự tráng lệ này và hai công trình kiến trúc sát bên thuộc sở hữu của một người Hoa giàu có, ông Hứa Bổn Hòa Đặc biệt, căn chính đã được bảo tồn tốt, giữ lại được không gian nội thất với rất nhiều thiết kế, chi tiết và nguyên vật liệu nguyên thủy Tòa nhà hiện đang được sử dụng làm bảo tàng mỹ thuật, trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam qua nhiều thời đại, gồm tác phẩm điêu khắc và hội họa từ thời cổ xưa cho tới hiện đại
Cơ ngơi này ban đầu thuộc về gia đình chú Hoả, và sau này được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM Tất cả gồm có 3 toà nhà lớn, trên một khuôn viên rất rộng có hàng rào song sắt bao quanh và đâu tới 3-4 cổng trên hai mặt đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình Hiện toà nhà chính lớn nhất và tòa nhà nhỏ nhất đang mở cửa cho khách tham quan, toà nhà ở giữa và cũng là lớn thứ hai thì đóng cửa
Kiến trúc các toà nhà đơn giản giống như nhiều công trình khác từ thời Pháp thuộc, tường gạch dày cỡ 30cm, có một sảnh chính lớn, hành lang chạy vòng quanh toà nhà phía tường bên ngoài, bên trong chia thành các phòng đều nhau Khác là trên đỉnh mái ngói có chạy một hàng hoa văn gì đó mà tôi nhìn không rõ lắm :) Ở giữa toà nhà lớn là một khoảng sân rộng, có cả lối vào từ phía sau (đối diện cửa chính) Quanh toà nhà là các ban-công với cửa rất cao, lúc nào cũng lộng gió Vào các dinh thự của giới nhà giàu, quan chức cao cấp, vua chúa xưa thường dễ cảm thấy ngay là rất thoáng mát
Về chức năng chính – là một bảo tàng, thì hiện vật trưng bày chủ yếu là tranh vẽ, sau đó là đồ gốm sứ, và tượng điêu khắc
Giống như Bảo tàng TPHCM (trước là dinh Gia Long), các bảo tàng này ngoài việc mọi người đến đế xem hiện vật trưng bày thì thật sự mối quan tâm chính ở các bảo tàng này chính là các công trình kiến trúc và câu chuyện lịch sử của chúng và những người chủ đích thực ban đầu (Hình 3.4)
Chùa Phụng Sơn Tự liền kề chợ Dân Sinh Q1 TPHCM Đây là một ngôi chùa nhỏ được xây dựng ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bởi người Phúc Kiến Trung Quốc, tính năng đáng chú ý nhất là màu sơn nâu đỏ; tại điện thờ với các chiến binh vũ trang đáng sợ của họ Hình xoắn ốc hương treo trong giếng mở của chùa, mà là dành riêng cho Ong Bon, người giám hộ của Hạnh phúc và đức hạnh Gần chùa, trên cùng một đường phố, là thị trường Thặng dư chiến tranh (Dan Sinh) Hàng hóa được bán bao gồm các con chó và quần áo quân sự và những trang bị cho người lính ;nhưng hiện nay cũng bán hàng hoá cho nhà bếp, kim khí điện máy ;máy lạnh xe hơi và nhiều thứ đồ dùng khác chủ yếu theo thị trường phổ biến ở đây có cả hàng cũ và mới và những hàng hoá của những thập niên trước mục đích phục vụ các du khách phương Tây tìm kiếm mementoes của chuyến thăm của họ, mua bán ở đây phổ biến là, mặc cả nên cũng rất khó khăn cho du khách nước ngoài (Hình 3.5) Đây cũng là một địa điểm du lịch tâm lịch trong các tuyến, mảng, cụm di sản trên đường Phó Đức Chính cần được gìn giữ và phát huy và đưa vào khai thác tham quan du lịch cho du khách trong và ngoài nước
3.2.2.2 Du lịch - Nhà cổ di sản Vân Đường phủ ở Sài Gòn
20 năm sau khi học giả Vương Hồng Sển mất, căn nhà cổ vẫn mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian (Hình 3.6)
Căn nhà tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật (phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM) vốn là tư gia của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ, gồm Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai) Đây là ngôi nhà cổ có 5 gian, 2 chái, ngang 15 m, sâu 20 m, tọa lạc trên diện tích 750 m2
Sinh thời, cụ Vương đã bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn từ một vùng ven miệt Phú Xuân - Nhà Bè về dựng lại gần khu vực chợ Bà Chiểu năm 1952
Các gian đều được lợp ngói đỏ cổ kính Những viên gạch âm dương màu ngọc bích hiếm có được gắn dọc dưới mái hiên Các tạp chí danh tiếng trên thế giới như Time, Newsweek từng đến tìm hiểu, giới thiệu về ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa này
Cụ Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng, rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam Cụ đã hiến Vân Đường phủ và bộ sưu tập đồ cổ cho Nhà nước, với 849 cổ vật, và hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông
Tháng 8/2003, UBND TP HCM ban hành quyết định xếp hạng căn nhà của cụ Vương Hồng Sển là "di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống" cấp thành phố Mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ đều bị nghiêm cấm [6] Ông Trần Long - Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Việt cho rằng:
"TP.HCM rất thiếu những điểm tham quan cho du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, dẫn đến việc thời gian lưu trú của khách rất ngắn Nếu có thêm điểm tham quan như khai thác nhà cổ sẽ vừa có thêm những sản phẩm du lịch đậm chất văn hóa, vừa hiệu quả về mặt kinh tế vì kéo được khách lưu lại thêm"
Tuy nhiên, việc trùng tu nhà cổ hiện vẫn là việc cá nhân Khi chủ nhà chưa có điều kiện, thì nhà bị xuống cấp trầm trọng hoặc chủ nhà sửa chữa theo ý muốn của họ, nên đã làm biến dạng ngôi nhà Nếu không có sự trùng tu kịp thời và đúng nguyên tắc, có nguy cơ làm mất giá trị của những ngôi nhà cổ
Thạc sĩ Trương Hoàng Phương - GĐ tiếp thị Công ty du lịch Vietmark cho biết, anh từng đi tìm lại những ngôi nhà cổ của Sài Gòn xưa để khai thác làm sản phẩm du lịch văn hóa, nhưng những ngôi nhà cổ truyền thống tại TP.HCM hầu hết đều đang "hấp hối" Phần lớn đã bị không gian đô thị xây dựng lấn chiếm, cảnh quan xung quanh bị xâm phạm nặng nề Nhiều căn nhà "lọt thỏm" trong khu dân cư xây dựng mới không quy hoạch, xóa sạch cả di tích không gian vườn tược, ao hồ Theo thạc sĩ Phương, nếu ngành du lịch và ngành bảo tồn di sản cùng quyết tâm làm "sống" lại những ngôi nhà cổ thì trước mắt, cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời Sau đó, chọn những ngôi nhà đủ điều kiện để đưa du khách đến tham quan Bên cạnh đó, nên tổ chức cho khách ăn bữa cơm của người Nam bộ xưa trong ngôi nhà cổ; chủ nhà kể những câu chuyện về ngôi nhà cổ của họ, du khách cùng sinh hoạt với gia chủ Nếu làm tốt, chắc chắn sẽ rất hấp dẫn.[6]
KTS Nguyễn Trường Lưu - Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho rằng, một thành phố đẹp phải có dấu ấn thời gian, trong đó những ngôi nhà cổ sẽ điểm xuyết cho đô thị có chiều sâu văn hóa hơn Nhà cổ ở TP.HCM còn là chứng minh cụ thể cho Sài Gòn - TP.HCM hơn 300 năm Vì thế, TP.HCM cần có một chương trình trùng tu, tôn tạo lại những ngôi nhà cổ, nhất là để người dân sống được trong căn nhà cổ ấy, tránh trường hợp người dân "sống dở, chết dở" khi nhà mình được xếp vào hàng di tích (nguồn: phunuonline)
Khai thác nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo tồn
3.2.3.1 Từ hoạt động kinh doanh
Những ngôi biệt thự cổ của các quan chức Pháp tại Việt Nam Đây là nơi sáng tác nghệ thuật tuyệt vời của các KTS Pháp cùng với bàn tay của người thợ Việt Nam để tạo nên những công trình kiến trúc hòa với thiên nhiên, chính là điểm độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với các ngôi biệt thự ở Sài Gòn Bản sắc đô thị của Sài Gòn tạo ra tiềm năng cho du lịch Vì vậy, khi đưa những công trình kiến trúc vào khai thác du lịch và phát triển kinh tế của đô thị lại càng cần phải giữ gìn bản sắc đô thị của thành phố và với sự phát triển kinh tế du lịch, du lịch được xác định là nghành kinh tế mũi nhọn đem lại lợi nhuận cao nhất Hàng năm, Sài Gòn đã tiếp đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng và thưởng thức vẻ đẹp quyến rũ của thành phố mang tên Bác
Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản
Bảo tồn Không gian đô thị được coi là nguồn tài nguyên vô giá tạo nên sức hút du lịch riêng cho mỗi quốc gia Để khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch bền vững, đồng thời vẫn bảo tồn và phát huy được giá trị di sản cho thế hệ tương lai là bài toán không hề đơn giản đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam
Bảo tồn tích cực để phát triển bền vững
Khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản, không gian đô thị càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Nghị quyết 08-NQ/TW của
Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…” Muốn thế, mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa, hợp lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những cơ quan quản lý du lịch và di sản Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng, về mặt vĩ mô, mô hình phát triển du lịch quốc gia cần được hoạch định dài hơi, trong đó không chỉ lấy yếu tố lợi nhuận làm mục tiêu mà còn cần tính đến những lợi ích cho tương lai thông qua sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và nhân văn nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa mà cha ông để lại Bên cạnh tính khả thi của các đề án kinh tế, cần phê duyệt cả những mục tiêu văn hóa bảo đảm tính bền vững cho những nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo Ngoài ra, nên học tập các nước về thể chế hóa các tiêu chí kinh tế-văn hóa dành cho các hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế để có thể đưa ra các giới hạn trong quản lý, theo dõi các dự án, bảo đảm cân bằng lợi ích kinh tế trước mắt và mục tiêu văn hóa lâu dài
Di sản là tài nguyên du lịch không thể thay thế, cho nên giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn không gian di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc cái mới, cái xây dựng sau nhất thiết phải tôn trọng di sản gốc Thời gian qua, do không tuân thủ nguyên tắc này cho nên nhiều di sản đã bị phục chế, làm mới dẫn đến biến dạng, méo mó các giá trị ban đầu Hiện nay, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm “bảo tồn tích cực”, tức đưa các giá trị vốn có của di sản vào phục vụ cuộc sống, từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị đó Nhưng muốn thế, cần có sự bắt tay chặt chẽ giữa những người làm du lịch và những người làm di sản Những dự án phát triển du lịch gắn với khai thác di sản muốn triển khai, nhất định phải có sự tính toán, tham vấn kỹ lưỡng từ những chuyên gia di sản thông qua các hoạt động chuyên môn nhằm đánh giá chi tiết những tác động đến di sản, từ đó bảo đảm khống chế các tác động ở mức độ cho phép Trong quy hoạch tổ chức không gian du lịch, cần quản lý được sức chứa phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên, môi trường du lịch tại di sản
Theo Tiến sĩ Mai Hà Phương, Trưởng Khoa Du lịch, Trường đại học Văn hóa
TP Hồ Chí Minh, ngoài vấn đề quan trọng là đào tạo đội ngũ cán bộ từ quản lý di sản đến những người làm du lịch am hiểu về văn hóa và kinh doanh du lịch, cần lưu ý quan điểm gắn di sản với phát triển du lịch không có nghĩa là tất cả các di sản đều được phép khai thác du lịch Có những di sản chưa, hoặc không được khai thác du lịch mà phải bảo tồn Trong phát triển du lịch tại các khu di sản, cần giải quyết hài hòa mối quan hệ và quyền lợi của các bên tham gia, nhất là cộng đồng địa phương với tư cách là chủ nhân của di sản trong các hoạt động bảo vệ, quản lý và khai thác di sản, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để tạo thêm nguồn kinh phí cho trùng tu, bảo tồn di sản [5]
3.2.3.2 Từ nguồn vốn ngân sách Kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, trùng tu các công trình
Nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Hãy kêu gọi các nhà đầu tư tham gia khai thác và bảo tồn duy trì được sự tồn tại lâu dài Thành phố nên kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân quản lý, kinh doanh nhưng làm sao phải duy trì được hiện trạng, hồn cốt của công trình, gìn giữ những giá trị đẹp, chính sách Nhà nước nên đưa ra nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư đầu tư vào những hạng mục trọng yếu
Hình thức thì hàng năm nhà nước nên trích ra một tỉ lệ % từ vốn ngân sách- Phục vụ cho công tác bảo tồn, chính quyền Thành phố ra nhiều ưu đãi hơn nữa để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tham gia đầu tư vào những hạng mục cần thiết, trong lúc nguồn ngân - nhà nước còn hạn hẹp Chính quyền Thành phố nên xem xét làm sao phải có kinh phí để bảo tồn và duy trì sự tồn tại và ổn định của những công trình, kinh phí này phải được lấy từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và kinh phí khai thác từ công trình đem lại, ta có thể khai thác cho thuê những biệt thự như hiện nay, bên cạnh đó có thể làm nơi tham quan để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách
Một vài đề xuất về chính sách & quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn Để quản lý và nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, Chính quyền Thành phố nên tạo điều kiện thuận lợi cũng như có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa trong lĩnh vực này, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khai thác kinh doanh để tăng doanh thu ngân sách hàng năm cho Thành phố Ngoài ra, Thành phố cũng nên trích một phần doanh thu này nhằm tạo nguồn quỹ phục vụ cho công tác bảo tồn (hiện nay Thành phố không có nguồn ngân sách cho bảo tồn), bên cạnh đó những công trình đã được bảo tồn thì chính quyền cũng nên quan tâm, quản lý làm sao những công trình này được bảo quản tốt nhất vì đây là Phương pháp chính trong các phương pháp trùng tu hiện nay Đối với những Công trình thuộc sở hữu nhà nước, hàng năm Thành phố phải thường xuyên kiểm tra -phát hiện kịp thời những sai sót và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để can thiệp kịp thời
Những hành vi phạm trong quản lý sử dụng công trình và thẩm quyền xử lý những hành vi, đánh giá mức độ bảo quản, tu bổ theo các quy định của pháp luật về quản lý kiến trúc đô thị, quản lý soát các công trình thuộc gây thất thoát, lãng phí , , , quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước cũng như thống kê, rà soát những công trình thuộc sở hữu nhà nước để theo dõi và quản lý, tránh bỏ sót, lãng phí và để có biện pháp khắc phục kịp thời Còn những công trình thuộc sở hữu tư nhân nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về kinh phí, cũng như pháp luật nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức của mình trong việc gìn giữ và sửa chữa Nhằm rút ra những kinh nghiệm trong công tác bảo tồn những công trình sau này, Thành phố nên yêu cầu các đơn vị đầu tư nên giới thiệu rộng đến cộng đồng để cùng trao đổi và học hỏi Hiện nay nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn tại Việt Nam là một thực tế đáng buồn, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động này đang rất thiếu và yếu, vấn đề quan trọng trước mắt là xây dựng được đội ngũ nhân lực có kiến thức và gắn bó với công việc, tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động bảo tồn có thể triển khai thường xuyên, có như vậy mới mong gìn giữ được những giá trị kiến trúc có nguy cơ bị quên lãng như hiện nay.
ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN
BẢO TỒN KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN
3.3.1 Quan điểm và mục tiêu
1) Tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, các chính sách và cơ chế liên quan được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2) Đảm bảo thống nhất QH, đồng bộ với TKĐT và quy chế quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của Thành phố Hồ Chí Minh;
3) Có phương pháp, giải pháp tổ chứ thực hiện theo đúng trình tự, nội dung quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
4) Đổi mới, xác định rõ phân công, phân cấp trong quản lý từ trung ương đến địa phương cũng như phối hợp liên ngành trong quản lý quy hoạch, không gian, kiến trúc cảnh quan
5) Tăng cường sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan
1) Việc quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các tuyến phố chính khu vực nội đô lịch sử thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo cảnh quan, tuyến phố đẹp, như vỉa hè, gạch lát vỉa hè, bó vỉa, các loại cây xanh, khu vực để xe, kết nối khu vực nội đô với các khu vực nghiên cứu và ra sông Sài Gòn tạo thành tuyến cảnh quan kết nối các không gian đô thị, đồng thời kiểm soát quy trình, quá trình đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật đô thị một cách đồng bộ
2) Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các tuyến phố chính khu vực nội đô lịch sử thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát huy các giá trị đặc thù như: Cây xanh, mặt nước, các khu vực lõi đô thị cũ với những công trình mang giá trị lịch sử - văn hóa đan xen với các công trình kiến trúc mới; từ đó xây dựng các phương án để bảo tồn, tôn tạo các giá trị kiến trúc, văn hóa tạo lập nên bản sắc của không gian đô thị
3.3.2 Nguyên tắc và tiêu chí quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính tại khu vực nghiên cứu
1) Phù hợp với yêu cầu quản lý theo phân loại, phân cấp đô thị
2) Tuân thủ các cơ sở pháp lý và đồng bộ các tiêu chí để quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các tuyến phố chính
3) Tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng quy trình phương pháp và nội dung quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các tuyến phố chính
4) Quy định rõ việc phân công, phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội
5) Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, chú trọng thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
6) Thí điểm làm mẫu công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan một số tuyến phố điển hình để tổng kết, rút kinh nghiệm và mở rộng trên toàn địa bàn Khu vực nghiên cứu, đề xuất là đường Phó Đức Chính để kết nối với trục cảnh quan sông với dãy nhà liên kế mang đậm nét văn hóa
3.3.2.2 Tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính
Yêu cầu về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính
Thực hiện quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các tuyến phố chính thông qua xây dựng, đánh giá các tiêu chí sau: a) Bố cục tổng thể không gian kiến trúc: Xác định kiến trúc tổng thể của khu vực nghiên cứu theo định hướng phát triển của Quy hoạch chung của TP.HCM, trên cơ sở đó xác định không gian, kiến trúc cảnh quan cho cả tuyến phố b) Tuyến phố: Lòng đường, vỉa hè, bãi đổ xe, giải phân cách, các tiện ích đô thị, các tiện ích cho người khuyết tật, vạch giao thông, … được hình thành đồng bộ, xác định rõ ranh giới c) Chỉ giới: Công bố, cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, chiều cao công trình d) Công trình: Xác định cụ thể chức năng các công trình kiến trúc, chiều cao công trình cũng như vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật e) Ranh giới khu đất, chức năng công trình, lối vào, cao độ nền, mật độ xây dựng, chiều cao, hệ số sử dụng đất: cần được thống kê và đưa ra quy định thống nhất, đông bộ quản lý f) Hàng rào các công trình: cần có quy định quản lý thống nhất, rõ rang, đồng bộ và thiết kế có tính thẩm mỹ g) Sử dụng đất: Phải có quy hoạch và kế họach sử dụng đất cho từng khu vực, từng tuyến phố trong khu vực theo định hướng Quy hoạch chung của TP.HCM, có thể cần bằng việc khai thác kinh tế bằng việc tăng hệ số sử dụng đất của các khu vực lân cận để trao đổi giữ lại nguyên hiện trạng về sử dụng đất khu vực, không gian di sản Để bảo vệ những công trình di sản kiến trúc, không gian đô thị hiện thành phố có thể nghiên cứu và đề xuất chính phủ cho phép áp dụng công cụ “Nhượng quyền phát triển không gian” h) Các di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng: cần được bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của các khu đặc thù i) Cây xanh đường phố: Lựa chọn loại cây đúng mục đích sử dụng và thích nghi khí hâu khu vực, đông thời có cơ chế di tu, bảo dưỡng thường xuyên Đề xuất phải giữ lại các cây có tuổi đời lớn và trồng thêm các cây cùng loại để giữ được không gian đô thị mang tính đặc trưng j) Biển báo, quảng cáo: Cần có những quy định cụ thể và thiết kế mẫu gợi ý về kích thước, màu săc, ngôn ngữ, k) Chiếu sáng: Cần có các quy dịnh về độ sáng, màu sắc, thời gian chiêu sáng để tiết kiệm năng lượng l) Các hoạt động và phương tiện giao thông: Đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng; quy định cụ thể, rõ ràng việc khai thác sử dụng các họat động giao thông động và tĩnh để nâng cao trách nhiệm, ý thức của người dân khi tham gia, sinh họat trong không gian đô thị
3.3.3 Đề xuất một số giải pháp đổi mới mô hình quản lý trong định hướng quy hoạch bảo tồn không gian đô thị Đề xuất một số giải pháp đổi mới mô hình quản lý quy hoạch đô thị TP.HCM theo hướng thích ứng
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi phương thức quy hoạch từ trên xuống vốn tạo nên cấu trúc KGĐT Tĩnh khó khả thi trong thực tiễn triển khai sang phương thức quy hoạch động với mô hình cấu trúc KGĐT thích ứng và để phát huy hiệu quả của công tác quy hoạch, cần thiết phải đổi mới mô hình quản lý quy hoạch đô thị TP.HCM theo hướng linh hoạt và thích ứng
Nội dung chính về quản lý quy hoạch đô thị TP.HCM cần đổi mới là: Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý phát triển đô thị
Cùng với hệ thống văn bản pháp quy chung của cả nước, TP.HCM đã có Luật với nhiều cơ chế đặc thù về biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, bảo tồn phát huy giá trị di sản phát triển, cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo quản lý bảo vệ, môi trường, đất đai và quản lý dân số, hạ tầng kỹ thuật Song vẫn rất cần cụ thể hoá các cơ chế đặc thù để thực hiện có hiệu quả Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ban hành đồng bộ hệ thống quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch: Quy hoạch tổng thể KT-XH thành phố đến 2020, định hướng đến 2030, Quy hoạch chung XD TP.HCM đến 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt Yêu cầu khối lượng quy hoạch cụ thể là rất lớn cần được cụ thể hoá sớm để có định hướng, bước đi đầu vững chắc cho cả Thành phố và các cấp ở địa phương Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực trọng tâm:
Quản lý dân cư: Để thực hiện định hướng về dân số theo quy hoạch chung là áp lực lớn cho TP.HCM song cũng cần nhận thức đây là giải pháp quan trọng để phát triển bền vững Muốn vậy cần xem xét đến phân bố dân cư hợp lý cho từng địa phương nhất là các quận nội thành, các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái Trong đó vấn đề di dân nội địa, dãn dân trong nội đô, di chuyển nguồn nhân lực, vấn đề già hoá dân cư TP.HCM, cấu trúc hộ gia đình, mô hình sống đặc thù của người thành phố, và cả mối quan hệ các thành phần thường trú, tạm trú, khách vãng lai là những vấn đề cần được nghiên cứu để có giải pháp thích hợp
Bảo tồn di sản hài hoà với phát triển mới và cải tạo các khu đô thị cũ: Đây là yêu cầu đã được Chính phủ có những định hướng cho phát triển bền vững giai đoạn
2011 - 2020, và đổi mới trong quản lý đầu tư phát triển đô thị (Nghị định 11/2013/NĐ- CP) nay rất cần được cụ thể trong tổ chức thực hiện để gắn với thực tiễn TP.HCM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thành phố Hồ Chí Minh đã có lịch sử trên 300 năm hình thành và phát triển
Từ những quần cư do những người di dân Việt, từ khi Chúa Nguyễn thành lập Phủ Gia Định đến nay, đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chứng kiến nhiều biến cố lịch sử, nhiều đổi thay về lối sống, nếp sống, về phương thức sản xuất, về thể chế chính trị, văn hóa Với một đô thị mang dấu ấn sông nước, đặc trưng Nam Bộ, nhưng không sống bằng phù sa mà bằng kỹ thương, đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh có đặc trưng văn hóa độc đáo
Trong suốt quá trình phát triển Sài Gòn xưa – Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, để lại những dấu ấn thông qua các công trình kiến trúc có giá trị, những khu phố tiêu biểu gắn với cảnh quan sông nước – phố chợ Những dấu ấn đó gắn liền với các thời kỳ tiêu biểu: Thời kỳ thành lập Thành Gia Định; Sài Gòn thời Pháp thuộc, thời kỳ 1954-1975 và giai đoạn phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (từ 1975 đến nay) … Thông qua các công trình kiến trúc – khu phố tiêu biểu, có thể nhận ra quá trình phát triển và những đặc trưng văn hóa của Sài Gòn – Thành phố
Hồ Chí Minh sau hơn 300 năm phát triển Định hướng khai thác và sử dụng một số công trình, biệ thự Pháp trong tương lai bằng các giá trị:
Giá trị sử dụng: cho chúng ta phương thức tổ chức sản xuất, buôn bán, cũng như mô hình tổ chức không gian sống tiêu biểu của các thời kỳ, mà ngày nay cần khôi phục, bảo tồn, cũng như khả năng tiếp tục đưa chúng hòa nhập, phục vụ cuộc sống hiện tại, góp phần sinh lợi phục vụ cho cộng đồng trong tương lai
Giá trị nghệ thuật – kỹ thuật: xác định giá trị nổi trội, tiêu biểu cho một dòng nghệ thuật, một xu hướng kiến trúc, một công nghệ xây dựng có giá trị còn lưu giữ, tiêu biểu của một giai đoạn phát triển Giá trị nghệ thuật phản ảnh quan niệm sống, cách đối xử của con người với môi trường – thiên nhiên mà các thế hệ đi trước đã giải quyết Đề xuất về các giải pháp quản lý để định hướng quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản sản kiến trúc đô thị là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và tốn nhiều công sức, tâm trí, tiền bạc, đòi hỏi sự nỗ lực của Thành phố, sự tham dự tự nguyện của cộng đồng Trước mắt, tại giai đoạn này có thể nêu lên một số công việc cần ưu tiên thực hiện
– Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng để nâng cao nhận thức, tự nguyện góp sức tham gia chương trình bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc đô thị Ở nước ta, người dân Hội An đã thành công trong việc tự nguyện tham gia bảo vệ di sản văn hóa đô thị, góp phần phát triển du lịch và kinh tế thành phố, từ đó nuôi sống gia đình và bản thân mỗi người
– Xây dựng phương pháp tổ chức triển khai và bảo tồn di sản, trước hết là xây dựng “tiêu chí để đánh giá xếp hạng” các công trình cần bảo tồn
– Tổ chức đánh giá, phát hiện di sản, lập danh sách di sản kiến trúc của thành phố theo chủng loại và cấp bậc để có giải pháp phù hợp cho từng loại di sản
– Luật pháp hóa kết quả phân hạng, xếp hạng bằng việc công nhận và quyết định xếp hạng di sản Công bố rộng rãi cùng với việc ban hành chính sách phù hợp cho công tác bảo tồn di sản
Chúng ta sẽ góp phần thúc đẩy kế hoạch bảo tồn di sản kiến trúc đô thị thành phố, giữ gìn những giá trị quý báu mà các thế hệ trước để lại, tiếp tục xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, giàu tính văn hóa trong giai đoạn hội nhập và phát triển
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận Định hướng bảo tồn không gian đô thị trong quá trình phát triển là vấn đề cần thiết, đặc biệt đối với sự phát triển nhanh của các đô thị Việt Nam trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay Nhưng đây thực sự là vấn đề khó Khó bởi đô thị là một thực thể phức tạp, vừa là biểu hiện không gian, vừa là quá trình xã hội lại không ngừng biến đổi để tồn tại và phát triển
Một trong những đặc tính của đô thị là năng động Tính năng động, trước hết để đô thị luôn đáp ứng được xu thế phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kì Tính năng động đó được thể hiện qua chuyển hóa KGĐT trong quá trình đô thị hóa thông qua loại hình đô thị tiêu biểu luôn biến hóa, để đáp ứng nhu cầu phát triển mà không phá vỡ cấu trúc chính Như vậy, có thể thấy tính năng động và thích ứng cùng những đặc tính khác của đô thị đòi hỏi tư duy mới về đô thị và nhất là về tính linh hoạt để thích ứng của cấu trúc không gian đô thị hiện nay
Luận văn đã đúc kết thành những kết quả như sau: Đối với sự phát triển đô thị ở nước ta, cấu trúc không gian đô thị thì yếu tố văn hóa địa phương và mối quan hệ hữu cơ giữa đô thị cũ và mới có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo nên đặc trưng riêng của đô thị Việt Nam hiện đại
1 Luận văn định hướng bảo tồn không gian đô thị thích ứng trong quá trình chuyển hóa không gian đô thị qua mối quan hệ hữu cơ của hai nhóm đối tượng:
Di sản kiến trúc với giá trị đa dạng về nghệ thuật, kỹ thuật, chức năng sử dụng, niên đại, vị trí, bối cảnh, khảo cổ, dấu ấn văn hoá các cộng đồng Các giá trị này phản chiếu tính liên tục lịch sử của quá trình phát triển trong bối cảnh hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hoá
Cảnh quan kiến trúc đô thị với các giá trị về hình thái mạng lưới đường phố, chức năng và khung cảnh sinh hoạt đô thị, các không gian công cộng và công trình kiến trúc Các giá trị này thể hiện qua các khu vực “mảng”, “cụm”, “tuyến” với quy mô thân thiện, hình thức đa dạng, khung cảnh sinh hoạt mang tính giao tiếp rõ nét Trung tâm hiện hữu TP.HCM không chỉ chứa đựng các giá trị kiến trúc đô thị đa dạng, mà còn là một trung tâm đô thị phát triển năng động Bảo tồn không gian đô thị là duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đô thị trong bối cảnh phát triển không thể chỉ giới hạn trong khuôn khổ giải pháp bảo tồn Bảo tồn các di tích đơn lẻ sẽ bỏ sót rất nhiều các giá trị đa dạng khác Bảo tồn “toàn phần” là điều không tưởng vì nó làm ngưng trệ đời sống đô thị Vì vậy kết hợp các giải pháp để cân bằng việc bảo tồn không gian đô thị là việc cần thiết