1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Tác giả Nguyễn Bạch Đằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 640,17 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ________ NGUYỄN BẠCH ĐẰNG ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 201

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN BẠCH ĐẰNG

ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN BẠCH ĐẰNG

ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 62.31.01.01

1 PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ

2 PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

Hà Nội, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ: “Đảm bảo an ninh kinh tế trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập

của tôi Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên

Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2017

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Bạch Đằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế - Đại học

Quốc gia Hà Nội, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án

Với sự kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời chân thành cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ Bộ Công An, Viện Chiến lược – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Tổng cục Thống kê, Học viện An ninh nhân dân, Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN, đã giúp đỡ chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu, số liệu hữu ích phục vụ cho đề tài luận án này

Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2017

Nguyễn Bạch Đằng

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Những đóng góp mới của luận án 11

6 Kết cấu luận án 12

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 13

1.1 Những nghiên cứu về an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 13

1.1.1 An ninh quốc gia theo cách tiếp cận truyền thống 13

1.1.2 An ninh quốc gia theo cách tiếp cận hiện đại 15

1.2 Nghiên cứu về an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế 17

1.2.1 Về an ninh kinh tế 17

1.2.2 Về đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 21

1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 33

1.3.1 Về nghiên cứu lý thuyết 34

1.3.2 Về nghiên cứu thực tiễn 34

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 37

2.1 Những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế 37

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hội nhập kinh tế quốc tế 37

2.1.2 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai 42

Trang 6

2.2 Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 45

2.2.1 Các khái niệm cơ bản 45

2.2.2 Nội dung đảm bảo an ninh kinh tế trong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 50

2.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 66

2.2.4 Tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia 72

2.3 Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam 75

2.3.1 Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập KTQT ở một số quốc gia 75

2.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho cho Việt Nam 86

Chương 3 THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2015 92

3.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và tác động đến an ninh kinh tế 92 3.1.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 92

3.1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới an ninh kinh tế Việt Nam 94

3.2 Tình hình đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập KTQT ở Việt Nam 97

3.2.1 Xây dựng chiến lược hội nhập và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập gắn với an ninh kinh tế quốc gia 97

3.2.2 Đảm bảo ổn định những yếu tố nguồn lực thiết yếu cho nền kinh tế 101

3.2.3 Đảm bảo ổn định an toàn cho hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia 110

3.2.4 Phòng chống các loại tội phạm kinh tế gây ảnh hưởng tới an ninh kinh tế quốc gia 126

3.3 Đánh giá chung 132

3.3.1 Theo các chỉ tiêu định lượng 132

3.3.2 Theo các tiêu chí định tính 136

Trang 7

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

ĐẾN 2025 147

4.1 Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với an ninh kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến 2025 147

4.1.1 Bối cảnh mới của hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam 147

4.1.2 Những vấn đề nảy sinh áp lực đối với việc đảm bảo an ninh kinh tế 149

4.2 Những quan điểm cơ bản về đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 153

4.2.1 Đảm bảo an ninh kinh tế phải đặt trong mối liên hệ gắn bó mật thiết với việc đảm bảo an ninh quốc gia trên tất cả các lĩnh vực 153

4.2.2 Đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập phải gắn liền với nâng cao nội lực của nền kinh tế 155

4.2.3 Đảm bảo an ninh kinh tế phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và khai thác tốt ngoại lực trong bối cảnh hội nhập 157

4.3 Giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 158

4.3.1 Tăng cường nhận thức về an ninh kinh tế, định dạng rủi ro kinh tế để có đối sách xử lý phù hợp 158

4.3.2 Xây dựng thể chế kinh tế, khuôn khổ pháp luật đáp ứng yêu cầu của hội nhập và gắn với đảm bảo an ninh kinh tế 161

4.3.3 Chủ động phòng ngừa những bất ổn đe doạ các yếu tố nguồn lực thiết yếu của nền kinh tế và bất ổn trong hệ thống tài chính tiền tệ 163

4.3.4 Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 169

4.3.5 Tăng cường hợp tác quốc tế về đảm bảo an ninh kinh tế 171

KẾT LUẬN 175

Tài liệu tham khảo 177

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á)

AFTA : ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) APEC : Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

châu Á – Thái Bình Dương) APF : Asian Policy Forum (Diễn đàn chính sách châu Á)

ASEAN : Association of Southeast Asian Nations (HIệp hội các nước Đông

Nam Á)

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa

FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ

chức Nông lương thế giới) FDI : Foreign direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

FTA : Free trade area (Khu vực mậu dịch tự do)

GDP : Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

IEA : International Energy Agency (Cơ quan Năng lượng quốc tế) IMF : International Monetary Fund (Qũy Tiền tệ quốc tế)

KT-XH : Kinh tế - xã hội

OECD : Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) PTA : Preferential Trade Arangements (Thỏa thuận thương mại ưu đãi)

Trang 9

TPP : Trans-Pacific Partnership (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dương) TTTC : Thị trường tài chính

WB : World Bank (Ngân hàng thế giới)

WEF : World Economic Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới)

WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Những yếu tố và thước đo tình trạng an ninh kinh tế 72

Bảng 3.1: Tóm tắt các mốc hội nhập chính của Việt Nam 93

Bảng 3.2 Sản lượng cây lương thực qua các năm 104

Bảng 3.3 Tiêu dùng một số loại lương thực thực phẩm bình quân đầu người/tháng 105

Bảng 3.4 Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành 105

Bảng 3.5 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 - 2010 112

Bảng 3.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giai đoạn 2006 – 2014 118

Bảng 3.7 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 119

Bảng 3.8 Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK 120

Bảng 3.9 Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của BASEL I trong hoạt động giám sát của NHNN 123

Bảng 3.10 Kết quả xử lý tội phạm kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 127

Bảng 3.11 Tốc độ tăng trưởng trung bình và tính ổn định của tăng trưởng GDP giai đoạn 1986 – 2014 132

Bảng 3.12 Trái phiếu chính phủ và nợ công của Việt Nam 135

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc giai đoạn 1986-2016 75

Hình 2.2: GDP của Hàn Quốc giai đoạn 1986-2016 (đơn vị tỷ USD) 76

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn hệ thống NHTM từ 2000 – 2014 113

Hình 3.2 Tiến trình tự do hóa tài chính của Việt Nam 115

Hình 3.3 Diễn biến lãi suất VNĐ giai đoạn 2009 - 2014 116

Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dụng 117

Hình 3.5 Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 133

Hình 3.6 Tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn 1985-2013 134

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

An ninh kinh tế là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia Theo nghĩa truyền thống, an ninh quốc gia là việc đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn chế độ chính trị của quốc gia trước sự đe doạ từ bên ngoài cũng như bảo tồn lịch sử và văn hoá của nó Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, với tính chất khép kín của kinh tế hai khối TBCN và XHCN, quan niệm an ninh bị bó hẹp trong bối cảnh đối đầu quân sự giữa hai khối chính trị Sau Chiến tranh lạnh, sự đối đầu quân sự giữa các cường quốc dịu đi, nhưng lại xuất hiện hàng loạt vấn đề mới tác động đến an ninh quốc gia bao gồm các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo Đối với nhiều nước lớn, trọng tâm trong kế hoạch an ninh quốc gia hiện nay

là kinh tế, sức mạnh quân sự chỉ được dùng để “răn đe” và thương lượng trong đàm phán Như vậy, một nước mạnh không chỉ được nhìn nhận ở quân đội lớn, vũ trang hiện đại mà còn phải nhìn nhận ở sức mạnh tổng hợp, trong đó có sức mạnh về kinh

tế

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, khi các quốc gia đều nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế thì những xung đột, đối kháng lợi ích kinh tế giữa các quốc gia diễn ra thường xuyên hơn, hình thức đa dạng hơn và tính chất ngày càng phức tạp Việc dỡ bỏ các rào cản cho thương mại, tài chính, đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, tăng cường tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế thế giới, điều này cũng làm cho các rủi ro, mất an ninh kinh tế quốc tế dễ tác động, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc gia và ngược lại, khủng hoảng kinh tế ở một quốc gia cũng có thể lây lan nhanh chóng khắp toàn cầu Hiện nay, các nước trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới đe doạ an ninh và ổn định Đó là những vấn đề về an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực,

an ninh mạng với những đối tượng mới như công ty xuyên quốc gia, giới đầu cơ

Trang 13

quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia về kinh tế Những vấn đề đó khiến cho việc đảm bảo an ninh kinh tế càng trở thành vấn đề trung tâm trong đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh khu vực và an ninh quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam kể từ khi Đổi mới đã đem lại nhiều đổi thay tích cực cho nền kinh tế và vị thế của nước ta trên trường quốc tế Tuy nhiên, thực hiện tự do hoá nền kinh tế trong xu thế hội nhập, tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới với mức độ cạnh tranh khốc liệt cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, đối với sự ổn định nền kinh tế quốc dân Quá trình toàn cầu hoá đã làm gia tăng nhiều thách thức đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Toàn cầu hoá lao động dẫn tới các quá trình di dân phức tạp hơn, từ di cư hợp pháp đến di cư bất hợp pháp, trong đó có cả hoạt động buôn bán lao động Toàn cầu hoá hàng hoá, dịch vụ dẫn đến sự hình thành thị trường hàng hoá, dịch vụ toàn cầu, mà bất ổn của quốc gia này đe doạ đến tất cả các quốc gia khác tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại – dịch vụ Quá trình tự do hoá luồng vốn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với hệ thống tài chính quốc gia, nhất là khi diễn ra khủng hoảng tài chính, tiền tệ Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những tác động tích cực cho nền kinh tế cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về an ninh kinh tế cho Việt Nam Chẳng hạn như sự suy thoái kinh tế, bất ổn kinh tế vĩ mô ở nước ta giai đoạn 2011-2013, ngoài những lý

do chủ quan từ nội tại nền kinh tế và quản lý vĩ mô, có một phần nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế và lan truyền suy thoái từ các nước, các nền kinh tế lớn trên thế giới giai đoạn 2008 - 2010 Điều này đòi hỏi phải có cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an ninh kinh tế để có thể phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu luôn biến động

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới, khu vực còn diễn biến phức tạp; các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục gia tăng, trong đó an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ và an ninh mạng đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với lợi ích và an ninh của nhiều quốc gia Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến

Trang 14

phức tạp Để đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nhà nước có vai trò hết sức quan trọng Về lý luận, mặc dù đã có một số nghiên cứu quốc tế và Việt Nam đề cập đến an ninh kinh tế như một bộ phận của vấn đề an ninh phi truyền thống, nhưng những nghiên cứu đi sâu vào phân tích nội hàm và nội dung của đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập còn thiếu vắng Đối với Việt Nam, nhận thức về các mối đe doạ an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có bất cập, chưa đầy

đủ và chưa theo kịp những diễn biến nhanh chóng của tình hình Tính chất hai mặt của hội nhập quốc tế và yêu cầu tận dụng mặt tích cực của hội nhập cho phát triển đòi hỏi Việt Nam cần đổi mới nhận thức, tư duy về vị trí, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện đảm bảo an ninh kinh tế trong thời gian qua ở Việt Nam còn một số hạn chế về các khía cạnh như cơ cấu lại nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển KT – XH

Tóm lại, hội nhập quốc tế hiện nay và trong thời gian tới đặt ra nhiều vấn đề mới về đảm bảo an ninh kinh tế cần quan tâm luận giải Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề lý luận cần tiếp tục làm sáng

tỏ trong nghiên cứu kinh tế chính trị ở Việt Nam, đồng thời là nhiệm vụ thực tiễn hết sức quan trọng, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi quyết tâm cao,

sự kiên trì, bền bỉ, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước với các tầng lớp nhân dân Vì vậy, tìm ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về mặt chính sách nhằm đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội là yêu cầu cấp thiết, khách quan đặt ra trong bối cảnh phát triển của đất nước hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên và căn cứ vào yêu cầu công tác của bản thân, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” cho luận án tiến sỹ của mình

Ngày đăng: 07/04/2024, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w