1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Slide huong dan viet bao cao nckh

25 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng Dẫn Viết Báo Cáo Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Tác giả TS. Trần Ngọc Tiến
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Cơ Điện Tử
Thể loại hướng dẫn
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Hướng dẫn viết báo cáo NCKH trường đại học công nghiệp Hà Nội năm 2024 dành cho sinh viên trường đại học công nghiệp Hà Nội dưới sự hướng dẫn của các thầy cô nhằm nâng cao khả năng học tập, nghiên cứu, thực hành. giúp sinh viên có thêm tư duy và khả năng làm việc nhóm hiệu quả, hơn nữa còn giúp cho sinh viên có thêm định hướng về nghiên cứu trong tương lai, cũng như tạo ra một sân chơi bổ ích cho sinh viên nhằm tăng cường tính đoàn kết cho sinh viên.

Trang 1

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

CẤU TRÚC BÁO CÁO

CÁC LƯU Ý

IIIII

Trang 3

PHẦN I

CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO

Trang 4

1 Bìa báo cáo

a) Trang bìa chính (mẫu 1) b) Trang bìa phụ (mẫu 2)

CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH

Trang 5

2 Mục lục

3 Danh mục bảng biểu4 Danh mục hình ảnh

5 Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH

Trang 6

6 Mở đầu:

a) Lý do lựa chọn đề tài; b) Mục tiêu đề tài;

c) Phương pháp nghiên cứu;

d) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7 Kết quả nghiên cứu và phân tích (bàn luận) kết quả: Trình bày thành các

chương 1, 2, 3, ; nêu các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá về các kết quả này

CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH

Trang 7

8 Kết luận và kiến nghị

9 Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo là danh mục sách, báo, tài liệu các loại

được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu

10 Phụ lục: (nếu có) bao gồm các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư

liệu để minh họa cho báo cáo tổng kết đề tài.

CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH

Trang 8

 Phần mở đầu: 2 trang

 Tổng quan tài liệu: 1/5 số trang

 Cơ sở lý thuyết (vật liệu, phương pháp): 1/5 số trang  Kết quả và thảo luận: 3/5 số trang

 Kết luận và kiến nghị: 1-2 trang  Tài liệu tham khảo: >10 TLTK

BỐ CỤC

Trang 9

 Khổ giấy A4 (210 x 297 mm); đóng bìa mica.

 Số trang tối đa là 80 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục);  Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; paragraph 1,3 - 1,5 line; lề trái 3

cm; lề trên, lề dưới, lề phải 2 cm.

 Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía trên.

 Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có): tối đa là 40 trang; Tên các tác giả nước ngoài nêu trong báo cáo tổng kết phải viết theo đúng ngôn ngữ trong tài liệu

nguyên bản được trích dẫn

BỐ CỤC

Trang 10

PHẦN IICÁC LƯU Ý

Trang 11

 Chỉ rõ được đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Ngắn gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng phải chứa đựng nhiều thông tin nhất có thể.

 Ngôn từ rõ ràng, chuẩn xác.

 Tên đề tài phải thống nhất với mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và nội dung NC  Nên cố gắng đặt tên đề tài với một thông điệp mới

 Khi đặt tiêu đề nghiên cứu cần phải chắc chắn về những gì dự định làm, vấn đề gì cần nghiên cứu để giải quyết

TÊN ĐỀ TÀI

Trang 12

 Không nên đặt tên bằng cụm từ bất định: về , thử bàn về , tìm hiểu về  Không lạm dụng từ mĩ miều, bóng bảy

 Không thể hiện tình cảm, ý kiến, quan điêm

 Không đặt dưới dạng câu hỏi, câu phủ định, câu khẳng định  Không viết theo kiểu phát biểu, nghịch lý, không viết tắt,  Không dài quá, không ngắn quá (khoảng 15-20 chữ)

TÊN ĐỀ TÀI

Trang 13

 Trình bày rõ ràng, tường minh những lý do nào khiến tác giả chọn để tài để nghiên cứu.

 Phải làm rõ những lý do là cấp thiết đối với lý luận, là một đòi hỏi của thực tiễn.

 Phần này chỉ nên viết khoảng 1 – 2 trang A4, do vậy cần viết ngắn gọn, tránh đi vào các chi tiết, thông tin quá cụ thể.

 Mục đích của phần này là giới thiệu cho người đọc biết bối cảnh nảy sinh vấn đề nghiên cứu (bao gồm các nghiên cứu liên quan, yêu cầu về kiến thức hay thực tế xã hội), nội dung của vấn đề nghiên cứu, các mục tiễu chính của nghiên

Trang 14

 Trình bày mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu nhắm đến  Các mục tiêu nên dùng động từ hành động để chỉ rõ nghiên cứu dự định làm

gì Cần trình bày được thông số sẽ dùng để đánh giá mục tiêu  Mục tiêu chung được trình bày trước.

 Các mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chính được trình bày sau Các mục tiêu cụ thể nên được trình bày ngắn gọn, mỗi mục tiêu một gạch đầu dòng.

 Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được gì khi thực hiện đề tài?”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 15

 Nội dung này chỉ ra mục tiêu triển khai nghiên cứu (tiềm năng khái quát ) là để phục vụ cái gì ? và tiềm năng thực thị nghiên cứu ( tiềm năng đơn cử ) là để đạt được gì ?

 Các triển khai cụ thể để đạt được được mục tiêu nghiên cứu.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 16

 Cần chỉ rõ nguồn gốc, đặc điểm cơ bản của đối tượng được lựa chọn nghiên cứu.

 Phần phương pháp nghiên cứu trình bày các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu cơ bản Hãy xem xét vấn đề nghiên cứu có thể giải quyết bằng cách tiếp cận nào: định tính hay định lượng.

 Các phương pháp nên trình bày cụ thể

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 17

 Nêu định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu  Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

 Trình bày cụ thể về đối tượng nghiên cứu  Trình bày các kỹ thuật nghiên cứu

 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về đối tượng nghiên cứu

 Thảo luận các điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu hiện có -> xác định phần chưa làm được của các NC đã công bố

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Trang 18

 Không viết dài (1/5 số trang)

 Không sử dụng văn nói, sử dụng ngôn ngữ khoa học  Không sao chép y nguyên văn gốc (đạo văn)

 Hạn chế sử dụng gạch đầu dòng  Không chia nhỏ các mục (5 số)  Chú ý trích dẫn tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Trang 19

 Trình bày mô hình lý thuyết

 Xây dựng và phân tích mô hình

 Đánh giá, lựa chọn thông số áp dụng

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

Trang 20

 Trình bày các kết quả nghiên cứu sẽ đạt được.

 Các kết quả này được cụ thể hóa từ các nội dung của nghiên cứu  Các kết quả đạt được cần bám sát theo nội dung đã đặt ra.

 Kết quả có thể được mô tả bằng danh từ chỉ sản phẩm đạt được hoặc động từ chỉ hành động sẽ được thực hiện.

 Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được kết quả gì? (có thể được trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …)

 Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không? Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy, …

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

Trang 21

 Không nêu lại phương pháp, tổng quan  Số liệu được phân tích thống kê

 Nên đưa ra số liệu và phân tích số liệu  Tìm ra quy luật, kết quả tối ưu

 Đưa ra nhận định cá nhân dựa trên số liệu

 So sánh với các nghiên cứu trước đây để tìm ra điều kiện tối ưu

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

Trang 22

 KẾT LUẬN

Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu  Biện pháp triển khai áp dụng thực tiễn

 KIẾN NGHỊ

 Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn

 Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết, chưa được giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 23

 KẾT LUẬN

Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu

 Đánh giá những đóng góp mới của đề tài và khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu

 KIẾN NGHỊ

 Các đề xuất được rút ra từ kết quả nghiên cứu Đề xuất về các nghiên cứu tiếp theo; các biện pháp cần thiết để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và sản xuất; các kiến nghị về cơ chế, chính sách

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu tham khảo là danh mục sách, báo, tài liệu các loại được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu; ghi theo thứ tự: tên tác giả, năm xuất bản, nhan đề, số trang của phần tài liệu đã tham khảo, nơi xuất bản;

 Tên tác giả được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái  PHỤ LỤC

 Lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC

Trang 25

THANKS YOU

25

Ngày đăng: 08/04/2024, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w