1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Lịch sử văn hóa tư tưởng phương Đông Đề bài Phật giáo với văn hóa Đông Nam Á

22 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phật giáo với văn hóa Đông Nam Á
Tác giả Vũ Bảo Anh
Người hướng dẫn GVHD: Lê Đình Chỉnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử văn hóa tư tưởng phương Đông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 692,75 KB

Nội dung

Phật giáo là tôn giáo được thiết lập do Đức Phật, mang theo những học thuyết triết học to lớn vì sự hạnh phúc của chúng sinh, đưa con người thoát khỏi bể khổ và là sự tiến bộ của thế giớ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tiểu luận giữa kì

Tên học phần: Lịch sử văn hóa tư tưởng phương Đông

Mã lớp: SEA1100GVHD: Lê Đình Chỉnh

Đề bài: Phật giáo với văn hóa Đông Nam Á

Họ và tên sinh viên: Vũ Bảo Anh

MSSV: 23030296Email: 23030296@sv.ussh.edu.vn

Hà Nội tháng 1 năm 2024

Trang 2

ục lụcA – Mở đầu………

………3I Lý do chọn đề tài……… ………

………3II Phương pháp nghiên cứu…………

……… 3III Bố cục của đề tài Gồm 3 mục lớn:………

………… 4B – Nội dung………

………

……….….SII Con đường du nhập và sự phát triển của Phật giáo với Đông Na Á…… 91 Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á………

……….92 Đặc điểm của Phật giáo ở Đông Nam Á………

…… 11a, Phật giáo ở Việt nam………

………….12b, Phật giáo ở Thái Lan……… …

… ………….16a, Phật giáo với văn học Đông Nam Á……… …

……… 1Sb, Kiến trúc điêu khắc Phật giáo……… ……

………19Kết luận………

Trang 3

A – Mở đầu

I Lý do chọn đề tài.

Phật giáo - một trong những tôn giáo ra đời sớm và phổ biến nhất trên thế giới Phật giáo là tôn giáo được thiết lập do Đức Phật, mang theo những học thuyết triết học to lớn vì sự hạnh phúc của chúng sinh, đưa con người thoát khỏi bể khổ và là sự tiến bộ của thế giới loài người trong tư tưởng Có thể nói Phật giáo

là một tôn giáo thiết thực có sự chủ trương trong lý thuyết và thực hành trong cuộc sống mỗi người nên tôn giáo này dễ dàng tiếp cận và du nhập với nhiều người, đi đến nhiều nơi trên thế giới Mọi người đều có thể áp dụng những giáo

lý, lời giảng dạy, hướng dẫn của Đức Phật vào cuộc sống tùy theo từng hoàn cảnh, những khả năng điều kiện và ý chí của bản thân Giải quyết vấn đề tâm linh, những đau khổ bất hạnh của chính mình và cũng cứu giúp người khác để tudưỡng tích đức tấm lòng từ bi

Tùy theo từng giai đoạn lịch sử, những diễn biến chuyển hóa của xã hội, thế giới mà Đạo phật có những tư tưởng, học thuyết khác nhau, phát triển theo nhiều hướng ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến cuộc sống con người trong nhiều khía cạnh như: văn hóa, nghệ thuật, thói quen, đạo đức, suy nghĩ của mỗi người

Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, qua những con đường khác nhau mà du nhập vào

và ảnh hưởng sâu đậm đến Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á trong đó có Việt Nam ta Phật giáo đã đi vào cuộc sống con người một cách tự nhiên và đóng vaitrò quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần, đó là lý do tôi chọn đề tài

“Phật giáo với văn hóa Đông Nam Á”, kết hợp cùng sự nghiên cứu về ngành

Đông Nam Á học của mình

II Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp nghiên cứu

Trang 4

- Phương pháp lịch sử

III Bố cục của đề tài Gồm 3 mục lớn:

Phật giáo và sự ra đời của Phật giáo

Con đường du nhập và sự phát triển của Phật giáo với Đông Nam ÁPhật giáo ảnh hưởng tới văn hóa Đông Nam Á

B – Nội dung

Trang 5

I Phật giáo và sự ra đời của Phật giáo.

1 Sự ra đời của Phật giáo.

Vào giữa thiên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số tư tưởng chống đạo Bàlamôn Đạo phật là một trong những dòng tư tưởng ấy

Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Phật là Xitđácta Gôtama (Siddharta Gautama), sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là Xakia Muni (Thích ca Mâu Ni), con vua Sutđôđana nước Capilavaxtu ở chân núi Hymalaya, miền đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay Năm 29 tuổi, hoàng tử Xitđácta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt

giải thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau, do dó cho rằng đã tìm được con đường cứu vớt Từ đó, ông được gọi là Buddha, ta quen gọi là Phật hoặc Bụt, nghĩa là "người đã giác ngộ", "người đã hiểu được chân lí" Về niên đại của Phật, hiện nay đang có những ý kiến khác nhau Có một số người

TCN làm năm mở đầu kỉ nguyên Phật giáo (Trang 84-85 Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh chủ biên , Nxb giáo dục Việt Nam)

Trang 6

Nhưng tại Ấn Độ, Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỷ VII và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ từ đầu thế kỉ thứ 13 do sự đàn áp mạnh của chính quyền và quân Hồi giáo bên ngoài Tuy nhiên do Phật giáo đã được

truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, nhờ sự khai sáng, sự uyển chuyển linh động trong giáo lý học thuyết đã đã tiếp cận được nhiều dân tộc quốc gia, từ Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á, Đông Nam Á Nó đã thích nghi cùng hoàncảnh điều kiện sống của người dân ở nhiều tầng lớp xã hội, phong tục tập quán, thói quen của các nước Thậm chí khai sáng các nước có nền khoa học kĩ thuật

tự nhiên phát triển ở Châu Âu như Hoa Kỳ, Canada, Úc….tại đây nhiều nhà triết học đã nghiên cứu đồng thời truyền bá Phật giáo một cách rộng rãi Bởi vậy

Trang 7

Phật giáo vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay với sống lượng tín đồ đông đảo, trở thành quốc giáo của nhiều quốc gia, là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới

2 Giáo lý và học thuyết của Phật giáo.

Giáo lý cốt lõi của Phật giáo là “từ bi” và “trí tuệ”, hai yếu tố trụ cột chính để hướng con người tới việc sử dụng trí tuệ sự hiểu biết thông minh của mình để hiểu thế giới thực từ đó sống từ bi, lương thiện Toàn bộ giáo pháp của Phật giáo được chứa đựng trong Tam tạng, gồm có: Kinh tạng, Luật tạng, Luân tạng Trong kinh Di Giáo, trước khi vào Niết bàn, Phật Thích ca để lại lời răn

dạy: "Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các Tỳ kheo hãy lấy Giới luật làm Thầy" Trong

tam tạng pháp bảo (Tạng Kinh, Tạng Luật, Vi Diệu Pháp), Phật coi Giới Luật là

điều quan trọng nhất để duy trì đạo phật - “Giới luật còn, Phật pháp vẫn còn Giới luật không còn, Phật pháp cũng mất”

Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được sơ lược trong một câu nói của

Phật Thích ca: "Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ" "Cũng như nước, đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt" Cái chân lí về nỗi đau

khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy được thể hiện trong thuyết "tứ thánh đế" hoặc còn gọi "tứ diệu đế", "tứ chân đế", "tứ đế", nghĩa là 4 chân lí thánh Đó

là: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế (Trang 85, Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh chủ biên , Nxb giáo dục Việt Nam)

Trang 8

- Không sát sinh

- Không trộm cắp

- Không tà dâm

- Không nói dối

- Không uống rượu

Về mặt giới quan, học thuyết của Phật giáo là Duyên khởi có thể hiểu là “các

pháp đều do nhân duyên mà có” Mọi vật đều do nhân duyên cùng nhau hòa hợp

mà tạo thành, mà duyên khởi là do tâm tạo ra, tâm là nguồn gốc của duyên khởi thì cũng là nguồn gốc của vạn vật Ngoài ra Phật giáo còn có các thuyết như:

“Vô ngã”, “vô thường”

Như vậy Đạo phật muốn khuyên con người từ bỏ ham muốn tham vọng, tránh

làm điều ác, chăm làm điều thiện để được cứu vớt, thoát khỏi đau khổ, những

thứ tự bản thân gây ra và cũng tự bản thân giải thoát cho chính mình

Tứ thánh đế

Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ Có tám nỗi khổ (bát khổ): sinh lão bệnh tử, gần

Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ.

Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ.

Đạo đế là chân lí về cong đường diệt khổ.

Trang 9

II Con đường du nhập và sự phát triển của Phật giáo với Đông Nam Á

1 Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á.

Với ưu thế hình thành từ rất sớm và với những giáo lý linh hoạt dễ dàng tiếp cận, Phật giáo đã trở thành tôn giáo lớn được truyền dạy, truyền bá đến khắp cácquốc gia trên thế giới quốc gia, Phật giáo đã du nhập vào Đông Nam Á theo nhiều con đường khác nhau từ thế kỉ III TCN Nó xâm nhập vào các quốc gia trong từng khoảng thời gian không như nhau, và bằng những con đường du nhập khác nhau cùng đó ảnh hưởng của nó cũng không đều giống như nhau Phật giáo ra đời từ thế kỷ VI TCN tại Ấn Độ, đến thế kỷ III TCN được sự ủng

hộ của hoàng đế Ashoka, các phái đoàn truyền giáo Đạo phật đã được cử đến các quốc gia khác để truyền bá giáo lý đạo Phật như: vùng Tây Bắc của

Shravasti (Uttar Pradesh), Pataliputra (Patna ngày nay của Ấn Độ; Taxila

(Pakistan ngày nay); Sri Lanka (Ceylon); khu vực Trung Á; Trung Hoa;

Myanmar; Thái Lan Con đường truyền đạo của các phái đoàn này theo hai hướng, dọc theo các con đường thương mại quan trọng của thế giới cổ đại ta còn đường biết đến là “con đường tơ lụa”, tuyến đường thương mại lớn nhất thếgiới lúc bấy giờ nối liền Châu Á với Châu Âu Phật giáo được du nhập vào vùngĐông Nam á chủ yếu bằng con đường truyền giáo giảng dạy bởi các phái đoàn hoặc do giao lưu văn hoá và quan hệ thương mại bình thường Ban đầu, Phật giáo từ ấn Độ trực tiếp truyền dạy vào các nước ven biển phía Tây của Đông Nam á Dần dần, dưới sự truyền dạy quảng bá, một số nước tiếp nhận Phật giáo gián tiếp qua một hoặc nhiều nước trung gian khác Đây cũng là một trong những nét đặc biệt của Phật giáo ở Đông Nam á

Chính vì thế thương mại cũng giúp Phật giáo được tiếp xúc với xã hội Đông Nam Á Nhờ các tàu buôn, thương nhân đem theo các tang sĩ để cầu nguyện cúng dường Tam bảo Vào những buổi đầu, Phật giáo đã thông qua đường biển

Trang 10

bằng các con thuyền buôn từ ấn Độ vào thẳng Việt Nam ta Nhưng đến quãng thế kỷ IV – V Phật giáo lại được truyền từ phương Bắc vào

Chính những tăng sĩ này đã thành lập ra trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), miền bắc Việt Nam

Khởi nguồn từ Ấn Độ, trước sự phát triển và giao lưu của các Một dấu mốc trong dòng chảy từ thế kỷ XIII – thế kỷ XIV, Phật giáo cùng lúc xác lập trở thành quốc giáo của hai quốc gia trung đại ở Đông Nam Á là Sukkhothai (Thái Lan) và Đại Việt (Việt Nam) Trải qua những biến động của lịch sử, Phật giáo vẫn giữ vai trò là quốc giáo của Thái Lan nhưng lại suy yếu tại Việt Nam sau thời kì phát triển đỉnh cao vào thế kỷ XIV

Ở Inđônêxia, Phật giáo Đại thừa từ rất sớm đã xuất hiện, quãng thế kỷ II Thái Lan là đất nước với Phật giáo là tôn giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt khoảng thế kỷ I sau công nguyên Còn Campuchia khoảng thế kỷ V

và Lào thì chậm hơn, khoảng thế kỷ VII và Phật giáo chính thức có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV… Nhưng Lào tiếp nhận Phật giáo không trực tiếp

từ ấn Độ mà từ Campuchia, Thái Lan Trong nhiều con đường tiếp thu Phật giáocủa Thái Lan và Myanma có một con đường qua Srilanca Thời kỳ đầu, Phật giáo đã qua đường biển từ ấn Độ vào thẳng nước ta Nhưng đến quãng thế kỷ IV– V Phật giáo lại được truyền từ phương Bắc vào Phật giáo Philippin thì được truyền bá từ Inđônêxia hoặc Mã Lai vào

(Nguồn tham khảo: nhap-phat-giao-o-dong-nam-a.html)

Trang 11

https://tapchinghiencuuphathoc.vn/nhung-con-duong-du-2 Đặc điểm của Phật giáo ở Đông Nam Á

Phật giáo cũng được hình thành những học thuyết giáo phái khác nữa dưới tác động của quá trình biến đổi văn hoá, lịch sử Nó cũng vừa phải duy trì

và tiếp tục phát triển vừa phải đấu tranh với các giáo phái khác (như Bàlamôn giáo, Xê đu giáo…) vừa phải đấu tranh ngay trên phương diện học thuyết giáo

lý Đã có 2 giáo phái: Thượng toạ (Mahayana) và Phật giáo (Hinayana) được hình thành dưới những tác động biến đổi của các nhân tố nội, ngoại Tôn giáo Đông Nam á cơ bản tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa và dựa theo địa bàn ảnh hưởng người ta còn gọi Phật giáo Đông Nam á là Phật giáo Nam Tông Còn cácnước Bắc á như Trung Quốc, Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản (trừ Việt Nam) tiếp thu Phật giáo Đại thừa, nên cũng được gọi là Phật giáo Bắc tông Phật giáo tồn tại với nhiều hình thức Ba loại chính đại diện cho các khu vực địa lý cụ thể là:

- Phật giáo Nguyên thủy: Phổ biến ở Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Lào

và Miến Điện

- Phật giáo Đại thừa: Phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam

- Phật giáo Tây Tạng: Phổ biến ở Tây Tạng, Nepal, Mông Cổ, Bhutan, và một

số vùng của Nga và miền bắc Ấn Độ

Ngoài ra còn có một số phân phái của Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Thiền tông và Phật giáo Niết bàn

(Nguồn tham khảo: va-su-phat-trien/)

https://lpctravel.com.vn/nguon-goc-ra-doi-cua-phat-giao-Lịch sử Phật giáo ở Đông Nam Á thời kì đầu mới du nhập mang tính chọn lọc

và rời rạc nhưng về sau đã biểu hiện rõ nét đặc trưng của tông phái Phật giáo Theravda Tới thời kì sau, lịch sử Phật giáo tại khu vực này biểu hiện đặc trưng

Trang 12

ở mối quan hệ mật thiết hài hòa giữa bản sắc tôn giáo của Phật giáo và bản sắc dân tộc của từng quốc gia khác nhau

a, Phật giáo ở Việt nam.

Từ khoảng thế kỉ thứ II sau Công Nguyên, Phật giáo ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở miền Bắc đã thành lập một trung tâm Phật giáo tại Luy Lâu Thừa hưởng của Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào trong nước ngàycàng rộng mở hơn những trung tâm Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Hoa thời đó Nhưng từ sau thế kỉ V, dưới sự tác động và ảnh hưởng của Bắc thuộc, Phật giáo Việt Nam đã chuyển dần sang dòng Mahayana của Trung Hoa với hai dòng chính được thành lập là Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) và Vô Ngôn Thông

Việt Nam đã có “cái riêng” tách ra khỏi khuôn mẫu chung của Phật giáo ở ĐôngNam Á Trên con đường truyền đạo, các phái đoàn Phật giáo khi đi từ Ấn Độ tớiTrung Hoa và các nước Đông Nam Á khác đã ghé qua Việt Nam và dừng chân tại đây Phật giáo tại Việt Nam chủ yếu đi theo ba hình thức đặc trưng và chịu ảnh hưởng chính của Phật giáo Trung Hoa Có 3 tông phái được truyền vào ViệtNam: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông

+ Thiền Tông: chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ để tự mình tìm ra chân lý,

đề cao cái tâm

Đòi hỏi nhiều công phu, trí tuệ, phổ biến ở giới tri thức thượng lưu

+ Tịnh Độ tông: dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài đề cứu chúng sinh thoát khổ thường xuyên đi

chùa lễ Phật, tụng niệm “Nam mô A-di-đà Phật” đơn giản, phổ biến cho mọi người giới bình

dân

Trang 13

+ Mật tông: sử dụng những phép tu luyện bí mật (linh phù, mật chú, ấn quyết, )

để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát Hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian Việt Nam

như cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa trị ma và chữa bệnh,

Chính vì sự chuyển biến ấy đã dẫn tới một số hệ quả, việc sử dụng kinh văn ghi chép chữ Hán khiến việc muốn đọc được, tìm hiểu giáo lý Phật giáo thì phải am hiểu tiếng Hán Vì vậy mà các nhà sư phải tinh thông chữ Hán, họ có thể tinh tường cả Nho gia và Đạo gia Khi mà nhà nước độc lập đầu tiên sau 1000 năm Bắc thuộc, bộ máy cai trị cần các nhà sư làm cố vấn và đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu chính trị Bằng chứng là trong các ban của bộ máy cai trị triều Ngô, Đinh, Tiền Lê có sự xuất hiện của Tăng ban Sau đó Phật giáo ngày càng chiếm vị thế trong xã hội Đại Việt Các cao tăng được mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng Như việc vua Đinh Tiên Hoàng phong đại sư Khuông Việt làm tăng thống, tiếp sứ thần nhà Tống, vua Lê Đại Hành hỏi

ý kiến sư Vạn Hạnh trước khi xuất quân đánh Tống Thời Lý, thiên sư Vạn Hạnh cố vấn mọi mặt cho vua Lý Thái Tổ

Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

- Tính tổng hợp:

+ Hòa nhập với tín ngưỡng dân gian:

VD: Hệ thống chùa Tứ pháp vẫn chỉ là những miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên: Mây -Mưa - Sấm - Chớp và thờ đá Lối kiến trúc chùa: tiền Phật hậu Thần, đưa cả thần thánh, thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa Hầu như không chùa nào không để bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất

Trang 14

+ Tổng hợp các tông phái với nhau: không có tông phái Phật giáo nào là thuần khiết

VD: Phối hợp Thiền Tông với Tịnh Độ tông Bắc: Chùa có nhiều pho tượng

dạng: Thích ca sơ sinh (Thích Ca Cứu Long), Tuyết Sơn, Thích Ca đứng thuyết pháp, Thích Ca ngồi tòa sen, Thích Ca nhập niết bàn (lúc sắp mất) Nam: chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo

lý Đại thừa (cạnh Phật Thích Ca lớn có nhiều tượng nhỏ, ngoài áo vàng có đồ nâu lam)

+ Tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác, Phật với Nho, với Đạo

+ Kết hợp việc đạo với việc đời: Có thể thấy nhiều vua quan quý tộc đi tu, đầu

TK XX, Phật tử xuống đường phản đối nền độc tài của gia đình họ Ngô: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu hè 1963

- Khuynh hướng thiên về nữ tính (Đặc trưng bản chất của văn hóa nông nghiệp)+ Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là đàn ông, sang VN thành Phật Ông, Phật BàVD: Bồ tát Quan Thế Âm, Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay Tạo ra Phật bà riêng: Đứa con giá nàng Man, sinh ngày 8/4, được xem là Phật Tổ Việt Nam, bà Man là Phật Mẫu 8/4 là ngày Phật Đản; hay Quan Âm Thị Kính, Phật

bà chùa Hương, các thánh mẫu, Chùa chiền mang tên các bà: Chùa Bà Dâu, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh, Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà: “Trẻ vui nhà, già vui chùa”

- Tính linh hoạt: Tạo ra lịch sử Phật giáo cho riêng mình: nàng Man, cô gái làngDâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật Mẫu, đứa con gái của nàng hóa thân vào đá và trở thành Phật Tổ với ngày sinh

là ngày Phật Đản 8/4 Coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa:

“Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa” hay “Dù xây 9 bậc phù đồ,

Ngày đăng: 07/04/2024, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w